Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Chỉ thị về những nhiệm vụ chủ yếu của cơ quan kế hoạch Trung ương, tỉnh, thành phố

CHỈ THỊ

CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG SỐ 355-CT NGÀY 5-10-1990
VỀ NHỮNG NHIỆM VỤ CHỦ YẾU CỦA CƠ QUAN KẾ HOẠCH
TRUNG ƯƠNG VÀ TỈNH, THÀNH PHỐ.

Để phù hợp với yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý kinh tế trong điều kiện của nền sản xuất hàng hoá nhiều thành phần; trong khi tiến hành nghiên cứu nhằm đổi mới công tác kế hoạch hoá, tiến tới ban hành văn bản pháp quy của Hội đồng Bộ trưởng thay thế Nghị định số 49-CP ngày 25-3-1974 về tổ chức và hoạt động của Uỷ ban kế hoạch Nhà nước và các văn bản khác có liên quan đến hệ thống các tổ chức kế hoạch. Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng yêu cầu hệ thống các tổ chức kế hoạch thực hiện tốt một số nhiệm vụ sau đây:

1. Uỷ ban kế hoạch Nhà nước.

a) Tổ chức xây dựng chiến lược phát triển kinh tế – xã hội và các dự án tổng sơ đồ phân bố lực lượng sản xuất.

b) Tổ chức xây dựng các dự án kế hoạch dài hạn, kế hoạch 5 năm, hàng năm về phát triển kinh tế – xã hội của cả nước, bảo đảm các cân đối tổng thể nền kinh tế quốc dân trên những lĩnh vực quan trọng, thống nhất các cân đối giá trị với cân đối hiện vật (kể cả phần vay nợ và viện trợ của nước ngoài) phù hợp với cơ chế quản lý mới của Nhà nước.

c) Trình Hội đồng Bộ trưởng những tư tưởng quan điểm chung về các biện pháp, chính sách để bảo đảm thực hiện định hướng kế hoạch, nghiên cứu dự thảo một số chính sách liên quan ngành do Hội đồng Bộ trưởng phân công. d) Kiểm tra theo dõi việc thực hiện kế hoạch, phục vụ Hội đồng Bộ trưởng điều hành các cân đối chủ yếu của nền kinh tế và chịu trách nhiệm điều hành thực hiện kế hoạch về một số lĩnh vực do Hội đồng Bộ trưởng phân công.

e) Thường trực xét duyệt các tổng sơ đồ phát triển lực lượng sản xuất theo lãnh thổ, thường trực Hội đồng xét duyệt định mức kinh tế kỹ thuật cấp Nhà nước; thẩm tra và lập tờ trình Hội đồng Bộ trưởng về các dự án đầu tư để bảo đảm cơ cấu đầu tư phù hợp với định hướng kế hoạch.

g) Quản nước Nhà nước về quy chế và phương pháp kế hoạch hoá, tổ chức bồi dưỡng và đào tạo lại cán bộ kế hoạch.

2. Cơ quan kế hoạch cấp Bộ.

a) Nghiên cứu xây dựng chiến lược, phương án phân bố lực lượng sản xuất của ngành trên phạm vi cả nước, xây dựng dự án kế hoạch dài hạn, 5 năm, hàng năm của ngành hay lĩnh vực xuyên suốt cả nước phù hợp với cơ chế quản lý mới của Nhà nước.

b) Tham gia nghiên cứu dự thảo Luật, pháp lệnh và các văn bản pháp quy về các vấn đề thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của ngành hay lĩnh vực.

c) Tổ chức triển khai thực hiện và điều hành, kiểm tra thực hiện kế hoạch của ngành hay lĩnh vực.

d) Tổ chức thẩm tra các dự án đầu tư của ngành hay lĩnh vực và đề xuất ý kiến đối với những dự án đầu tư có liên quan.

3. Uỷ ban kế hoạch tỉnh, thành phố và đặc khu trực thuộc Trung ương.

a) Cụ thể hoá chiến lược kinh tế – xã hội và các phương án phân vùng, phân bố lực lượng sản xuất của cả nước thành phương án của tỉnh cho phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương, tham gia nghiên cứu các chuyên đề kinh tế – xã hội chung của cả nước.

b) Tổ chức xây dựng các dự án kế hoạch 5 năm và hàng năm phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn tỉnh, thành phố bảo đảm các cân đối chủ yếu và thống nhất kế hoạch hiện vật với kế hoạch giá trị (kể cả phần vay nợ và viện trợ của nước ngoài) phù hợp với cơ chế quản lý mới của Nhà nước.

c) Tham gia nghiên cứu, cụ thể hoá các chính sách kinh tế – xã hội của Nhà nước cho phù hợp với địa phương.

d) Theo dõi kiểm tra việc thực hiện kế hoạch, giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh điều hành việc thực hiện các cân đối lớn để bảo đảm thực hiện các mục tiêu kế hoạch của địa phương.

e) Chủ trì tổ chức xét duyệt dự án đầu tư các công trình xây dựng của địa phương và tham gia xét duyệt các công trình cây dựng của Trung ương và các thành phần kinh tế khác trên địa bàn lãnh thổ tỉnh, thành phố, chủ trì xét duyệt và trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố ban hành các định mức kinh tế kỹ thuật theo chế độ được phân cấp.

Chủ nhiệm Uỷ ban kế hoạch Nhà nước hướng dẫn thực hiện các nhiệm vụ đã nêu trên và phối hợp với các Bộ, các địa phương xây dựng điều lệ tổ chức và hoạt động của Uỷ ban kế hoạch Nhà nước và cơ quan kế hoạch các cấp theo hướng tăng cường chất lượng, biên chế gọn nhẹ, giảm bớt đầu mối trung gian, phù hợp với hệ thống quản lý mới để trình Hội đồng Bộ trưởng ban hành, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch đào tạo lại cán bộ cho phù hợp với yêu cầu mới.

Các đồng chí Bộ trưởng các Bộ, Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước, thủ trưởng cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành tốt Chỉ thị này.

Thuộc tính văn bản
Chỉ thị về những nhiệm vụ chủ yếu của cơ quan kế hoạch Trung ương, tỉnh, thành phố
Cơ quan ban hành: Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Số công báo: Đang cập nhật
Số hiệu: 355-CT Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Chỉ thị Người ký: Đỗ Mười
Ngày ban hành: 05/10/1990 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đang cập nhật Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực:
Tóm tắt văn bản
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

CHỈ THỊ

CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG SỐ 355-CT NGÀY 5-10-1990
VỀ NHỮNG NHIỆM VỤ CHỦ YẾU CỦA CƠ QUAN KẾ HOẠCH
TRUNG ƯƠNG VÀ TỈNH, THÀNH PHỐ.

Để phù hợp với yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý kinh tế trong điều kiện của nền sản xuất hàng hoá nhiều thành phần; trong khi tiến hành nghiên cứu nhằm đổi mới công tác kế hoạch hoá, tiến tới ban hành văn bản pháp quy của Hội đồng Bộ trưởng thay thế Nghị định số 49-CP ngày 25-3-1974 về tổ chức và hoạt động của Uỷ ban kế hoạch Nhà nước và các văn bản khác có liên quan đến hệ thống các tổ chức kế hoạch. Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng yêu cầu hệ thống các tổ chức kế hoạch thực hiện tốt một số nhiệm vụ sau đây:

1. Uỷ ban kế hoạch Nhà nước.

a) Tổ chức xây dựng chiến lược phát triển kinh tế – xã hội và các dự án tổng sơ đồ phân bố lực lượng sản xuất.

b) Tổ chức xây dựng các dự án kế hoạch dài hạn, kế hoạch 5 năm, hàng năm về phát triển kinh tế – xã hội của cả nước, bảo đảm các cân đối tổng thể nền kinh tế quốc dân trên những lĩnh vực quan trọng, thống nhất các cân đối giá trị với cân đối hiện vật (kể cả phần vay nợ và viện trợ của nước ngoài) phù hợp với cơ chế quản lý mới của Nhà nước.

c) Trình Hội đồng Bộ trưởng những tư tưởng quan điểm chung về các biện pháp, chính sách để bảo đảm thực hiện định hướng kế hoạch, nghiên cứu dự thảo một số chính sách liên quan ngành do Hội đồng Bộ trưởng phân công. d) Kiểm tra theo dõi việc thực hiện kế hoạch, phục vụ Hội đồng Bộ trưởng điều hành các cân đối chủ yếu của nền kinh tế và chịu trách nhiệm điều hành thực hiện kế hoạch về một số lĩnh vực do Hội đồng Bộ trưởng phân công.

e) Thường trực xét duyệt các tổng sơ đồ phát triển lực lượng sản xuất theo lãnh thổ, thường trực Hội đồng xét duyệt định mức kinh tế kỹ thuật cấp Nhà nước; thẩm tra và lập tờ trình Hội đồng Bộ trưởng về các dự án đầu tư để bảo đảm cơ cấu đầu tư phù hợp với định hướng kế hoạch.

g) Quản nước Nhà nước về quy chế và phương pháp kế hoạch hoá, tổ chức bồi dưỡng và đào tạo lại cán bộ kế hoạch.

2. Cơ quan kế hoạch cấp Bộ.

a) Nghiên cứu xây dựng chiến lược, phương án phân bố lực lượng sản xuất của ngành trên phạm vi cả nước, xây dựng dự án kế hoạch dài hạn, 5 năm, hàng năm của ngành hay lĩnh vực xuyên suốt cả nước phù hợp với cơ chế quản lý mới của Nhà nước.

b) Tham gia nghiên cứu dự thảo Luật, pháp lệnh và các văn bản pháp quy về các vấn đề thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của ngành hay lĩnh vực.

c) Tổ chức triển khai thực hiện và điều hành, kiểm tra thực hiện kế hoạch của ngành hay lĩnh vực.

d) Tổ chức thẩm tra các dự án đầu tư của ngành hay lĩnh vực và đề xuất ý kiến đối với những dự án đầu tư có liên quan.

3. Uỷ ban kế hoạch tỉnh, thành phố và đặc khu trực thuộc Trung ương.

a) Cụ thể hoá chiến lược kinh tế – xã hội và các phương án phân vùng, phân bố lực lượng sản xuất của cả nước thành phương án của tỉnh cho phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương, tham gia nghiên cứu các chuyên đề kinh tế – xã hội chung của cả nước.

b) Tổ chức xây dựng các dự án kế hoạch 5 năm và hàng năm phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn tỉnh, thành phố bảo đảm các cân đối chủ yếu và thống nhất kế hoạch hiện vật với kế hoạch giá trị (kể cả phần vay nợ và viện trợ của nước ngoài) phù hợp với cơ chế quản lý mới của Nhà nước.

c) Tham gia nghiên cứu, cụ thể hoá các chính sách kinh tế – xã hội của Nhà nước cho phù hợp với địa phương.

d) Theo dõi kiểm tra việc thực hiện kế hoạch, giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh điều hành việc thực hiện các cân đối lớn để bảo đảm thực hiện các mục tiêu kế hoạch của địa phương.

e) Chủ trì tổ chức xét duyệt dự án đầu tư các công trình xây dựng của địa phương và tham gia xét duyệt các công trình cây dựng của Trung ương và các thành phần kinh tế khác trên địa bàn lãnh thổ tỉnh, thành phố, chủ trì xét duyệt và trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố ban hành các định mức kinh tế kỹ thuật theo chế độ được phân cấp.

Chủ nhiệm Uỷ ban kế hoạch Nhà nước hướng dẫn thực hiện các nhiệm vụ đã nêu trên và phối hợp với các Bộ, các địa phương xây dựng điều lệ tổ chức và hoạt động của Uỷ ban kế hoạch Nhà nước và cơ quan kế hoạch các cấp theo hướng tăng cường chất lượng, biên chế gọn nhẹ, giảm bớt đầu mối trung gian, phù hợp với hệ thống quản lý mới để trình Hội đồng Bộ trưởng ban hành, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch đào tạo lại cán bộ cho phù hợp với yêu cầu mới.

Các đồng chí Bộ trưởng các Bộ, Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước, thủ trưởng cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành tốt Chỉ thị này.

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Chỉ thị về những nhiệm vụ chủ yếu của cơ quan kế hoạch Trung ương, tỉnh, thành phố”