THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ —————-
Số: 1958/CT-TTg
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ———————
Hà Nội, ngày 25 tháng 10 năm 2010
|
CHỈ THỊ
VỀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẤP BÁCH NHẰM TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC,
HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP
Sau 5 năm triển khai thi hành Pháp lệnh Giám định tư pháp, công tác giám định tư pháp đã đạt được những kết quả quan trọng. Hệ thống tổ chức giám định tư pháp trong lĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần, kỹ thuật hình sự ở trung ương và địa phương đã được củng cố, kiện toàn một bước: đã thành lập Viện Pháp y Quốc gia, Viện Giám định Pháp y tâm thần thuộc Bộ Y tế, 33 Trung tâm Pháp y, 11 Trung tâm Giám định pháp y tâm thần và 16 Phòng Giám định pháp y cấp tỉnh; Viện Khoa học hình sự thuộc Bộ Công an tiếp tục phát triển là tổ chức đầu ngành đạt tiêu chuẩn khu vực, làm nòng cốt, cơ sở để kiện toàn các Phòng Kỹ thuật hình sự ở Công an cấp tỉnh. Đội ngũ giám định viên tư pháp đã được tăng cường, tính đến tháng 9 năm 2010 đã có 2.928 giám định viên, gần 400 người giám định tư pháp theo vụ việc. Cơ sở vật chất, phương tiện công tác và các điều kiện cần thiết khác phục vụ cho hoạt động giám định đã bước đầu được chú trọng. Hoạt động giám định tư pháp đã góp phần quan trọng trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm; kết luận giám định đúng đắn, khách quan giúp cho việc điều tra, truy tố, xét xử các vụ án được nghiêm minh, đúng pháp luật, tránh được oan sai; giám định tư pháp còn là biện pháp hữu hiệu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị cáo, người bị hại, các bên đương sự trong các vụ án hình sự, dân sự, hành chính. Cùng với sự phát triển kinh tế – xã hội, hoạt động giám định tư pháp còn góp phần quan trọng đáp ứng nhu cầu của xã hội về giám định ngoài hoạt động tố tụng.
Tuy nhiên, công tác giám định tư pháp cũng còn nhiều hạn chế, yếu kém: Hệ thống tổ chức giám định tư pháp chưa hoàn thiện, cơ sở vật chất của các tổ chức giám định, nhất là ở cấp tỉnh đa phần còn thiếu thốn, lạc hậu; đội ngũ người giám định tư pháp còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng; kết luận giám định tư pháp trong một số trường hợp chưa thực sự chính xác, khách quan gây khó khăn cho các cơ quan tiến hành tố tụng, thậm chí làm cho việc giải quyết một số vụ án trọng điểm bị kéo dài, công tác quản lý nhà nước về giám định tư pháp còn nhiều bất cập. Những hạn chế, yếu kém của công tác giám định tư pháp đang trở thành “điểm nghẽn” trong nhiều hoạt động tố tụng.
Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế, yếu kém nêu trên là do các cấp, các ngành chưa nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò quan trọng của công tác giám định tư pháp; việc triển khai và tổ chức thực hiện Pháp lệnh Giám định tư pháp chưa được quan tâm đầy đủ, nhiều quy trình, quy chuẩn, văn bản hướng dẫn Pháp lệnh Giám định tư pháp và Nghị định số 67/2005/NĐ-CP của Chính phủ chậm được ban hành; kinh phí và cơ chế tài chính dành cho công tác giám định chưa phù hợp; cơ quan đầu mối giúp Chính phủ quản lý nhà nước về giám định tư pháp và các cơ quan quản lý nhà nước về giám định tư pháp trong các lĩnh vực chuyên ngành chưa phát huy hết vai trò, trách nhiệm của mình trong quản lý hoạt động giám định tư pháp.
Để sớm khắc phục những hạn chế, yếu kém nêu trên, góp phần tháo gỡ một số “điểm nghẽn” trong công tác giám định tư pháp, tạo tiền đề cho việc thực hiện Đề án “Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 258/QĐ-TTg ngày 11 tháng 02 năm 2010 (sau đây gọi tắt là Đề án 258), nâng cao một bước chất lượng và hiệu quả công tác giám định tư pháp, phục vụ yêu cầu của hoạt động tố tụng và nhu cầu của xã hội về giám định tư pháp trong tiến trình cải cách tư pháp, cải cách pháp luật, góp phần phát triển kinh tế – xã hội, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung tổ chức thực hiện một số việc cụ thể sau đây:
1. Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành về vị trí, vai trò của công tác giám định tư pháp:
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng của công tác giám định tư pháp đối với hoạt động tố tụng cũng như trong đời sống xã hội, nhận thức rõ trách nhiệm của mình trong việc chăm lo, tạo điều kiện cho hoạt động giám định tư pháp thuộc phạm vi quản lý của ngành, địa phương mình; đồng thời tiếp tục tổ chức quán triệt, tuyên truyền sâu rộng các quy định của pháp luật về giám định tư pháp, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của các ngành, các cấp, cán bộ, đảng viên và nhân dân về vai trò, ý nghĩa của công tác giám định tư pháp, tạo vị thế mới của hoạt động giám định tư pháp xứng tầm với tiến trình cải cách tư pháp.
2. Củng cố, kiện toàn tổ chức, đội ngũ người giám định tư pháp:
a) Củng cố, kiện toàn tổ chức giám định tư pháp:
– Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình Bộ Y tế, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và các Bộ, ngành liên quan, căn cứ các quy định của Pháp lệnh Giám định tư pháp, Nghị định số 67/2005/NĐ-CP, Đề án 258 của Chính phủ, tăng cường củng cố, kiện toàn tổ chức giám định tư pháp thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ, ngành mình.
– Bộ Xây dựng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính, các Bộ, ngành khác và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lựa chọn, lập danh sách các tổ chức chuyên môn có đủ điều kiện về chuyên môn, cơ sở vật chất bảo đảm cho việc thực hiện giám định tư pháp trong các lĩnh vực xây dựng, tài chính – kế toán, khoa học kỹ thuật, văn hóa và các lĩnh vực khác để công bố trên trang thông tin điện tử của Bộ, ngành và trang thông tin điện tử của Bộ Tư pháp, tạo thuận lợi cho cơ quan tiến hành tố tụng trưng cầu giám định khi có yêu cầu. Nội dung này phải hoàn thành trước ngày 31 tháng 12 năm 2010 và phải được cập nhật, bổ sung thường xuyên.
b) Tăng cường số lượng, nâng cao chất lượng đội ngũ người giám định tư pháp:
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện việc rà soát, nắm rõ về số lượng và chất lượng đội ngũ giám định viên tư pháp thuộc lĩnh vực quản lý; lựa chọn, thu hút các chuyên gia giỏi để bổ nhiệm làm giám định viên tư pháp, lập danh sách người giám định tư pháp theo vụ việc; tăng cường bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp cho người làm giám định tư pháp; có giải pháp thích hợp sử dụng những giám định viên đã nghỉ hưu theo chế độ, có trình độ chuyên môn cao, có đủ sức khỏe và tự nguyện tiếp tục làm công tác giám định, khắc phục một bước tình trạng thiếu hụt giám định viên hiện nay; về lâu dài cần thực hiện các giải pháp đồng bộ tạo nguồn, tăng cường số lượng, chất lượng đội ngũ người làm giám định tư pháp.
3. Ban hành các quy trình giám định, quy chuẩn chuyên môn trong hoạt động giám định tư pháp:
a) Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp và các Bộ, ngành có liên quan xây dựng và ban hành quy trình giám định, quy chuẩn chuyên môn về giám định pháp y, pháp y tâm thần.
b) Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp xây dựng và ban hành quy trình giám định, quy chuẩn chuyên môn về các lĩnh vực thuộc các lĩnh vực giám định xây dựng.
c) Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp xây dựng và ban hành quy trình giám định, quy chuẩn chuyên môn về giám định kỹ thuật hình sự.
d) Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp xây dựng và ban hành quy trình giám định, quy chuẩn chuyên môn về giám định tài chính – kế toán.
đ) Đối với các lĩnh vực môi trường, rừng, đất đai, xăng dầu, chứng khoán, ngân hàng và các lĩnh vực giám định khác, Thủ trưởng các Bộ, ngành xem xét, quyết định việc ban hành quy trình giám định, quy chuẩn chuyên môn áp dụng riêng cho từng hoạt động giám định tư pháp ở từng lĩnh vực hoặc hướng dẫn thực hiện theo quy trình, quy chuẩn chuyên môn chung của lĩnh vực đó.
Việc ban hành các quy trình giám định, quy chuẩn chuyên môn nêu tại mục này phải thực hiện xong trước ngày 30 tháng 6 năm 2011.
4. Xây dựng và ban hành Bảng tỷ lệ tổn hại sức khỏe dùng cho giám định pháp y:
Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và các Bộ, ngành liên quan xây dựng và ban hành Bảng tỷ lệ tổn hại sức khỏe dùng cho giám định pháp y.
Bảng tỷ lệ tổn hại sức khỏe phải được ban hành trước ngày 31 tháng 12 năm 2010.
5. Xây dựng và ban hành phí giám định tư pháp:
a) Bộ Y tế, Bộ Công an, Bộ Xây dựng và các Bộ, ngành chủ quản khác khẩn trương xây dựng Đề án thu phí giám định tư pháp theo yêu cầu và đặc thù lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ, ngành mình để đề nghị Bộ Tài chính ban hành theo thẩm quyền.
b) Bộ Tài chính có trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc Bộ Y tế, Bộ Công an, Bộ Xây dựng và các Bộ, ngành chủ quản khác trong việc xây dựng Đề án thu phí giám định tư pháp; ban hành Thông tư về phí giám định tư pháp trong từng lĩnh vực giám định theo đề nghị của các Bộ, ngành chủ quản.
c) Bộ Tài chính xây dựng và ban hành Thông tư về phí giám định tư pháp trong lĩnh vực tài chính – kế toán.
Việc xây dựng và ban hành Thông tư về phí giám định tư pháp quy định tại mục này phải hoàn thành trước ngày 31 tháng 12 năm 2010.
6. Ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện dịch vụ giám định theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức:
Bộ Tư pháp có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Y tế, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, các Bộ, ngành liên quan soạn thảo và ban hành Thông tư hướng dẫn việc thực hiện dịch vụ giám định theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức quy định tại Điều 23 Nghị định số 67/2005/NĐ-CP của Chính phủ.
Nội dung này phải hoàn thành trước ngày 30 tháng 6 năm 2011.
7. Bảo đảm cơ sở vật chất, kinh phí cho hoạt động giám định tư pháp:
a) Bộ Tài chính nghiên cứu, đề xuất xây dựng mục chi ngân sách riêng bảo đảm kinh phí cho việc trưng cầu, thực hiện giám định trong hoạt động tố tụng hình sự, bảo đảm kinh phí và hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương thực hiện nghiêm túc công tác dự toán, phân bổ kinh phí thường xuyên bảo đảm việc thanh toán đúng, đủ, kịp thời chi phí giám định, chi phí bồi dưỡng cho người thực hiện giám định tư pháp theo quy định của Quyết định số 74/2009/QĐ-TTg ngày 07 tháng 5 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ; chấm dứt tình trạng nợ đọng chi phí giám định và chi bồi dưỡng người làm giám định trong quý I năm 2011.
b) Bộ Y tế, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ưu tiên dành khoản kinh phí đầu tư bảo đảm đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị khoa học và các điều kiện vật chất khác cho các tổ chức giám định thuộc thẩm quyền quản lý của mình.
8. Tăng cường quản lý nhà nước về giám định tư pháp:
Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành tăng cường quản lý nhà nước trong hoạt động giám định tư pháp, nghiên cứu, đề xuất đổi mới cơ chế quản lý nhà nước về hoạt động giám định tư pháp, bảo đảm quản lý nhà nước đồng bộ, hiệu quả và đi vào thực chất, khắc phục những hạn chế, yếu kém, bất cập trong hoạt động quản lý nhà nước về giám định tư pháp hiện nay. Thủ trưởng các Bộ, ngành cần thực hiện ngay việc giao trách nhiệm cho một đơn vị làm đầu mối giúp Bộ, ngành trong công tác quản lý hoạt động giám định tư pháp đối với lĩnh vực thuộc ngành mình quản lý. Ở Bộ, ngành nào không có đơn vị chuyên trách thì giao cho tổ chức pháp chế Bộ, ngành làm đơn vị đầu mối.
9. Nghiên cứu, xây dựng Luật Giám định tư pháp:
Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao khẩn trương nghiên cứu, xây dựng Luật Giám định tư pháp trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, ban hành, tạo cơ sở pháp lý cao, thống nhất, đồng bộ với hệ thống pháp luật về tố tụng, sớm khắc phục những bất cập về thể chế trong hoạt động giám định tư pháp. Cần nghiên cứu, xây dựng Luật Giám định tư pháp theo hướng đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động giám định, bảo đảm quyền yêu cầu giám định của người tham gia tố tụng, có cơ chế bảo đảm tính khách quan, minh bạch của hoạt động giám định, bảo đảm kết luận giám định thực sự là nguồn chứng cứ quan trọng để chứng minh sự thật khách quan của các vụ án hình sự, dân sự, hành chính, tăng cường hoạt động giám định phục vụ nhu cầu của xã hội, của nhân dân ngoài hoạt động tố tụng.
10. Tổ chức triển khai thực hiện Đề án 258:
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Thủ trưởng các Bộ, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương tổ chức quán triệt và xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Đề án 258, bảo đảm thực hiện đúng tiến độ và có chất lượng, hiệu quả Đề án này theo chức năng, nhiệm vụ được giao, tạo bước chuyển biến thật sự về hoạt động giám định tư pháp ngay trong năm 2011.
11. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Chỉ thị này.
Đề nghị Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan trong việc thực hiện những nội dung nêu trong Chỉ thị này.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị này, hàng năm tổng hợp tình hình thực hiện Chỉ thị, quý IV năm 2013 tổ chức tổng kết đánh giá kết quả việc thực hiện Chỉ thị, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Chỉ thị này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.
Nơi nhận: – Ban Bí thư Trung ương Đảng; – Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; – Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; – HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; – Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; – Văn phòng Chủ tịch nước; – Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; – Văn phòng Quốc hội; – Tòa án nhân dân tối cao; – Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; – Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; – VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; – Lưu: VT, PL (5b).
|
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng
|
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ —————-
Số: 1958/CT-TTg
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ———————
Hà Nội, ngày 25 tháng 10 năm 2010
|
CHỈ THỊ
VỀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẤP BÁCH NHẰM TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC,
HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP
Sau 5 năm triển khai thi hành Pháp lệnh Giám định tư pháp, công tác giám định tư pháp đã đạt được những kết quả quan trọng. Hệ thống tổ chức giám định tư pháp trong lĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần, kỹ thuật hình sự ở trung ương và địa phương đã được củng cố, kiện toàn một bước: đã thành lập Viện Pháp y Quốc gia, Viện Giám định Pháp y tâm thần thuộc Bộ Y tế, 33 Trung tâm Pháp y, 11 Trung tâm Giám định pháp y tâm thần và 16 Phòng Giám định pháp y cấp tỉnh; Viện Khoa học hình sự thuộc Bộ Công an tiếp tục phát triển là tổ chức đầu ngành đạt tiêu chuẩn khu vực, làm nòng cốt, cơ sở để kiện toàn các Phòng Kỹ thuật hình sự ở Công an cấp tỉnh. Đội ngũ giám định viên tư pháp đã được tăng cường, tính đến tháng 9 năm 2010 đã có 2.928 giám định viên, gần 400 người giám định tư pháp theo vụ việc. Cơ sở vật chất, phương tiện công tác và các điều kiện cần thiết khác phục vụ cho hoạt động giám định đã bước đầu được chú trọng. Hoạt động giám định tư pháp đã góp phần quan trọng trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm; kết luận giám định đúng đắn, khách quan giúp cho việc điều tra, truy tố, xét xử các vụ án được nghiêm minh, đúng pháp luật, tránh được oan sai; giám định tư pháp còn là biện pháp hữu hiệu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị cáo, người bị hại, các bên đương sự trong các vụ án hình sự, dân sự, hành chính. Cùng với sự phát triển kinh tế – xã hội, hoạt động giám định tư pháp còn góp phần quan trọng đáp ứng nhu cầu của xã hội về giám định ngoài hoạt động tố tụng.
Tuy nhiên, công tác giám định tư pháp cũng còn nhiều hạn chế, yếu kém: Hệ thống tổ chức giám định tư pháp chưa hoàn thiện, cơ sở vật chất của các tổ chức giám định, nhất là ở cấp tỉnh đa phần còn thiếu thốn, lạc hậu; đội ngũ người giám định tư pháp còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng; kết luận giám định tư pháp trong một số trường hợp chưa thực sự chính xác, khách quan gây khó khăn cho các cơ quan tiến hành tố tụng, thậm chí làm cho việc giải quyết một số vụ án trọng điểm bị kéo dài, công tác quản lý nhà nước về giám định tư pháp còn nhiều bất cập. Những hạn chế, yếu kém của công tác giám định tư pháp đang trở thành “điểm nghẽn” trong nhiều hoạt động tố tụng.
Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế, yếu kém nêu trên là do các cấp, các ngành chưa nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò quan trọng của công tác giám định tư pháp; việc triển khai và tổ chức thực hiện Pháp lệnh Giám định tư pháp chưa được quan tâm đầy đủ, nhiều quy trình, quy chuẩn, văn bản hướng dẫn Pháp lệnh Giám định tư pháp và Nghị định số 67/2005/NĐ-CP của Chính phủ chậm được ban hành; kinh phí và cơ chế tài chính dành cho công tác giám định chưa phù hợp; cơ quan đầu mối giúp Chính phủ quản lý nhà nước về giám định tư pháp và các cơ quan quản lý nhà nước về giám định tư pháp trong các lĩnh vực chuyên ngành chưa phát huy hết vai trò, trách nhiệm của mình trong quản lý hoạt động giám định tư pháp.
Để sớm khắc phục những hạn chế, yếu kém nêu trên, góp phần tháo gỡ một số “điểm nghẽn” trong công tác giám định tư pháp, tạo tiền đề cho việc thực hiện Đề án “Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 258/QĐ-TTg ngày 11 tháng 02 năm 2010 (sau đây gọi tắt là Đề án 258), nâng cao một bước chất lượng và hiệu quả công tác giám định tư pháp, phục vụ yêu cầu của hoạt động tố tụng và nhu cầu của xã hội về giám định tư pháp trong tiến trình cải cách tư pháp, cải cách pháp luật, góp phần phát triển kinh tế – xã hội, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung tổ chức thực hiện một số việc cụ thể sau đây:
1. Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành về vị trí, vai trò của công tác giám định tư pháp:
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng của công tác giám định tư pháp đối với hoạt động tố tụng cũng như trong đời sống xã hội, nhận thức rõ trách nhiệm của mình trong việc chăm lo, tạo điều kiện cho hoạt động giám định tư pháp thuộc phạm vi quản lý của ngành, địa phương mình; đồng thời tiếp tục tổ chức quán triệt, tuyên truyền sâu rộng các quy định của pháp luật về giám định tư pháp, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của các ngành, các cấp, cán bộ, đảng viên và nhân dân về vai trò, ý nghĩa của công tác giám định tư pháp, tạo vị thế mới của hoạt động giám định tư pháp xứng tầm với tiến trình cải cách tư pháp.
2. Củng cố, kiện toàn tổ chức, đội ngũ người giám định tư pháp:
a) Củng cố, kiện toàn tổ chức giám định tư pháp:
– Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình Bộ Y tế, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và các Bộ, ngành liên quan, căn cứ các quy định của Pháp lệnh Giám định tư pháp, Nghị định số 67/2005/NĐ-CP, Đề án 258 của Chính phủ, tăng cường củng cố, kiện toàn tổ chức giám định tư pháp thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ, ngành mình.
– Bộ Xây dựng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính, các Bộ, ngành khác và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lựa chọn, lập danh sách các tổ chức chuyên môn có đủ điều kiện về chuyên môn, cơ sở vật chất bảo đảm cho việc thực hiện giám định tư pháp trong các lĩnh vực xây dựng, tài chính – kế toán, khoa học kỹ thuật, văn hóa và các lĩnh vực khác để công bố trên trang thông tin điện tử của Bộ, ngành và trang thông tin điện tử của Bộ Tư pháp, tạo thuận lợi cho cơ quan tiến hành tố tụng trưng cầu giám định khi có yêu cầu. Nội dung này phải hoàn thành trước ngày 31 tháng 12 năm 2010 và phải được cập nhật, bổ sung thường xuyên.
b) Tăng cường số lượng, nâng cao chất lượng đội ngũ người giám định tư pháp:
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện việc rà soát, nắm rõ về số lượng và chất lượng đội ngũ giám định viên tư pháp thuộc lĩnh vực quản lý; lựa chọn, thu hút các chuyên gia giỏi để bổ nhiệm làm giám định viên tư pháp, lập danh sách người giám định tư pháp theo vụ việc; tăng cường bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp cho người làm giám định tư pháp; có giải pháp thích hợp sử dụng những giám định viên đã nghỉ hưu theo chế độ, có trình độ chuyên môn cao, có đủ sức khỏe và tự nguyện tiếp tục làm công tác giám định, khắc phục một bước tình trạng thiếu hụt giám định viên hiện nay; về lâu dài cần thực hiện các giải pháp đồng bộ tạo nguồn, tăng cường số lượng, chất lượng đội ngũ người làm giám định tư pháp.
3. Ban hành các quy trình giám định, quy chuẩn chuyên môn trong hoạt động giám định tư pháp:
a) Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp và các Bộ, ngành có liên quan xây dựng và ban hành quy trình giám định, quy chuẩn chuyên môn về giám định pháp y, pháp y tâm thần.
b) Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp xây dựng và ban hành quy trình giám định, quy chuẩn chuyên môn về các lĩnh vực thuộc các lĩnh vực giám định xây dựng.
c) Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp xây dựng và ban hành quy trình giám định, quy chuẩn chuyên môn về giám định kỹ thuật hình sự.
d) Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp xây dựng và ban hành quy trình giám định, quy chuẩn chuyên môn về giám định tài chính – kế toán.
đ) Đối với các lĩnh vực môi trường, rừng, đất đai, xăng dầu, chứng khoán, ngân hàng và các lĩnh vực giám định khác, Thủ trưởng các Bộ, ngành xem xét, quyết định việc ban hành quy trình giám định, quy chuẩn chuyên môn áp dụng riêng cho từng hoạt động giám định tư pháp ở từng lĩnh vực hoặc hướng dẫn thực hiện theo quy trình, quy chuẩn chuyên môn chung của lĩnh vực đó.
Việc ban hành các quy trình giám định, quy chuẩn chuyên môn nêu tại mục này phải thực hiện xong trước ngày 30 tháng 6 năm 2011.
4. Xây dựng và ban hành Bảng tỷ lệ tổn hại sức khỏe dùng cho giám định pháp y:
Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và các Bộ, ngành liên quan xây dựng và ban hành Bảng tỷ lệ tổn hại sức khỏe dùng cho giám định pháp y.
Bảng tỷ lệ tổn hại sức khỏe phải được ban hành trước ngày 31 tháng 12 năm 2010.
5. Xây dựng và ban hành phí giám định tư pháp:
a) Bộ Y tế, Bộ Công an, Bộ Xây dựng và các Bộ, ngành chủ quản khác khẩn trương xây dựng Đề án thu phí giám định tư pháp theo yêu cầu và đặc thù lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ, ngành mình để đề nghị Bộ Tài chính ban hành theo thẩm quyền.
b) Bộ Tài chính có trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc Bộ Y tế, Bộ Công an, Bộ Xây dựng và các Bộ, ngành chủ quản khác trong việc xây dựng Đề án thu phí giám định tư pháp; ban hành Thông tư về phí giám định tư pháp trong từng lĩnh vực giám định theo đề nghị của các Bộ, ngành chủ quản.
c) Bộ Tài chính xây dựng và ban hành Thông tư về phí giám định tư pháp trong lĩnh vực tài chính – kế toán.
Việc xây dựng và ban hành Thông tư về phí giám định tư pháp quy định tại mục này phải hoàn thành trước ngày 31 tháng 12 năm 2010.
6. Ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện dịch vụ giám định theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức:
Bộ Tư pháp có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Y tế, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, các Bộ, ngành liên quan soạn thảo và ban hành Thông tư hướng dẫn việc thực hiện dịch vụ giám định theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức quy định tại Điều 23 Nghị định số 67/2005/NĐ-CP của Chính phủ.
Nội dung này phải hoàn thành trước ngày 30 tháng 6 năm 2011.
7. Bảo đảm cơ sở vật chất, kinh phí cho hoạt động giám định tư pháp:
a) Bộ Tài chính nghiên cứu, đề xuất xây dựng mục chi ngân sách riêng bảo đảm kinh phí cho việc trưng cầu, thực hiện giám định trong hoạt động tố tụng hình sự, bảo đảm kinh phí và hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương thực hiện nghiêm túc công tác dự toán, phân bổ kinh phí thường xuyên bảo đảm việc thanh toán đúng, đủ, kịp thời chi phí giám định, chi phí bồi dưỡng cho người thực hiện giám định tư pháp theo quy định của Quyết định số 74/2009/QĐ-TTg ngày 07 tháng 5 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ; chấm dứt tình trạng nợ đọng chi phí giám định và chi bồi dưỡng người làm giám định trong quý I năm 2011.
b) Bộ Y tế, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ưu tiên dành khoản kinh phí đầu tư bảo đảm đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị khoa học và các điều kiện vật chất khác cho các tổ chức giám định thuộc thẩm quyền quản lý của mình.
8. Tăng cường quản lý nhà nước về giám định tư pháp:
Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành tăng cường quản lý nhà nước trong hoạt động giám định tư pháp, nghiên cứu, đề xuất đổi mới cơ chế quản lý nhà nước về hoạt động giám định tư pháp, bảo đảm quản lý nhà nước đồng bộ, hiệu quả và đi vào thực chất, khắc phục những hạn chế, yếu kém, bất cập trong hoạt động quản lý nhà nước về giám định tư pháp hiện nay. Thủ trưởng các Bộ, ngành cần thực hiện ngay việc giao trách nhiệm cho một đơn vị làm đầu mối giúp Bộ, ngành trong công tác quản lý hoạt động giám định tư pháp đối với lĩnh vực thuộc ngành mình quản lý. Ở Bộ, ngành nào không có đơn vị chuyên trách thì giao cho tổ chức pháp chế Bộ, ngành làm đơn vị đầu mối.
9. Nghiên cứu, xây dựng Luật Giám định tư pháp:
Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao khẩn trương nghiên cứu, xây dựng Luật Giám định tư pháp trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, ban hành, tạo cơ sở pháp lý cao, thống nhất, đồng bộ với hệ thống pháp luật về tố tụng, sớm khắc phục những bất cập về thể chế trong hoạt động giám định tư pháp. Cần nghiên cứu, xây dựng Luật Giám định tư pháp theo hướng đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động giám định, bảo đảm quyền yêu cầu giám định của người tham gia tố tụng, có cơ chế bảo đảm tính khách quan, minh bạch của hoạt động giám định, bảo đảm kết luận giám định thực sự là nguồn chứng cứ quan trọng để chứng minh sự thật khách quan của các vụ án hình sự, dân sự, hành chính, tăng cường hoạt động giám định phục vụ nhu cầu của xã hội, của nhân dân ngoài hoạt động tố tụng.
10. Tổ chức triển khai thực hiện Đề án 258:
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Thủ trưởng các Bộ, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương tổ chức quán triệt và xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Đề án 258, bảo đảm thực hiện đúng tiến độ và có chất lượng, hiệu quả Đề án này theo chức năng, nhiệm vụ được giao, tạo bước chuyển biến thật sự về hoạt động giám định tư pháp ngay trong năm 2011.
11. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Chỉ thị này.
Đề nghị Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan trong việc thực hiện những nội dung nêu trong Chỉ thị này.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị này, hàng năm tổng hợp tình hình thực hiện Chỉ thị, quý IV năm 2013 tổ chức tổng kết đánh giá kết quả việc thực hiện Chỉ thị, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Chỉ thị này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.
Nơi nhận: – Ban Bí thư Trung ương Đảng; – Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; – Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; – HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; – Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; – Văn phòng Chủ tịch nước; – Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; – Văn phòng Quốc hội; – Tòa án nhân dân tối cao; – Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; – Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; – VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; – Lưu: VT, PL (5b).
|
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng
|
Reviews
There are no reviews yet.