Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Chỉ thị về công tác phòng, trừ dịch bệnh

CHỈ THỊ

CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG SỐ 90-CT NGÀY 8-3-1984
VỀ CÔNG TÁC PHÒNG TRỪ DỊCH BỆNH GIA SÚC.

Trong những năm gần đây, do có chính sách khuyến khích chăn nuôi, đàn gia súc trong cả nước bước đầu phát triển tốt, song hàng năm dịch bệnh vẫn còn xảy ra nhiều, một số dịch bệnh có chiều hướng phát triển như dịch tả lợn, nhiệt thán trâu bò, v.v… đã gây nhiều thiệt hại, hạn chế chăn nuôi phát triển. Các cấp, các ngành chưa thực sự coi trọng và chỉ đạo thực hiện tốt công tác thú y, luật lệ dịch tễ chưa được thực hiện nghiêm túc. Tuy ngành thú y rất cố gắng nhưng do tổ chức còn phân tán, kém hiệu lực, cơ sở vật chất kỹ thuật thú y thiếu và không đồng bộ nên không đáp ứng được những đòi hỏi của sản xuất.

Trong những năm tới, chăn nuôi phải được tăng cường phát triển hơn nữa để đáp ứng nhu cầu về thực phẩm cho nhân dân và phân bón cho cây trồng, do đó công tác thú y phải được quan tâm thực hiện một cách đầy đủ và chặt chẽ hơn.

Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng yêu cầu các cấp, các ngành làm tốt những công tác chủ yếu sau đây:

1. Uỷ ban nhân dân và cơ quan nông nghiệp các cấp có trách nhiệm hướng dẫn tất cả những đơn vị và gia đình chăn nuôi thường xuyên thực hiện tốt các biện pháp phòng trừ dịch bệnh gia súc do Bộ Nông nghiệp qui định.

Đối với những bệnh dịch nguy hiểm, hàng năm hay xảy ra như bệnh nhiệt thán, sốt lở mồm, long móng, tụ huyết trùng, dịch tả lợn, lợn đóng dấu, tân thành gà, v.v… phải tiêm phòng đầy đặn và thường xuyên theo qui định, tỷ lệ tiêm phòng phải đạt 100% tổng số gia súc trong diện tiêm.

Bộ Nông nghiệp và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố cần tổ chức tốt công tác kiểm dịch động vật, kiểm soát sát sinh và vệ sinh thực phẩm. Công tác kiểm dịch động vật phải được thực hiện ngay từ nơi thu mua gia súc, cơ sở giết mổ và dự trữ, chế biến sản phẩm chăn nuôi, đồng thời phải thành lập các trạm kiểm dịch động vật trên các trục đường giao thông có vận chuyển gia súc qua lại. Các tỉnh biên giới cần có biện pháp ngăn chặn dịch từ nước ngoài vào.

Tăng cường công tác kiểm soát sát sinh và vệ sinh thực phẩm ở các lò mổ, tiến hành kiểm tra vệ sinh thịt tươi sống của tư nhân bán ở thị trường nhằm bảo vệ sức khoẻ của nhân dân và đề phòng dịch bệnh gia súc lây lan.

Trường hợp có dịch bệnh gia súc xảy ra ở địa phương nào thì Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố phải khẩn trương ra quyết định công bố có dịch, thành lập ban chống dịch và huy động các ngành có liên quan như nông nghiệp, công an, y tế v.v… tập chung lực lượng tiến hành những biện pháp cần áp dụng trong ổ dịch theo đúng Nghị định số 111-CP ngày 23-7-1963 của Hội đồng Chính phủ về điều lệ phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, nhằm dập tắt dịch nhanh chóng, không để dịch lây lan rộng.

Đối với những đơn vị và cá nhân chăn nuôi không thi hành nghiêm chỉnh luật lệ phòng trừ dịch bệnh gia súc, để dịch bệnh phát sinh, lây lan, gây thiệt hại thì phải xử lý thật nghiêm minh theo luật lệ hiện hành, đồng thời phải động viên khen thưởng thích đáng những đơn vị, cá nhân có thành tích trong công tác phòng trừ bệnh dịch gia súc.

2. Để bảo đảm thực hiện tốt những công tác nói trên, phải tổ chức lại hệ thống tổ chức thú y của ngành nông nghiệp theo hướng tập trung, thống nhất từ trung ương đến cơ sở, gắn công tác chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh với công tác nghiên cứu khoa học, sản xuất, cung ứng thuốc và vật tư thú y, khắc phục tình trạng phân tán, kém hiệu lực như hiện nay.

Bộ Nông nghiệp có trách nhiệm hướng dẫn và chỉ đạo Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố nhanh chóng thực hiện bảo hiểm chăn nuôi rộng khắp ở tất cả các địa phương, các hợp tác xã và tập đoàn sản xuất nông nghiệp nhằm hạn chế tiến tới tiêu diệt dịch bệnh gia súc, bảo đảm thích đáng quyền lợi của người chăn nuôi, làm cho họ yên tâm phát triển sản xuất, đồng thời nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ thú y các cấp.

Bảo hiểm chăn nuôi phải có sự hợp đồng và liên đới trách nhiệm từ khâu sản xuất, cung ứng dụng cụ và thuốc thú y của trung ương, tỉnh, huyện đến khâu tiêm phòng, chữa bệnh của màng lưới thú y ở cơ sở và trách nhiệm tuân thủ các biện pháp phòng trừ dịch bệnh của các cơ sở và gia đình chăn nuôi theo điều lệ bảo hiểm chăn nuôi qui định.

Bộ Nông nghiệp sớm trình Hội đồng bộ trưởng phê duyệt hệ thống tổ chức ngành thú y từ trung ương đến cơ sở và điều lệ bảo hiểm chăn nuôi.

3. Bộ Nông nghiệp phải có kế hoạch sản xuất và cung ứng đủ thuốc phòng, thuốc chữa bệnh gia súc và dụng cụ thú y cho các địa phương và các tổ chức bảo hiểm chăn nuôi. Những loại thuốc ta chưa sản xuất được thì trình Nhà nước cho nhập theo kế hoạch hàng năm. Các xí nghiệp thuốc thú y phải sản xuất các loại vắc – xin, thuốc chữa bệnh có hiệu lực cao và cải tiến cách đóng gói thích hợp với yêu cầu của các cơ sở chăn nuôi và nhân dân. Dụng cụ thú y như ống tiêm, kim tiêm gia súc, v.v… hiện nay rất thiếu, Bộ Nông nghiệp cần sớm xây dựng các cơ sở sản xuất dụng cụ thú y để đáp ứng yêu cầu của các địa phương và các tổ chức bảo hiểm chăn nuôi. Tổ chức các cửa hàng bán thuốc và dụng cụ thú y rộng rãi cho các cơ sở và gia đình chăn nuôi.

Uỷ ban kế hoạch Nhà nước, Bộ Tài chính, Bộ vật tư và Bộ Nông nghiệp phải đáp ứng các yêu cầu về vốn, vật tư… của các xí nghiệp thuốc thú y, xí nghiệp sản xuất dụng cụ thú y ở trung ương và các trạm thú y tỉnh để sản xuất đủ thuốc và dụng cụ tiêm phòng.

Ngân hàng Nhà nước cho các công ty vật tư chăn nuôi, thú y, các xí nghiệp thuốc thú y, xí nghiệp dụng cụ thú y, các đơn vị bảo hiểm chăn nuôi vay vốn lưu động để có vật tư và thuốc cần thiết phục vụ cho việc phòng trừ dịch bệnh gia súc.

Các ngành có liên quan khác như Bộ Nội thương, Ngoại thương, Y tế, Nội vụ, Quốc phòng, v.v… cần phối hợp chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp trong việc chỉ đạo thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh gia súc theo chức năng của ngành mình.

Uỷ ban nhân dân các cấp và các ngành phổ biến rộng rãi chỉ thị này đến các đợn vị sản xuất và nhân dân để mọi người nghiêm chỉnh thi hành, bảo đảm chăn nuôi phát triển mạnh mẽ.

Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn trở ngại thì Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố báo cáo kịp thời về Hội đồng Bộ trưởng và Bộ Nông nghiệp.

Hàng tháng Bộ Nông nghiệp có trách nhiệm tổng hợp tình hình và kết quả công tác phòng trừ dịch bệnh gia súc báo cáo Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.

Thuộc tính văn bản
Chỉ thị về công tác phòng, trừ dịch bệnh
Cơ quan ban hành: Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Số công báo: Đang cập nhật
Số hiệu: 90-CT Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Chỉ thị Người ký: Tố Hữu
Ngày ban hành: 08/03/1984 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đang cập nhật Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực:
Tóm tắt văn bản
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

CHỈ THỊ

CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG SỐ 90-CT NGÀY 8-3-1984
VỀ CÔNG TÁC PHÒNG TRỪ DỊCH BỆNH GIA SÚC.

Trong những năm gần đây, do có chính sách khuyến khích chăn nuôi, đàn gia súc trong cả nước bước đầu phát triển tốt, song hàng năm dịch bệnh vẫn còn xảy ra nhiều, một số dịch bệnh có chiều hướng phát triển như dịch tả lợn, nhiệt thán trâu bò, v.v… đã gây nhiều thiệt hại, hạn chế chăn nuôi phát triển. Các cấp, các ngành chưa thực sự coi trọng và chỉ đạo thực hiện tốt công tác thú y, luật lệ dịch tễ chưa được thực hiện nghiêm túc. Tuy ngành thú y rất cố gắng nhưng do tổ chức còn phân tán, kém hiệu lực, cơ sở vật chất kỹ thuật thú y thiếu và không đồng bộ nên không đáp ứng được những đòi hỏi của sản xuất.

Trong những năm tới, chăn nuôi phải được tăng cường phát triển hơn nữa để đáp ứng nhu cầu về thực phẩm cho nhân dân và phân bón cho cây trồng, do đó công tác thú y phải được quan tâm thực hiện một cách đầy đủ và chặt chẽ hơn.

Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng yêu cầu các cấp, các ngành làm tốt những công tác chủ yếu sau đây:

1. Uỷ ban nhân dân và cơ quan nông nghiệp các cấp có trách nhiệm hướng dẫn tất cả những đơn vị và gia đình chăn nuôi thường xuyên thực hiện tốt các biện pháp phòng trừ dịch bệnh gia súc do Bộ Nông nghiệp qui định.

Đối với những bệnh dịch nguy hiểm, hàng năm hay xảy ra như bệnh nhiệt thán, sốt lở mồm, long móng, tụ huyết trùng, dịch tả lợn, lợn đóng dấu, tân thành gà, v.v… phải tiêm phòng đầy đặn và thường xuyên theo qui định, tỷ lệ tiêm phòng phải đạt 100% tổng số gia súc trong diện tiêm.

Bộ Nông nghiệp và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố cần tổ chức tốt công tác kiểm dịch động vật, kiểm soát sát sinh và vệ sinh thực phẩm. Công tác kiểm dịch động vật phải được thực hiện ngay từ nơi thu mua gia súc, cơ sở giết mổ và dự trữ, chế biến sản phẩm chăn nuôi, đồng thời phải thành lập các trạm kiểm dịch động vật trên các trục đường giao thông có vận chuyển gia súc qua lại. Các tỉnh biên giới cần có biện pháp ngăn chặn dịch từ nước ngoài vào.

Tăng cường công tác kiểm soát sát sinh và vệ sinh thực phẩm ở các lò mổ, tiến hành kiểm tra vệ sinh thịt tươi sống của tư nhân bán ở thị trường nhằm bảo vệ sức khoẻ của nhân dân và đề phòng dịch bệnh gia súc lây lan.

Trường hợp có dịch bệnh gia súc xảy ra ở địa phương nào thì Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố phải khẩn trương ra quyết định công bố có dịch, thành lập ban chống dịch và huy động các ngành có liên quan như nông nghiệp, công an, y tế v.v… tập chung lực lượng tiến hành những biện pháp cần áp dụng trong ổ dịch theo đúng Nghị định số 111-CP ngày 23-7-1963 của Hội đồng Chính phủ về điều lệ phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, nhằm dập tắt dịch nhanh chóng, không để dịch lây lan rộng.

Đối với những đơn vị và cá nhân chăn nuôi không thi hành nghiêm chỉnh luật lệ phòng trừ dịch bệnh gia súc, để dịch bệnh phát sinh, lây lan, gây thiệt hại thì phải xử lý thật nghiêm minh theo luật lệ hiện hành, đồng thời phải động viên khen thưởng thích đáng những đơn vị, cá nhân có thành tích trong công tác phòng trừ bệnh dịch gia súc.

2. Để bảo đảm thực hiện tốt những công tác nói trên, phải tổ chức lại hệ thống tổ chức thú y của ngành nông nghiệp theo hướng tập trung, thống nhất từ trung ương đến cơ sở, gắn công tác chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh với công tác nghiên cứu khoa học, sản xuất, cung ứng thuốc và vật tư thú y, khắc phục tình trạng phân tán, kém hiệu lực như hiện nay.

Bộ Nông nghiệp có trách nhiệm hướng dẫn và chỉ đạo Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố nhanh chóng thực hiện bảo hiểm chăn nuôi rộng khắp ở tất cả các địa phương, các hợp tác xã và tập đoàn sản xuất nông nghiệp nhằm hạn chế tiến tới tiêu diệt dịch bệnh gia súc, bảo đảm thích đáng quyền lợi của người chăn nuôi, làm cho họ yên tâm phát triển sản xuất, đồng thời nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ thú y các cấp.

Bảo hiểm chăn nuôi phải có sự hợp đồng và liên đới trách nhiệm từ khâu sản xuất, cung ứng dụng cụ và thuốc thú y của trung ương, tỉnh, huyện đến khâu tiêm phòng, chữa bệnh của màng lưới thú y ở cơ sở và trách nhiệm tuân thủ các biện pháp phòng trừ dịch bệnh của các cơ sở và gia đình chăn nuôi theo điều lệ bảo hiểm chăn nuôi qui định.

Bộ Nông nghiệp sớm trình Hội đồng bộ trưởng phê duyệt hệ thống tổ chức ngành thú y từ trung ương đến cơ sở và điều lệ bảo hiểm chăn nuôi.

3. Bộ Nông nghiệp phải có kế hoạch sản xuất và cung ứng đủ thuốc phòng, thuốc chữa bệnh gia súc và dụng cụ thú y cho các địa phương và các tổ chức bảo hiểm chăn nuôi. Những loại thuốc ta chưa sản xuất được thì trình Nhà nước cho nhập theo kế hoạch hàng năm. Các xí nghiệp thuốc thú y phải sản xuất các loại vắc – xin, thuốc chữa bệnh có hiệu lực cao và cải tiến cách đóng gói thích hợp với yêu cầu của các cơ sở chăn nuôi và nhân dân. Dụng cụ thú y như ống tiêm, kim tiêm gia súc, v.v… hiện nay rất thiếu, Bộ Nông nghiệp cần sớm xây dựng các cơ sở sản xuất dụng cụ thú y để đáp ứng yêu cầu của các địa phương và các tổ chức bảo hiểm chăn nuôi. Tổ chức các cửa hàng bán thuốc và dụng cụ thú y rộng rãi cho các cơ sở và gia đình chăn nuôi.

Uỷ ban kế hoạch Nhà nước, Bộ Tài chính, Bộ vật tư và Bộ Nông nghiệp phải đáp ứng các yêu cầu về vốn, vật tư… của các xí nghiệp thuốc thú y, xí nghiệp sản xuất dụng cụ thú y ở trung ương và các trạm thú y tỉnh để sản xuất đủ thuốc và dụng cụ tiêm phòng.

Ngân hàng Nhà nước cho các công ty vật tư chăn nuôi, thú y, các xí nghiệp thuốc thú y, xí nghiệp dụng cụ thú y, các đơn vị bảo hiểm chăn nuôi vay vốn lưu động để có vật tư và thuốc cần thiết phục vụ cho việc phòng trừ dịch bệnh gia súc.

Các ngành có liên quan khác như Bộ Nội thương, Ngoại thương, Y tế, Nội vụ, Quốc phòng, v.v… cần phối hợp chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp trong việc chỉ đạo thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh gia súc theo chức năng của ngành mình.

Uỷ ban nhân dân các cấp và các ngành phổ biến rộng rãi chỉ thị này đến các đợn vị sản xuất và nhân dân để mọi người nghiêm chỉnh thi hành, bảo đảm chăn nuôi phát triển mạnh mẽ.

Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn trở ngại thì Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố báo cáo kịp thời về Hội đồng Bộ trưởng và Bộ Nông nghiệp.

Hàng tháng Bộ Nông nghiệp có trách nhiệm tổng hợp tình hình và kết quả công tác phòng trừ dịch bệnh gia súc báo cáo Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Chỉ thị về công tác phòng, trừ dịch bệnh”