CHỈ THỊ
CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ VĂN HOÁ – THÔNG TIN SỐ 30/CT-BC NGÀY 02 THÁNG 5 NĂM 1997 VỀ VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
VÀ MỞ RỘNG PHÁT HÀNH BÁO VĂN HOÁ
Báo Văn hoá là cơ quan ngôn luận của ngành Văn hoá – Thông tin, đã và đang không ngừng đổi mới cả nội dung và hình thức, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp phát triển văn hoá thông tin trong thời kỳ mới, góp phần xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Tờ báo đã có những bước tiến đáng kể trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, các sự kiện lớn về chính trị – kinh tế – xã hội và đặc biệt là các vấn đề của ngành Văn hoá – Thông tin.
Tuy nhiên chất lượng nội dung và hình thức chưa cao, số lượng phát hành báo trong toàn ngành và toàn xã hội còn hạn chế.
Để nâng cao hơn nữa chất lượng và phát huy tác dụng của Báo Văn hoá trong đời sống xã hội và trong toàn ngành; Bộ trưởng Bộ Văn hoá – Thông tin chỉ thị:
1. Báo Văn hoá cần tổ chức đánh giá chất lượng nội dung, hình thức của tờ báo, công tác phát hành báo để từ đó xây dựng kế hoạch đổi mới nội dung và hình thức, làm cho tờ báo ngày càng phong phú, hấp dẫn, thiết thực với toàn ngành và bạn đọc cả nước. Bảo đảm thông tin kịp thời, có tính chiến đấu cao theo sự chỉ đạo thống nhất của lãnh đạo Bộ đối với sự nghiệp Văn hoá – Thông tin trong thời kỳ mới; phản ánh đầy đủ và toàn diện các điển hình tiên tiến, các hoạt động Văn hoá – Thông tin trong cả nước.
2. Báo Văn hoá phải tổ chức tốt việc phát hành báo đến tất cả các ngành, các cấp, các đoàn thể, các tổ chức xã hội; nhất là các cơ quan, đơn vị và các tổ chức có hoạt động văn hoá thông tin. Đồng thời hiện đại hoá cơ sở vật chất, kỹ thuật, mở rộng thông tin nhiều chiều để nâng cao chất lượng, hiệu quả tờ báo.
3. Tất cả các đơn vị trong ngành Văn hoá – Thông tin từ cấp cơ sở trở lên cần dành kinh phí đặt mua Báo Văn hoá. Các Thư viện, Nhà văn hoá, Trung tâm văn hoá, đội thông tin lưu động mỗi nơi có ít nhất 1 tờ báo Văn hoá. Việc phát hành Báo Văn hoá đến các xã, phường là một trong những yêu cầu cần thiết để đưa Văn hoá Thông tin về cơ sở và góp phần xã hội hoá các hoạt động Văn hoá – Thông tin.
Căn cứ vào ngân sách hàng năm đã được thông báo, Giám đốc Sở Văn hoá – Thông tin các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần đề xuất với các cơ quan quản lý, các đơn vị sự nghiệp các tổ chức kinh doanh, dịch vụ trong ngành các và xã, phường mua Báo Văn hoá.
4. Giám đốc Sở Văn hoá – Thông tin các tỉnh, thành phố, Thủ trưởng các cơ quan Văn phòng Bộ, Vụ Báo chí, Vụ Kế hoạch, Vụ Tài chính – Kế toán, Vụ Thư viện, Cục Văn hoá – Thông tin cơ sở cùng với Tổng biên tập Báo Văn hoá tổ chức thực hiện Chỉ thị này.
CHỈ THỊ
CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ VĂN HOÁ – THÔNG TIN SỐ 30/CT-BC NGÀY 02 THÁNG 5 NĂM 1997 VỀ VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
VÀ MỞ RỘNG PHÁT HÀNH BÁO VĂN HOÁ
Báo Văn hoá là cơ quan ngôn luận của ngành Văn hoá – Thông tin, đã và đang không ngừng đổi mới cả nội dung và hình thức, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp phát triển văn hoá thông tin trong thời kỳ mới, góp phần xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Tờ báo đã có những bước tiến đáng kể trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, các sự kiện lớn về chính trị – kinh tế – xã hội và đặc biệt là các vấn đề của ngành Văn hoá – Thông tin.
Tuy nhiên chất lượng nội dung và hình thức chưa cao, số lượng phát hành báo trong toàn ngành và toàn xã hội còn hạn chế.
Để nâng cao hơn nữa chất lượng và phát huy tác dụng của Báo Văn hoá trong đời sống xã hội và trong toàn ngành; Bộ trưởng Bộ Văn hoá – Thông tin chỉ thị:
1. Báo Văn hoá cần tổ chức đánh giá chất lượng nội dung, hình thức của tờ báo, công tác phát hành báo để từ đó xây dựng kế hoạch đổi mới nội dung và hình thức, làm cho tờ báo ngày càng phong phú, hấp dẫn, thiết thực với toàn ngành và bạn đọc cả nước. Bảo đảm thông tin kịp thời, có tính chiến đấu cao theo sự chỉ đạo thống nhất của lãnh đạo Bộ đối với sự nghiệp Văn hoá – Thông tin trong thời kỳ mới; phản ánh đầy đủ và toàn diện các điển hình tiên tiến, các hoạt động Văn hoá – Thông tin trong cả nước.
2. Báo Văn hoá phải tổ chức tốt việc phát hành báo đến tất cả các ngành, các cấp, các đoàn thể, các tổ chức xã hội; nhất là các cơ quan, đơn vị và các tổ chức có hoạt động văn hoá thông tin. Đồng thời hiện đại hoá cơ sở vật chất, kỹ thuật, mở rộng thông tin nhiều chiều để nâng cao chất lượng, hiệu quả tờ báo.
3. Tất cả các đơn vị trong ngành Văn hoá – Thông tin từ cấp cơ sở trở lên cần dành kinh phí đặt mua Báo Văn hoá. Các Thư viện, Nhà văn hoá, Trung tâm văn hoá, đội thông tin lưu động mỗi nơi có ít nhất 1 tờ báo Văn hoá. Việc phát hành Báo Văn hoá đến các xã, phường là một trong những yêu cầu cần thiết để đưa Văn hoá Thông tin về cơ sở và góp phần xã hội hoá các hoạt động Văn hoá – Thông tin.
Căn cứ vào ngân sách hàng năm đã được thông báo, Giám đốc Sở Văn hoá – Thông tin các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần đề xuất với các cơ quan quản lý, các đơn vị sự nghiệp các tổ chức kinh doanh, dịch vụ trong ngành các và xã, phường mua Báo Văn hoá.
4. Giám đốc Sở Văn hoá – Thông tin các tỉnh, thành phố, Thủ trưởng các cơ quan Văn phòng Bộ, Vụ Báo chí, Vụ Kế hoạch, Vụ Tài chính – Kế toán, Vụ Thư viện, Cục Văn hoá – Thông tin cơ sở cùng với Tổng biên tập Báo Văn hoá tổ chức thực hiện Chỉ thị này.
Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào
đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.
Reviews
There are no reviews yet.