Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Chỉ thị 25/2004/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác kết hợp quân – dân y chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân và bộ đội trong giai đoạn mới

CHỈ THỊ

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 25/2004/CT-TTG
NGÀY 29 THÁNG 6 NĂM 2004 VỀ TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC KẾT HỢP QUÂN – DÂN Y CHĂM SÓC, BẢO VỆ SỨC KHOẺ NHÂN DÂN
VÀ BỘ ĐỘI TRONG GIAI ĐOẠN MỚI

Trải qua hơn nửa thế kỷ đấu tranh giành độc lập dân tộc, bảo vệ và xây dựng Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, kết hợp quân – dân y là biện pháp quan trọng để thực hiện nhiệm vụ cứu chữa thương binh, bệnh binh và chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân.

Từ năm 1991 đến nay, trước yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, hoạt động kết hợp quân – dân y đã được thể chế hoá thành chương trình mục tiêu, đã đạt được kết quả tốt trong các lĩnh vực y tế quân sự địa phương, đào tạo, nghiên cứu khoa học, khám chữa bệnh cho nhân dân và bộ đội, phòng chống dịch bệnh, khắc phục hậu quả thiên tai, lũ lụt, cháy, nổ, v.v…; bảo đảm quốc phòng – an ninh trên các địa bàn, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo và các khu vực trọng điểm.

Tuy vậy, trong thực tiễn, hoạt động kết hợp quân – dân y còn có những khó khăn, tồn tại, hạn chế năng lực của cả quân y và dân y, làm cho một số địa phương gặp lúng túng trong việc tổ chức triển khai thực hiện, đó là:

một số địa phương, hoạt động kết hợp quân – dân y chưa được cấp uỷ vàchính quyền quan tâm đầy đủ;trong triển khai thiếu sự lồng ghép, phối hợp đồng bộgiữacác ngành liên quan, giữa địa phương với trung ương.

Ban quân – dân y các cấp, nhất là ở cấp huyện, xã còn thiếu và yếu, chưa được thường xuyên củng cố, kiện toàn về tổ chức và hoạt động.

– Thiếu cơ chế cụ thể bảo đảm nhân lực, ngân sách và vật tư y tế cho các hoạt động kết hợp quân – dân y.

Để tăng cường hiệu quả hoạt động kết hợp quân – dân y trong giai đoạn mới và tiếp tục thực hiện Dự án kết hợp quân – dân y bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân và phục vụ quốc phòng – an ninh giai đoạn 2001 – 2010; Chiến lược chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân, giai đoạn 2001 – 2010; Chỉ thị số 06/CT-TW ngày 22 tháng 01 năm 2002 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở; góp phần thực hiện chiến lược của Đảng và Nhà nước về quốc phòng – an ninh, phát triển kinh tế – xã hội ở các khu vực trọng điểm, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị:

1. Các cấp, các ngành cần hết sức coi trọng công tác kết hợp quân – dân y. Đây là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài và là một trong những giải pháp chiến lược, hiệu quả trong sự nghiệp chăm sóc sức khoẻ nhân dân và xây dựng nền quốc phòng toàn dân.

2. Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ chỉ đạo việc kiện toàn hệ thống Ban quân, dân y các cấp, để tham mưu tốt hơn cho cấp uỷ, chính quyền địa phương về công tác y tế và kết hợp quân – dân y; kiện toàn mạng lưới khám, chữa bệnh quân – dân y kết hợp (trạm y tế, phòng khám đa khoa khu vực, bệnh xá, trung tâm y tế, bệnh viện quân – dân y), đặc biệt chú trọng đến các vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn, vùng trọng điểm quốc phòng – an ninh.

3. Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, các Bộ, ngành và ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

a) Xây dựng kế hoạch triển khai lực lượng quân – dân y cơ động, sẵn sàng đáp ứng kịp thời, hiệu quả các yêu cầu về y tế trong các trường hợp khẩn cấp (phòng chống dịch bệnh, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm hoạ, …).

b) Triển khai thường xuyên các hoạt động kết hợp quân – dân y chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân và bộ đội; với các giải phápthiết thực để hoàn thành nhiệm vụ y tế – quân sự địa phương nhằm củng cố và tăng cường tiềm lực y tế quốc phòng trong khu vực.

4. Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng và các Bộ, ngành, cơ quan liên quan thuộc Chính phủ:

a) Hằng năm, bảo đảm ngân sách cho các hoạt động kết hợp quân – dân y, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ và kế hoạch hoạt động.

b) Nghiên cứu, đề xuất chế độ, chính sách hợp lý đối với cán bộ, nhân viên quân y, dân y nhằm động viên, khuyến khích và thu hút nhân lực y tế, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của công tác chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ cộng đồng tại các khu vực đặc biệt khó khăn, miền núi, biên giới, hải đảo.

5. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:

a) Kiện toàn Ban quân – dân y các cấp để làm tốt chức năng tham mưu cho cấp uỷ và chính quyền địa phương về tổ chức thực hiện công tác y tế quân sự, công tác chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân và bộ đội.

b) Chỉ đạo, điều hành Ban quân – dân y tỉnh:

Xây dựng và tổ chức triển khai kế hoạch kết hợp quân – dân y trong phòng chống thiên tai, thảm hoạ và các trường hợp khẩn cấp khác; trong phòng chống dịch bệnh; chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân và bộ đội. Cầnchú trọng các địa bàn khó khăn và các địa bàn trọng điểm của địa phương.

– Xây dựng lực lượng y tế dự bị động viên có chất lượng theo chỉ tiêu được giao; định kỳ tổ chức huấn luyện, diễn tập để bảo đảm khả năng sẵn sàng hoàn thành nhiệm vụ.

– Lồng ghép các hoạt động kết hợp quân – dân y với các hoạt động khác trong xây dựng thế trận quốc phòng, an ninh vững mạnh của địa phương.

c) Hằng năm, chủ động bố trí kinh phí phù hợp từ nguồn ngân sách địa phương để bảo đảm các hoạt động kết hợp quân – dân y theo kế hoạch đã được phê duyệt.

6. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chức thực hiện Chỉ thị này.

Bộ Y tế có trách nhiệm tổng hợp tình hình triển khai và định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả tổ chức thực hiện.

Thuộc tính văn bản
Chỉ thị 25/2004/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác kết hợp quân – dân y chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân và bộ đội trong giai đoạn mới
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 25/2004/CT-TTg Ngày đăng công báo: Đã biết
Loại văn bản: Chỉ thị Người ký: Phan Văn Khải
Ngày ban hành: 29/06/2004 Ngày hết hiệu lực: Đã biết
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Y tế-Sức khỏe , Chính sách
Tóm tắt văn bản

CHỈ THỊ

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 25/2004/CT-TTG
NGÀY 29 THÁNG 6 NĂM 2004 VỀ TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC KẾT HỢP QUÂN – DÂN Y CHĂM SÓC, BẢO VỆ SỨC KHOẺ NHÂN DÂN
VÀ BỘ ĐỘI TRONG GIAI ĐOẠN MỚI

Trải qua hơn nửa thế kỷ đấu tranh giành độc lập dân tộc, bảo vệ và xây dựng Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, kết hợp quân – dân y là biện pháp quan trọng để thực hiện nhiệm vụ cứu chữa thương binh, bệnh binh và chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân.

Từ năm 1991 đến nay, trước yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, hoạt động kết hợp quân – dân y đã được thể chế hoá thành chương trình mục tiêu, đã đạt được kết quả tốt trong các lĩnh vực y tế quân sự địa phương, đào tạo, nghiên cứu khoa học, khám chữa bệnh cho nhân dân và bộ đội, phòng chống dịch bệnh, khắc phục hậu quả thiên tai, lũ lụt, cháy, nổ, v.v…; bảo đảm quốc phòng – an ninh trên các địa bàn, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo và các khu vực trọng điểm.

Tuy vậy, trong thực tiễn, hoạt động kết hợp quân – dân y còn có những khó khăn, tồn tại, hạn chế năng lực của cả quân y và dân y, làm cho một số địa phương gặp lúng túng trong việc tổ chức triển khai thực hiện, đó là:

một số địa phương, hoạt động kết hợp quân – dân y chưa được cấp uỷ vàchính quyền quan tâm đầy đủ;trong triển khai thiếu sự lồng ghép, phối hợp đồng bộgiữacác ngành liên quan, giữa địa phương với trung ương.

Ban quân – dân y các cấp, nhất là ở cấp huyện, xã còn thiếu và yếu, chưa được thường xuyên củng cố, kiện toàn về tổ chức và hoạt động.

– Thiếu cơ chế cụ thể bảo đảm nhân lực, ngân sách và vật tư y tế cho các hoạt động kết hợp quân – dân y.

Để tăng cường hiệu quả hoạt động kết hợp quân – dân y trong giai đoạn mới và tiếp tục thực hiện Dự án kết hợp quân – dân y bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân và phục vụ quốc phòng – an ninh giai đoạn 2001 – 2010; Chiến lược chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân, giai đoạn 2001 – 2010; Chỉ thị số 06/CT-TW ngày 22 tháng 01 năm 2002 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở; góp phần thực hiện chiến lược của Đảng và Nhà nước về quốc phòng – an ninh, phát triển kinh tế – xã hội ở các khu vực trọng điểm, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị:

1. Các cấp, các ngành cần hết sức coi trọng công tác kết hợp quân – dân y. Đây là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài và là một trong những giải pháp chiến lược, hiệu quả trong sự nghiệp chăm sóc sức khoẻ nhân dân và xây dựng nền quốc phòng toàn dân.

2. Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ chỉ đạo việc kiện toàn hệ thống Ban quân, dân y các cấp, để tham mưu tốt hơn cho cấp uỷ, chính quyền địa phương về công tác y tế và kết hợp quân – dân y; kiện toàn mạng lưới khám, chữa bệnh quân – dân y kết hợp (trạm y tế, phòng khám đa khoa khu vực, bệnh xá, trung tâm y tế, bệnh viện quân – dân y), đặc biệt chú trọng đến các vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn, vùng trọng điểm quốc phòng – an ninh.

3. Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, các Bộ, ngành và ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

a) Xây dựng kế hoạch triển khai lực lượng quân – dân y cơ động, sẵn sàng đáp ứng kịp thời, hiệu quả các yêu cầu về y tế trong các trường hợp khẩn cấp (phòng chống dịch bệnh, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm hoạ, …).

b) Triển khai thường xuyên các hoạt động kết hợp quân – dân y chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân và bộ đội; với các giải phápthiết thực để hoàn thành nhiệm vụ y tế – quân sự địa phương nhằm củng cố và tăng cường tiềm lực y tế quốc phòng trong khu vực.

4. Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng và các Bộ, ngành, cơ quan liên quan thuộc Chính phủ:

a) Hằng năm, bảo đảm ngân sách cho các hoạt động kết hợp quân – dân y, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ và kế hoạch hoạt động.

b) Nghiên cứu, đề xuất chế độ, chính sách hợp lý đối với cán bộ, nhân viên quân y, dân y nhằm động viên, khuyến khích và thu hút nhân lực y tế, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của công tác chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ cộng đồng tại các khu vực đặc biệt khó khăn, miền núi, biên giới, hải đảo.

5. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:

a) Kiện toàn Ban quân – dân y các cấp để làm tốt chức năng tham mưu cho cấp uỷ và chính quyền địa phương về tổ chức thực hiện công tác y tế quân sự, công tác chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân và bộ đội.

b) Chỉ đạo, điều hành Ban quân – dân y tỉnh:

Xây dựng và tổ chức triển khai kế hoạch kết hợp quân – dân y trong phòng chống thiên tai, thảm hoạ và các trường hợp khẩn cấp khác; trong phòng chống dịch bệnh; chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân và bộ đội. Cầnchú trọng các địa bàn khó khăn và các địa bàn trọng điểm của địa phương.

– Xây dựng lực lượng y tế dự bị động viên có chất lượng theo chỉ tiêu được giao; định kỳ tổ chức huấn luyện, diễn tập để bảo đảm khả năng sẵn sàng hoàn thành nhiệm vụ.

– Lồng ghép các hoạt động kết hợp quân – dân y với các hoạt động khác trong xây dựng thế trận quốc phòng, an ninh vững mạnh của địa phương.

c) Hằng năm, chủ động bố trí kinh phí phù hợp từ nguồn ngân sách địa phương để bảo đảm các hoạt động kết hợp quân – dân y theo kế hoạch đã được phê duyệt.

6. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chức thực hiện Chỉ thị này.

Bộ Y tế có trách nhiệm tổng hợp tình hình triển khai và định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả tổ chức thực hiện.

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Chỉ thị 25/2004/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác kết hợp quân – dân y chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân và bộ đội trong giai đoạn mới”