Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ số 251-TTg ngày 20/08/1980 về việc tăng cường công tác bảo vệ trật tự an toàn trên các tuyến đường sắt.

CHỈ THỊ

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 251 – TTG NGÀY 20 THÁNG 8
NĂM 1980 VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC BẢO VỆ
TRẬT TỰ AN TOÀN TRÊN CÁC TUYẾN ĐƯỜNG SẮT

Đường sắt là một ngành vận tải rất quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Trong những năm qua, ngành đường sắt đã có nhiều cố gắng phục vụ các ngành kinh tế cũng như phục vụ quốc phòng. Tuy nhiên, công tác bảo vệ đường sắt còn nhiều thiết sót, trong thời gian gần đây, tình hình trật tự an toàn trên các tuyến đường sắt ngày càng kém và có lúc nghiêm trọng; việc chấp hành các chế độ, nội quy đường sắt bị buông lỏng, các hiện tượng tiêu cực phát triển, gây ra nhiều thiệt hại về toa xe, đầu máy, hàng hoá; nạn buôn lậu, cướp giật hoành hành trên các đoàn tàu. Tình hình nói trên đòi hỏi phải kiên quyết thi hành các biện pháp có hiệu lực để tăng cường quản lý và bảo vệ trật tự, an toàn trên các tuyến đường sắt.

Để nhanh chóng đưa công tác bảo vệ trật tự an toàn trong ngành đường sắt đi vào nền nếp, Thủ tướng Chính phủ giao trách nhiệm cho các ngành, các cấp thi hành ngay các biện pháp sau đây:

1. Bộ giao thông vận tải (cụ thể là Tổng cục đường sắt) có trách nhiệm:

– Quán triệt và thực hiện nghiêm chỉnh chỉ thị 81 của Ban bí thư về chống tiêu cực và nghị định số 217 – CP của Hội đồng Chính phủ về bốn chế độ để đưa việc chấp hành các chế độ, thể lệ, quy trình, quy tắc của ngành đường sắt đi vào nền nếp; tàu chạy đúng giờ, đậu đúng ga; thực hiện đúng quy trình, quy phạm kỹ thuật an toàn chạy tàu; bảo vệ tốt tài sản xã hội chủ nghĩa; bảo đảm tính mạng và tài sản của hành khách đi tàu. Xử lý nghiêm túc và kịp thời các vụ sai phạm chế độ và quy tắc quản lý đường sắt,

không kể là sai phạm lớn hay nhỏ.

– Tích cực xây dựng các ga của mỗi tỉnh và thành phố, bảo đảm cho các khu vực ga đều có hàng rào để kiểm soát giấy tờ, vé và hàng hoá ra vào sân ga. Cải tiến phương thức bán vé cho thuận tiện, tránh phiền hà cho hành khách. Vé bán cho hành khác đi tàu phải theo định lượng chỗ ngồi của tàu. Kiên quyết chấm dứt nạn vé chợ đen; ga nào có hiện tượng bán vé chợ đến thì trưởng ga đó phải chịu trách nhiệm. Bất cứ ai bán vé chợ đen đều phải xử lý theo pháp luật; hành khách chấp hành đúng nội quy, bảo đảm trật tự, an toàn trên tàu. Các toa hành khác nhất thiết phải có đèn khi chạy đêm, có loa phóng thanh để điều khiển công việc trên tàu.

– Hiệp đồng cộng tác chặt chẽ và thường xuyên giữa ngành đường sắt, nhất là các đơn vị nhà ga và các địa phương có đường sắt chạy qua. Các đơn vị của đường sắt đóng trên lãnh thổ địa phương nào phải chịu sự chỉ đạo của chính quyền địa phương đó về các mặt công tác bảo vệ trị an, tổ chức đời sống và chịu sự kiểm tra về thực hịn chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

– Rà soát lại đội ngũ cán bộ, công nhân, viên chức, kiên quyết loại bỏ, klthay thế ngay những người đã phạm những sai lầm, khuyết điểm nghiêm trọng về chính trị, đạo đức (kém tinh thần trách nhiệm và cảnh giác cách mạng, kém y thức tổ chức và kỷ luật, tham ô, hối lộ…) hiện đang nắm giữ các cương vị lãnh đạo, các bộ phận thiết yếu, quan trọng.

– Chấn chỉnh công tác và tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên, thường xuyên giáo dục nâng cao giác ngộ chính trị, tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức và kỷ luật, phẩm chất đạo đức cách mạng cho cán bộ, công nhân, viên chức; nâng cao cảnh giác cách mạng, đấu tranh chống các hoạt động tình báo và chiến tranh tâm chuyển trên tàu, v.v…; đồng thời hết sức chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, công nhân, viên chức.

2. Bộ Nội vụ có trách nhiệm:

– Tăng cường chỉ đạo để xây dựng công an đường sắt thành một lực lượng trong sạch, vững mạnh, có năng lực làm tốt chức trách làm nòng cốt trong công tác bảo vệ đường sắt.

– Phối hợp với Tổng cục đường sát tổ chức lực lượng bảo vệ trong công nhân, viên chức đường sắt, có kế hoạch toàn diện chống âm mưu và hoạt động của bọn phản cách mạng và các bọn tội phạm khác, nhằm giữ gìn an ninh, trật tự và an toàn trong ngành đường sắt.

– Chỉ đạo các Sở, Ty công an phối hợp chặt chẽ các lực lượng công an với quân đội và ngành đường sắt để làm tốt nhiệm vụ bảo vệ trật tự, an toàn ở các ga và trên tàu, tổ chức chiến dịch truy bắt bọn phá hoại, bọn cướp, bọn buôn lậu, bọn an cắp tài sản của Nhà nước và của hành khách.

– Tăng cường lực lượng công an đường sắt đi làm nhiệm vụ trên các đoàn tàu và ở các ga khi cần thiết để giữ gìn trật tự an ninh.

3. Bộ quốc phòng có trách nhiệm:

Chỉ đạo các cơ quan quân sự địa phương phối hợp với công an địa phương và ngành đường sắt tổ chức những chiến dịch thống nhất trên các vùng xung yếu và trên những chuyến tàu đặc biệt để truy bắt bọn phá hoại, bọn cướp, bọn buôn lậu, bọn ăn cắp tài sản của Nhà nước và của hành khách.

Trong những trường hợp cần thiết, bố trí lực lượng quân đội cùng với cán bộ công nhân, viên chức đường sắt và các lực lượng công an, thuế vụ giữ gìn trật tự an ninh ở các ga và trên các chuyến tàu. Các lực lượng dân quân, tự vệ địa phương và quân đội đóng gần đường sắt có nhiệm vụ tham gia công tác tuần tra canh gác bảo vệ đường sắt. Mọi quân nhân khi đi tàu phải gương mẫu tuân thủ nội quy của đường sắt, giữ gìn phẩm chất cách mạng và phát huy ý thức bảo vệ trật tự an ninh chung.

4. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố có đường sắt chạy qua có trách nhiệm:

– Tổ chức bảo vệ tốt các đoạn đường sắt chạy qua địa phương mình, phát hiện và giải quyết kịp thời các sự cố xảy ra trên đường sắt.

– Xây dựng phòng trào bảo vệ an ninh Tổ quốc vững mạnh, giáo dục nhân dân ở các xã ven đường sắt về tinh thần cảnh giác cách mạng, về công tác bảo vệ trật tự an toàn đường sắt để mọi người hiểu biết và chấp hành, đồng thời đấu tranh phát hiện và ngăn ngừa các vụ vi phạm. Thực hiện các biện pháp hành chính cần thiết như tập trung giáo dục cải tạo, cấm cư trú, đưa đi lao động bắt buộc, v.v… các đối tượng có thể gây mất an toàn cho ngành đường sắt.

– Chọn lọc người tin cậy, tổ chức lực lượng tuần tra canh gác đường sắt, chú trọng bảo vệ các cầu, các đường hầm, các đoạn đường xung yếu. Các khoản chi phí về phương tiện hoạt động và bồi dưỡng các lực lượng nói trên do ngành đường sắt đài thọ.

– Giúp đỡ ngành đường sắt xây dựng, củng cố các ga quan trọng trong địa phương như rào khu vực ga, tổ chức việc bán vé, quét bọn mua bán vé chợ đen, giữ gìn trật tự vệ sinh ở các ga, sắp xếp lại và quản lý những tư nhân được kinh doanh phục vụ hành khách…

– Tổ chức và chỉ đạo các chiến dịch truy quét bọn lưu manh, trộm cướp, buôn lậu, bọn mua bán vé chợ đen ở các gá, trên tàu và xử lý những việc xảy ra có liên quan đến việc bảo vệ đường sắt. Ban chỉ đạo chiến dịch gồm đại diện Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố, Sở, Ty công an, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố, dơn vị của đường sắt đóng tại địa phương, đặt dưới sự chỉ đạo thống nhất của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố.

– Củng cố tổ chức chính quyền, đoàn thể vững mạnh về mọi mặt ở các xã, phường, tiều khu dân cư ven đường sắt, xung quanh các ga.

Việc bảo vệ trật tự và an toàn đường sắt lúc này đang làm nhiệm vụ cấp bách, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ giao thông vận tải (Tổng cục đường sắt), Bộ Nội vụ, Bộ quốc phòng và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố có đường sắt chạy qua, tổ chức phối hợp chặt chẽ để thực hiện chu đáo chỉ thị này. Cố gắng phấn đấu để từ nay đến ngày Quốc khánh 2 – 9 cơ bản chấm dứt được tình trạng mất trật tự ở các ga và trên tàu; tàu đi đúng giờ, đậu đúng ga, tạo đà cho viện đưa hoạt động của các ngành đường sắt đi vào nền nếp.

Thuộc tính văn bản
Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ số 251-TTg ngày 20/08/1980 về việc tăng cường công tác bảo vệ trật tự an toàn trên các tuyến đường sắt.
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ Số công báo: Đang cập nhật
Số hiệu: 251-TTg Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Chỉ thị Người ký: Tố Hữu
Ngày ban hành: 20/08/1980 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực:
Tóm tắt văn bản
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

CHỈ THỊ

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 251 – TTG NGÀY 20 THÁNG 8
NĂM 1980 VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC BẢO VỆ
TRẬT TỰ AN TOÀN TRÊN CÁC TUYẾN ĐƯỜNG SẮT

Đường sắt là một ngành vận tải rất quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Trong những năm qua, ngành đường sắt đã có nhiều cố gắng phục vụ các ngành kinh tế cũng như phục vụ quốc phòng. Tuy nhiên, công tác bảo vệ đường sắt còn nhiều thiết sót, trong thời gian gần đây, tình hình trật tự an toàn trên các tuyến đường sắt ngày càng kém và có lúc nghiêm trọng; việc chấp hành các chế độ, nội quy đường sắt bị buông lỏng, các hiện tượng tiêu cực phát triển, gây ra nhiều thiệt hại về toa xe, đầu máy, hàng hoá; nạn buôn lậu, cướp giật hoành hành trên các đoàn tàu. Tình hình nói trên đòi hỏi phải kiên quyết thi hành các biện pháp có hiệu lực để tăng cường quản lý và bảo vệ trật tự, an toàn trên các tuyến đường sắt.

Để nhanh chóng đưa công tác bảo vệ trật tự an toàn trong ngành đường sắt đi vào nền nếp, Thủ tướng Chính phủ giao trách nhiệm cho các ngành, các cấp thi hành ngay các biện pháp sau đây:

1. Bộ giao thông vận tải (cụ thể là Tổng cục đường sắt) có trách nhiệm:

– Quán triệt và thực hiện nghiêm chỉnh chỉ thị 81 của Ban bí thư về chống tiêu cực và nghị định số 217 – CP của Hội đồng Chính phủ về bốn chế độ để đưa việc chấp hành các chế độ, thể lệ, quy trình, quy tắc của ngành đường sắt đi vào nền nếp; tàu chạy đúng giờ, đậu đúng ga; thực hiện đúng quy trình, quy phạm kỹ thuật an toàn chạy tàu; bảo vệ tốt tài sản xã hội chủ nghĩa; bảo đảm tính mạng và tài sản của hành khách đi tàu. Xử lý nghiêm túc và kịp thời các vụ sai phạm chế độ và quy tắc quản lý đường sắt,

không kể là sai phạm lớn hay nhỏ.

– Tích cực xây dựng các ga của mỗi tỉnh và thành phố, bảo đảm cho các khu vực ga đều có hàng rào để kiểm soát giấy tờ, vé và hàng hoá ra vào sân ga. Cải tiến phương thức bán vé cho thuận tiện, tránh phiền hà cho hành khách. Vé bán cho hành khác đi tàu phải theo định lượng chỗ ngồi của tàu. Kiên quyết chấm dứt nạn vé chợ đen; ga nào có hiện tượng bán vé chợ đến thì trưởng ga đó phải chịu trách nhiệm. Bất cứ ai bán vé chợ đen đều phải xử lý theo pháp luật; hành khách chấp hành đúng nội quy, bảo đảm trật tự, an toàn trên tàu. Các toa hành khác nhất thiết phải có đèn khi chạy đêm, có loa phóng thanh để điều khiển công việc trên tàu.

– Hiệp đồng cộng tác chặt chẽ và thường xuyên giữa ngành đường sắt, nhất là các đơn vị nhà ga và các địa phương có đường sắt chạy qua. Các đơn vị của đường sắt đóng trên lãnh thổ địa phương nào phải chịu sự chỉ đạo của chính quyền địa phương đó về các mặt công tác bảo vệ trị an, tổ chức đời sống và chịu sự kiểm tra về thực hịn chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

– Rà soát lại đội ngũ cán bộ, công nhân, viên chức, kiên quyết loại bỏ, klthay thế ngay những người đã phạm những sai lầm, khuyết điểm nghiêm trọng về chính trị, đạo đức (kém tinh thần trách nhiệm và cảnh giác cách mạng, kém y thức tổ chức và kỷ luật, tham ô, hối lộ…) hiện đang nắm giữ các cương vị lãnh đạo, các bộ phận thiết yếu, quan trọng.

– Chấn chỉnh công tác và tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên, thường xuyên giáo dục nâng cao giác ngộ chính trị, tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức và kỷ luật, phẩm chất đạo đức cách mạng cho cán bộ, công nhân, viên chức; nâng cao cảnh giác cách mạng, đấu tranh chống các hoạt động tình báo và chiến tranh tâm chuyển trên tàu, v.v…; đồng thời hết sức chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, công nhân, viên chức.

2. Bộ Nội vụ có trách nhiệm:

– Tăng cường chỉ đạo để xây dựng công an đường sắt thành một lực lượng trong sạch, vững mạnh, có năng lực làm tốt chức trách làm nòng cốt trong công tác bảo vệ đường sắt.

– Phối hợp với Tổng cục đường sát tổ chức lực lượng bảo vệ trong công nhân, viên chức đường sắt, có kế hoạch toàn diện chống âm mưu và hoạt động của bọn phản cách mạng và các bọn tội phạm khác, nhằm giữ gìn an ninh, trật tự và an toàn trong ngành đường sắt.

– Chỉ đạo các Sở, Ty công an phối hợp chặt chẽ các lực lượng công an với quân đội và ngành đường sắt để làm tốt nhiệm vụ bảo vệ trật tự, an toàn ở các ga và trên tàu, tổ chức chiến dịch truy bắt bọn phá hoại, bọn cướp, bọn buôn lậu, bọn an cắp tài sản của Nhà nước và của hành khách.

– Tăng cường lực lượng công an đường sắt đi làm nhiệm vụ trên các đoàn tàu và ở các ga khi cần thiết để giữ gìn trật tự an ninh.

3. Bộ quốc phòng có trách nhiệm:

Chỉ đạo các cơ quan quân sự địa phương phối hợp với công an địa phương và ngành đường sắt tổ chức những chiến dịch thống nhất trên các vùng xung yếu và trên những chuyến tàu đặc biệt để truy bắt bọn phá hoại, bọn cướp, bọn buôn lậu, bọn ăn cắp tài sản của Nhà nước và của hành khách.

Trong những trường hợp cần thiết, bố trí lực lượng quân đội cùng với cán bộ công nhân, viên chức đường sắt và các lực lượng công an, thuế vụ giữ gìn trật tự an ninh ở các ga và trên các chuyến tàu. Các lực lượng dân quân, tự vệ địa phương và quân đội đóng gần đường sắt có nhiệm vụ tham gia công tác tuần tra canh gác bảo vệ đường sắt. Mọi quân nhân khi đi tàu phải gương mẫu tuân thủ nội quy của đường sắt, giữ gìn phẩm chất cách mạng và phát huy ý thức bảo vệ trật tự an ninh chung.

4. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố có đường sắt chạy qua có trách nhiệm:

– Tổ chức bảo vệ tốt các đoạn đường sắt chạy qua địa phương mình, phát hiện và giải quyết kịp thời các sự cố xảy ra trên đường sắt.

– Xây dựng phòng trào bảo vệ an ninh Tổ quốc vững mạnh, giáo dục nhân dân ở các xã ven đường sắt về tinh thần cảnh giác cách mạng, về công tác bảo vệ trật tự an toàn đường sắt để mọi người hiểu biết và chấp hành, đồng thời đấu tranh phát hiện và ngăn ngừa các vụ vi phạm. Thực hiện các biện pháp hành chính cần thiết như tập trung giáo dục cải tạo, cấm cư trú, đưa đi lao động bắt buộc, v.v… các đối tượng có thể gây mất an toàn cho ngành đường sắt.

– Chọn lọc người tin cậy, tổ chức lực lượng tuần tra canh gác đường sắt, chú trọng bảo vệ các cầu, các đường hầm, các đoạn đường xung yếu. Các khoản chi phí về phương tiện hoạt động và bồi dưỡng các lực lượng nói trên do ngành đường sắt đài thọ.

– Giúp đỡ ngành đường sắt xây dựng, củng cố các ga quan trọng trong địa phương như rào khu vực ga, tổ chức việc bán vé, quét bọn mua bán vé chợ đen, giữ gìn trật tự vệ sinh ở các ga, sắp xếp lại và quản lý những tư nhân được kinh doanh phục vụ hành khách…

– Tổ chức và chỉ đạo các chiến dịch truy quét bọn lưu manh, trộm cướp, buôn lậu, bọn mua bán vé chợ đen ở các gá, trên tàu và xử lý những việc xảy ra có liên quan đến việc bảo vệ đường sắt. Ban chỉ đạo chiến dịch gồm đại diện Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố, Sở, Ty công an, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố, dơn vị của đường sắt đóng tại địa phương, đặt dưới sự chỉ đạo thống nhất của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố.

– Củng cố tổ chức chính quyền, đoàn thể vững mạnh về mọi mặt ở các xã, phường, tiều khu dân cư ven đường sắt, xung quanh các ga.

Việc bảo vệ trật tự và an toàn đường sắt lúc này đang làm nhiệm vụ cấp bách, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ giao thông vận tải (Tổng cục đường sắt), Bộ Nội vụ, Bộ quốc phòng và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố có đường sắt chạy qua, tổ chức phối hợp chặt chẽ để thực hiện chu đáo chỉ thị này. Cố gắng phấn đấu để từ nay đến ngày Quốc khánh 2 – 9 cơ bản chấm dứt được tình trạng mất trật tự ở các ga và trên tàu; tàu đi đúng giờ, đậu đúng ga, tạo đà cho viện đưa hoạt động của các ngành đường sắt đi vào nền nếp.

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ số 251-TTg ngày 20/08/1980 về việc tăng cường công tác bảo vệ trật tự an toàn trên các tuyến đường sắt.”