Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Chỉ thị 17/2003/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo đảm an toàn hàng hải

CHỈ THỊ

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 17/2003/CT-TTG
NGÀY 04 THÁNG 8 NĂM 2003 VỀ TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC BẢO ĐẢM AN TOÀN HÀNG HẢI

Trong những năm qua, các Bộ, ngành và địa phương có liên quan đã có nhiều cố gắng trong công tác quản lý hoạt động hàng hải và bảo đảm trật tự an toàn hàng hải tại cảng biển và khu vực hàng hải.

Tuy nhiên, trong những tháng đầu năm 2003 đã xẩy ra một số vụ tai nạn hàng hải nghiêm trọng gây tràn dầu làm ô nhiễm môi trường và thiệt hại lớn về tài sản của nhà nước, của nhân dân tại khu vực cảng biển thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Nguyên nhân chủ yếu của các tai nạn hàng hải là do công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về an toàn hàng hải đối với các phương tiện thủy đặc biệt là các phương tiện chở dầu, hoá chất hoạt động tại cảng biển, khu vực hàng hải Việt Nam chưa chặt chẽ, thiếu nghiêm túc; chủ tàu, người điều khiển phương tiện không chấp hành hoặc chấp hành không đầy đủ các quy định của pháp luật khi tham gia các hoạt động hàng hải; công tác quản lý các tàu thuyền hoạt động tuyến nội địa vào, rời cảng biển chưa thực hiện đầy đủ theo đúng quy định.

Để khắc phục tình trạng nói trên và để hạn chế đến mức thấp nhất các tai nạn, sự cố hàng hải gây ô nhiễm môi trường, làm thiệt hại về người và tài sản của nhà nước, của nhân dân, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ và Chủtịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ sau đây:

1. Bộ Giao thông vận tải:

a) Tổ chức kiểm tra việc đăng ký, đăng kiểm, cấp các giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật đối với tàu biển, các phương tiện thủy nội địa đặc biệt đối vớiphương tiện chở khách, dầu, hoá chất, các tàu hoạt động trên các tuyến hàng hải quốc tế, đảm bảo phương tiện chỉ được phép hoạt động khi có đủ các tiêu chuẩn về an toàn kỹ thuật, quy định phòng ngừa ô nhiễm môi trường của Việt Nam và quốc tế;

b) Tăng cường công tác giám sát, kiểm tra hoạt động của tàu thuyền trong việc thực hiện các quy định “Kiểm tra nhà nước tại cảng biển”; phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định về an toàn hàng hải như:

– Kiên quyết đình chỉ hoạt động của phương tiện thủy hoặc không cho phép tàu thuyền rời cảng khi không đủ các điều kiện về an toàn kỹ thuật.

– Không cho phép thuyền viên không có đủ bằng cấp, chứng chỉ chuyên môn theo quy định làm việc trên tàu thuyền.

Các trường hợp vi phạm trên đây, phải xử lý nghiêm minh theo quy định pháp luật.

Đối với tàu thuyền chạy tuyến quốc tế, áp dụng biện pháp thu hồi các giấy phân cấp tàu và không cấp phép rời cảng cho các tàu thuyền đã bị lưu giữ ở các cảng biển nước ngoài do không tuân thủ đầy đủ quy định của các Điều ước quốc tế về an toàn hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường;

c) Có biện pháp chấm dứt tình trạng phương tiện thủy nội địa hoạt động ngoài vùng nước được phép hoạt động theo quy định, phương tiện chở hàng quá tải hoặc không đủ điều kiện an toàn theo quy định. Giám đốc cảng vụ hàng hải phải chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát các tàu thuyền hoạt động trong vùng nước thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý của mình; không cho phép tàu thuyền rời cảng trong các trường hợp không đảm bảo điều kiện an toàn theo quy định pháp luật;

d) Chỉ đạo Cục Hàng hải Việt Nam tổ chức khai thác tốt hệ thống phao tiêu, báo hiệu hàng hải; kịp thời thay thế, bổ sung thiết bị, phao tiêu, báo hiệu nhằm bảo đảm luồng tàu có đủ phao tiêu, báo hiệu theo quy định; khẩn trương đưa hệ thống quản lý hoạt động tàu biển trên luồng tàu biển Sài Gòn – Vũng Tàu vào hoạt động nhằm giảm các nguy cơ tai nạn hàng hải tại vùng nước cảng biển khu vực thành phố Hồ Chí Minh.

đ) Phối hợp với Chính quyền địa phương liên quan xây dựng phương án và tổ chức khắc phục tai nạn hàng hải tại các khu vực thường xảy ra, nhất lànhững đoạn luồng hẹp hoặc nguy hiểm; tổ chức phân luồng, phân giờ hoạt động nhằm hạn chế tai nạn giao thông đường thủy;

e) Trong việc kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về an toàn, hàng hải, kiên quyết xử lý nghiêm các cán bộ, nhân viên có hành vi tiêu cực hoặc không làm tròn trách nhiệm;

g) Phối hợp với ủy ban Quốc gia tìm kiếm – cứu nạn chỉ đạo việc xây dựng phương án ứng cứu sự cố tràn dầu tại các cảng biển trên cơ sở phương tiện, thiết bị và lực lượng tại chỗ để triển khai ứng cứu khi có sự cố xảy ra;

h) Phối hợp với Bộ Tư pháp và các cơ quan thông tin đại chúng trong việc thực hiện công tác phổ biến tuyên truyền các quy định pháp luật về an toàn hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường;

2. Bộ Công an:

a) Tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát các phương tiện thủy nội địa hoạt động trên các tuyến luồng đường thủy nội địa; phối hợp với các cơ quan quản lý chuyên ngành hàng hải và đường thủy nội địa trong việc dỡ bỏ các đăng đáy khai thác thủy sản, các phương tiện nuôi trồng thuỷ sản, các điểm khai thác cát trái phép lấn chiếm luồng chạy tàu làm ảnh hưởng đến trật tự, an toàn hàng hải và giao thông thủy. Mọi hành vi vi phạm quy định liên quan các vấn đề trên phải được xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật;

b) Phối hợp với các cơ quan quản lý chuyên ngành hàng hải và đường thủy nội địa trong việc tăng cường công tác tuần tra bảo vệ các thiết bị, phao tiêu báo hiệu hàng hải và đường thủy nội địa;

c) Xử lý nghiêm các chủ phương tiện thủy nội địa xếp, vận chuyển hàng hóa, hành khách quá tải hoặc chủ phương tiện thủy nội địa hoạt động không có đủ điều kiện an toàn kỹ thuật, thuyền viên không có đủ bằng cấp, chứng chỉ chuyên môn theo đúng quy định pháp luật.

3. Bộ Thủy sản:

a) Tổ chức kiểm tra công tác đăng ký tàu cá và thuyền viên, công tác đăng kiểm, công tác cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá; kiên quyết xử lý các cán bộ, nhân viên có hành vi vi phạm pháp luật trong công tác này;

b) Rà soát chương trình, nội dung huấn luyện, thi và cấp chứng chỉ chuyên môn cho người điều khiển các phương tiện khai thác thủy sản để nâng cao chất lượng đào tạo và bảo đảm thực hiện đầy đủ các quy định về phòng ngừa va chạm tàu thuyền trên biển, đặc biệt khi phương tiện hoạt động trong vùng nước cảng biển;

c) Xử lý nghiêm chủ tàu, người điều khiển tàu không thực hiện các quy định bảo đảm an toàn kỹ thuật hoặc các quy định về bằng cấp, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên tàu cá.

4. Bộ Thương mại:

a) Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo các doanh nghiệp vận tải xăng dầu (thuộc Bộ Thương mại quản lý) trong việc thực hiện các quy định về an toàn hàng hải.

b) Thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Điều 5 của Quyết định số 129/2001/QĐ-TTg ngày 28 tháng 8 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch quốc gia ứng cứu sự cố tràn dầu giai đoạn 2001 – 2010

5. Bộ Tài nguyên và Môi trường:

Thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Điều 2 của Quyết định số 129/2001/QĐ-TTg ngày 28 tháng 8 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch quốc gia ứng cứu sự cố tràn dầu giai đoạn 2001 – 2010; xây dựng, bổ sung và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến phòng ngừa, xử lý sự cố ô nhiễm môi trường do sự cố tràn dầu gây ra và hướng dẫn triển khai thực hiện các biện pháp, phương án ứng cứu sự cố tràn dầu.

6. Bộ Quốc phòng:

Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Điều 2 của Quyết định số 129/2001/QĐ-TTg ngày 28 tháng 8 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch quốc gia ứng cứu sự cố tràn dầu giai đoạn 2001 – 2010.

7. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

a) Phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về hàng hải, đường thủy nội địa trong việc lập lại và duy trì trật trự an toàn giao thông thủy trên luồng tàu, vùng nước cảng, bến cảng, giải toả các đăng đáy khai thác thuỷ sản và phương tiện nuôi trồng thuỷ sản, các điểm khai thác cát trái phép, lấn chiếm luồng tàu làm ảnh hưởng đến an toàn giao thông đường thủy. Mọi hành vi vi phạm quy định liên quan các vấn đề trên phải được xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật;

b) Chỉ đạo các cơ quan chức năng của địa phương tổ chức đăng ký, đăng kiểm phương tiện thủy nội địa nhằm bảo đảm các phương tiện thủy nội địa hoạt động theo đúng quy định pháp luật;

c) Thường xuyên rà soát, cập nhật kế hoạch cứu nạn, ứng cứu sự cố tràn dầu của địa phương và chủ trì việc tổ chức thực hiện các biện pháp ứng cứu tai nạn đường thuỷ, xử lý sự cố tràn dầu xẩy ra tại địa phương.

d) Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải phổ biến tuyên truyền các quy định về an toàn giao thông đường thuỷ nội địa và an toàn hàng hải cho các cá nhân, tổ chức có liên quan tại địa phương.

8. Uỷ ban Quốc gia tìm kiếm – cứu nạn:

Chủ trì và phối hợp với Bộ, ngành, chính quyền địa phương các cấp và chỉ đạo các trung tâm thường trực tìm kiếm cứu nạn chuyên ngành trong công tác tìm kiếm – cứu nạn và ứng cứu, xử lý các sự cố tràn dầu nhằm đảm bảo việc phối hợp kịp thời và đạt hiệu quả cao.

9. Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia:

Phối hợp hoạt động của các Bộ, ngành và chính quyền địa phương trong việc thực hiện những nhiệm vụ được quy định tại Chỉ thị này.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức thực hiện Chỉ thị này. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề vướng mắc, các cơ quan phải kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Thuộc tính văn bản
Chỉ thị 17/2003/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo đảm an toàn hàng hải
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 17/2003/CT-TTg Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Chỉ thị Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 04/08/2003 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Hàng hải
Tóm tắt văn bản

CHỈ THỊ

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 17/2003/CT-TTG
NGÀY 04 THÁNG 8 NĂM 2003 VỀ TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC BẢO ĐẢM AN TOÀN HÀNG HẢI

Trong những năm qua, các Bộ, ngành và địa phương có liên quan đã có nhiều cố gắng trong công tác quản lý hoạt động hàng hải và bảo đảm trật tự an toàn hàng hải tại cảng biển và khu vực hàng hải.

Tuy nhiên, trong những tháng đầu năm 2003 đã xẩy ra một số vụ tai nạn hàng hải nghiêm trọng gây tràn dầu làm ô nhiễm môi trường và thiệt hại lớn về tài sản của nhà nước, của nhân dân tại khu vực cảng biển thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Nguyên nhân chủ yếu của các tai nạn hàng hải là do công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về an toàn hàng hải đối với các phương tiện thủy đặc biệt là các phương tiện chở dầu, hoá chất hoạt động tại cảng biển, khu vực hàng hải Việt Nam chưa chặt chẽ, thiếu nghiêm túc; chủ tàu, người điều khiển phương tiện không chấp hành hoặc chấp hành không đầy đủ các quy định của pháp luật khi tham gia các hoạt động hàng hải; công tác quản lý các tàu thuyền hoạt động tuyến nội địa vào, rời cảng biển chưa thực hiện đầy đủ theo đúng quy định.

Để khắc phục tình trạng nói trên và để hạn chế đến mức thấp nhất các tai nạn, sự cố hàng hải gây ô nhiễm môi trường, làm thiệt hại về người và tài sản của nhà nước, của nhân dân, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ và Chủtịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ sau đây:

1. Bộ Giao thông vận tải:

a) Tổ chức kiểm tra việc đăng ký, đăng kiểm, cấp các giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật đối với tàu biển, các phương tiện thủy nội địa đặc biệt đối vớiphương tiện chở khách, dầu, hoá chất, các tàu hoạt động trên các tuyến hàng hải quốc tế, đảm bảo phương tiện chỉ được phép hoạt động khi có đủ các tiêu chuẩn về an toàn kỹ thuật, quy định phòng ngừa ô nhiễm môi trường của Việt Nam và quốc tế;

b) Tăng cường công tác giám sát, kiểm tra hoạt động của tàu thuyền trong việc thực hiện các quy định “Kiểm tra nhà nước tại cảng biển”; phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định về an toàn hàng hải như:

– Kiên quyết đình chỉ hoạt động của phương tiện thủy hoặc không cho phép tàu thuyền rời cảng khi không đủ các điều kiện về an toàn kỹ thuật.

– Không cho phép thuyền viên không có đủ bằng cấp, chứng chỉ chuyên môn theo quy định làm việc trên tàu thuyền.

Các trường hợp vi phạm trên đây, phải xử lý nghiêm minh theo quy định pháp luật.

Đối với tàu thuyền chạy tuyến quốc tế, áp dụng biện pháp thu hồi các giấy phân cấp tàu và không cấp phép rời cảng cho các tàu thuyền đã bị lưu giữ ở các cảng biển nước ngoài do không tuân thủ đầy đủ quy định của các Điều ước quốc tế về an toàn hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường;

c) Có biện pháp chấm dứt tình trạng phương tiện thủy nội địa hoạt động ngoài vùng nước được phép hoạt động theo quy định, phương tiện chở hàng quá tải hoặc không đủ điều kiện an toàn theo quy định. Giám đốc cảng vụ hàng hải phải chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát các tàu thuyền hoạt động trong vùng nước thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý của mình; không cho phép tàu thuyền rời cảng trong các trường hợp không đảm bảo điều kiện an toàn theo quy định pháp luật;

d) Chỉ đạo Cục Hàng hải Việt Nam tổ chức khai thác tốt hệ thống phao tiêu, báo hiệu hàng hải; kịp thời thay thế, bổ sung thiết bị, phao tiêu, báo hiệu nhằm bảo đảm luồng tàu có đủ phao tiêu, báo hiệu theo quy định; khẩn trương đưa hệ thống quản lý hoạt động tàu biển trên luồng tàu biển Sài Gòn – Vũng Tàu vào hoạt động nhằm giảm các nguy cơ tai nạn hàng hải tại vùng nước cảng biển khu vực thành phố Hồ Chí Minh.

đ) Phối hợp với Chính quyền địa phương liên quan xây dựng phương án và tổ chức khắc phục tai nạn hàng hải tại các khu vực thường xảy ra, nhất lànhững đoạn luồng hẹp hoặc nguy hiểm; tổ chức phân luồng, phân giờ hoạt động nhằm hạn chế tai nạn giao thông đường thủy;

e) Trong việc kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về an toàn, hàng hải, kiên quyết xử lý nghiêm các cán bộ, nhân viên có hành vi tiêu cực hoặc không làm tròn trách nhiệm;

g) Phối hợp với ủy ban Quốc gia tìm kiếm – cứu nạn chỉ đạo việc xây dựng phương án ứng cứu sự cố tràn dầu tại các cảng biển trên cơ sở phương tiện, thiết bị và lực lượng tại chỗ để triển khai ứng cứu khi có sự cố xảy ra;

h) Phối hợp với Bộ Tư pháp và các cơ quan thông tin đại chúng trong việc thực hiện công tác phổ biến tuyên truyền các quy định pháp luật về an toàn hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường;

2. Bộ Công an:

a) Tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát các phương tiện thủy nội địa hoạt động trên các tuyến luồng đường thủy nội địa; phối hợp với các cơ quan quản lý chuyên ngành hàng hải và đường thủy nội địa trong việc dỡ bỏ các đăng đáy khai thác thủy sản, các phương tiện nuôi trồng thuỷ sản, các điểm khai thác cát trái phép lấn chiếm luồng chạy tàu làm ảnh hưởng đến trật tự, an toàn hàng hải và giao thông thủy. Mọi hành vi vi phạm quy định liên quan các vấn đề trên phải được xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật;

b) Phối hợp với các cơ quan quản lý chuyên ngành hàng hải và đường thủy nội địa trong việc tăng cường công tác tuần tra bảo vệ các thiết bị, phao tiêu báo hiệu hàng hải và đường thủy nội địa;

c) Xử lý nghiêm các chủ phương tiện thủy nội địa xếp, vận chuyển hàng hóa, hành khách quá tải hoặc chủ phương tiện thủy nội địa hoạt động không có đủ điều kiện an toàn kỹ thuật, thuyền viên không có đủ bằng cấp, chứng chỉ chuyên môn theo đúng quy định pháp luật.

3. Bộ Thủy sản:

a) Tổ chức kiểm tra công tác đăng ký tàu cá và thuyền viên, công tác đăng kiểm, công tác cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá; kiên quyết xử lý các cán bộ, nhân viên có hành vi vi phạm pháp luật trong công tác này;

b) Rà soát chương trình, nội dung huấn luyện, thi và cấp chứng chỉ chuyên môn cho người điều khiển các phương tiện khai thác thủy sản để nâng cao chất lượng đào tạo và bảo đảm thực hiện đầy đủ các quy định về phòng ngừa va chạm tàu thuyền trên biển, đặc biệt khi phương tiện hoạt động trong vùng nước cảng biển;

c) Xử lý nghiêm chủ tàu, người điều khiển tàu không thực hiện các quy định bảo đảm an toàn kỹ thuật hoặc các quy định về bằng cấp, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên tàu cá.

4. Bộ Thương mại:

a) Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo các doanh nghiệp vận tải xăng dầu (thuộc Bộ Thương mại quản lý) trong việc thực hiện các quy định về an toàn hàng hải.

b) Thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Điều 5 của Quyết định số 129/2001/QĐ-TTg ngày 28 tháng 8 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch quốc gia ứng cứu sự cố tràn dầu giai đoạn 2001 – 2010

5. Bộ Tài nguyên và Môi trường:

Thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Điều 2 của Quyết định số 129/2001/QĐ-TTg ngày 28 tháng 8 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch quốc gia ứng cứu sự cố tràn dầu giai đoạn 2001 – 2010; xây dựng, bổ sung và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến phòng ngừa, xử lý sự cố ô nhiễm môi trường do sự cố tràn dầu gây ra và hướng dẫn triển khai thực hiện các biện pháp, phương án ứng cứu sự cố tràn dầu.

6. Bộ Quốc phòng:

Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Điều 2 của Quyết định số 129/2001/QĐ-TTg ngày 28 tháng 8 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch quốc gia ứng cứu sự cố tràn dầu giai đoạn 2001 – 2010.

7. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

a) Phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về hàng hải, đường thủy nội địa trong việc lập lại và duy trì trật trự an toàn giao thông thủy trên luồng tàu, vùng nước cảng, bến cảng, giải toả các đăng đáy khai thác thuỷ sản và phương tiện nuôi trồng thuỷ sản, các điểm khai thác cát trái phép, lấn chiếm luồng tàu làm ảnh hưởng đến an toàn giao thông đường thủy. Mọi hành vi vi phạm quy định liên quan các vấn đề trên phải được xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật;

b) Chỉ đạo các cơ quan chức năng của địa phương tổ chức đăng ký, đăng kiểm phương tiện thủy nội địa nhằm bảo đảm các phương tiện thủy nội địa hoạt động theo đúng quy định pháp luật;

c) Thường xuyên rà soát, cập nhật kế hoạch cứu nạn, ứng cứu sự cố tràn dầu của địa phương và chủ trì việc tổ chức thực hiện các biện pháp ứng cứu tai nạn đường thuỷ, xử lý sự cố tràn dầu xẩy ra tại địa phương.

d) Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải phổ biến tuyên truyền các quy định về an toàn giao thông đường thuỷ nội địa và an toàn hàng hải cho các cá nhân, tổ chức có liên quan tại địa phương.

8. Uỷ ban Quốc gia tìm kiếm – cứu nạn:

Chủ trì và phối hợp với Bộ, ngành, chính quyền địa phương các cấp và chỉ đạo các trung tâm thường trực tìm kiếm cứu nạn chuyên ngành trong công tác tìm kiếm – cứu nạn và ứng cứu, xử lý các sự cố tràn dầu nhằm đảm bảo việc phối hợp kịp thời và đạt hiệu quả cao.

9. Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia:

Phối hợp hoạt động của các Bộ, ngành và chính quyền địa phương trong việc thực hiện những nhiệm vụ được quy định tại Chỉ thị này.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức thực hiện Chỉ thị này. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề vướng mắc, các cơ quan phải kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Chỉ thị 17/2003/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo đảm an toàn hàng hải”