Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Chỉ thị 39/2004/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số chủ trương, giải pháp tiếp tục giải quyết tình trạng dân di cư tự do

CHỈ THỊ

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 39/2004/CT-TTG
NGÀY 12 THÁNG 11 NĂM 2004 VỀ MỘT SỐ CHỦ TRƯƠNG, GIẢI PHÁP TIẾP TỤC GIẢI QUYẾT TÌNH TRẠNG DÂN DI CƯ TỰ DO

Thực hiện Chỉ thị số 660/TTg ngày 17 tháng 10 năm 1995 của Thủ tướng Chính phủ “Về giải quyết tình trạng dân di cư tự do đến Tây Nguyên và một số tỉnh khác” các Bộ, ngành Trung ương và chính quyền địa phương các cấp đã phối hợp chặt chẽ với các đoàn thể quần chúng tích cực chỉ đạo và tổ chức thực hiện Chỉ thị. Cùng với việc tăng cường công tác tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước để nâng cao nhận thức cho người dân, vận động nhân dân định canh định cư, nhiều biện pháp hỗ trợ đã được triển khai thực hiện để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, khuyến khích đồng bào phát triển sản xuất, thâm canh, tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu sản xuất và xây dựng nếp sống văn hóa mới, ổn định đời sống tại quê hương. Vì vậy, tình trạng dân di cư tự do đã giảm dần cả về quy mô và số lượng. Giai đoạn năm 1991 – 1995 bình quân mỗi năm có hơn 16 vạn người di cư tự do, từ năm 1996 – 2000 giảm xuống còn 9 vạn người/năm, hai năm 2001 – 2002 chỉ có hơn 4 vạn người. Riêng từ đầu năm 2003 đến nay chỉ có hơn 4.000 người di cư tự do.

Tuy vậy, tình trạng dân di cư tự do tiếp tục có những diễn biến phức tạp ở một số vùng và một số địa phương. Tình trạng đồng bào dân tộc thiểu số tại một số tỉnh miền núi phía Bắc di cư tự do đến các khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng tự nhiên thuộc các tỉnh vùng Tây Nguyên, Đông Nam Bộ vẫn tiếp tục xảy ra. Những người di cư tự do thường phá rừng, khai hoang lấy đất sản xuất làm ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái, gây khó khăn trong việc quy hoạch bố trí dân cư, quy hoạch sản xuất, quản lý dân cư, đảm bảo an ninh, trật tự và phòng chống tệ nạn xã hội tại những địa phương này. Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện cả nước còn khoảng 9 vạn hộ dân di cư tự do đang ở phân tán, chủ yếu trong các khu rừng tự nhiên, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, cần phải được sắp xếp, bố trí lại theo quy hoạch và kế hoạch.

Nguyên nhân của tình trạng trên là:

– Đời sống của đồng bào ở một số vùng miền núi Bắc Bộ, vùng đồng bằng ven biển còn quá khó khăn, đa số hộ dân thuộc diện nghèo, thiếu điều kiện sản xuất để ổn định lâu dài, nhất là thiếu đất canh tác, thiếu nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt; một số dân tộc vẫn còn tập quán du canh du cư.

– Công tác tổ chức quản lý dân cư ở một số địa phương nói trên còn nhiều yếu kém, chưa nắm chắc tình hình biến động dân cư. Những khó khăn bức xúc về đời sống, sản xuất và một số nguyện vọng chính đáng của đồng bào chưa được quan tâm và giải quyết kịp thời.

– Việc quản lý đất đai, công tác bảo vệ rừng của các địa phương vẫn còn nhiều bất cập, như việc triển khai giao đất giao rừng, quy hoạch bố trí đất đai trên từng địa bàn còn chậm được điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế. Nhiều nơi vẫn còn tình trạng các nông, lâm trường, các doanh nghiệp, tập thể, cá nhân bao chiếm nhiều đất nhưng sử dụng chưa hiệu quả; tình trạng mua bán đất trái pháp luật chưa được xử lý triệt để.

– Sự phối hợp giữa địa phương có dân đi và đến để cùng khắc phục tình trạng di cư tự do còn thiếu chặt chẽ, các biện pháp khắc phục, ổn định số dân di cư tự do đã đến các địa bàn chưa phù hợp với thực tế và chỉ đạo của Chính phủ.

Để khắc phục những tồn tại nêu trên, phấn đấu đến năm 2010 cơ bản chấm dứt tình trạng dân di cư tự do, ổn định và nâng cao đời sống đối với những hộ dân di cư tự do ở những nơi cần bố trí, sắp xếp lại theo quy hoạch và kế hoạch, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ sau đây:

I. ĐỐI VỚI CÁC TỈNH CÓ DÂN ĐI

1. Tỉnh ủy, Uỷ ban nhân dân tỉnh phải tăng cường chỉ đạo các cấp chính quyền phối hợp chặt chẽ với các đoàn thể quần chúng tuyên truyền, vận động, giáo dục, thuyết phục nhân dân hiểu rõ chủ trương đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, làm cho mọi người thấy được việc di cư tự do làm ảnh hưởng không tốt đến kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, gây khó khăn cho địa phương có dân đến. Đồng thời phải đẩy mạnh tuyên truyền và nhân rộng các điển hình tiên tiến là người dân tộc thiểu số đã thay đổi tập quán canh tác lạc hậu, biết cách làm ăn, tăng thu nhập, ổn định đời sống tại chỗ một cách bền vững và xây dựng nếp sống văn hóa tiến bộ.

2. Triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn, như: Chương trình 135, Chương trình xóa đói, giảm nghèo, các chương trình của Chính phủ về phát triển kinh tế – xã hội ở các vùng, dự án trồng mới 5 triệu ha rừng…. Tập trung chỉ đạo và thực hiện tốt chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20 tháng 7 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ nhằm hỗ trợ dân tộc thiểu số có điều kiện phát triển sản xuất, cải thiện và nâng cao đời sống sớm thoát nghèo; thực hiện việc lồng ghép nguồn vốn đầu tư từ các chương trình, dự án khác trên địa bàn, ưu tiên đầu tư cho các vùng đặc biệt khó khăn có nhiều dân di cư tự do, chú trọng đầu tư hỗ trợ trực tiếp phát triển sản xuất và ổn định đời sống.

Các địa phương cần tiến hành ngay việc rà soát lại quỹ đất đai và quy hoạch, lập dự án, chủ động sắp xếp bố trí lại dân cư tại chỗ là chủ yếu. Trong đó ưu tiên những đối tượng khó khăn về đất sản xuất; nước sinh hoạt; vùng có nguy cơ bị thiên tai đe dọa và những hộ ở phân tán, cư trú trong các khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu nguồn theo Quyết định số 190/2003/QĐ-TTg ngày 16 tháng 9 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách di dân thực hiện quy hoạch, bố trí dân cư giai đoạn 2003 – 2010.

3. Tăng cường quản lý dân cư, thường xuyên nắm chắc hộ khẩu, nhân khẩu, biến động về lao động, dân cư trên địa bàn, nhất là cấp huyện, xã và các thôn bản; kịp thời phát hiện những hộ gia đình, cá nhân di cư hoặc có thể di cư tự do để vận động nhân dân yên tâm ở lại và có chính sách hỗ trợ kịp thời.

4. Thực hiện đúng chính sách tôn giáo và tín ngưỡng của Đảng và Nhà nước, ngăn chặn kịp thời những tổ chức, cá nhân có hành vi lợi dụng tôn giáo, vấn đề dân tộc, lợi dụng những khó khăn trước mắt của đồng bào để lôi kéo, kích động, môi giới dân di cư tự do.

5. Uỷ ban nhân dân các tỉnh có dân đi có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương nơi dân đến bố trí, sắp xếp, hỗ trợ kinh phí để nhanh chóng ổn định sản xuất và đời sống cho đồng bào, giải quyết dứt điểm việc đăng ký hộ khẩu theo quy định của pháp luật cho hộ ở nơi mới, đồng thời giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ dân của tỉnh mình đã di cư tự do, nay có nguyện vọng trở về quê cũ để họ ổn định đời sống.

Yêu cầu các địa phương chỉ đạo kiên quyết không để tiếp tục xảy ra tình trạng dân di cư tự do. Địa phương nào, cơ sở nào để dân di cư tự do phải chịu trách nhiệm trước cấp trên quản lý trực tiếp, đồng thời phải có trách nhiệm phối hợp với các địa phương nơi đến để giải quyết những hậu quả tiêu cực do dân di cư tự do gây ra.

II. ĐỐI VỚI CÁC TỈNH CÓ DÂN ĐẾN

1. Tăng cường việc chỉ đạo và bố trí, phân công cán bộ, phối hợp chặt chẽ với cán bộ ở cấp cơ sở để kịp thời phát hiện dân di cư tự do, phân loại đối tượng, thông báo kịp thời cho các tỉnh có dân đi để phối hợp giải quyết.

2. Bố trí sắp xếp dân di cư tự do hiện đang ở phân tán không theo quy hoạch vào các vùng dự án được quy hoạch. Hướng dẫn, tạo điều kiện cho dân sớm ổn định sản xuất và đời sống; đồng thời phối hợp với các tỉnh có dân đi, giải quyết dứt điểm việc đăng ký hộ khẩu, đảm bảo cho người dân thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ công dân.

3. Tăng cường quản lý đất đai theo hướng rà soát lại quy hoạch bố trí, sử dụng đất đai trên địa bàn tỉnh, huyện, xã; thực hiện giao đất, giao rừng theo quy định; kiên quyết xử lý việc khai phá, mua bán, sang nhượng đất đai trái phép, thu hồi diện tích đất đai theo quy định để phục vụ bố trí, sắp xếp dân cư, phát triển kinh tế – xã hội chung của địa phương. Các địa phương còn quỹ đất chưa sử dụng cần có phương án khai thác, xây dựng các dự án đón nhận lao động, dân cư nơi khác đến lập nghiệp theo quy hoạch, kế hoạch.

4. Thực hiện tốt công tác bảo vệ diện tích rừng hiện có, nghiêm cấm và xử lý những trường hợp phá rừng, nhất là những vùng rừng đặc dụng, rừng phòng hộ. Cần có những biện pháp kiên quyết di chuyển các hộ gia đình di cư tự do ở các khu rừng phòng hộ, khu rừng đặc dụng đến các địa điểm đã được quy hoạch theo Chỉ thị số 12/2003/CT-TTg ngày 16 tháng 5 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ.

5. Tăng cường tuyên truyền, giáo dục về chủ trương, chính sách và pháp luật về người dân tại chỗ và dân di cư tự do nâng cao hiểu biết, thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật, vận động nhân dân phát huy tinh thần đoàn kết giữa các dân tộc để cùng nhau xây dựng quê hương.

III. CÁC BỘ, NGÀNH TRUNG ƯƠNG

1. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành ở Trung ương chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các địa phương trong việc xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch dài hạn và ngắn hạn về điều chỉnh, bố trí lại dân cư gắn với xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn và chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Trước mắt, hướng dẫn các địa phương xây dựng và phê duyệt dự án bố trí lại dân cư theo Quyết định số 190/2003/QĐ-TTg ngày 16 tháng 9 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách di dân thực hiện quy hoạch, bố trí dân cư giai đoạn 2003 – 2010; đồng thời nghiên cứu xây dựng chính sách và chỉ đạo hướng dẫn các địa phương quản lý, sử dụng các nguồn vốn đầu tư cho mục tiêu ổn định sản xuất và đời sống, quy hoạch, bố trí lại dân cư.

2. Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Tài chính đảm bảo kinh phí cho các ngành, các địa phương xây dựng và thực hiện các dự án ổn định, điều chỉnh bố trí lại dân cư, trước hết ưu tiên những vùng dân đến có đời sống quá khó khăn và những vùng dân có xu hướng dân sẽ di cư tự do đến nhiều, để các ngành, các địa phương bố trí dân cư theo quy hoạch, kế hoạch; đồng thời hướng dẫn quản lý nguồn vốn này đúng mục tiêu, đối tượng và có hiệu quả.

3. Bộ Công an chỉ đạo cơ quan công an các cấp ở địa phương quản lý chặt chẽ nhân khẩu, hộ khẩu cả nơi đi và nơi đến; xem xét đăng ký hộ khẩu kịp thời cho đồng bào theo sự bố trí, sắp xếp của chính quyền địa phương; phát hiện và xử lý kịp thời những phần tử xấu lôi kéo, kích động dân bỏ làng xã di cư tự do.

4. Uỷ ban Dân tộc chỉ đạo các địa phương thực hiện tốt các chính sách dân tộc, nắm vững tâm tư, nguyện vọng của đồng bào; phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng để có những biện pháp, hình thức tuyên truyền phù hợp với từng dân tộc để đồng bào nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

5. Ban Tôn giáo Chính phủ chủ trì, phối hợp với các ngành, đoàn thể và chính quyền địa phương trong việc thực hiện chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước, ngăn chặn và xử lý kịp thời mọi hành vi vi phạm chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước.

6. Bộ Quốc phòng chỉ đạo xây dựng các khu kinh tế quốc phòng bảo đảm mục tiêu quốc phòng, kinh tế và ổn định dân cư; phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương để giải quyết tình trạng dân di cư tự do.

7. Các Bộ: Lao động – thương binh và xã hội, Y tế, Văn hóa – thông tin, Giáo dục và đào tạo, Giao thông vận tải, Xây dựng, Tư pháp, Tài nguyên và môi trường theo chức năng của mình có kế hoạch giúp đỡ các vùng khó khăn xóa đói, giảm nghèo, ổn định dân cư, tham gia vào giải quyết tình trạng dân di cư tự do.

8. Các đoàn thể quần chúng, cơ quan thông tấn báo chí, truyền hình ở Trung ương và địa phương tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về bố trí lại dân cư, về quyền và nghĩa vụ của công dân để đồng bào hiểu rõ, có trách nhiệm cùng tham gia với Nhà nước giải quyết tình trạng dân di cư tự do. Công tác phát thanh và truyền hình đối với đồng bào dân tộc thiểu số cần phải tăng thời lượng phát sóng các chương trình, cải tiến về nội dung, hình thức, phương pháp, để phù hợp với phong tục, tập quán, tiếng nói, chữ viết của từng dân tộc.

9. Bộ trưởng các Bộ: Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Kế hoạch và đầu tư, Tài chính, Công an, Quốc phòng, Lao động – thương binh và xã hội, Uỷ ban Dân tộc và các Bộ, ngành có liên quan theo chức năng của mình có kế hoạch triển khai chỉ đạo và hướng dẫn Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện nội dung Chỉ thị này.

Thuộc tính văn bản
Chỉ thị 39/2004/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số chủ trương, giải pháp tiếp tục giải quyết tình trạng dân di cư tự do
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 39/2004/CT-TTg Ngày đăng công báo: Đã biết
Loại văn bản: Chỉ thị Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 12/11/2004 Ngày hết hiệu lực: Đã biết
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: An ninh trật tự , Chính sách
Tóm tắt văn bản

CHỈ THỊ

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 39/2004/CT-TTG
NGÀY 12 THÁNG 11 NĂM 2004 VỀ MỘT SỐ CHỦ TRƯƠNG, GIẢI PHÁP TIẾP TỤC GIẢI QUYẾT TÌNH TRẠNG DÂN DI CƯ TỰ DO

Thực hiện Chỉ thị số 660/TTg ngày 17 tháng 10 năm 1995 của Thủ tướng Chính phủ “Về giải quyết tình trạng dân di cư tự do đến Tây Nguyên và một số tỉnh khác” các Bộ, ngành Trung ương và chính quyền địa phương các cấp đã phối hợp chặt chẽ với các đoàn thể quần chúng tích cực chỉ đạo và tổ chức thực hiện Chỉ thị. Cùng với việc tăng cường công tác tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước để nâng cao nhận thức cho người dân, vận động nhân dân định canh định cư, nhiều biện pháp hỗ trợ đã được triển khai thực hiện để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, khuyến khích đồng bào phát triển sản xuất, thâm canh, tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu sản xuất và xây dựng nếp sống văn hóa mới, ổn định đời sống tại quê hương. Vì vậy, tình trạng dân di cư tự do đã giảm dần cả về quy mô và số lượng. Giai đoạn năm 1991 – 1995 bình quân mỗi năm có hơn 16 vạn người di cư tự do, từ năm 1996 – 2000 giảm xuống còn 9 vạn người/năm, hai năm 2001 – 2002 chỉ có hơn 4 vạn người. Riêng từ đầu năm 2003 đến nay chỉ có hơn 4.000 người di cư tự do.

Tuy vậy, tình trạng dân di cư tự do tiếp tục có những diễn biến phức tạp ở một số vùng và một số địa phương. Tình trạng đồng bào dân tộc thiểu số tại một số tỉnh miền núi phía Bắc di cư tự do đến các khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng tự nhiên thuộc các tỉnh vùng Tây Nguyên, Đông Nam Bộ vẫn tiếp tục xảy ra. Những người di cư tự do thường phá rừng, khai hoang lấy đất sản xuất làm ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái, gây khó khăn trong việc quy hoạch bố trí dân cư, quy hoạch sản xuất, quản lý dân cư, đảm bảo an ninh, trật tự và phòng chống tệ nạn xã hội tại những địa phương này. Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện cả nước còn khoảng 9 vạn hộ dân di cư tự do đang ở phân tán, chủ yếu trong các khu rừng tự nhiên, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, cần phải được sắp xếp, bố trí lại theo quy hoạch và kế hoạch.

Nguyên nhân của tình trạng trên là:

– Đời sống của đồng bào ở một số vùng miền núi Bắc Bộ, vùng đồng bằng ven biển còn quá khó khăn, đa số hộ dân thuộc diện nghèo, thiếu điều kiện sản xuất để ổn định lâu dài, nhất là thiếu đất canh tác, thiếu nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt; một số dân tộc vẫn còn tập quán du canh du cư.

– Công tác tổ chức quản lý dân cư ở một số địa phương nói trên còn nhiều yếu kém, chưa nắm chắc tình hình biến động dân cư. Những khó khăn bức xúc về đời sống, sản xuất và một số nguyện vọng chính đáng của đồng bào chưa được quan tâm và giải quyết kịp thời.

– Việc quản lý đất đai, công tác bảo vệ rừng của các địa phương vẫn còn nhiều bất cập, như việc triển khai giao đất giao rừng, quy hoạch bố trí đất đai trên từng địa bàn còn chậm được điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế. Nhiều nơi vẫn còn tình trạng các nông, lâm trường, các doanh nghiệp, tập thể, cá nhân bao chiếm nhiều đất nhưng sử dụng chưa hiệu quả; tình trạng mua bán đất trái pháp luật chưa được xử lý triệt để.

– Sự phối hợp giữa địa phương có dân đi và đến để cùng khắc phục tình trạng di cư tự do còn thiếu chặt chẽ, các biện pháp khắc phục, ổn định số dân di cư tự do đã đến các địa bàn chưa phù hợp với thực tế và chỉ đạo của Chính phủ.

Để khắc phục những tồn tại nêu trên, phấn đấu đến năm 2010 cơ bản chấm dứt tình trạng dân di cư tự do, ổn định và nâng cao đời sống đối với những hộ dân di cư tự do ở những nơi cần bố trí, sắp xếp lại theo quy hoạch và kế hoạch, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ sau đây:

I. ĐỐI VỚI CÁC TỈNH CÓ DÂN ĐI

1. Tỉnh ủy, Uỷ ban nhân dân tỉnh phải tăng cường chỉ đạo các cấp chính quyền phối hợp chặt chẽ với các đoàn thể quần chúng tuyên truyền, vận động, giáo dục, thuyết phục nhân dân hiểu rõ chủ trương đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, làm cho mọi người thấy được việc di cư tự do làm ảnh hưởng không tốt đến kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, gây khó khăn cho địa phương có dân đến. Đồng thời phải đẩy mạnh tuyên truyền và nhân rộng các điển hình tiên tiến là người dân tộc thiểu số đã thay đổi tập quán canh tác lạc hậu, biết cách làm ăn, tăng thu nhập, ổn định đời sống tại chỗ một cách bền vững và xây dựng nếp sống văn hóa tiến bộ.

2. Triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn, như: Chương trình 135, Chương trình xóa đói, giảm nghèo, các chương trình của Chính phủ về phát triển kinh tế – xã hội ở các vùng, dự án trồng mới 5 triệu ha rừng…. Tập trung chỉ đạo và thực hiện tốt chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20 tháng 7 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ nhằm hỗ trợ dân tộc thiểu số có điều kiện phát triển sản xuất, cải thiện và nâng cao đời sống sớm thoát nghèo; thực hiện việc lồng ghép nguồn vốn đầu tư từ các chương trình, dự án khác trên địa bàn, ưu tiên đầu tư cho các vùng đặc biệt khó khăn có nhiều dân di cư tự do, chú trọng đầu tư hỗ trợ trực tiếp phát triển sản xuất và ổn định đời sống.

Các địa phương cần tiến hành ngay việc rà soát lại quỹ đất đai và quy hoạch, lập dự án, chủ động sắp xếp bố trí lại dân cư tại chỗ là chủ yếu. Trong đó ưu tiên những đối tượng khó khăn về đất sản xuất; nước sinh hoạt; vùng có nguy cơ bị thiên tai đe dọa và những hộ ở phân tán, cư trú trong các khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu nguồn theo Quyết định số 190/2003/QĐ-TTg ngày 16 tháng 9 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách di dân thực hiện quy hoạch, bố trí dân cư giai đoạn 2003 – 2010.

3. Tăng cường quản lý dân cư, thường xuyên nắm chắc hộ khẩu, nhân khẩu, biến động về lao động, dân cư trên địa bàn, nhất là cấp huyện, xã và các thôn bản; kịp thời phát hiện những hộ gia đình, cá nhân di cư hoặc có thể di cư tự do để vận động nhân dân yên tâm ở lại và có chính sách hỗ trợ kịp thời.

4. Thực hiện đúng chính sách tôn giáo và tín ngưỡng của Đảng và Nhà nước, ngăn chặn kịp thời những tổ chức, cá nhân có hành vi lợi dụng tôn giáo, vấn đề dân tộc, lợi dụng những khó khăn trước mắt của đồng bào để lôi kéo, kích động, môi giới dân di cư tự do.

5. Uỷ ban nhân dân các tỉnh có dân đi có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương nơi dân đến bố trí, sắp xếp, hỗ trợ kinh phí để nhanh chóng ổn định sản xuất và đời sống cho đồng bào, giải quyết dứt điểm việc đăng ký hộ khẩu theo quy định của pháp luật cho hộ ở nơi mới, đồng thời giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ dân của tỉnh mình đã di cư tự do, nay có nguyện vọng trở về quê cũ để họ ổn định đời sống.

Yêu cầu các địa phương chỉ đạo kiên quyết không để tiếp tục xảy ra tình trạng dân di cư tự do. Địa phương nào, cơ sở nào để dân di cư tự do phải chịu trách nhiệm trước cấp trên quản lý trực tiếp, đồng thời phải có trách nhiệm phối hợp với các địa phương nơi đến để giải quyết những hậu quả tiêu cực do dân di cư tự do gây ra.

II. ĐỐI VỚI CÁC TỈNH CÓ DÂN ĐẾN

1. Tăng cường việc chỉ đạo và bố trí, phân công cán bộ, phối hợp chặt chẽ với cán bộ ở cấp cơ sở để kịp thời phát hiện dân di cư tự do, phân loại đối tượng, thông báo kịp thời cho các tỉnh có dân đi để phối hợp giải quyết.

2. Bố trí sắp xếp dân di cư tự do hiện đang ở phân tán không theo quy hoạch vào các vùng dự án được quy hoạch. Hướng dẫn, tạo điều kiện cho dân sớm ổn định sản xuất và đời sống; đồng thời phối hợp với các tỉnh có dân đi, giải quyết dứt điểm việc đăng ký hộ khẩu, đảm bảo cho người dân thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ công dân.

3. Tăng cường quản lý đất đai theo hướng rà soát lại quy hoạch bố trí, sử dụng đất đai trên địa bàn tỉnh, huyện, xã; thực hiện giao đất, giao rừng theo quy định; kiên quyết xử lý việc khai phá, mua bán, sang nhượng đất đai trái phép, thu hồi diện tích đất đai theo quy định để phục vụ bố trí, sắp xếp dân cư, phát triển kinh tế – xã hội chung của địa phương. Các địa phương còn quỹ đất chưa sử dụng cần có phương án khai thác, xây dựng các dự án đón nhận lao động, dân cư nơi khác đến lập nghiệp theo quy hoạch, kế hoạch.

4. Thực hiện tốt công tác bảo vệ diện tích rừng hiện có, nghiêm cấm và xử lý những trường hợp phá rừng, nhất là những vùng rừng đặc dụng, rừng phòng hộ. Cần có những biện pháp kiên quyết di chuyển các hộ gia đình di cư tự do ở các khu rừng phòng hộ, khu rừng đặc dụng đến các địa điểm đã được quy hoạch theo Chỉ thị số 12/2003/CT-TTg ngày 16 tháng 5 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ.

5. Tăng cường tuyên truyền, giáo dục về chủ trương, chính sách và pháp luật về người dân tại chỗ và dân di cư tự do nâng cao hiểu biết, thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật, vận động nhân dân phát huy tinh thần đoàn kết giữa các dân tộc để cùng nhau xây dựng quê hương.

III. CÁC BỘ, NGÀNH TRUNG ƯƠNG

1. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành ở Trung ương chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các địa phương trong việc xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch dài hạn và ngắn hạn về điều chỉnh, bố trí lại dân cư gắn với xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn và chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Trước mắt, hướng dẫn các địa phương xây dựng và phê duyệt dự án bố trí lại dân cư theo Quyết định số 190/2003/QĐ-TTg ngày 16 tháng 9 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách di dân thực hiện quy hoạch, bố trí dân cư giai đoạn 2003 – 2010; đồng thời nghiên cứu xây dựng chính sách và chỉ đạo hướng dẫn các địa phương quản lý, sử dụng các nguồn vốn đầu tư cho mục tiêu ổn định sản xuất và đời sống, quy hoạch, bố trí lại dân cư.

2. Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Tài chính đảm bảo kinh phí cho các ngành, các địa phương xây dựng và thực hiện các dự án ổn định, điều chỉnh bố trí lại dân cư, trước hết ưu tiên những vùng dân đến có đời sống quá khó khăn và những vùng dân có xu hướng dân sẽ di cư tự do đến nhiều, để các ngành, các địa phương bố trí dân cư theo quy hoạch, kế hoạch; đồng thời hướng dẫn quản lý nguồn vốn này đúng mục tiêu, đối tượng và có hiệu quả.

3. Bộ Công an chỉ đạo cơ quan công an các cấp ở địa phương quản lý chặt chẽ nhân khẩu, hộ khẩu cả nơi đi và nơi đến; xem xét đăng ký hộ khẩu kịp thời cho đồng bào theo sự bố trí, sắp xếp của chính quyền địa phương; phát hiện và xử lý kịp thời những phần tử xấu lôi kéo, kích động dân bỏ làng xã di cư tự do.

4. Uỷ ban Dân tộc chỉ đạo các địa phương thực hiện tốt các chính sách dân tộc, nắm vững tâm tư, nguyện vọng của đồng bào; phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng để có những biện pháp, hình thức tuyên truyền phù hợp với từng dân tộc để đồng bào nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

5. Ban Tôn giáo Chính phủ chủ trì, phối hợp với các ngành, đoàn thể và chính quyền địa phương trong việc thực hiện chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước, ngăn chặn và xử lý kịp thời mọi hành vi vi phạm chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước.

6. Bộ Quốc phòng chỉ đạo xây dựng các khu kinh tế quốc phòng bảo đảm mục tiêu quốc phòng, kinh tế và ổn định dân cư; phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương để giải quyết tình trạng dân di cư tự do.

7. Các Bộ: Lao động – thương binh và xã hội, Y tế, Văn hóa – thông tin, Giáo dục và đào tạo, Giao thông vận tải, Xây dựng, Tư pháp, Tài nguyên và môi trường theo chức năng của mình có kế hoạch giúp đỡ các vùng khó khăn xóa đói, giảm nghèo, ổn định dân cư, tham gia vào giải quyết tình trạng dân di cư tự do.

8. Các đoàn thể quần chúng, cơ quan thông tấn báo chí, truyền hình ở Trung ương và địa phương tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về bố trí lại dân cư, về quyền và nghĩa vụ của công dân để đồng bào hiểu rõ, có trách nhiệm cùng tham gia với Nhà nước giải quyết tình trạng dân di cư tự do. Công tác phát thanh và truyền hình đối với đồng bào dân tộc thiểu số cần phải tăng thời lượng phát sóng các chương trình, cải tiến về nội dung, hình thức, phương pháp, để phù hợp với phong tục, tập quán, tiếng nói, chữ viết của từng dân tộc.

9. Bộ trưởng các Bộ: Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Kế hoạch và đầu tư, Tài chính, Công an, Quốc phòng, Lao động – thương binh và xã hội, Uỷ ban Dân tộc và các Bộ, ngành có liên quan theo chức năng của mình có kế hoạch triển khai chỉ đạo và hướng dẫn Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện nội dung Chỉ thị này.

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Chỉ thị 39/2004/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số chủ trương, giải pháp tiếp tục giải quyết tình trạng dân di cư tự do”