Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Chỉ thị 43/1998/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc đề phòng, xử lý và khắc phục ảnh hưởng Sự cố năm 2000 trong các lĩnh vực có sử dụng công nghệ thông tin

CHỈ THỊ

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 43/1998/CT-TTG
NGÀY 31 THÁNG 12 NĂM 1998 VỀ VIỆC ĐỀ PHÒNG, XỬ LÝ VÀ
KHẮC PHỤC ẢNH HƯỞNG "SỰ CỐ NĂM 2000" TRONG CÁC LĨNH VỰC CÓ SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Vào thời điểm bước sang năm 2000, trong các lĩnh vực có sử dụng công nghệ thông tin (CNTT)nếu không có các biện pháp xử lý kịp thời, sẽ xảy rasự cố gọi là ”Sự cố năm 2000”.

”Sự cố năm 2000” phát sinh do các hệ thống máy tính và điều khiển điện tử có xử lý dữ liệu ngày, tháng, năm nhưng có cấu trúc không tính tới đặc điểm chuyển đổi thời gian sang năm 2000, sẽ vận hành không đúng khi chuyển sang năm 2000. Điều đó có thể dẫn đến những sai lầm trong tính toán và điều khiển, do đó có thể gây ra những thiệt hại to lớn chưa thể lường trước được trong các hoạt động điều hành, quản lý, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, an ninh, quốc phòng và phát triển kinh tế xã hội.

Đây là vấn đề mang tính chất toàn cầu mà các quốc gia sẽ phải đối mặt. Do vậy, ngay từ đầu nhữngnăm 90, Chính phủ nhiều nước đã coi việc xây dựng và thực hiện các chương trình hành động nhằm đề phòng, ngăn ngừa, xử lý và khắc phục hậu quả của ”Sự cố năm 2000” là một trong những nhiệm vụ quan trọng, phải hoàn thành trước cuối năm 1999.

Việt Nam, tuy các hệ thống máy tính và các thiết bị điều khiển điện tử có xử lý dữ liệu ngày, tháng, năm được sử dụng chưa phổ biến như nhiều nước, nhưng đã bắt đầu được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực quan trọng của đất nước. Do đó,”Sự cố năm 2000” có thể gây nên các tổn thất chưa lường hết được. Vì vậy, cần phải có nhận thức nghiêm túc và có các giải pháp cần thiết để phòng ngừa, hạn chế, xử lý và khắc phục kịp thời các ảnh hưởng bất lợi có thể có do “Sự cố năm 2000” gây ra.

Căn cứ vào tính chất quan trọng và cấp bách của nhiệm vụ đặt ra, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương và các đơn vị có sử dụng hệ thống máy tính và các thiết bị điều khiển điện tử:

1. Chủ động và phối hợp chặt chẽ với Ban Chỉ đạo khắc phục ”Sự cốnăm 2000” trong các hoạt động sau đây:

a) Tổchức điều tra, xác định mức độ ảnh hưởng có thể bị bởi ”Sự cố năm 2000” của hệ thống máy tính và các thiết bị điều khiển điện tử cóxử lý dữ liệu ngày, tháng, năm của đơn vị mình.

b) Nghiên cứu, đánh giá các ảnh hưởng có thể có của ”Sự cố năm 2000” tới các lĩnh vựckinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng, quan hệ quốc tế… trong phạm vi quản lý của đơn vị mình.

c) Xây dựng phương án và triển khai thực hiện các giải pháp đề phòng, xử lý và khắc phục ảnh hưởng ”Sự cố năm 2000” của đơn vị mình. Cần hoàn thành việc xử lý trước cuối tháng 10 năm 1999.

d) Báo cáo định kỳ Ban Chỉ đạo khắc phục ”Sự cố năm 2000” về tình hình, tiến độ các hoạt động xử lý, khắc phục sự cố và những kiến nghị các biện pháp cần đến sự điều phối chung, các yêu cầu vượt quá khả năng, thẩm quyền giải quyết của đơn vị mình.

2. Ban Chỉ đạo khắc phục ”Sự cố năm 2000” có trách nhiệm điều phối chung các hoạt động liên quan đến vấn đề”Sự cố năm 2000” của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các địa phương và các đơn vị; báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình, khả năng ảnh hưởng của ”Sự cố năm 2000” ở Việt Nam và các thiệt hại có thể có; chỉ đạo tổ chức nghiên cứu, phổ biến, hướng dẫn triển khai thực hiện các biện pháp đề phòng, xử lý và khắc phục ảnh hưởng của ”Sự cố năm 2000”. Cần tranh thủ sự giúp đỡ và hợp tác quốc tế về khắc phục ”Sự cố năm 2000”.

Trước mắt, Ban chỉ đạo khắc phục “Sự cố năm 2000 cần hướng dẫn các đơn vị, cơ quan, doanh nghiệp trong việc trang bị mới các loại máy móc, thiết bị công nghệ thông tin và các sản phẩm phần mềm phải có kèm các giải pháp để không bị ảnh hưởng của ”Sự cố năm 2000”.

3. Trưởng Ban Chỉ đạo khắc phục ”Sự cố năm 2000”, các Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Chỉ thị này.

Chỉ thị này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Thuộc tính văn bản
Chỉ thị 43/1998/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc đề phòng, xử lý và khắc phục ảnh hưởng “Sự cố năm 2000” trong các lĩnh vực có sử dụng công nghệ thông tin
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 43/1998/CT-TTg Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Chỉ thị Người ký: Phạm Gia Khiêm
Ngày ban hành: 31/12/1998 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Khoa học-Công nghệ
Tóm tắt văn bản
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

CHỈ THỊ

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 43/1998/CT-TTG
NGÀY 31 THÁNG 12 NĂM 1998 VỀ VIỆC ĐỀ PHÒNG, XỬ LÝ VÀ
KHẮC PHỤC ẢNH HƯỞNG "SỰ CỐ NĂM 2000" TRONG CÁC LĨNH VỰC CÓ SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Vào thời điểm bước sang năm 2000, trong các lĩnh vực có sử dụng công nghệ thông tin (CNTT)nếu không có các biện pháp xử lý kịp thời, sẽ xảy rasự cố gọi là ”Sự cố năm 2000”.

”Sự cố năm 2000” phát sinh do các hệ thống máy tính và điều khiển điện tử có xử lý dữ liệu ngày, tháng, năm nhưng có cấu trúc không tính tới đặc điểm chuyển đổi thời gian sang năm 2000, sẽ vận hành không đúng khi chuyển sang năm 2000. Điều đó có thể dẫn đến những sai lầm trong tính toán và điều khiển, do đó có thể gây ra những thiệt hại to lớn chưa thể lường trước được trong các hoạt động điều hành, quản lý, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, an ninh, quốc phòng và phát triển kinh tế xã hội.

Đây là vấn đề mang tính chất toàn cầu mà các quốc gia sẽ phải đối mặt. Do vậy, ngay từ đầu nhữngnăm 90, Chính phủ nhiều nước đã coi việc xây dựng và thực hiện các chương trình hành động nhằm đề phòng, ngăn ngừa, xử lý và khắc phục hậu quả của ”Sự cố năm 2000” là một trong những nhiệm vụ quan trọng, phải hoàn thành trước cuối năm 1999.

Việt Nam, tuy các hệ thống máy tính và các thiết bị điều khiển điện tử có xử lý dữ liệu ngày, tháng, năm được sử dụng chưa phổ biến như nhiều nước, nhưng đã bắt đầu được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực quan trọng của đất nước. Do đó,”Sự cố năm 2000” có thể gây nên các tổn thất chưa lường hết được. Vì vậy, cần phải có nhận thức nghiêm túc và có các giải pháp cần thiết để phòng ngừa, hạn chế, xử lý và khắc phục kịp thời các ảnh hưởng bất lợi có thể có do “Sự cố năm 2000” gây ra.

Căn cứ vào tính chất quan trọng và cấp bách của nhiệm vụ đặt ra, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương và các đơn vị có sử dụng hệ thống máy tính và các thiết bị điều khiển điện tử:

1. Chủ động và phối hợp chặt chẽ với Ban Chỉ đạo khắc phục ”Sự cốnăm 2000” trong các hoạt động sau đây:

a) Tổchức điều tra, xác định mức độ ảnh hưởng có thể bị bởi ”Sự cố năm 2000” của hệ thống máy tính và các thiết bị điều khiển điện tử cóxử lý dữ liệu ngày, tháng, năm của đơn vị mình.

b) Nghiên cứu, đánh giá các ảnh hưởng có thể có của ”Sự cố năm 2000” tới các lĩnh vựckinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng, quan hệ quốc tế… trong phạm vi quản lý của đơn vị mình.

c) Xây dựng phương án và triển khai thực hiện các giải pháp đề phòng, xử lý và khắc phục ảnh hưởng ”Sự cố năm 2000” của đơn vị mình. Cần hoàn thành việc xử lý trước cuối tháng 10 năm 1999.

d) Báo cáo định kỳ Ban Chỉ đạo khắc phục ”Sự cố năm 2000” về tình hình, tiến độ các hoạt động xử lý, khắc phục sự cố và những kiến nghị các biện pháp cần đến sự điều phối chung, các yêu cầu vượt quá khả năng, thẩm quyền giải quyết của đơn vị mình.

2. Ban Chỉ đạo khắc phục ”Sự cố năm 2000” có trách nhiệm điều phối chung các hoạt động liên quan đến vấn đề”Sự cố năm 2000” của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các địa phương và các đơn vị; báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình, khả năng ảnh hưởng của ”Sự cố năm 2000” ở Việt Nam và các thiệt hại có thể có; chỉ đạo tổ chức nghiên cứu, phổ biến, hướng dẫn triển khai thực hiện các biện pháp đề phòng, xử lý và khắc phục ảnh hưởng của ”Sự cố năm 2000”. Cần tranh thủ sự giúp đỡ và hợp tác quốc tế về khắc phục ”Sự cố năm 2000”.

Trước mắt, Ban chỉ đạo khắc phục “Sự cố năm 2000 cần hướng dẫn các đơn vị, cơ quan, doanh nghiệp trong việc trang bị mới các loại máy móc, thiết bị công nghệ thông tin và các sản phẩm phần mềm phải có kèm các giải pháp để không bị ảnh hưởng của ”Sự cố năm 2000”.

3. Trưởng Ban Chỉ đạo khắc phục ”Sự cố năm 2000”, các Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Chỉ thị này.

Chỉ thị này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Chỉ thị 43/1998/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc đề phòng, xử lý và khắc phục ảnh hưởng Sự cố năm 2000 trong các lĩnh vực có sử dụng công nghệ thông tin”