CHỈ THỊ
CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 17/2001/CT-TTG
NGÀY 20 THÁNG 7NĂM2001 VỀ VIỆC TỔ CHỨC TRIỂN KHAI
"CHIẾN DỊCH QUỐC GIA TIÊM VẮC XIN PHÒNG BỆNH SỞI MŨI 2" CHO TRẺ EM TỪ 9 THÁNG ĐẾN 10 TUỔI TRONG 2 NĂM 2002-2003
Chương trình Tiêm chủng mở rộng được triển khai trên phạm vi cả nước từnăm 1985 đến nay và đã đạt được những thành quả to lớn trong công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ trẻ em Việt Nam. So với năm 1985, tỷ lệ mắc bệnh sởi trong năm 2000 đã giảm 6 lần.
Tuy nhiên, từ năm 1997 trở lại đây, tình hình bệnh sởi diễn biến phức tạpvà cóchiềuhướnggiatăng ởnhiều nước trên thế giới , nhấtlànhữngnước chỉtriển khai tiêm một liều vắc xin phòng bệnh sởi duy nhất cho trẻ em dưới 1 tuổi như ở Việt Nam. Nguyên nhân là do hàng năm còn có trẻ em dưới 1 tuổi chưa được tiêm chủng phòng bệnh sởi và còn có cả số trẻ em được tiêm chủng nhưng không gây được miễn dịch bảo vệ phòng bệnh sởi. Năm 1999, ngành y tế đã chủ động triển khai thí điểm tiêm vắc xin phòng bệnh sởi mũi 2 cho toàn bộ trẻ em từ9 thángđến 10 tuổi tại thành phố Hải Phòng. Sau mũi tiêm thứ 2 đó, trong suốt năm 2000 thành phố Hải Phòng không có một trường hợp trẻ em nào mắc sởi. Kinh nghiệm triển khai chiến dịch thí điểm của thành phố Hải Phòng năm 1999 cho thấy việc tiêm văcxin phòng bệnh sởi mũi 2 sẽ đem lại hiệu quả rất cao.
Để phòng, chống bệnh sởi một cách triệt để và hiệu quả hơn , tạo điều kiện tiến tới loại trừ bệnh sởi vào năm 2010 phù hợp với chiến lược phòng chống sởichung của Tổ chức Y tế thế giớí, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị:
1. Trong 2 năm 2002 và 2003 tổ chức triển khai “Chiến dịch quốc gia tiêm vắc xin sởi mũi 2″ cho tất cả trẻ em từ9 tháng đến 10 tuổi trên phạm vi toàn quốc với sự giúp đỡ về kinh phí của Chính phủ Nhật bản. Chiến dịch tiêm vắc xin phòngbệnhsởi mũi2được thực hiện đồng loạt tại 31 tỉnh,thành phố trực thuộc trung ương từ Thừa Thiên – Huế trở ra trong quý I năm 2002 và thực hiện đồng loạt tại 30 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương từ Đà Nẵng trở vào trong quý I năm 2003.
2. Bộ Y tế có trách nhiệm xây dựng kế hoạch triển khai cụ thể, bảo đảm cung cấp đủ, kịp thời văcxin và các phương tiện cần thiết cho các địa phương;bố trí mạng lưới các điểm tiêm chủng thuận tiện cho mọi người dân, đặc biệt ở các vừng núi, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn. Bộ Y tế là cơ quanđầu mối phối hợp cùng các Bộ, ngành,đoàn thể trong việc huy động các nguồn lực xã hội để tổ chức thực hiện thành công chiến dịch;
3. Bộ Tài chính có trách nhiệm chỉ đạo cơ quan tài chính các cấp bảo đảm ngân sách hàng năm theo kế hoạch đã được Nhà nước duyệt trong Chương trình “Chiến dịch quốc gia tiêm văcxin sởi mũi 2” năm 2002 và 2003; có kế hoạch bổ xung kinh phí phục vụ chiến dịch ngoài nguồn kinh phí do trung ương cấp theo kế hoạch;
4. Bộ Văn hoá – Thông tin có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện các đợt tuyên truyền tập trung cho “Chiến dịch quốc gia tiêm văcxin sởi mũi 2” để nhân dân nhận thức được việc tiêm văcxin phòng bệnh cho trẻ em là vì hạnh phúc và sức khoẻ của trẻ em Việt Nam, vì quyền lợi và nghĩa vụ của toàn dân, của mọi gia đình và tự giác tham gia vào “Chiến dịch quốc gia tiêm văcxin phòng bệnh sởi mũi 2 “;
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm chỉ đạo, huy động cán bộ, giáo viên, công nhân viên trongngành phối hợpchặt chẽ với ngành y tế để thực hiện “Chiến dịch quốc gia tiêm văcxin phòng bệnh sởi mũi 2”;
6. Bộ Quốc phòng có trách nhiệm chỉ đạo các lực lượng quân y phối hợp chặt chẽ với ngành y tế triển khai “Chiến dịch quốc gia tiêm văcxin phòng bệnh sởi mũi 2”, đặc biệt tại các vùng núi, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khàn;
7. Đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam có kế hoạch huy động hội viên, đoàn viên phối hợp với Bộ Y tế tham gia vận động, tổ chức cho các đối tượng đi tiêm chủng đầy đủ;
8. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm chỉ đạo Sở y tế và các Sở, ban, ngành liên quan ở địa phương tổ chức thực hiện tốt “Chiến dịch tiêm văcxin phòng bệnh sởi mũi 2 “; phấn đấu 100% trẻ em từ 9 tháng đến 10 tuổi trong địa phương được tiêm văcxin phòng bệnh sởi mũi 2; có kế hoạch bổ sung kinh phí cần thiết từ kinh phí địa phương cho chiến dịch.
Thủ trưởng các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Chủ tỉch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện tốt Chỉ thị này, báo cáo kết quả về Bộ Y tế để Bộ Y tế tổng hợpvà báo cáo Thủ tướng chính phủ.
CHỈ THỊ
CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 17/2001/CT-TTG
NGÀY 20 THÁNG 7NĂM2001 VỀ VIỆC TỔ CHỨC TRIỂN KHAI
"CHIẾN DỊCH QUỐC GIA TIÊM VẮC XIN PHÒNG BỆNH SỞI MŨI 2" CHO TRẺ EM TỪ 9 THÁNG ĐẾN 10 TUỔI TRONG 2 NĂM 2002-2003
Chương trình Tiêm chủng mở rộng được triển khai trên phạm vi cả nước từnăm 1985 đến nay và đã đạt được những thành quả to lớn trong công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ trẻ em Việt Nam. So với năm 1985, tỷ lệ mắc bệnh sởi trong năm 2000 đã giảm 6 lần.
Tuy nhiên, từ năm 1997 trở lại đây, tình hình bệnh sởi diễn biến phức tạpvà cóchiềuhướnggiatăng ởnhiều nước trên thế giới , nhấtlànhữngnước chỉtriển khai tiêm một liều vắc xin phòng bệnh sởi duy nhất cho trẻ em dưới 1 tuổi như ở Việt Nam. Nguyên nhân là do hàng năm còn có trẻ em dưới 1 tuổi chưa được tiêm chủng phòng bệnh sởi và còn có cả số trẻ em được tiêm chủng nhưng không gây được miễn dịch bảo vệ phòng bệnh sởi. Năm 1999, ngành y tế đã chủ động triển khai thí điểm tiêm vắc xin phòng bệnh sởi mũi 2 cho toàn bộ trẻ em từ9 thángđến 10 tuổi tại thành phố Hải Phòng. Sau mũi tiêm thứ 2 đó, trong suốt năm 2000 thành phố Hải Phòng không có một trường hợp trẻ em nào mắc sởi. Kinh nghiệm triển khai chiến dịch thí điểm của thành phố Hải Phòng năm 1999 cho thấy việc tiêm văcxin phòng bệnh sởi mũi 2 sẽ đem lại hiệu quả rất cao.
Để phòng, chống bệnh sởi một cách triệt để và hiệu quả hơn , tạo điều kiện tiến tới loại trừ bệnh sởi vào năm 2010 phù hợp với chiến lược phòng chống sởichung của Tổ chức Y tế thế giớí, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị:
1. Trong 2 năm 2002 và 2003 tổ chức triển khai “Chiến dịch quốc gia tiêm vắc xin sởi mũi 2″ cho tất cả trẻ em từ9 tháng đến 10 tuổi trên phạm vi toàn quốc với sự giúp đỡ về kinh phí của Chính phủ Nhật bản. Chiến dịch tiêm vắc xin phòngbệnhsởi mũi2được thực hiện đồng loạt tại 31 tỉnh,thành phố trực thuộc trung ương từ Thừa Thiên – Huế trở ra trong quý I năm 2002 và thực hiện đồng loạt tại 30 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương từ Đà Nẵng trở vào trong quý I năm 2003.
2. Bộ Y tế có trách nhiệm xây dựng kế hoạch triển khai cụ thể, bảo đảm cung cấp đủ, kịp thời văcxin và các phương tiện cần thiết cho các địa phương;bố trí mạng lưới các điểm tiêm chủng thuận tiện cho mọi người dân, đặc biệt ở các vừng núi, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn. Bộ Y tế là cơ quanđầu mối phối hợp cùng các Bộ, ngành,đoàn thể trong việc huy động các nguồn lực xã hội để tổ chức thực hiện thành công chiến dịch;
3. Bộ Tài chính có trách nhiệm chỉ đạo cơ quan tài chính các cấp bảo đảm ngân sách hàng năm theo kế hoạch đã được Nhà nước duyệt trong Chương trình “Chiến dịch quốc gia tiêm văcxin sởi mũi 2” năm 2002 và 2003; có kế hoạch bổ xung kinh phí phục vụ chiến dịch ngoài nguồn kinh phí do trung ương cấp theo kế hoạch;
4. Bộ Văn hoá – Thông tin có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện các đợt tuyên truyền tập trung cho “Chiến dịch quốc gia tiêm văcxin sởi mũi 2” để nhân dân nhận thức được việc tiêm văcxin phòng bệnh cho trẻ em là vì hạnh phúc và sức khoẻ của trẻ em Việt Nam, vì quyền lợi và nghĩa vụ của toàn dân, của mọi gia đình và tự giác tham gia vào “Chiến dịch quốc gia tiêm văcxin phòng bệnh sởi mũi 2 “;
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm chỉ đạo, huy động cán bộ, giáo viên, công nhân viên trongngành phối hợpchặt chẽ với ngành y tế để thực hiện “Chiến dịch quốc gia tiêm văcxin phòng bệnh sởi mũi 2”;
6. Bộ Quốc phòng có trách nhiệm chỉ đạo các lực lượng quân y phối hợp chặt chẽ với ngành y tế triển khai “Chiến dịch quốc gia tiêm văcxin phòng bệnh sởi mũi 2”, đặc biệt tại các vùng núi, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khàn;
7. Đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam có kế hoạch huy động hội viên, đoàn viên phối hợp với Bộ Y tế tham gia vận động, tổ chức cho các đối tượng đi tiêm chủng đầy đủ;
8. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm chỉ đạo Sở y tế và các Sở, ban, ngành liên quan ở địa phương tổ chức thực hiện tốt “Chiến dịch tiêm văcxin phòng bệnh sởi mũi 2 “; phấn đấu 100% trẻ em từ 9 tháng đến 10 tuổi trong địa phương được tiêm văcxin phòng bệnh sởi mũi 2; có kế hoạch bổ sung kinh phí cần thiết từ kinh phí địa phương cho chiến dịch.
Thủ trưởng các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Chủ tỉch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện tốt Chỉ thị này, báo cáo kết quả về Bộ Y tế để Bộ Y tế tổng hợpvà báo cáo Thủ tướng chính phủ.
Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào
đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.
Reviews
There are no reviews yet.