Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Chỉ thị về việc giải quyết một số vấn đề cấp bách về kinh tế – xã hội đối với các tỉnh miền núi biên giới phía Bắc

CHỈ THỊ

CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG

SỐ 65-HĐBT NGÀY 12-6-1989 VỀ VIỆC GIẢI QUYẾT MỘT

SỐ VẤN ĐỀ CẤP BÁCH VỀ KINH TẾ – Xà HỘI ĐỐI VỚI

CÁC TỈNH MIỀN NÚI BIÊN GIỚI PHÍA BẮC

Để tiếp tục thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ VI của Đảng và Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 của Trung ương (khoá VI) nhằm đáp ứng kịp thời các yêu cầu của việc phát triển kinh tế xã hội các tỉnh miền núi biên giới phía Bắc trong tình hình mới, Hội đồng Bộ trưởng chỉ thị giải quyết một số vấn đề cấp bách về kinh tế – xã hội đối với các tỉnh miền núi biên giới phía Bắc (kể cả vùng hải đảo của tỉnh Quảng Ninh) như sau:

1. Về lương thực.

Các tỉnh miền núi cần tận lực phát triển sản xuất lương thực tại chỗ trên cơ sở tính toán kỹ hiệu quả, đồng thời thông qua trao đổi hàng hoá, kể cả xuất, nhập khẩu để có đủ lương thực. Giải quyết tốt các biện pháp tập trung thâm canh, tăng vụ trên các diện tích lúa và mầu hiện có, chú trọng đưa ngô xuống ruộng, phát triển diện tích mì, mạch, khoai tây vụ đông. Khuyến khích xây dựng ruộng bậc thang, nương định canh. Nghiêm cấm việc phá rừng làm nương, rẫy…

– Nhà nước miễn thuế nông nghiệp đối với các diện tích ruộng bậc thang, nương định canh ở vùng cao mới xây dựng và trên diện tích tăng vụ, hoặc sản xuất theo phương thức nông – lâm kết hợp.

Giá bán phân bón giao cho các tỉnh miền núi tại chân hàng cấp II ngang với giá giao tại Hà Nội; ngành vật tư nông nghiệp giải quyết theo phương pháp lấy gần bù xa.

Giá bán thuốc trừ sâu được giảm từ 20 đến 30% so với giá kinh doanh bình thường; trích quỹ dự trữ Nhà nước hàng năm về thuốc trừ sâu để bù cho khoản chênh lệch này.

2. Về chăn nuôi.

– Khuyến khích phát triển nuôi trâu, bò, dê, ngựa để sử dụng tại chỗ và bán cho các vùng khác. Phát triển việc nuôi cá; phổ biến áp dụng rộng rãi phương thức VAC.

– Khuyến khích lưu thông trâu, bò. Khôi phục và phát triển các chợ mua bán trâu , bò; cho phép mọi người đều được mua trâu, bò và các sản phẩm chăn nuôi đưa về bán ở miền xuôi.

– Khuyến khích xuất khẩu trâu, bò và các sản phẩm chăn nuôi qua biên giới Trung Quốc để đổi máy móc, tư liệu sản xuất hoặc hàng tiêu dùng thiết yếu.

3. Về cây công nghiệp, lâm nghiệp.

Rà soát lại quy hoạch, mở rộng diện tích cây công nghiệp, cây ăn quả, cây đặc sản, cây thuốc có giá trị ở vùng này. Chú trọng trồng và mở rộng rừng đầu nguồn, rừng gỗ trụ mỏ và gỗ nguyên liệu giấy, bảo vệ và chăm sóc rừng hiện có, nhất là rừng đầu nguồn.

Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm, Bộ Lâm nghiệp và Uỷ ban Nhân dân các tỉnh trong quý III năm 1989 phải rà soát lại quy hoạch của các nông trường, lâm trường, có kế hoạch sử dụng một cách có hiệu quả diện tích đất và rừng được giao, giao lại các diện tích đất chưa sử dụng hoặc sử dụng không có hiệu quả cho địa phương để sản xuất – kinh doanh.

– Đình chỉ khai thác trong 15 năm rừng phòng hộ đầu nguồn. Bộ Lâm nghiệp quy hoạch ngay các vùng cụ thể để các địa phương thực hiện,

– Đối với các sản phẩm nông, lâm nghiệp dùng làm nguyên liệu (nguyên liệu giấy, chè v.v…) các đơn vị sản xuất (kể cả tư nhân) được quyền bán thẳng cho cơ sở chế biến theo giá thoả thuận, sau khi đã thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo luật định.

– Đối với diện tích cây công nghiệp dài ngày, rừng gia dụng, rừng đặc sản được miễn thuế nông nghiệp trong thời gian 3 năm kể từ năm đầu có thu hoạch sản phẩm.

– Để lại cho địa phương 100% tiền nuôi rừng để xây dựng vốn rừng.

– Tập trung vốn ngân sách đầu tư trồng rừng phòng hộ đầu nguồn; đối với rừng nguyên liệu giấy và gỗ trụ mỏ thì dùng vốn tự có và vốn vay Ngân hàng với lãi suất ưu đãi để trồng.

– Ưu tiên dành phần lớn các chương trình viện trợ của các tổ chức quốc tế như PAM, FAO cho các tỉnh miền núi biên giới phát triển cây công nghiệp và trồng rừng.

4. Về công tác định canh, định cư.

Trước hết, tập trung củng cố các vùng đã hình thành cả về sản xuất và đời sống. Ngoài phần ngân sách cấp, được vay vốn Ngân hàng với lãi suất ưu đãi để thực hiện công tác định canh, định cư (bao gồm các điểm dân cư, giếng nước ăn, đường dân sinh, bệnh xá, trường học và một số hệ thống thuỷ lợi, hồ đập nhỏ, v.v…) Ngân hàng Nhà nước quy định cụ thể mức lãi suất này.

Miễn thu tiền nuôi rừng đối với số gỗ và lâm sản đồng bào định canh, định cư khai thác rừng tự nhiên để làm nhà, xây dựng trường học, bệnh xá. Bộ Lâm nghiệp cùng chính quyền địa phương quy định cụ thể quy trình khai thác và hướng dẫn khu vực khai thác nhằm bảo vệ được rừng.

5. Về sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.

Uỷ ban Nhân dân các tỉnh và các Bộ có liên quan khẩn trương sắp xếp và tổ chức lại sản xuất, đổi mới từng phần thiết bị, đối với các xí nghiệp quốc doanh trên địa bàn, nhằm tăng năng suất lao động, tăng chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Đối với xí nghiệp quốc doanh (kể cả trung ương và địa phương) bị thua lỗ kéo dài mà không có khả năng khắc phục, thì chuyển cho tập thể, tư nhân quản lý hoặc giải thể.

– Các tổ chức, cá nhân lên miền núi để phát triển tiểu thủ công nghiệp được Nhà nước miễn hoặc giảm thuế lợi tức trong một thời gian đối với một số ngành nghề được khuyến khích. Bộ Tài chính trình Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ban hành các ngành nghề được miễn, giảm.

– Trong một số năm trước mắt, Nhà nước có thể xem xét miễn, giảm thu quốc doanh (hoặc thuế doanh thu) và thuế hàng hoá đối với một số sản phẩm như công cụ lao động, nước mắm, nước chấm, các sản phẩm chế biến từ mầu, các loại đường mật, bánh kẹo, nước giải khát, các hàng tiêu dùng bằng kim khí, sành sứ, gốm, thuỷ tinh, v.v…

Bộ Tài chính trình Hội đồng Bộ trưởng danh mục các mặt hàng cụ thể được miễn hoặc giảm.

6. Về giao thông vận tải.

Khuyến khích các thành phần kinh tế (kể cả cá thể, tư nhân) tham gia phát triển giao thông vận tải dưới mọi hình thức.

– Cá thể, tư nhân bỏ vốn, mua sắm phương tiện để kinh doanh vận tải trong phạm vi các tỉnh miền núi biên giới được miễn thuế lợi tức từ 3 đến 5 năm, sau đó được hưởng mức thuế thấp nhất của biểu thuế vận tải.

– Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước tăng thêm vốn đầu tư để tu sửa tuyến đường sắt, nâng cấp các tuyến đường bộ quan trọng v.v…

– Bộ Giao thông vận tải xem xét và bàn với các tỉnh chuyên giao nhiệm vụ và phương tiện vận tải hành khách đường dài bằng ô-tô cho các tỉnh quản lý, đồng thời trang bị thêm ô-tô vận tải cỡ nhỏ cho các tỉnh.

7. Khuyến khích đưa tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất .

– Các cơ quan tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật cũng như cá nhân nhà khoa học tổ chức áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất tại các tỉnh miền núi được hưởng một tỷ lệ thích đáng giá trị lợi nhuận tăng lên. Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước cùng Bộ Tài chính quy định cụ thể.

– Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước cùng các Bộ liên quan khẩn trương xem xét sắp xếp và tổ chức lại các cơ sở nghiên cứu và cơ sở chuyển giao kỹ thuật tại các tỉnh miền núi để thực hiện sản xuất được thiết thực hơn.

8. Về đầu tư xây dựng cơ bản .

Nhà nước khuyến khích các thành phần kinh tế trong nước và thu hút các công ty nước ngoài, các tổ chức quốc tế tham gia đầu tư để phát triển kinh tế – xã hội các tỉnh miền núi biên giới.

Năm 1989, ngoài phần vốn đã bố trí tư đầu năm, Nhà nước sẽ đầu tư hỗ trợ thêm (bước đầu là 12 tỷ đồng) để xây dựng một số công trình phù hợp với yêu cầu của tình hình mới như công trình cửa khẩu, khôi phục cơ quan huyện, thị xã, tu sửa đường, cầu cống ra cửa khẩu, hỗ trợ cho nhân dân trở về bản, làng cũ v.v… cần bố trí đủ vật tư, tiền vốn để triển khai sớm việc xây dựng.

9. Về lưu thông hàng hoá.

Cho phép cá thể, tư nhân thu gom các sản phẩm nông, lâm nghiệp (trừ một số hàng như gỗ quý, đặc sản, dược liệu…) lưu thông trong vùng hoặc đưa về bán ở miền xuôi và đưa lên miền núi các loại hàng hoá như muối ăn, nước mắm, v.v… Bộ Nội thương, Tài chính, Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm, Lâm nghiệp trình Hội đồng Bộ trưởng danh mục các hàng cấm thành phần ngoài quốc doanh buôn bán và các quy định cụ thể vận dụng Luật thuế cho các hoạt động này.

– Bộ Năng lượng, Bộ Tài chính, Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước và Uỷ ban vật giá Nhà nước tính toán mức giá bán than áp dụng từ nay trở đi cho các xí nghiệp ở miền núi.

– Các tổ chức cung ứng sắt thép, xăng dầu xi-măng, phân bón, muối ăn dầu thắp sáng và giấy viết thực hiện hạch toán phí lưu thông theo các nguyên tắc lấy gần bù xa: giá giao cho các tỉnh miền núi tại chân hàng cấp II ngang với giá giao tại Hà Nội.

– Xây dựng và tổ chức lại kinh doanh ở các chợ, nhất là tổ chức thật tốt việc kinh doanh ở một số chợ chủ yếu ở biên giới (Đồng Đăng, Lạng Sơn.. .)

10. Về xuất nhập khẩu.

– Khuyến khích các thành phần kinh tế trên địa bàn và các nơi khác đến đầu tư phát triển sản xuất các mặt hàng xuất khẩu dưới mọi hình thức như lập cơ sở sản xuất mới, liên doanh, hợp tác sản xuất mới,v.v…

– Hàng xuất khẩu sang khu vực xã hội chủ nghĩa được ưu tiên trả bằng hàng hoá nhập khẩu hoặc bằng tiền cao hơn 10% so với các khu vực khác với cùng mặt hàng.

– Các địa phương được sử dụng toàn bộ số ngoại tệ do xuất khẩu thu được, không phải bán lại ngoại tệ cho trung ương. Miễn thuế xuất khẩu cho các sản phẩm xuất khẩu được sản xuất trên địa bàn.

– Được xuất khẩu tiểu ngạch qua biên giới Trung Quốc các sản phẩm nông lâm sản thông thường, trừ các hàng cấm mà Hội đồng Bộ trưởng đã quyết định hoặc uỷ quyền các Bộ quy định.

– Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh phải đặc biệt coi trọng chỉ đạo công tác thu thuế hàng nhập khẩu qua biên giới. Các tỉnh được dùng số tiền thuế thu được để bổ sung cho ngân sách tỉnh.

– Các tỉnh biên giới trực tiếp xuất nhập khẩu qua biên giới Trung Quốc thông qua các Công ty xuất nhập khẩu của tỉnh hoặc của Trung ương liên doanh với tỉnh; được xuất thẳng qua Trung Quốc các mặt hàng thấy có lợi hơn là đưa về Trung ương xuất, Bộ Kinh tế đối ngoại cùng Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan sớm trình quy chế về xuất nhập khẩu, về vận dụng Luật thuế và Hải quan đối với khu vực biên giới phía Bắc.

11. Về tài chính, tiền tệ.

Ngân hàng Nhà nước sớm quy định chính sách ưu tiên cho vay vốn với lãi xuất ưu đãi với thành phần tham gia phát triển kinh tế – xã hội ở các tỉnh miền núi biên giới. Trước hết đối với phát triển lâm nghiệp, cây công nghiệp dài ngày , cây đặc sản, chế biến nông sản, lâm sản, sản xuất công cụ lao động, xây dựng các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện nhỏ, giao thông vận tải,v.v…

– Để lại cho tỉnh 100% các khoản thu Ngân sách Nhà nước trên địa bàn để bổ sung ngân sách địa phương.

– Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm, Bộ Nội thương, Ngân hàng Nhà nước cùng với các tỉnh xác định cụ thể và tạo điều kiện cho các ngành có dự trữ lưu thông tại các tỉnh một lượng cần thiết về lương thực, muối, dầu hoả, giấy viết…

Uỷ ban Nhân dân các tỉnh nghiên cứu vận dụng các quy định về miễn giảm các loại thuế đối với các tỉnh miền núi biên giới phía Bắc cho sát hợp với từng vùng từng dân tộc.

– Căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng vùng từng dân tộc, Uỷ ban Nhân dân các tỉnh đề nghị cụ thể mức giảm giá hoặc cho không một số hàng hoá thiết yếu cho sản xuất, đời sống và giáo dục (như phân bón, muối, giấy viết, sách giáo khoa). Bộ Tài chính cùng các ngành có liên quan trình Hội đồng Bộ trưởng quyết định.

Các xí nghiệp công nghiệp của quốc doanh địa phương và trung ương đóng tại tỉnh miền núi biên giới phải hạch toán đầy đủ giá thành sản phẩm. Nếu giá thành quá cao, Bộ Tài chính sẽ xem xét từng trường hợp cụ thể để giảm thu quốc doanh hoặc lợi nhuận phải nộp ngân sách.

– Uỷ ban Nhân dân các tỉnh cần tăng cường quản lý việc đào, đãi vàng trên địa bàn tỉnh bằng các biện pháp như cấp giấy phép, thu thuế, v. v… nghiêm cấm việc đào, đãi vàng gây hại rừng, rửa trôi đất màu.

12. Về văn hoá, giáo dục, y tế.

a) Về văn hoá, thông tin.

Xây dựng nếp sống văn hoá mới và con người mới chống các hủ tục, mê tín, dị đoan, nghiện hút.

Phát huy truyền thống cách mạng, luôn luôn đề cao cảnh giác bảo đảm an ninh, quốc phòng.

– Củng cố tăng cường cơ sở vật chất, nâng cao nội dung chất lượng phục vụ của các trạm văn hoá thông tin và các đội thông tin lao động.

– Mở rộng các hoạt động văn hoá thông tin quần chúng trong các buổi chợ phiên vùng cao. Nâng cao chất lượng phục vụ của các đội chiếu phim. Bộ Thông tin có kế hoạch trang bị cho mỗi tỉnh một hệ thống đồng bộ thiết bị quay và chiếu băng ghi hình (video).

– Tăng cường các buổi phát thanh bằng sóng ngắn. Đài tiếng nói Việt Nam phối hợp với ban Dân tộc trung ương biên soạn chương trình phát thanh ằng tiếng dân tộc.

Tổng cục Bưu điện đầu tư nâng cao chất lượng phát sóng Đài Truyền hình Tam Đảo, chuẩn bị đầu tư một số trạm chuyển tiếp Đài Truyền hình Trung ương ở một số tỉnh.

b) Giáo dục và đào tạo.

– Bộ Giáo dục trình Hội đồng Bộ trưởng trong tháng 6 năm 1989 đề án xoá nạn mù chữ ở miến núi, trước tiên là cho cán bộ quản lý xã, thanh thiếu niên chú trọng các lực lượng tham gia xoá nạn mù chữ kể cả bộ đội thù lao đối với lực lượng này.

– Bộ Giáo dục sớm nghiên cứu thay đổi phương pháp và nội dung giảng dạy và học tập trung các trường phổ thông ở miền núi cho thiết thực.

Tổ chức lại các trường phổ thông cơ sở, tách riêng thành từng trường cấp I và cấp II ngay từ năm học 1989 – 1990. Thực hiện chế độ giáo viên dạy ghép một số môn.

Mở thêm các trường sư phạm để đào tạo giáo viên cơ sở người dân tộc, Các tỉnh tổ chức tuyển người địa phương đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự (chú ý người dân tộc ít người) để đào tạo giáo viên và cán bộ.

Học sinh vùng cao không phải nộp học phí và sử dụng sách giáo khoa không phải trả tiền.

Bộ Đại học – Trung học chuyên nghiệp và Dạy nghề mở thêm các lớp riêng cho học sinh dân tộc ít người trong một số trường đại học và học theo chương trình rút gọn nhưng không rút ngắn thời gian học.

– Bộ Văn hoá thoả thuận với Bộ Đại học – Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề để lập khoa dân tộc trong trường Đại học văn hoá.

– Bộ Giáo dục củng cố các trường nội trú cho học sinh dân tộc; có kế hoạch tăng cường các thiết bị trường học cho các trường này. Cùng với Bộ Tài chính, Bộ Lao động – Thương binh và xã hội nghiên cứu điều chỉnh mức sinh hoạt phí cho học sinh.

– Bãi bỏ chế độ 3 năm chuyển vùng đối với giáo viên miền xuôi lên miền núi như trước đây, thực hiện chế độ tự nguyện; nếu ở lại được thì được hưởng mọi chế độ ưu tiên như cán bộ các ngành khác công tác ở miền núi.

c) Về y tế.

– Tăng cường hệ thống dịch vụ y tế, ưu tiên thuốc chữa bệnh cho vùng cao, nhất là thuốc phòng chống các bệnh uốn ván, sởi, bại liệt, bệnh sốt rét, bướu cổ, v.v… Tiếp tục thực hiện chế độ phát thuốc sốt rét cho nhân dân, giảm giá bán muối có trộn iốt, ngân sách Nhà nước bù lỗ.

– Xây dựng các trạm xá ở vùng cao và các xã giáp biên.

– Tổ chức các quầy thuốc lưu động tại các chợ; mở đại lý bán thuốc xuống các bản, xã.

– Miễn viện phí cho đồng bào các dân tộc ít người.

– Bộ Y tế ưu tiên dành một phần viện trợ quốc tế cho các tỉnh miền núi biên giới để chống bệnh sốt rét, bướu cổ, v.v…

– Thực hiện tốt cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch.

13. Về chính sách cán bộ.

– Các ngành ở trung ương phối hợp với các địa phương mở lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý kinh tế, quản lý Nhà nước và khoa học kỹ thuật cho cán bộ đương nhiệm các cấp. Mạnh dạn cử cán bộ (chú ý cán bộ người dân tộc) có năng lực, trẻ đi đào tạo dài hạn ở trong nước hoặc nước ngoài.

Bộ Lao động – Thương binh xã hội cùng Bộ Tài chính nghiên cứu đề nghị chế độ phụ cấp cho cán bộ người dân tộc đi học.

– Bộ Lao động – Thương binh và xã hội sửa đổi nâng mức phụ cấp khu vực cho cán bộ công tác ở vùng cao có nhiều khó khăn; quy định chế độ phụ cấp cho cán bộ khoa học – kỹ thuật, cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật đang làm việc ở vùng khác đến phục vụ ở vùng cao; quy định mức trợ cấp một lần cho công nhân, viên chức và học sinh mới ra trường được điều động đến nhận công tác ở miền núi; nâng mức sinh hoạt phí hàng tháng của Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân xã, bí thư đảng uỷ xã đương chức ở vùng cao bằng mức lương của trưởng ngành huyện; quy định mức trợ cấp cho Trưởng bản ở những xã vùng cao.

– Đồng bào các bản, xã giáp biên giới trở về quê cũ làm ăn , sinh sống, đồng bào các vùng lòng hồ sông Đà phải di chuyển đi nơi khác được hưởng chế độ như đồng bào đi xây dựng vùng kinh tế mới theo Quyết định số 95-CP ngày 27-3-1980 của Hội đồng Chính phủ.

Bộ trưởng các Bộ, Chủ nhiệm các Uỷ ban Nhà nước và Thủ trưởng các cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng căn cứ vào quyền hạn và nhiệm vụ của mình ban hành ngay trong tháng 6 năm 1989 thông tư hướng dẫn thi hành Chỉ thị này. Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân các tỉnh miền núi biên giới phía Bắc tiếp tục cụ thể hoá các chính sách, chế độ chung để vận dụng phù hợp với đặc điểm của tỉnh, của từng vùng, từng dân tộc.

Bộ trưởng các Bộ, Chủ nhiệm các Uỷ ban Nhà nước, Thủ trưởng các cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân các tỉnh miền núi biên giới phía Bắc chịu trách nhiệm thi hành Chỉ thị này.

Thuộc tính văn bản
Chỉ thị về việc giải quyết một số vấn đề cấp bách về kinh tế – xã hội đối với các tỉnh miền núi biên giới phía Bắc
Cơ quan ban hành: Hội đồng Bộ trưởng Số công báo: Đang cập nhật
Số hiệu: 65-HĐBT Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Chỉ thị Người ký: Võ Văn Kiệt
Ngày ban hành: 12/06/1989 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đang cập nhật Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực:
Tóm tắt văn bản
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

CHỈ THỊ

CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG

SỐ 65-HĐBT NGÀY 12-6-1989 VỀ VIỆC GIẢI QUYẾT MỘT

SỐ VẤN ĐỀ CẤP BÁCH VỀ KINH TẾ – Xà HỘI ĐỐI VỚI

CÁC TỈNH MIỀN NÚI BIÊN GIỚI PHÍA BẮC

Để tiếp tục thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ VI của Đảng và Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 của Trung ương (khoá VI) nhằm đáp ứng kịp thời các yêu cầu của việc phát triển kinh tế xã hội các tỉnh miền núi biên giới phía Bắc trong tình hình mới, Hội đồng Bộ trưởng chỉ thị giải quyết một số vấn đề cấp bách về kinh tế – xã hội đối với các tỉnh miền núi biên giới phía Bắc (kể cả vùng hải đảo của tỉnh Quảng Ninh) như sau:

1. Về lương thực.

Các tỉnh miền núi cần tận lực phát triển sản xuất lương thực tại chỗ trên cơ sở tính toán kỹ hiệu quả, đồng thời thông qua trao đổi hàng hoá, kể cả xuất, nhập khẩu để có đủ lương thực. Giải quyết tốt các biện pháp tập trung thâm canh, tăng vụ trên các diện tích lúa và mầu hiện có, chú trọng đưa ngô xuống ruộng, phát triển diện tích mì, mạch, khoai tây vụ đông. Khuyến khích xây dựng ruộng bậc thang, nương định canh. Nghiêm cấm việc phá rừng làm nương, rẫy…

– Nhà nước miễn thuế nông nghiệp đối với các diện tích ruộng bậc thang, nương định canh ở vùng cao mới xây dựng và trên diện tích tăng vụ, hoặc sản xuất theo phương thức nông – lâm kết hợp.

Giá bán phân bón giao cho các tỉnh miền núi tại chân hàng cấp II ngang với giá giao tại Hà Nội; ngành vật tư nông nghiệp giải quyết theo phương pháp lấy gần bù xa.

Giá bán thuốc trừ sâu được giảm từ 20 đến 30% so với giá kinh doanh bình thường; trích quỹ dự trữ Nhà nước hàng năm về thuốc trừ sâu để bù cho khoản chênh lệch này.

2. Về chăn nuôi.

– Khuyến khích phát triển nuôi trâu, bò, dê, ngựa để sử dụng tại chỗ và bán cho các vùng khác. Phát triển việc nuôi cá; phổ biến áp dụng rộng rãi phương thức VAC.

– Khuyến khích lưu thông trâu, bò. Khôi phục và phát triển các chợ mua bán trâu , bò; cho phép mọi người đều được mua trâu, bò và các sản phẩm chăn nuôi đưa về bán ở miền xuôi.

– Khuyến khích xuất khẩu trâu, bò và các sản phẩm chăn nuôi qua biên giới Trung Quốc để đổi máy móc, tư liệu sản xuất hoặc hàng tiêu dùng thiết yếu.

3. Về cây công nghiệp, lâm nghiệp.

Rà soát lại quy hoạch, mở rộng diện tích cây công nghiệp, cây ăn quả, cây đặc sản, cây thuốc có giá trị ở vùng này. Chú trọng trồng và mở rộng rừng đầu nguồn, rừng gỗ trụ mỏ và gỗ nguyên liệu giấy, bảo vệ và chăm sóc rừng hiện có, nhất là rừng đầu nguồn.

Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm, Bộ Lâm nghiệp và Uỷ ban Nhân dân các tỉnh trong quý III năm 1989 phải rà soát lại quy hoạch của các nông trường, lâm trường, có kế hoạch sử dụng một cách có hiệu quả diện tích đất và rừng được giao, giao lại các diện tích đất chưa sử dụng hoặc sử dụng không có hiệu quả cho địa phương để sản xuất – kinh doanh.

– Đình chỉ khai thác trong 15 năm rừng phòng hộ đầu nguồn. Bộ Lâm nghiệp quy hoạch ngay các vùng cụ thể để các địa phương thực hiện,

– Đối với các sản phẩm nông, lâm nghiệp dùng làm nguyên liệu (nguyên liệu giấy, chè v.v…) các đơn vị sản xuất (kể cả tư nhân) được quyền bán thẳng cho cơ sở chế biến theo giá thoả thuận, sau khi đã thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo luật định.

– Đối với diện tích cây công nghiệp dài ngày, rừng gia dụng, rừng đặc sản được miễn thuế nông nghiệp trong thời gian 3 năm kể từ năm đầu có thu hoạch sản phẩm.

– Để lại cho địa phương 100% tiền nuôi rừng để xây dựng vốn rừng.

– Tập trung vốn ngân sách đầu tư trồng rừng phòng hộ đầu nguồn; đối với rừng nguyên liệu giấy và gỗ trụ mỏ thì dùng vốn tự có và vốn vay Ngân hàng với lãi suất ưu đãi để trồng.

– Ưu tiên dành phần lớn các chương trình viện trợ của các tổ chức quốc tế như PAM, FAO cho các tỉnh miền núi biên giới phát triển cây công nghiệp và trồng rừng.

4. Về công tác định canh, định cư.

Trước hết, tập trung củng cố các vùng đã hình thành cả về sản xuất và đời sống. Ngoài phần ngân sách cấp, được vay vốn Ngân hàng với lãi suất ưu đãi để thực hiện công tác định canh, định cư (bao gồm các điểm dân cư, giếng nước ăn, đường dân sinh, bệnh xá, trường học và một số hệ thống thuỷ lợi, hồ đập nhỏ, v.v…) Ngân hàng Nhà nước quy định cụ thể mức lãi suất này.

Miễn thu tiền nuôi rừng đối với số gỗ và lâm sản đồng bào định canh, định cư khai thác rừng tự nhiên để làm nhà, xây dựng trường học, bệnh xá. Bộ Lâm nghiệp cùng chính quyền địa phương quy định cụ thể quy trình khai thác và hướng dẫn khu vực khai thác nhằm bảo vệ được rừng.

5. Về sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.

Uỷ ban Nhân dân các tỉnh và các Bộ có liên quan khẩn trương sắp xếp và tổ chức lại sản xuất, đổi mới từng phần thiết bị, đối với các xí nghiệp quốc doanh trên địa bàn, nhằm tăng năng suất lao động, tăng chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Đối với xí nghiệp quốc doanh (kể cả trung ương và địa phương) bị thua lỗ kéo dài mà không có khả năng khắc phục, thì chuyển cho tập thể, tư nhân quản lý hoặc giải thể.

– Các tổ chức, cá nhân lên miền núi để phát triển tiểu thủ công nghiệp được Nhà nước miễn hoặc giảm thuế lợi tức trong một thời gian đối với một số ngành nghề được khuyến khích. Bộ Tài chính trình Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ban hành các ngành nghề được miễn, giảm.

– Trong một số năm trước mắt, Nhà nước có thể xem xét miễn, giảm thu quốc doanh (hoặc thuế doanh thu) và thuế hàng hoá đối với một số sản phẩm như công cụ lao động, nước mắm, nước chấm, các sản phẩm chế biến từ mầu, các loại đường mật, bánh kẹo, nước giải khát, các hàng tiêu dùng bằng kim khí, sành sứ, gốm, thuỷ tinh, v.v…

Bộ Tài chính trình Hội đồng Bộ trưởng danh mục các mặt hàng cụ thể được miễn hoặc giảm.

6. Về giao thông vận tải.

Khuyến khích các thành phần kinh tế (kể cả cá thể, tư nhân) tham gia phát triển giao thông vận tải dưới mọi hình thức.

– Cá thể, tư nhân bỏ vốn, mua sắm phương tiện để kinh doanh vận tải trong phạm vi các tỉnh miền núi biên giới được miễn thuế lợi tức từ 3 đến 5 năm, sau đó được hưởng mức thuế thấp nhất của biểu thuế vận tải.

– Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước tăng thêm vốn đầu tư để tu sửa tuyến đường sắt, nâng cấp các tuyến đường bộ quan trọng v.v…

– Bộ Giao thông vận tải xem xét và bàn với các tỉnh chuyên giao nhiệm vụ và phương tiện vận tải hành khách đường dài bằng ô-tô cho các tỉnh quản lý, đồng thời trang bị thêm ô-tô vận tải cỡ nhỏ cho các tỉnh.

7. Khuyến khích đưa tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất .

– Các cơ quan tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật cũng như cá nhân nhà khoa học tổ chức áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất tại các tỉnh miền núi được hưởng một tỷ lệ thích đáng giá trị lợi nhuận tăng lên. Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước cùng Bộ Tài chính quy định cụ thể.

– Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước cùng các Bộ liên quan khẩn trương xem xét sắp xếp và tổ chức lại các cơ sở nghiên cứu và cơ sở chuyển giao kỹ thuật tại các tỉnh miền núi để thực hiện sản xuất được thiết thực hơn.

8. Về đầu tư xây dựng cơ bản .

Nhà nước khuyến khích các thành phần kinh tế trong nước và thu hút các công ty nước ngoài, các tổ chức quốc tế tham gia đầu tư để phát triển kinh tế – xã hội các tỉnh miền núi biên giới.

Năm 1989, ngoài phần vốn đã bố trí tư đầu năm, Nhà nước sẽ đầu tư hỗ trợ thêm (bước đầu là 12 tỷ đồng) để xây dựng một số công trình phù hợp với yêu cầu của tình hình mới như công trình cửa khẩu, khôi phục cơ quan huyện, thị xã, tu sửa đường, cầu cống ra cửa khẩu, hỗ trợ cho nhân dân trở về bản, làng cũ v.v… cần bố trí đủ vật tư, tiền vốn để triển khai sớm việc xây dựng.

9. Về lưu thông hàng hoá.

Cho phép cá thể, tư nhân thu gom các sản phẩm nông, lâm nghiệp (trừ một số hàng như gỗ quý, đặc sản, dược liệu…) lưu thông trong vùng hoặc đưa về bán ở miền xuôi và đưa lên miền núi các loại hàng hoá như muối ăn, nước mắm, v.v… Bộ Nội thương, Tài chính, Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm, Lâm nghiệp trình Hội đồng Bộ trưởng danh mục các hàng cấm thành phần ngoài quốc doanh buôn bán và các quy định cụ thể vận dụng Luật thuế cho các hoạt động này.

– Bộ Năng lượng, Bộ Tài chính, Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước và Uỷ ban vật giá Nhà nước tính toán mức giá bán than áp dụng từ nay trở đi cho các xí nghiệp ở miền núi.

– Các tổ chức cung ứng sắt thép, xăng dầu xi-măng, phân bón, muối ăn dầu thắp sáng và giấy viết thực hiện hạch toán phí lưu thông theo các nguyên tắc lấy gần bù xa: giá giao cho các tỉnh miền núi tại chân hàng cấp II ngang với giá giao tại Hà Nội.

– Xây dựng và tổ chức lại kinh doanh ở các chợ, nhất là tổ chức thật tốt việc kinh doanh ở một số chợ chủ yếu ở biên giới (Đồng Đăng, Lạng Sơn.. .)

10. Về xuất nhập khẩu.

– Khuyến khích các thành phần kinh tế trên địa bàn và các nơi khác đến đầu tư phát triển sản xuất các mặt hàng xuất khẩu dưới mọi hình thức như lập cơ sở sản xuất mới, liên doanh, hợp tác sản xuất mới,v.v…

– Hàng xuất khẩu sang khu vực xã hội chủ nghĩa được ưu tiên trả bằng hàng hoá nhập khẩu hoặc bằng tiền cao hơn 10% so với các khu vực khác với cùng mặt hàng.

– Các địa phương được sử dụng toàn bộ số ngoại tệ do xuất khẩu thu được, không phải bán lại ngoại tệ cho trung ương. Miễn thuế xuất khẩu cho các sản phẩm xuất khẩu được sản xuất trên địa bàn.

– Được xuất khẩu tiểu ngạch qua biên giới Trung Quốc các sản phẩm nông lâm sản thông thường, trừ các hàng cấm mà Hội đồng Bộ trưởng đã quyết định hoặc uỷ quyền các Bộ quy định.

– Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh phải đặc biệt coi trọng chỉ đạo công tác thu thuế hàng nhập khẩu qua biên giới. Các tỉnh được dùng số tiền thuế thu được để bổ sung cho ngân sách tỉnh.

– Các tỉnh biên giới trực tiếp xuất nhập khẩu qua biên giới Trung Quốc thông qua các Công ty xuất nhập khẩu của tỉnh hoặc của Trung ương liên doanh với tỉnh; được xuất thẳng qua Trung Quốc các mặt hàng thấy có lợi hơn là đưa về Trung ương xuất, Bộ Kinh tế đối ngoại cùng Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan sớm trình quy chế về xuất nhập khẩu, về vận dụng Luật thuế và Hải quan đối với khu vực biên giới phía Bắc.

11. Về tài chính, tiền tệ.

Ngân hàng Nhà nước sớm quy định chính sách ưu tiên cho vay vốn với lãi xuất ưu đãi với thành phần tham gia phát triển kinh tế – xã hội ở các tỉnh miền núi biên giới. Trước hết đối với phát triển lâm nghiệp, cây công nghiệp dài ngày , cây đặc sản, chế biến nông sản, lâm sản, sản xuất công cụ lao động, xây dựng các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện nhỏ, giao thông vận tải,v.v…

– Để lại cho tỉnh 100% các khoản thu Ngân sách Nhà nước trên địa bàn để bổ sung ngân sách địa phương.

– Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm, Bộ Nội thương, Ngân hàng Nhà nước cùng với các tỉnh xác định cụ thể và tạo điều kiện cho các ngành có dự trữ lưu thông tại các tỉnh một lượng cần thiết về lương thực, muối, dầu hoả, giấy viết…

Uỷ ban Nhân dân các tỉnh nghiên cứu vận dụng các quy định về miễn giảm các loại thuế đối với các tỉnh miền núi biên giới phía Bắc cho sát hợp với từng vùng từng dân tộc.

– Căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng vùng từng dân tộc, Uỷ ban Nhân dân các tỉnh đề nghị cụ thể mức giảm giá hoặc cho không một số hàng hoá thiết yếu cho sản xuất, đời sống và giáo dục (như phân bón, muối, giấy viết, sách giáo khoa). Bộ Tài chính cùng các ngành có liên quan trình Hội đồng Bộ trưởng quyết định.

Các xí nghiệp công nghiệp của quốc doanh địa phương và trung ương đóng tại tỉnh miền núi biên giới phải hạch toán đầy đủ giá thành sản phẩm. Nếu giá thành quá cao, Bộ Tài chính sẽ xem xét từng trường hợp cụ thể để giảm thu quốc doanh hoặc lợi nhuận phải nộp ngân sách.

– Uỷ ban Nhân dân các tỉnh cần tăng cường quản lý việc đào, đãi vàng trên địa bàn tỉnh bằng các biện pháp như cấp giấy phép, thu thuế, v. v… nghiêm cấm việc đào, đãi vàng gây hại rừng, rửa trôi đất màu.

12. Về văn hoá, giáo dục, y tế.

a) Về văn hoá, thông tin.

Xây dựng nếp sống văn hoá mới và con người mới chống các hủ tục, mê tín, dị đoan, nghiện hút.

Phát huy truyền thống cách mạng, luôn luôn đề cao cảnh giác bảo đảm an ninh, quốc phòng.

– Củng cố tăng cường cơ sở vật chất, nâng cao nội dung chất lượng phục vụ của các trạm văn hoá thông tin và các đội thông tin lao động.

– Mở rộng các hoạt động văn hoá thông tin quần chúng trong các buổi chợ phiên vùng cao. Nâng cao chất lượng phục vụ của các đội chiếu phim. Bộ Thông tin có kế hoạch trang bị cho mỗi tỉnh một hệ thống đồng bộ thiết bị quay và chiếu băng ghi hình (video).

– Tăng cường các buổi phát thanh bằng sóng ngắn. Đài tiếng nói Việt Nam phối hợp với ban Dân tộc trung ương biên soạn chương trình phát thanh ằng tiếng dân tộc.

Tổng cục Bưu điện đầu tư nâng cao chất lượng phát sóng Đài Truyền hình Tam Đảo, chuẩn bị đầu tư một số trạm chuyển tiếp Đài Truyền hình Trung ương ở một số tỉnh.

b) Giáo dục và đào tạo.

– Bộ Giáo dục trình Hội đồng Bộ trưởng trong tháng 6 năm 1989 đề án xoá nạn mù chữ ở miến núi, trước tiên là cho cán bộ quản lý xã, thanh thiếu niên chú trọng các lực lượng tham gia xoá nạn mù chữ kể cả bộ đội thù lao đối với lực lượng này.

– Bộ Giáo dục sớm nghiên cứu thay đổi phương pháp và nội dung giảng dạy và học tập trung các trường phổ thông ở miền núi cho thiết thực.

Tổ chức lại các trường phổ thông cơ sở, tách riêng thành từng trường cấp I và cấp II ngay từ năm học 1989 – 1990. Thực hiện chế độ giáo viên dạy ghép một số môn.

Mở thêm các trường sư phạm để đào tạo giáo viên cơ sở người dân tộc, Các tỉnh tổ chức tuyển người địa phương đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự (chú ý người dân tộc ít người) để đào tạo giáo viên và cán bộ.

Học sinh vùng cao không phải nộp học phí và sử dụng sách giáo khoa không phải trả tiền.

Bộ Đại học – Trung học chuyên nghiệp và Dạy nghề mở thêm các lớp riêng cho học sinh dân tộc ít người trong một số trường đại học và học theo chương trình rút gọn nhưng không rút ngắn thời gian học.

– Bộ Văn hoá thoả thuận với Bộ Đại học – Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề để lập khoa dân tộc trong trường Đại học văn hoá.

– Bộ Giáo dục củng cố các trường nội trú cho học sinh dân tộc; có kế hoạch tăng cường các thiết bị trường học cho các trường này. Cùng với Bộ Tài chính, Bộ Lao động – Thương binh và xã hội nghiên cứu điều chỉnh mức sinh hoạt phí cho học sinh.

– Bãi bỏ chế độ 3 năm chuyển vùng đối với giáo viên miền xuôi lên miền núi như trước đây, thực hiện chế độ tự nguyện; nếu ở lại được thì được hưởng mọi chế độ ưu tiên như cán bộ các ngành khác công tác ở miền núi.

c) Về y tế.

– Tăng cường hệ thống dịch vụ y tế, ưu tiên thuốc chữa bệnh cho vùng cao, nhất là thuốc phòng chống các bệnh uốn ván, sởi, bại liệt, bệnh sốt rét, bướu cổ, v.v… Tiếp tục thực hiện chế độ phát thuốc sốt rét cho nhân dân, giảm giá bán muối có trộn iốt, ngân sách Nhà nước bù lỗ.

– Xây dựng các trạm xá ở vùng cao và các xã giáp biên.

– Tổ chức các quầy thuốc lưu động tại các chợ; mở đại lý bán thuốc xuống các bản, xã.

– Miễn viện phí cho đồng bào các dân tộc ít người.

– Bộ Y tế ưu tiên dành một phần viện trợ quốc tế cho các tỉnh miền núi biên giới để chống bệnh sốt rét, bướu cổ, v.v…

– Thực hiện tốt cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch.

13. Về chính sách cán bộ.

– Các ngành ở trung ương phối hợp với các địa phương mở lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý kinh tế, quản lý Nhà nước và khoa học kỹ thuật cho cán bộ đương nhiệm các cấp. Mạnh dạn cử cán bộ (chú ý cán bộ người dân tộc) có năng lực, trẻ đi đào tạo dài hạn ở trong nước hoặc nước ngoài.

Bộ Lao động – Thương binh xã hội cùng Bộ Tài chính nghiên cứu đề nghị chế độ phụ cấp cho cán bộ người dân tộc đi học.

– Bộ Lao động – Thương binh và xã hội sửa đổi nâng mức phụ cấp khu vực cho cán bộ công tác ở vùng cao có nhiều khó khăn; quy định chế độ phụ cấp cho cán bộ khoa học – kỹ thuật, cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật đang làm việc ở vùng khác đến phục vụ ở vùng cao; quy định mức trợ cấp một lần cho công nhân, viên chức và học sinh mới ra trường được điều động đến nhận công tác ở miền núi; nâng mức sinh hoạt phí hàng tháng của Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân xã, bí thư đảng uỷ xã đương chức ở vùng cao bằng mức lương của trưởng ngành huyện; quy định mức trợ cấp cho Trưởng bản ở những xã vùng cao.

– Đồng bào các bản, xã giáp biên giới trở về quê cũ làm ăn , sinh sống, đồng bào các vùng lòng hồ sông Đà phải di chuyển đi nơi khác được hưởng chế độ như đồng bào đi xây dựng vùng kinh tế mới theo Quyết định số 95-CP ngày 27-3-1980 của Hội đồng Chính phủ.

Bộ trưởng các Bộ, Chủ nhiệm các Uỷ ban Nhà nước và Thủ trưởng các cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng căn cứ vào quyền hạn và nhiệm vụ của mình ban hành ngay trong tháng 6 năm 1989 thông tư hướng dẫn thi hành Chỉ thị này. Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân các tỉnh miền núi biên giới phía Bắc tiếp tục cụ thể hoá các chính sách, chế độ chung để vận dụng phù hợp với đặc điểm của tỉnh, của từng vùng, từng dân tộc.

Bộ trưởng các Bộ, Chủ nhiệm các Uỷ ban Nhà nước, Thủ trưởng các cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân các tỉnh miền núi biên giới phía Bắc chịu trách nhiệm thi hành Chỉ thị này.

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Chỉ thị về việc giải quyết một số vấn đề cấp bách về kinh tế – xã hội đối với các tỉnh miền núi biên giới phía Bắc”