CHỈ THỊ
CỦA LIÊN BỘ GIÁO DỤC – UỶ BAN NÔNG NGHIỆP TRUNG ƯƠNG
SỐ 7-CT/LB NGÀY 16 THÁNG 4 NĂM 1976 VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG
CHỈ ĐẠO CÁC TRƯỜNG BTVH VÀ PHỔ CẬP KHOA HỌC
KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP Ở NÔNG THÔN HIỆN NAY
Trong những năm vừa qua, việc phát triển các trường, lớp bổ túc văn hoá ở nông thôn; trường vừa làm vừa học, trường nửa tập trung, tại xã, trường cụm, trường phổ thông lao động huyện trường thanh niên dân tộc… đã góp phần tích cực nâng cao trình độ văn hoá của đội ngũ cán bộ xã, hợp tác xã, tầng lớp thanh niên ở nông thôn và đông đảo xã viên hợp tác xã nông nghiệp làm cơ sở cho việc đào tạo đội ngũ cán bộ ở nông thôn cho việc tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, phổ biến và áp dụng khoa học kỹ thuật nông nghiệp. Ở một số tỉnh, thành phố, cơ quan giáo dục và cơ quan nông nghiệp đã bước đầu phối hợp chỉ đạo để phát huy vai trò của các trường bổ túc văn hoá ở nông thôn.
Trong tình hình hiện nay, Bộ Giáo dục và Uỷ ban nông nghiệp Trung ương thấy cần phải tăng cường hơn nữa sự phối hợp giữa ngành giáo dục và ngành nông nghiệp, từ Trung ương đến cơ sở, trong việc chỉ đạo các trường bổ túc văn hoá ở địa bàn nông nghiệp, để các trường này tham gia tích cực hơn nữa vào 3 cuộc cách mạng ở nông thôn.
Bộ Giáo dục và Uỷ ban nông nghiệp Trung ương yêu cầu các Sở, Ty Giáo dục, các Uỷ ban nông nghiệp các tỉnh và thành phố phối hợp bàn bạc, có biện pháp cụ thể để chăm lo phát triển các trường, lớp bổ túc văn hoá ở nông thôn, nâng cao chất lượng dạy học của các loại trường này, quan tâm bồi dưỡng các hiệu trưởng và giáo viên ở nông thôn và động viên các cán bộ kỹ thuật các cấp, cán bộ quản lý nông nghiệp tham gia giảng dạy ở các trường bổ túc văn hoá nông thôn. Trước mắt, cần tiến hành một số công tác sau đây:
1. Cải tiến nội dung chương trình học trong những phần dành riêng cho các trường, lớp bổ túc văn hoá ở nông thôn (bài giảng chuyên đề cấp I, bộ môn kỹ thuật nông nghiệp, những bài giảng về quản lý hợp tác xã nông nghiệp…) nhằm thực hiện tốt việc phổ biến đường lối phát triển nông nghiệp của Đảng, chỉ thị của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc cải tiến quản lý hợp tác xã nông nghiệp, các nguyên lý về kỹ thuật sản xuất nông nghiệp và các chuyên đề kỹ thuật của địa phương.
Căn cứ vào tình hình và nhiệm vụ phát triển nông nghiệp của từng địa phương mà biên soạn tài liệu chuyên đề kỹ thuật để phổ biến giảng dạy trong các lớp bổ túc văn hoá theo những quy định chung của chương trình bổ túc văn hoá cấp I, II, III; gắn liền việc giảng dạy kỹ thuật với việc thực hành các biện pháp kỹ thuật.
2. Tăng cường công tác bồi dưỡng cho các hiệu trưởng và các giáo viên, nhất là các giáo viên dạy kỹ thuật nông nghiệp ở các trường bổ túc văn hoá, giúp cho họ hiểu rõ được vị trí, nhiệm vụ của các hình thức trường lớp bổ túc văn hoá nông thôn, nắm được đường lối nông nghiệp của Đảng, các tri thức về quản lý nông nghiệp, về kỹ thuật nông nghiệp để họ có thể làm tốt công tác quản lý trường học, giảng dạy và hướng dẫn thực hành. Công tác bồi dưỡng giáo viên cần phải được tiến hành thường xuyên.
Từ hè năm 1976 trở đi, kết hợp với chương trình bồi dưỡng giáo viên hằng năm của Bộ Giáo dục, các Sở, Ty Giáo dục, Uỷ ban nông nghiệp tỉnh, thành phố cần phối hợp tổ chức bồi dưỡng cho hiệu trưởng và giáo viên nông thôn một số vấn đề cơ bản về nông nghiệp theo tình hình cụ thể của địa phương từ 5 đến 7 ngày. Các Sở, Ty Giáo dục chịu trách nhiệm tổ chức các lớp học, các uỷ ban nông nghiệp chịu trách nhiệm biên soạn tài liệu và cử cán bộ đến giảng.
3. Động viên lực lượng đông đảo các kỹ sư nông nghiệp, cán bộ trung cấp nông nghiệp tham gia giảng dạy những môn học có quan hệ tới khoa học nông nghiệp trong chương trình các lớp chuyên đề, các lớp cấp I, II, III bổ túc văn hoá. Cơ quan giáo dục có trách nhiệm huấn luyện cho các cán bộ này những hiểu biết cơ bản, cần thiết về nghiệp vụ dạy học và thực hiện chế độ bồi dưỡng giảng dạy như đã quy định đối với giáo viên kiêm chức. Tuỳ hoàn cảnh từng địa phương, cơ quan nông nghiệp cố gắng đầu tư thêm cho các trường bổ túc văn hoá nông thôn một số sách tham khảo, tài liệu phổ biến khoa học kỹ thuật nông nghiệp.
Các Sở, Ty Giáo dục, các Uỷ ban nông nghiệp các tỉnh, thành cần có sự phối hợp chặt chẽ, thực hiện tốt các công tác trên, chỉ đạo tốt hoạt động của các trường bổ túc văn hoá nông thôn.
CHỈ THỊ
CỦA LIÊN BỘ GIÁO DỤC – UỶ BAN NÔNG NGHIỆP TRUNG ƯƠNG
SỐ 7-CT/LB NGÀY 16 THÁNG 4 NĂM 1976 VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG
CHỈ ĐẠO CÁC TRƯỜNG BTVH VÀ PHỔ CẬP KHOA HỌC
KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP Ở NÔNG THÔN HIỆN NAY
Trong những năm vừa qua, việc phát triển các trường, lớp bổ túc văn hoá ở nông thôn; trường vừa làm vừa học, trường nửa tập trung, tại xã, trường cụm, trường phổ thông lao động huyện trường thanh niên dân tộc… đã góp phần tích cực nâng cao trình độ văn hoá của đội ngũ cán bộ xã, hợp tác xã, tầng lớp thanh niên ở nông thôn và đông đảo xã viên hợp tác xã nông nghiệp làm cơ sở cho việc đào tạo đội ngũ cán bộ ở nông thôn cho việc tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, phổ biến và áp dụng khoa học kỹ thuật nông nghiệp. Ở một số tỉnh, thành phố, cơ quan giáo dục và cơ quan nông nghiệp đã bước đầu phối hợp chỉ đạo để phát huy vai trò của các trường bổ túc văn hoá ở nông thôn.
Trong tình hình hiện nay, Bộ Giáo dục và Uỷ ban nông nghiệp Trung ương thấy cần phải tăng cường hơn nữa sự phối hợp giữa ngành giáo dục và ngành nông nghiệp, từ Trung ương đến cơ sở, trong việc chỉ đạo các trường bổ túc văn hoá ở địa bàn nông nghiệp, để các trường này tham gia tích cực hơn nữa vào 3 cuộc cách mạng ở nông thôn.
Bộ Giáo dục và Uỷ ban nông nghiệp Trung ương yêu cầu các Sở, Ty Giáo dục, các Uỷ ban nông nghiệp các tỉnh và thành phố phối hợp bàn bạc, có biện pháp cụ thể để chăm lo phát triển các trường, lớp bổ túc văn hoá ở nông thôn, nâng cao chất lượng dạy học của các loại trường này, quan tâm bồi dưỡng các hiệu trưởng và giáo viên ở nông thôn và động viên các cán bộ kỹ thuật các cấp, cán bộ quản lý nông nghiệp tham gia giảng dạy ở các trường bổ túc văn hoá nông thôn. Trước mắt, cần tiến hành một số công tác sau đây:
1. Cải tiến nội dung chương trình học trong những phần dành riêng cho các trường, lớp bổ túc văn hoá ở nông thôn (bài giảng chuyên đề cấp I, bộ môn kỹ thuật nông nghiệp, những bài giảng về quản lý hợp tác xã nông nghiệp…) nhằm thực hiện tốt việc phổ biến đường lối phát triển nông nghiệp của Đảng, chỉ thị của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc cải tiến quản lý hợp tác xã nông nghiệp, các nguyên lý về kỹ thuật sản xuất nông nghiệp và các chuyên đề kỹ thuật của địa phương.
Căn cứ vào tình hình và nhiệm vụ phát triển nông nghiệp của từng địa phương mà biên soạn tài liệu chuyên đề kỹ thuật để phổ biến giảng dạy trong các lớp bổ túc văn hoá theo những quy định chung của chương trình bổ túc văn hoá cấp I, II, III; gắn liền việc giảng dạy kỹ thuật với việc thực hành các biện pháp kỹ thuật.
2. Tăng cường công tác bồi dưỡng cho các hiệu trưởng và các giáo viên, nhất là các giáo viên dạy kỹ thuật nông nghiệp ở các trường bổ túc văn hoá, giúp cho họ hiểu rõ được vị trí, nhiệm vụ của các hình thức trường lớp bổ túc văn hoá nông thôn, nắm được đường lối nông nghiệp của Đảng, các tri thức về quản lý nông nghiệp, về kỹ thuật nông nghiệp để họ có thể làm tốt công tác quản lý trường học, giảng dạy và hướng dẫn thực hành. Công tác bồi dưỡng giáo viên cần phải được tiến hành thường xuyên.
Từ hè năm 1976 trở đi, kết hợp với chương trình bồi dưỡng giáo viên hằng năm của Bộ Giáo dục, các Sở, Ty Giáo dục, Uỷ ban nông nghiệp tỉnh, thành phố cần phối hợp tổ chức bồi dưỡng cho hiệu trưởng và giáo viên nông thôn một số vấn đề cơ bản về nông nghiệp theo tình hình cụ thể của địa phương từ 5 đến 7 ngày. Các Sở, Ty Giáo dục chịu trách nhiệm tổ chức các lớp học, các uỷ ban nông nghiệp chịu trách nhiệm biên soạn tài liệu và cử cán bộ đến giảng.
3. Động viên lực lượng đông đảo các kỹ sư nông nghiệp, cán bộ trung cấp nông nghiệp tham gia giảng dạy những môn học có quan hệ tới khoa học nông nghiệp trong chương trình các lớp chuyên đề, các lớp cấp I, II, III bổ túc văn hoá. Cơ quan giáo dục có trách nhiệm huấn luyện cho các cán bộ này những hiểu biết cơ bản, cần thiết về nghiệp vụ dạy học và thực hiện chế độ bồi dưỡng giảng dạy như đã quy định đối với giáo viên kiêm chức. Tuỳ hoàn cảnh từng địa phương, cơ quan nông nghiệp cố gắng đầu tư thêm cho các trường bổ túc văn hoá nông thôn một số sách tham khảo, tài liệu phổ biến khoa học kỹ thuật nông nghiệp.
Các Sở, Ty Giáo dục, các Uỷ ban nông nghiệp các tỉnh, thành cần có sự phối hợp chặt chẽ, thực hiện tốt các công tác trên, chỉ đạo tốt hoạt động của các trường bổ túc văn hoá nông thôn.
Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào
đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.
Reviews
There are no reviews yet.