Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Chỉ thị 22/CT-BCT của Bộ Công Thương về việc bình ổn thị trường hàng hóa các tháng cuối năm 2010 và đầu năm 2011

BỘ CÔNG THƯƠNG
——————
Số: 22/CT-BCT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————————-
Hà Nội, ngày 26 tháng 10 năm 2010
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC BÌNH ỔN THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA CÁC THÁNG CUỐI NĂM 2010 VÀ ĐẦU NĂM 2011
Thực hiện Chỉ thị số 1875/CT-TTg ngày 11 tháng 10 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường thực hiện các biện pháp bình ổn giá cả, thị trường những tháng cuối năm 2010, tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 18/NQ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về những giải pháp đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô không để lạm phát cao và đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế khoảng 6,5% trong năm 2010 và Chỉ thị số 13/CT-BCT ngày 12 tháng 4 năm 2010 của Bộ Công Thương về việc triển khai Nghị quyết 18/NQ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ, Bộ Công Thương đề nghị các đơn vị thuộc Bộ, Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các Tập đoàn kinh tế, các Tổng công ty, Công ty phối hợp thực hiện nghiêm túc các công việc sau:
1. Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành
– Nắm vững các thông tin, dự báo tình hình diễn biến thị trường để thực hiện các biện pháp phù hợp nhằm bình ổn thị trường.
– Chủ động phối hợp với Sở Tài chính, Sở Y tế, Sở Xây dựng, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn xây dựng phương án sử dụng nguồn tài chính của địa phương (ngân sách địa phương, quỹ dự trữ tài chính) đề xuất với UBND cấp tỉnh để thực hiện các biện pháp bình ổn giá; lựa chọn một số doanh nghiệp kinh doanh phân phối có năng lực tốt và có thị phần lớn tham gia thực hiện các biện pháp bình ổn giá tại địa phương và các vùng lân cận theo quy định của pháp luật.
– Căn cứ vào điều kiện cụ thể, xác định lựa chọn danh mục các mặt hàng bình ổn cho phù hợp với đặc thù của địa phương.
– Việc dự trữ hàng hóa bình ổn thị trường cần thực hiện trên nguyên tắc các doanh nghiệp tham gia dự trữ bình ổn phải bảo đảm cung ứng đủ hàng hóa, chất lượng an toàn với giá hợp lý đặc biệt trong những thời điểm thị trường có biến động giá lớn; hàng hóa mua dự trữ ưu tiên dùng hàng Việt Nam.
– Có phương án dự trữ và cung ứng hàng hóa cứu trợ khi địa bàn xảy ra bão lụt làm tắc nghẽn lưu thông hàng hóa.
– Chỉ đạo các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên địa bàn, nhất là các doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn tổ chức các đợt bán hàng (chương trình đưa hàng về nông thôn, về các khu công nghiệp, bán hàng lưu động …), kết hợp với các hoạt động của chương trình xúc tiến thương mại nội địa và hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
– Rà soát lại cân đối cung cầu các loại hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước nhất là các mặt hàng lương thực, thực phẩm, xăng dầu, phân bón, thép xây dựng và các hàng hóa phục vụ Tết. Chỉ đạo các doanh nghiệp trên địa bàn tăng cường sản xuất và cung ứng đủ nguồn hàng phục vụ nhu cầu tiêu dùng, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, sốt giá từ nay đến hết năm 2010 và quý I năm 2011, đặc biệt chú trọng dịp Tết Nguyên đán Tân Mão.
– Kiểm tra và giám sát chặt chẽ việc bảo đảm cung ứng đủ điện cho sản xuất kinh doanh các mặt hàng thiết yếu, các mặt hàng phục vụ Tết và cho sinh hoạt của nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán Tân Mão.
– Thường xuyên, đột xuất tổ chức kiểm tra, giám sát, đặc biệt đối với các hành vi vi phạm pháp luật về giá và hành vi đầu cơ tăng giá trái pháp luật; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm trong chế biến và lưu thông hàng hóa trên thị trường.
– Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, các cơ quan thông tin đại chúng trên địa bàn thông tin đầy đủ kịp thời về các chương trình bình ổn thị trường; kiểm soát các thông tin thất thiệt, thông tin cá biệt tạo tâm lý không tốt cho người dân, gây bất ổn thị trường.
2. Các Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thiết yếu
– Có kế hoạch chuẩn bị nguồn vật tư, nguyên, nhiên vật liệu chủ yếu cho sản xuất và nguồn hàng hóa nhằm cung ứng đủ nhu cầu tiêu dùng với giá hợp lý, chất lượng đảm bảo không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, sốt giá.
– Nâng cao chất lượng, mẫu mã hàng hóa và tổ chức tốt mạng lưới phân phối nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh với hàng ngoại nhập, kiểm soát tốt giá cả, chất lượng hàng hóa, góp phần giảm nhập siêu, kiềm chế lạm phát.
– Tích cực tham gia các đợt bán hàng theo chương trình xúc tiến thương mại nội địa, hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” nhằm tạo điều kiện cho nhân dân ở khắp các vùng miền trên cả nước, nhất là các vùng nông thôn, miền núi có khả năng tiếp cận nguồn hàng.
– Phối hợp với các địa phương thực hiện việc cung ứng các mặt hàng chính sách cho các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa một cách đầy đủ và kịp thời nhằm đảm bảo an sinh xã hội.
– Tập đoàn Điện lực có kế hoạch cung ứng đảm bảo đủ điện cho sản xuất và đời sống.
3. Các đơn vị thuộc Bộ Công Thương
– Vụ Kế hoạch:
+ Đôn đốc các Vụ, Cục được giao nhiệm vụ nhanh chóng hoàn thành và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch phát triển hệ thống sản xuất và hệ thống phân phối các mặt hàng: xăng dầu, phân bón, thép xây dựng theo chủ trương của Chính phủ tại Thông báo số 133/TB-VPCP ngày 20 tháng 4 năm 2009 của Văn phòng Chính phủ.
+ Đầu mối tổng hợp báo cáo việc thực hiện Chỉ thị này và báo cáo công tác phục vụ Tết gửi Thủ tướng Chính phủ.
– Vụ Thị trường trong nước:
+ Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các Vụ, Cục trong Bộ đánh giá tình hình cung cầu các mặt hàng thiết yếu, để có biện pháp điều tiết kịp thời nhằm đảm bảo ung cứng đủ hàng phục vụ sản xuất và đời sống, không để xảy ra thiếu hàng, sốt giá, đảm bảo lưu thông hàng hóa thông suốt trong các vùng miền trong cả nước.
+ Thực hiện vai trò thường trực của Tổ Điều hành thị trường trong nước, theo dõi, giám sát, dự báo và đề xuất các biện pháp cụ thể trong từng thời kỳ nhằm bình ổn thị trường hàng hóa các tháng cuối năm 2010 và quý I năm 2011.
+ Chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan nghiên cứu, ban hành qui định về trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc bảo đảm hàng hóa dự trữ lưu thông khi kinh doanh các mặt hàng thiết yếu là các doanh nghiệp có thị phần cao trên thị trường.
– Các Vụ, Cục: Công nghiệp nặng, Công nghiệp nhẹ, Năng lượng, Hóa chất, Điều tiết điện lực: tập trung chỉ đạo sản xuất các mặt hàng thực phẩm chế biến, thép xây dựng, phân bón, xăng dầu, điện … đảm bảo cung ứng đủ cho sản xuất và đời sống xã hội, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, sốt giá.
– Cục Quản lý thị trường: tăng cường kiểm soát thị trường, chống gian lận thương mại, kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về giá và các hành vi đầu cơ, tăng giá trái pháp luật; kiểm tra, kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm trong chế biến và lưu thông, đồng thời kiểm tra chất lượng và đo lường hàng hóa.
– Cục Xúc tiến thương mại: phối hợp với các địa phương, Vụ, Cục trong Bộ các Tập đoàn, Tổng công ty, doanh nghiệp, Hiệp hội ngành hàng khẩn trương triển khai thực hiện các chương trình phát triển sản xuất, thúc đẩy xuất khẩu, các chương trình khuyến mại, xúc tiến thương mại nội địa, các chương trình hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” ở các địa phương, đặc biệt tại các vùng nông thôn, miền núi, hải đảo.
– Vụ Xuất nhập khẩu: có giải pháp cụ thể tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với hoạt động xuất nhập khẩu, khẩn trương hướng dẫn thực hiện các biện pháp kiểm soát nhập siêu theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 36/TTg-KTTH ngày 22 tháng 9 năm 2010, việc tuân thủ qui định về sử dụng nguồn vật tư, hàng hóa trong nước sản xuất của các dự án đầu tư bằng nguồn ngân sách, mua sắm công; kiểm soát nhập siêu ở mức dưới 20% kim ngạch xuất khẩu.
– Phối hợp với Vụ Thị trường trong nước cân đối cung cầu hàng hóa và kịp thời điều hành hoạt động xuất, nhập khẩu để đảm bảo nguồn cung đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng nhất là đối với các mặt hàng thiết yếu.
4. Tổ chức thực hiện
Giám đốc Sở Công Thương các địa phương, Vụ trưởng, Cục trưởng các Cục, Vụ được phân công nhiệm vụ, lãnh đạo các Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty chịu trách nhiệm thực hiện Chỉ thị này và có báo cáo định kỳ (trước ngày 25 hàng tháng) gửi về Bộ Công Thương./.

Nơi nhận:
– Văn phòng Chính phủ (để b/c);
– Sở Công Thương các tỉnh thành trực thuộc TW;
– Các TĐ, TCT: Dầu khí, Điện lực, Hóa chất, Dệt may; Xăng dầu, Thép, Muối, Thuốc lá, Habeco, Sabeco, Saigon Co.op, Hapro, SATRA, Intimex, Lương thực miền Bắc, Lương thực miền Nam;
– UBND các tỉnh thành trực thuộc TW (để phối hợp);
– Lãnh đạo Bộ;
– Cục QLTT, XTTM, HC;
– Vụ KH, XNK, NL, CNN, CNNg , TTTN;
– VP Bộ tại TPHCM;
– Báo Công Thương, TTTTCNTM;
– Lưu: VT, TTTN.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Hồ Thị Kim Thoa

Thuộc tính văn bản
Chỉ thị 22/CT-BCT của Bộ Công Thương về việc bình ổn thị trường hàng hóa các tháng cuối năm 2010 và đầu năm 2011
Cơ quan ban hành: Bộ Công Thương Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 22/CT-BCT Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Chỉ thị Người ký: Hồ Thị Kim Thoa
Ngày ban hành: 26/10/2010 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Chính sách , Thương mại-Quảng cáo
Tóm tắt văn bản
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

BỘ CÔNG THƯƠNG
——————
Số: 22/CT-BCT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————————-
Hà Nội, ngày 26 tháng 10 năm 2010
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC BÌNH ỔN THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA CÁC THÁNG CUỐI NĂM 2010 VÀ ĐẦU NĂM 2011
Thực hiện Chỉ thị số 1875/CT-TTg ngày 11 tháng 10 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường thực hiện các biện pháp bình ổn giá cả, thị trường những tháng cuối năm 2010, tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 18/NQ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về những giải pháp đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô không để lạm phát cao và đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế khoảng 6,5% trong năm 2010 và Chỉ thị số 13/CT-BCT ngày 12 tháng 4 năm 2010 của Bộ Công Thương về việc triển khai Nghị quyết 18/NQ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ, Bộ Công Thương đề nghị các đơn vị thuộc Bộ, Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các Tập đoàn kinh tế, các Tổng công ty, Công ty phối hợp thực hiện nghiêm túc các công việc sau:
1. Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành
– Nắm vững các thông tin, dự báo tình hình diễn biến thị trường để thực hiện các biện pháp phù hợp nhằm bình ổn thị trường.
– Chủ động phối hợp với Sở Tài chính, Sở Y tế, Sở Xây dựng, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn xây dựng phương án sử dụng nguồn tài chính của địa phương (ngân sách địa phương, quỹ dự trữ tài chính) đề xuất với UBND cấp tỉnh để thực hiện các biện pháp bình ổn giá; lựa chọn một số doanh nghiệp kinh doanh phân phối có năng lực tốt và có thị phần lớn tham gia thực hiện các biện pháp bình ổn giá tại địa phương và các vùng lân cận theo quy định của pháp luật.
– Căn cứ vào điều kiện cụ thể, xác định lựa chọn danh mục các mặt hàng bình ổn cho phù hợp với đặc thù của địa phương.
– Việc dự trữ hàng hóa bình ổn thị trường cần thực hiện trên nguyên tắc các doanh nghiệp tham gia dự trữ bình ổn phải bảo đảm cung ứng đủ hàng hóa, chất lượng an toàn với giá hợp lý đặc biệt trong những thời điểm thị trường có biến động giá lớn; hàng hóa mua dự trữ ưu tiên dùng hàng Việt Nam.
– Có phương án dự trữ và cung ứng hàng hóa cứu trợ khi địa bàn xảy ra bão lụt làm tắc nghẽn lưu thông hàng hóa.
– Chỉ đạo các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên địa bàn, nhất là các doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn tổ chức các đợt bán hàng (chương trình đưa hàng về nông thôn, về các khu công nghiệp, bán hàng lưu động …), kết hợp với các hoạt động của chương trình xúc tiến thương mại nội địa và hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
– Rà soát lại cân đối cung cầu các loại hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước nhất là các mặt hàng lương thực, thực phẩm, xăng dầu, phân bón, thép xây dựng và các hàng hóa phục vụ Tết. Chỉ đạo các doanh nghiệp trên địa bàn tăng cường sản xuất và cung ứng đủ nguồn hàng phục vụ nhu cầu tiêu dùng, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, sốt giá từ nay đến hết năm 2010 và quý I năm 2011, đặc biệt chú trọng dịp Tết Nguyên đán Tân Mão.
– Kiểm tra và giám sát chặt chẽ việc bảo đảm cung ứng đủ điện cho sản xuất kinh doanh các mặt hàng thiết yếu, các mặt hàng phục vụ Tết và cho sinh hoạt của nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán Tân Mão.
– Thường xuyên, đột xuất tổ chức kiểm tra, giám sát, đặc biệt đối với các hành vi vi phạm pháp luật về giá và hành vi đầu cơ tăng giá trái pháp luật; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm trong chế biến và lưu thông hàng hóa trên thị trường.
– Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, các cơ quan thông tin đại chúng trên địa bàn thông tin đầy đủ kịp thời về các chương trình bình ổn thị trường; kiểm soát các thông tin thất thiệt, thông tin cá biệt tạo tâm lý không tốt cho người dân, gây bất ổn thị trường.
2. Các Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thiết yếu
– Có kế hoạch chuẩn bị nguồn vật tư, nguyên, nhiên vật liệu chủ yếu cho sản xuất và nguồn hàng hóa nhằm cung ứng đủ nhu cầu tiêu dùng với giá hợp lý, chất lượng đảm bảo không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, sốt giá.
– Nâng cao chất lượng, mẫu mã hàng hóa và tổ chức tốt mạng lưới phân phối nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh với hàng ngoại nhập, kiểm soát tốt giá cả, chất lượng hàng hóa, góp phần giảm nhập siêu, kiềm chế lạm phát.
– Tích cực tham gia các đợt bán hàng theo chương trình xúc tiến thương mại nội địa, hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” nhằm tạo điều kiện cho nhân dân ở khắp các vùng miền trên cả nước, nhất là các vùng nông thôn, miền núi có khả năng tiếp cận nguồn hàng.
– Phối hợp với các địa phương thực hiện việc cung ứng các mặt hàng chính sách cho các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa một cách đầy đủ và kịp thời nhằm đảm bảo an sinh xã hội.
– Tập đoàn Điện lực có kế hoạch cung ứng đảm bảo đủ điện cho sản xuất và đời sống.
3. Các đơn vị thuộc Bộ Công Thương
– Vụ Kế hoạch:
+ Đôn đốc các Vụ, Cục được giao nhiệm vụ nhanh chóng hoàn thành và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch phát triển hệ thống sản xuất và hệ thống phân phối các mặt hàng: xăng dầu, phân bón, thép xây dựng theo chủ trương của Chính phủ tại Thông báo số 133/TB-VPCP ngày 20 tháng 4 năm 2009 của Văn phòng Chính phủ.
+ Đầu mối tổng hợp báo cáo việc thực hiện Chỉ thị này và báo cáo công tác phục vụ Tết gửi Thủ tướng Chính phủ.
– Vụ Thị trường trong nước:
+ Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các Vụ, Cục trong Bộ đánh giá tình hình cung cầu các mặt hàng thiết yếu, để có biện pháp điều tiết kịp thời nhằm đảm bảo ung cứng đủ hàng phục vụ sản xuất và đời sống, không để xảy ra thiếu hàng, sốt giá, đảm bảo lưu thông hàng hóa thông suốt trong các vùng miền trong cả nước.
+ Thực hiện vai trò thường trực của Tổ Điều hành thị trường trong nước, theo dõi, giám sát, dự báo và đề xuất các biện pháp cụ thể trong từng thời kỳ nhằm bình ổn thị trường hàng hóa các tháng cuối năm 2010 và quý I năm 2011.
+ Chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan nghiên cứu, ban hành qui định về trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc bảo đảm hàng hóa dự trữ lưu thông khi kinh doanh các mặt hàng thiết yếu là các doanh nghiệp có thị phần cao trên thị trường.
– Các Vụ, Cục: Công nghiệp nặng, Công nghiệp nhẹ, Năng lượng, Hóa chất, Điều tiết điện lực: tập trung chỉ đạo sản xuất các mặt hàng thực phẩm chế biến, thép xây dựng, phân bón, xăng dầu, điện … đảm bảo cung ứng đủ cho sản xuất và đời sống xã hội, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, sốt giá.
– Cục Quản lý thị trường: tăng cường kiểm soát thị trường, chống gian lận thương mại, kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về giá và các hành vi đầu cơ, tăng giá trái pháp luật; kiểm tra, kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm trong chế biến và lưu thông, đồng thời kiểm tra chất lượng và đo lường hàng hóa.
– Cục Xúc tiến thương mại: phối hợp với các địa phương, Vụ, Cục trong Bộ các Tập đoàn, Tổng công ty, doanh nghiệp, Hiệp hội ngành hàng khẩn trương triển khai thực hiện các chương trình phát triển sản xuất, thúc đẩy xuất khẩu, các chương trình khuyến mại, xúc tiến thương mại nội địa, các chương trình hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” ở các địa phương, đặc biệt tại các vùng nông thôn, miền núi, hải đảo.
– Vụ Xuất nhập khẩu: có giải pháp cụ thể tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với hoạt động xuất nhập khẩu, khẩn trương hướng dẫn thực hiện các biện pháp kiểm soát nhập siêu theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 36/TTg-KTTH ngày 22 tháng 9 năm 2010, việc tuân thủ qui định về sử dụng nguồn vật tư, hàng hóa trong nước sản xuất của các dự án đầu tư bằng nguồn ngân sách, mua sắm công; kiểm soát nhập siêu ở mức dưới 20% kim ngạch xuất khẩu.
– Phối hợp với Vụ Thị trường trong nước cân đối cung cầu hàng hóa và kịp thời điều hành hoạt động xuất, nhập khẩu để đảm bảo nguồn cung đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng nhất là đối với các mặt hàng thiết yếu.
4. Tổ chức thực hiện
Giám đốc Sở Công Thương các địa phương, Vụ trưởng, Cục trưởng các Cục, Vụ được phân công nhiệm vụ, lãnh đạo các Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty chịu trách nhiệm thực hiện Chỉ thị này và có báo cáo định kỳ (trước ngày 25 hàng tháng) gửi về Bộ Công Thương./.

Nơi nhận:
– Văn phòng Chính phủ (để b/c);
– Sở Công Thương các tỉnh thành trực thuộc TW;
– Các TĐ, TCT: Dầu khí, Điện lực, Hóa chất, Dệt may; Xăng dầu, Thép, Muối, Thuốc lá, Habeco, Sabeco, Saigon Co.op, Hapro, SATRA, Intimex, Lương thực miền Bắc, Lương thực miền Nam;
– UBND các tỉnh thành trực thuộc TW (để phối hợp);
– Lãnh đạo Bộ;
– Cục QLTT, XTTM, HC;
– Vụ KH, XNK, NL, CNN, CNNg , TTTN;
– VP Bộ tại TPHCM;
– Báo Công Thương, TTTTCNTM;
– Lưu: VT, TTTN.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Hồ Thị Kim Thoa

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Chỉ thị 22/CT-BCT của Bộ Công Thương về việc bình ổn thị trường hàng hóa các tháng cuối năm 2010 và đầu năm 2011”