Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Chỉ thị 12/2011/CT-UBND của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về tăng cường công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2011 trên địa bàn thành phố

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
————————-
Số: 12/2011/CT-UBND
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————————–
TP. Hồ Chí Minh, ngày 09 tháng 04 năm 2011
CHỈ THỊ
Về tăng cường công tác phòng, chống thiên tai
và tìm kiếm cứu nạn năm 2011 trên địa bàn thành phố
————————————–
Do tình hình thời tiết, khí tượng – thủy văn diễn biến bất thường và ngày càng phức tạp, hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu đã và đang tác động đến nước ta. Trong năm 2010, xuất hiện 06 cơn bão và 06 cơn áp thấp nhiệt đới trên biển Đông, khu vực miền Đông Nam Bộ lượng mưa thấp hơn trung bình nhiều năm. Tại thành phố Hồ Chí Minh đã xảy ra 5 đợt lốc xoáy, mưa giông, 05 đợt triều cường cao gây thiệt hại, 05 vụ sạt lở bờ sông, làm chết 01 người (do lốc xoáy kết hợp với mưa lớn làm lật úp chiếc ghe đánh lưới ngày 02 tháng 6 năm 2010), thiệt hại 88 căn nhà, bể 30 đoạn bờ bao với chiều dài 147 m, sạt lở 2.802 m2 đất. Tổng thiệt hại ước khoảng 2,9 tỷ đồng. Dự báo tình hình khí tượng thủy văn, thời tiết nguy hiểm, nhất là các loại thiên tai như mưa lớn, bão, triều cường, lốc xoáy, hạn hán, xâm nhập mặn… năm 2011 có những diễn biến phức tạp, khó lường.
Mặt khác, trong năm 2010 trên địa bàn thành phố đã xảy ra 01 vụ tràn dầu, 02 vụ cháy tàu, 18 vụ tai nạn giao thông đường thủy nghiêm trọng, 105 vụ tai nạn nguy hiểm hàng ngày gây thiệt hại về người và tài sản.
Để chủ động phòng, chống, ứng phó kịp thời và có hiệu quả, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai, tai nạn, thảm họa gây ra, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kinh tế – xã hội năm 2011 của thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố yêu cầu các Sở – ban – ngành, đơn vị thành phố và Ủy ban nhân dân các quận – huyện, phường – xã – thị trấn triển khai thực hiện tốt các nội dung sau đây:
1. Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn thành phố, Sở – ban – ngành, quận – huyện, phường – xã – thị trấn tổ chức tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm về công tác chỉ đạo, điều hành phòng, chống, ứng phó thiên tai, tai nạn, thảm họa năm 2010; phát huy những ưu điểm, những công việc mang lại hiệu quả thiết thực; đồng thời làm rõ nguyên nhân những mặt còn hạn chế, yếu kém để có biện pháp chấn chỉnh, khắc phục. Chú trọng nâng cao năng lực điều hành, chỉ huy, thực hiện các biện pháp phòng, chống, ứng phó thiên tai, tai nạn, thảm họa ngay tại cơ sở, nhất là các địa bàn xung yếu.
2. Triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình hành động và Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai trong năm 2011 trên địa bàn thành phố (ban hành kèm theo Quyết định số 5745/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2008 và Quyết định số 3523/QĐ-UBND ngày 13 tháng 8 năm 2010 của Ủy ban nhân dân thành phố).
3. Củng cố, kiện toàn tổ chức Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn các cấp (thành phố, Sở – ban – ngành, quận – huyện, phường – xã – thị trấn); trong đó phải thống nhất công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn ở mỗi cấp, mỗi ngành, đảm bảo kịp thời chỉ đạo triển khai các biện pháp phòng, tránh, ứng phó hiệu quả trước, trong và sau khi thiên tai, tai nạn, thảm họa xảy ra; phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên để tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương, thủ trưởng đơn vị.
4. Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn thành phố:
a) Thường xuyên chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc và hướng dẫn các Sở – ban – ngành, quận – huyện thực hiện tốt kế hoạch, phương án phòng, chống, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai, tai nạn, thảm họa.
b) Chủ trì triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng năm 2011 trên địa bàn thành phố. Phối hợp với Ủy ban nhân dân các quận – huyện tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn phòng, chống thiên tai (tổ chức lớp tập huấn, phát hành sổ tay, tờ bướm…) cho cộng đồng dân cư để người dân luôn tự ý thức chủ động phòng, chống ứng phó kịp thời, đạt hiệu quả.
c) Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố, các quận – huyện rà soát, đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố quyết định đầu tư các công trình phòng, chống lụt, bão phát sinh, cấp bách trong năm 2011. Phối hợp với Sở Tài chính thành phố, Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố rà soát, kiểm tra, thống kê các phương tiện, trang thiết bị phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn hiện có của thành phố và đề xuất đầu tư bổ sung số lượng, chủng loại cần thiết theo nhu cầu của thành phố trong năm 2011 để thực hiện có hiệu quả phương châm “bốn tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; vật tư, phương tiện và kinh phí tại chỗ; hậu cần tại chỗ).
d) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tư lệnh thành phố, Sở Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy và các đơn vị liên quan tổ chức huấn luyện, thực tập thành thạo các phương tiện, trang thiết bị hiện có; diễn tập các phương án phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn thành phố, trong đó chú trọng đến các địa bàn trọng điểm, kể cả cấp huyện, cấp xã để nâng cao năng lực cho các lực lượng chuyên trách và bán chuyên trách.
5. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố:
a) Khi có thiên tai, nhất là bão, áp thấp nhiệt đới, thời tiết nguy hiểm trên biển Đông phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng thành phố và Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ và các đơn vị liên quan nắm chắc số lượng tàu thuyền và ngư dân đang hoạt động trên biển để kịp thời hướng dẫn di chuyển phòng, tránh, neo đậu đảm bảo an toàn. Đồng thời, kiểm tra chặt chẽ việc trang bị các thiết bị thông tin liên lạc, phao cứu sinh, phương tiện, thiết bị đảm bảo an toàn cho tàu thuyền và ngư dân hoạt động trên biển.
b) Phối hợp với Thành Đoàn triển khai dự án trồng cây chống sạt lở đê bao, bờ bao, bờ sông, rạch tại các huyện, quận ven đảm bảo tiến độ và hiệu quả.
6. Bộ Tư lệnh thành phố:
a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng thành phố, Công an thành phố, Sở Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy thành phố, Lực lượng Thanh niên xung phong thành phố và các sở – ngành, quận – huyện tổ chức thực hiện công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ đạt hiệu quả khi có thiên tai, tai nạn, thảm họa xảy ra.
b) Hỗ trợ các địa phương, đơn vị trong công tác tổ chức tập huấn, huấn luyện, diễn tập phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ để các tình huống diễn tập sát với thực tế, đạt hiệu quả cao.
7. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng thành phố:
a) Kiểm soát chặt chẽ các tàu thuyền đánh bắt hải sản khi xuất bến; cập nhật đầy đủ các thông tin về người, tàu thuyền, ngư trường hoạt động khai thác. Kiên quyết không cho xuất bến đối với tàu thuyền hết hạn đăng kiểm, tàu thuyền không trang bị đầy đủ các thiết bị đảm bảo an toàn theo quy định và khi có lệnh cấm tàu thuyền ra khơi của Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn thành phố.
b) Thường xuyên kiểm tra và có kế hoạch tổ chức tập kết, quản lý sử dụng các phương tiện, trang thiết bị để tham gia kịp thời, có hiệu quả công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ khi xảy ra thiên tai, tai nạn, thảm họa.
8. Công an thành phố:
a) Triển khai các lực lượng và phối hợp với các ban – ngành, đoàn thể cùng nhân dân bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, các công trình trọng điểm, tài sản của nhân dân, Nhà nước và doanh nghiệp, ngăn ngừa các đối tượng xấu lợi dụng khi xảy ra thiên tai, tai nạn, thảm họa để trộm cắp, cướp giật.
b) Huy động lực lượng, vật tư, phương tiện để tham gia công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ và sơ tán, di dời dân khỏi những nơi nguy hiểm, làm tốt công tác vận động, tuyên truyền để người dân hiểu, chấp hành sơ tán, di dời khi có thiên tai, tai nạn, thảm họa.
c) Tăng cường tuần tra, kiểm soát các tuyến đường ven sông, tuyến đường bị ngập lụt, thiên tai, kiểm tra các khu vực xảy ra thảm họa, bị cô lập để khắc phục hậu quả, đảm bảo giao thông thông suốt.
9. Sở Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy thành phố:
a) Triển khai thực hiện công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ hàng ngày, công tác phòng, chống, ứng phó cháy rừng, cháy nổ kịp thời và hiệu quả.
b) Phối hợp với Bộ Tư lệnh thành phố, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng thành phố, Công an thành phố, Lực lượng Thanh niên xung phong thành phố để thực hiện có hiệu quả công tác cứu hộ, cứu nạn, cứu sập, sơ tán dân khi thiên tai, tai nạn, thảm họa xảy ra; tham gia ứng cứu sự cố tràn dầu trên địa bàn thành phố. Phối hợp với các quận – huyện để huy động máy bơm khi xảy ra ngập úng do triều cường, mưa lớn, xả lũ.
10. Lực lượng Thanh niên xung phong thành phố:
a) Chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện, vật tư để chủ động tham gia phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai và công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ.
b) Phối hợp với Sở Giao thông vận tải thành phố, Công an thành phố triển khai các lực lượng tham gia điều phối, hướng dẫn giao thông tại các tuyến đường, cầu phà khi xảy ra thiên tai, tai nạn, thảm họa.
11. Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước thành phố:
a) Đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án tiêu thoát nước, chống ngập trên địa bàn thành phố để sớm xóa các điểm ngập cũ và hạn chế phát sinh các điểm ngập mới; phối hợp với các chủ đầu tư thực hiện các dự án sử dụng nguồn vốn ODA tại lưu vực trung tâm. Kiểm tra và đề xuất giải pháp xử lý các điểm ngập phát sinh cục bộ ngoài khu vực các dự án đang triển khai.
b) Phối hợp với các cơ quan, ban – ngành Trung ương và thành phố đẩy nhanh tiến độ thực hiện Dự án Quy hoạch thủy lợi chống ngập úng khu vực thành phố.
12. Sở Giao thông vận tải thành phố:
a) Phối hợp với Công an thành phố, Lực lượng Thanh niên xung phong thành phố huy động lực lượng kiểm tra, kiểm soát, đảm bảo an toàn tại các bến phà, đò ngang, cầu yếu. Tăng cường tuyên truyền, vận động thực hiện có hiệu quả chủ trương mọi người khi tham gia giao thông trên phương tiện thủy đều tự giác mặc áo phao.
b) Tổ chức giải tỏa ùn tắc, phân luồng giao thông để đảm bảo giao thông thông suốt trong tình huống xảy ra sự cố cầu, đường, có cây xanh, cột đèn chiếu sáng công cộng ngã đổ; phối hợp với Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước thành phố cắm biển báo tại các tuyến đường thường xuyên bị ngập sâu để người dân biết, hạn chế đi lại.
c) Phối hợp với Ủy ban nhân dân các quận – huyện và các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các phương tiện thủy neo đậu trái phép làm hư hỏng công trình phòng, chống lụt, bão; xử lý các trường hợp lấn chiếm hành lang bảo vệ bờ và lòng sông, kênh, rạch gây sạt lở, bồi lắng, tắc nghẽn dòng chảy.
13. Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố:
a) Hoàn chỉnh Phương án ứng phó, khắc phục hậu quả động đất, sóng thần và Phương án ứng phó sự cố tràn dầu trên địa bàn thành phố, trình Ủy ban nhân dân thành phố ban hành trong quý II năm 2011.
b) Phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng thành phố, Cảng vụ thành phố, các địa phương, đơn vị liên quan tổ chức ứng phó, khắc phục kịp thời, bảo vệ môi trường trong trường hợp xảy ra các sự cố tràn dầu trên sông, trên biển. Phối hợp với các Sở – ngành chức năng kiểm tra các tổng kho xăng dầu, kho chứa hóa chất độc hại, chất phóng xạ… để khuyến cáo các chủ cơ sở thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn khi xảy ra thiên tai, thảm họa.
c) Phổ biến, tuyên truyền sâu rộng đến nhân dân các tình huống và biện pháp ứng phó khi xảy ra động đất, sóng thần.
14. Sở Xây dựng thành phố:
a) Kiểm tra, cảnh báo các chủ đầu tư không để xảy ra đổ sập giàn dáo, cần cẩu tại các công trình đang thi công gây tai nạn; đảm bảo an toàn cho các nhà ở, chung cư cũ, xuống cấp, các công trình ngầm khi xảy ra thiên tai. Phối hợp với các sở – ngành liên quan và quận – huyện kiểm tra chất lượng hệ thống thu lôi chống sét các công trình cao tầng trước mùa mưa bão.
b) Phổ biến, hướng dẫn các đơn vị, tổ chức, người dân thực hiện đúng tiêu chuẩn thiết kế, xây dựng các công trình, nhà ở, chung cư, pa nô, biển quảng cáo nhằm có khả năng chịu được bão, lốc xoáy, giông gió có cường độ cao, nhất là ở những vùng thường xuyên, trực tiếp chịu ảnh hưởng. Phối hợp với các sở – ngành chức năng xử lý khắc phục nhanh các trường hợp cầu, cống, nhà cửa sập đổ khi xảy ra thiên tai, tai nạn, thảm họa.
15. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố:
a) Có trách nhiệm thông báo, khuyến cáo, yêu cầu các doanh nghiệp quảng cáo thực hiện chằng chống, gia cố các pa nô, biển quảng cáo đúng kỹ thuật do ngành xây dựng quy định nhằm đảm bảo an toàn khi có bão, lốc xoáy, giông gió.
b) Triển khai các cuộc thi tìm hiểu kiến thức và hiến kế các giải pháp thiết thực, hiệu quả về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai tại cộng đồng.
16. Sở Thông tin và Truyền thông thành phố:
Phối hợp với các doanh nghiệp viễn thông, doanh nghiệp thông tin di động kiểm tra các trạm tiếp sóng viễn thông, bảo đảm cho mạng thông tin phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành, tiếp nhận, xử lý thông tin trong công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn thông suốt trong mọi tình huống.
17. Sở Y tế thành phố:
a) Chuẩn bị đủ cơ số thuốc, phương tiện, vật tư, trang thiết bị cần thiết, lực lượng y tế đáp ứng nhu cầu cứu thương, phòng ngừa bệnh dịch và khắc phục hậu quả về sức khỏe, môi trường sau thiên tai, tai nạn, thảm họa đảm bảo điều kiện sinh hoạt cho nhân dân.
b) Phối hợp chặt chẽ với lực lượng vũ trang làm tốt công tác kết hợp quân – dân y trong phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai, tai nạn, thảm họa.
18. Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố:
Biên soạn tài liệu và đưa nội dung phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai lồng ghép để giảng dạy ở một số trường tiểu học và trung học cơ sở tại các quận – huyện điểm.
19. Tổng Công ty Điện lực thành phố:
Kiểm tra, bảo vệ hệ thống truyền tải, thiết bị điện, trạm biến thế, công trình điện lực; đồng thời, xử lý khắc phục nhanh chóng sự cố đường dây tải điện bị hư hỏng, đảm bảo cung cấp điện ổn định, liên tục và an toàn điện; chuẩn bị máy phát điện dự phòng khi thành phố bị ảnh hưởng của thiên tai, tai nạn, thảm họa.
20. Ủy ban nhân dân các quận – huyện:
a) Rà soát, hoàn chỉnh các Phương án phòng, chống, ứng phó thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của quận – huyện. Tính toán chi tiết việc huy động lực lượng, phương tiện cơ giới để di dời dân nhanh chóng, an toàn đến nơi trú ẩn an toàn khi xảy ra thiên tai, tai nạn, thảm họa. Đồng thời, phối hợp, hiệp đồng với chủ các phương tiện cơ giới trên địa bàn để kịp thời huy động, trưng dụng khi cần thiết. Tại các địa điểm tạm cư phải được tổ chức chu đáo, chuẩn bị đầy đủ lương thực, thực phẩm, nước uống, điều kiện sinh hoạt, đảm bảo môi trường, vệ sinh cho người dân.
b) Tập trung chỉ đạo các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thi công, hoàn thành dứt điểm các công trình phòng, chống lụt, bão đã có chủ trương của Ủy ban nhân dân thành phố trong quý II năm 2011, đảm bảo tiến độ và chất lượng công trình. Đồng thời, triển khai nhanh các công trình phòng, chống lụt, bão năm 2011 khi có chủ trương của Ủy ban nhân dân thành phố. Phối hợp với chủ đầu tư các dự án tiêu thoát nước, chống ngập đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng để dự án sớm được triển khai thi công và hoàn thành đưa vào sử dụng.
c) Chỉ đạo chủ đầu tư cùng các đơn vị thi công, tư vấn thiết kế, giám sát đánh giá rút kinh nghiệm trong đầu tư xây dựng các công trình bờ bao xung yếu, tuyệt đối không để tình trạng công trình vừa hết thời gian bảo hành đã xuống cấp, tràn và bể bờ bao. Các đơn vị thiết kế, thi công thiếu năng lực, đề nghị các chủ đầu tư cân nhắc trong việc giao thực hiện các công trình mới. Nếu tiếp tục để xảy ra tình trạng công trình không đảm bảo chất lượng, không đảm bảo cao trình sau thời gian đầu tư thì các quận – huyện phải chịu hoàn toàn trách nhiệm, nhất là khi để xảy ra sự cố gây ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt và sản xuất của người dân.
d) Ủy ban nhân dân quận 12, quận Thủ Đức, quận Bình Thạnh, quận Gò Vấp, huyện Hóc Môn, huyện Củ Chi, huyện Bình Chánh chủ động lập kế hoạch huy động lực lượng, sử dụng kinh phí, vật tư tại chỗ để xử lý, gia cố các đoạn bờ bao thấp, yếu phát sinh nhằm đảm bảo khả năng ngăn triều cường, xả lũ, không để xảy ra bể, tràn bờ bao gây ngập úng, ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt và sản xuất của nhân dân, doanh nghiệp.
đ) Tổ chức, phân công, kiểm tra và đôn đốc việc triển khai thực hiện thu, nộp Quỹ Phòng chống lụt bão trên địa bàn quận – huyện và quản lý, sử dụng cho công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2011. Hoàn thành thanh quyết toán kinh phí tạm ứng từ nguồn Quỹ Phòng chống lụt bão thành phố để đầu tư công trình, mua sắm trang thiết bị, phương tiện còn tồn đọng qua các năm.
e) Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ và huyện Nhà Bè thực hiện khẩn trương các dự án di dời dân đang sinh sống trong khu vực ven sông, ven biển, có nguy cơ sạt lở cao, vùng trũng thấp, hộ dân có nhà ở trong rừng phòng hộ. Các quận – huyện khác có kế hoạch di dời các hộ dân sống trong các khu vực có nguy cơ sạt lở cao, trong các chung cư xuống cấp nghiêm trọng đến nơi định cư an toàn.
21. Các cơ quan thông tấn báo chí thành phố cung cấp thông tin, cảnh báo, dự báo tình hình diễn biến thời tiết, thiên tai một cách nhanh chóng, kịp thời, chính xác; tăng thời lượng phát sóng các chương trình tuyên truyền các biện pháp phòng ngừa thiên tai, tai nạn, thảm họa để người dân biết và tự phòng tránh.
22. Các Sở – ban – ngành, Tổng Công ty 90, 91 đóng trên địa bàn thành phố theo chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm chỉ đạo, triển khai thực hiện tốt công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, tai nạn, thảm họa trong phạm vi đơn vị mình. Đồng thời, phải chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện, trang thiết bị, vật tư cần thiết để tham gia phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn theo yêu cầu, chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố và Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn thành phố.
23. Các cấp, các ngành, các đơn vị tổ chức trực ban nghiêm túc, đảm bảo chế độ thông tin, báo cáo, đặc biệt là khi có thiên tai, tai nạn, thảm họa xảy ra và trong những ngày nghỉ, ngày lễ.
24. Các thành viên Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn thành phố thực hiện nhiệm vụ và đôn đốc quận – huyện được phân công phụ trách thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống, ứng phó thiên tai, tai nạn, thảm họa; phải trực tiếp xuống địa bàn để kiểm tra, đôn đốc quận – huyện thực hiện công tác phòng, chống, ứng phó khi xảy ra thiên tai, tai nạn, thảm họa.
Chỉ thị này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký, thay thế cho Chỉ thị số 10/2010/CT-UBND ngày 02 tháng 4 năm 2010 của Ủy ban nhân dân thành phố về công tác phòng, chống lụt, bão, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2010 trên địa bàn thành phố. Yêu cầu Thủ trưởng các sở – ban – ngành thành phố, Tổng Công ty 90, 91, cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn thành phố, các thành viên Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn thành phố và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận – huyện, phường – xã – thị trấn triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này./.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Trung Tín
Thuộc tính văn bản
Chỉ thị 12/2011/CT-UBND của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về tăng cường công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2011 trên địa bàn thành phố
Cơ quan ban hành: Ủy ban nhân dân TP. HCM Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 12/2011/CT-UBND Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Chỉ thị Người ký: Nguyễn Trung Tín
Ngày ban hành: 09/04/2011 Ngày hết hiệu lực: Đã biết
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Chính sách , Tài nguyên-Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
————————-
Số: 12/2011/CT-UBND
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————————–
TP. Hồ Chí Minh, ngày 09 tháng 04 năm 2011
CHỈ THỊ
Về tăng cường công tác phòng, chống thiên tai
và tìm kiếm cứu nạn năm 2011 trên địa bàn thành phố
————————————–
Do tình hình thời tiết, khí tượng – thủy văn diễn biến bất thường và ngày càng phức tạp, hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu đã và đang tác động đến nước ta. Trong năm 2010, xuất hiện 06 cơn bão và 06 cơn áp thấp nhiệt đới trên biển Đông, khu vực miền Đông Nam Bộ lượng mưa thấp hơn trung bình nhiều năm. Tại thành phố Hồ Chí Minh đã xảy ra 5 đợt lốc xoáy, mưa giông, 05 đợt triều cường cao gây thiệt hại, 05 vụ sạt lở bờ sông, làm chết 01 người (do lốc xoáy kết hợp với mưa lớn làm lật úp chiếc ghe đánh lưới ngày 02 tháng 6 năm 2010), thiệt hại 88 căn nhà, bể 30 đoạn bờ bao với chiều dài 147 m, sạt lở 2.802 m2 đất. Tổng thiệt hại ước khoảng 2,9 tỷ đồng. Dự báo tình hình khí tượng thủy văn, thời tiết nguy hiểm, nhất là các loại thiên tai như mưa lớn, bão, triều cường, lốc xoáy, hạn hán, xâm nhập mặn… năm 2011 có những diễn biến phức tạp, khó lường.
Mặt khác, trong năm 2010 trên địa bàn thành phố đã xảy ra 01 vụ tràn dầu, 02 vụ cháy tàu, 18 vụ tai nạn giao thông đường thủy nghiêm trọng, 105 vụ tai nạn nguy hiểm hàng ngày gây thiệt hại về người và tài sản.
Để chủ động phòng, chống, ứng phó kịp thời và có hiệu quả, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai, tai nạn, thảm họa gây ra, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kinh tế – xã hội năm 2011 của thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố yêu cầu các Sở – ban – ngành, đơn vị thành phố và Ủy ban nhân dân các quận – huyện, phường – xã – thị trấn triển khai thực hiện tốt các nội dung sau đây:
1. Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn thành phố, Sở – ban – ngành, quận – huyện, phường – xã – thị trấn tổ chức tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm về công tác chỉ đạo, điều hành phòng, chống, ứng phó thiên tai, tai nạn, thảm họa năm 2010; phát huy những ưu điểm, những công việc mang lại hiệu quả thiết thực; đồng thời làm rõ nguyên nhân những mặt còn hạn chế, yếu kém để có biện pháp chấn chỉnh, khắc phục. Chú trọng nâng cao năng lực điều hành, chỉ huy, thực hiện các biện pháp phòng, chống, ứng phó thiên tai, tai nạn, thảm họa ngay tại cơ sở, nhất là các địa bàn xung yếu.
2. Triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình hành động và Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai trong năm 2011 trên địa bàn thành phố (ban hành kèm theo Quyết định số 5745/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2008 và Quyết định số 3523/QĐ-UBND ngày 13 tháng 8 năm 2010 của Ủy ban nhân dân thành phố).
3. Củng cố, kiện toàn tổ chức Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn các cấp (thành phố, Sở – ban – ngành, quận – huyện, phường – xã – thị trấn); trong đó phải thống nhất công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn ở mỗi cấp, mỗi ngành, đảm bảo kịp thời chỉ đạo triển khai các biện pháp phòng, tránh, ứng phó hiệu quả trước, trong và sau khi thiên tai, tai nạn, thảm họa xảy ra; phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên để tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương, thủ trưởng đơn vị.
4. Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn thành phố:
a) Thường xuyên chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc và hướng dẫn các Sở – ban – ngành, quận – huyện thực hiện tốt kế hoạch, phương án phòng, chống, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai, tai nạn, thảm họa.
b) Chủ trì triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng năm 2011 trên địa bàn thành phố. Phối hợp với Ủy ban nhân dân các quận – huyện tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn phòng, chống thiên tai (tổ chức lớp tập huấn, phát hành sổ tay, tờ bướm…) cho cộng đồng dân cư để người dân luôn tự ý thức chủ động phòng, chống ứng phó kịp thời, đạt hiệu quả.
c) Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố, các quận – huyện rà soát, đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố quyết định đầu tư các công trình phòng, chống lụt, bão phát sinh, cấp bách trong năm 2011. Phối hợp với Sở Tài chính thành phố, Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố rà soát, kiểm tra, thống kê các phương tiện, trang thiết bị phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn hiện có của thành phố và đề xuất đầu tư bổ sung số lượng, chủng loại cần thiết theo nhu cầu của thành phố trong năm 2011 để thực hiện có hiệu quả phương châm “bốn tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; vật tư, phương tiện và kinh phí tại chỗ; hậu cần tại chỗ).
d) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tư lệnh thành phố, Sở Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy và các đơn vị liên quan tổ chức huấn luyện, thực tập thành thạo các phương tiện, trang thiết bị hiện có; diễn tập các phương án phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn thành phố, trong đó chú trọng đến các địa bàn trọng điểm, kể cả cấp huyện, cấp xã để nâng cao năng lực cho các lực lượng chuyên trách và bán chuyên trách.
5. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố:
a) Khi có thiên tai, nhất là bão, áp thấp nhiệt đới, thời tiết nguy hiểm trên biển Đông phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng thành phố và Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ và các đơn vị liên quan nắm chắc số lượng tàu thuyền và ngư dân đang hoạt động trên biển để kịp thời hướng dẫn di chuyển phòng, tránh, neo đậu đảm bảo an toàn. Đồng thời, kiểm tra chặt chẽ việc trang bị các thiết bị thông tin liên lạc, phao cứu sinh, phương tiện, thiết bị đảm bảo an toàn cho tàu thuyền và ngư dân hoạt động trên biển.
b) Phối hợp với Thành Đoàn triển khai dự án trồng cây chống sạt lở đê bao, bờ bao, bờ sông, rạch tại các huyện, quận ven đảm bảo tiến độ và hiệu quả.
6. Bộ Tư lệnh thành phố:
a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng thành phố, Công an thành phố, Sở Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy thành phố, Lực lượng Thanh niên xung phong thành phố và các sở – ngành, quận – huyện tổ chức thực hiện công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ đạt hiệu quả khi có thiên tai, tai nạn, thảm họa xảy ra.
b) Hỗ trợ các địa phương, đơn vị trong công tác tổ chức tập huấn, huấn luyện, diễn tập phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ để các tình huống diễn tập sát với thực tế, đạt hiệu quả cao.
7. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng thành phố:
a) Kiểm soát chặt chẽ các tàu thuyền đánh bắt hải sản khi xuất bến; cập nhật đầy đủ các thông tin về người, tàu thuyền, ngư trường hoạt động khai thác. Kiên quyết không cho xuất bến đối với tàu thuyền hết hạn đăng kiểm, tàu thuyền không trang bị đầy đủ các thiết bị đảm bảo an toàn theo quy định và khi có lệnh cấm tàu thuyền ra khơi của Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn thành phố.
b) Thường xuyên kiểm tra và có kế hoạch tổ chức tập kết, quản lý sử dụng các phương tiện, trang thiết bị để tham gia kịp thời, có hiệu quả công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ khi xảy ra thiên tai, tai nạn, thảm họa.
8. Công an thành phố:
a) Triển khai các lực lượng và phối hợp với các ban – ngành, đoàn thể cùng nhân dân bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, các công trình trọng điểm, tài sản của nhân dân, Nhà nước và doanh nghiệp, ngăn ngừa các đối tượng xấu lợi dụng khi xảy ra thiên tai, tai nạn, thảm họa để trộm cắp, cướp giật.
b) Huy động lực lượng, vật tư, phương tiện để tham gia công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ và sơ tán, di dời dân khỏi những nơi nguy hiểm, làm tốt công tác vận động, tuyên truyền để người dân hiểu, chấp hành sơ tán, di dời khi có thiên tai, tai nạn, thảm họa.
c) Tăng cường tuần tra, kiểm soát các tuyến đường ven sông, tuyến đường bị ngập lụt, thiên tai, kiểm tra các khu vực xảy ra thảm họa, bị cô lập để khắc phục hậu quả, đảm bảo giao thông thông suốt.
9. Sở Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy thành phố:
a) Triển khai thực hiện công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ hàng ngày, công tác phòng, chống, ứng phó cháy rừng, cháy nổ kịp thời và hiệu quả.
b) Phối hợp với Bộ Tư lệnh thành phố, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng thành phố, Công an thành phố, Lực lượng Thanh niên xung phong thành phố để thực hiện có hiệu quả công tác cứu hộ, cứu nạn, cứu sập, sơ tán dân khi thiên tai, tai nạn, thảm họa xảy ra; tham gia ứng cứu sự cố tràn dầu trên địa bàn thành phố. Phối hợp với các quận – huyện để huy động máy bơm khi xảy ra ngập úng do triều cường, mưa lớn, xả lũ.
10. Lực lượng Thanh niên xung phong thành phố:
a) Chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện, vật tư để chủ động tham gia phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai và công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ.
b) Phối hợp với Sở Giao thông vận tải thành phố, Công an thành phố triển khai các lực lượng tham gia điều phối, hướng dẫn giao thông tại các tuyến đường, cầu phà khi xảy ra thiên tai, tai nạn, thảm họa.
11. Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước thành phố:
a) Đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án tiêu thoát nước, chống ngập trên địa bàn thành phố để sớm xóa các điểm ngập cũ và hạn chế phát sinh các điểm ngập mới; phối hợp với các chủ đầu tư thực hiện các dự án sử dụng nguồn vốn ODA tại lưu vực trung tâm. Kiểm tra và đề xuất giải pháp xử lý các điểm ngập phát sinh cục bộ ngoài khu vực các dự án đang triển khai.
b) Phối hợp với các cơ quan, ban – ngành Trung ương và thành phố đẩy nhanh tiến độ thực hiện Dự án Quy hoạch thủy lợi chống ngập úng khu vực thành phố.
12. Sở Giao thông vận tải thành phố:
a) Phối hợp với Công an thành phố, Lực lượng Thanh niên xung phong thành phố huy động lực lượng kiểm tra, kiểm soát, đảm bảo an toàn tại các bến phà, đò ngang, cầu yếu. Tăng cường tuyên truyền, vận động thực hiện có hiệu quả chủ trương mọi người khi tham gia giao thông trên phương tiện thủy đều tự giác mặc áo phao.
b) Tổ chức giải tỏa ùn tắc, phân luồng giao thông để đảm bảo giao thông thông suốt trong tình huống xảy ra sự cố cầu, đường, có cây xanh, cột đèn chiếu sáng công cộng ngã đổ; phối hợp với Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước thành phố cắm biển báo tại các tuyến đường thường xuyên bị ngập sâu để người dân biết, hạn chế đi lại.
c) Phối hợp với Ủy ban nhân dân các quận – huyện và các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các phương tiện thủy neo đậu trái phép làm hư hỏng công trình phòng, chống lụt, bão; xử lý các trường hợp lấn chiếm hành lang bảo vệ bờ và lòng sông, kênh, rạch gây sạt lở, bồi lắng, tắc nghẽn dòng chảy.
13. Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố:
a) Hoàn chỉnh Phương án ứng phó, khắc phục hậu quả động đất, sóng thần và Phương án ứng phó sự cố tràn dầu trên địa bàn thành phố, trình Ủy ban nhân dân thành phố ban hành trong quý II năm 2011.
b) Phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng thành phố, Cảng vụ thành phố, các địa phương, đơn vị liên quan tổ chức ứng phó, khắc phục kịp thời, bảo vệ môi trường trong trường hợp xảy ra các sự cố tràn dầu trên sông, trên biển. Phối hợp với các Sở – ngành chức năng kiểm tra các tổng kho xăng dầu, kho chứa hóa chất độc hại, chất phóng xạ… để khuyến cáo các chủ cơ sở thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn khi xảy ra thiên tai, thảm họa.
c) Phổ biến, tuyên truyền sâu rộng đến nhân dân các tình huống và biện pháp ứng phó khi xảy ra động đất, sóng thần.
14. Sở Xây dựng thành phố:
a) Kiểm tra, cảnh báo các chủ đầu tư không để xảy ra đổ sập giàn dáo, cần cẩu tại các công trình đang thi công gây tai nạn; đảm bảo an toàn cho các nhà ở, chung cư cũ, xuống cấp, các công trình ngầm khi xảy ra thiên tai. Phối hợp với các sở – ngành liên quan và quận – huyện kiểm tra chất lượng hệ thống thu lôi chống sét các công trình cao tầng trước mùa mưa bão.
b) Phổ biến, hướng dẫn các đơn vị, tổ chức, người dân thực hiện đúng tiêu chuẩn thiết kế, xây dựng các công trình, nhà ở, chung cư, pa nô, biển quảng cáo nhằm có khả năng chịu được bão, lốc xoáy, giông gió có cường độ cao, nhất là ở những vùng thường xuyên, trực tiếp chịu ảnh hưởng. Phối hợp với các sở – ngành chức năng xử lý khắc phục nhanh các trường hợp cầu, cống, nhà cửa sập đổ khi xảy ra thiên tai, tai nạn, thảm họa.
15. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố:
a) Có trách nhiệm thông báo, khuyến cáo, yêu cầu các doanh nghiệp quảng cáo thực hiện chằng chống, gia cố các pa nô, biển quảng cáo đúng kỹ thuật do ngành xây dựng quy định nhằm đảm bảo an toàn khi có bão, lốc xoáy, giông gió.
b) Triển khai các cuộc thi tìm hiểu kiến thức và hiến kế các giải pháp thiết thực, hiệu quả về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai tại cộng đồng.
16. Sở Thông tin và Truyền thông thành phố:
Phối hợp với các doanh nghiệp viễn thông, doanh nghiệp thông tin di động kiểm tra các trạm tiếp sóng viễn thông, bảo đảm cho mạng thông tin phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành, tiếp nhận, xử lý thông tin trong công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn thông suốt trong mọi tình huống.
17. Sở Y tế thành phố:
a) Chuẩn bị đủ cơ số thuốc, phương tiện, vật tư, trang thiết bị cần thiết, lực lượng y tế đáp ứng nhu cầu cứu thương, phòng ngừa bệnh dịch và khắc phục hậu quả về sức khỏe, môi trường sau thiên tai, tai nạn, thảm họa đảm bảo điều kiện sinh hoạt cho nhân dân.
b) Phối hợp chặt chẽ với lực lượng vũ trang làm tốt công tác kết hợp quân – dân y trong phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai, tai nạn, thảm họa.
18. Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố:
Biên soạn tài liệu và đưa nội dung phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai lồng ghép để giảng dạy ở một số trường tiểu học và trung học cơ sở tại các quận – huyện điểm.
19. Tổng Công ty Điện lực thành phố:
Kiểm tra, bảo vệ hệ thống truyền tải, thiết bị điện, trạm biến thế, công trình điện lực; đồng thời, xử lý khắc phục nhanh chóng sự cố đường dây tải điện bị hư hỏng, đảm bảo cung cấp điện ổn định, liên tục và an toàn điện; chuẩn bị máy phát điện dự phòng khi thành phố bị ảnh hưởng của thiên tai, tai nạn, thảm họa.
20. Ủy ban nhân dân các quận – huyện:
a) Rà soát, hoàn chỉnh các Phương án phòng, chống, ứng phó thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của quận – huyện. Tính toán chi tiết việc huy động lực lượng, phương tiện cơ giới để di dời dân nhanh chóng, an toàn đến nơi trú ẩn an toàn khi xảy ra thiên tai, tai nạn, thảm họa. Đồng thời, phối hợp, hiệp đồng với chủ các phương tiện cơ giới trên địa bàn để kịp thời huy động, trưng dụng khi cần thiết. Tại các địa điểm tạm cư phải được tổ chức chu đáo, chuẩn bị đầy đủ lương thực, thực phẩm, nước uống, điều kiện sinh hoạt, đảm bảo môi trường, vệ sinh cho người dân.
b) Tập trung chỉ đạo các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thi công, hoàn thành dứt điểm các công trình phòng, chống lụt, bão đã có chủ trương của Ủy ban nhân dân thành phố trong quý II năm 2011, đảm bảo tiến độ và chất lượng công trình. Đồng thời, triển khai nhanh các công trình phòng, chống lụt, bão năm 2011 khi có chủ trương của Ủy ban nhân dân thành phố. Phối hợp với chủ đầu tư các dự án tiêu thoát nước, chống ngập đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng để dự án sớm được triển khai thi công và hoàn thành đưa vào sử dụng.
c) Chỉ đạo chủ đầu tư cùng các đơn vị thi công, tư vấn thiết kế, giám sát đánh giá rút kinh nghiệm trong đầu tư xây dựng các công trình bờ bao xung yếu, tuyệt đối không để tình trạng công trình vừa hết thời gian bảo hành đã xuống cấp, tràn và bể bờ bao. Các đơn vị thiết kế, thi công thiếu năng lực, đề nghị các chủ đầu tư cân nhắc trong việc giao thực hiện các công trình mới. Nếu tiếp tục để xảy ra tình trạng công trình không đảm bảo chất lượng, không đảm bảo cao trình sau thời gian đầu tư thì các quận – huyện phải chịu hoàn toàn trách nhiệm, nhất là khi để xảy ra sự cố gây ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt và sản xuất của người dân.
d) Ủy ban nhân dân quận 12, quận Thủ Đức, quận Bình Thạnh, quận Gò Vấp, huyện Hóc Môn, huyện Củ Chi, huyện Bình Chánh chủ động lập kế hoạch huy động lực lượng, sử dụng kinh phí, vật tư tại chỗ để xử lý, gia cố các đoạn bờ bao thấp, yếu phát sinh nhằm đảm bảo khả năng ngăn triều cường, xả lũ, không để xảy ra bể, tràn bờ bao gây ngập úng, ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt và sản xuất của nhân dân, doanh nghiệp.
đ) Tổ chức, phân công, kiểm tra và đôn đốc việc triển khai thực hiện thu, nộp Quỹ Phòng chống lụt bão trên địa bàn quận – huyện và quản lý, sử dụng cho công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2011. Hoàn thành thanh quyết toán kinh phí tạm ứng từ nguồn Quỹ Phòng chống lụt bão thành phố để đầu tư công trình, mua sắm trang thiết bị, phương tiện còn tồn đọng qua các năm.
e) Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ và huyện Nhà Bè thực hiện khẩn trương các dự án di dời dân đang sinh sống trong khu vực ven sông, ven biển, có nguy cơ sạt lở cao, vùng trũng thấp, hộ dân có nhà ở trong rừng phòng hộ. Các quận – huyện khác có kế hoạch di dời các hộ dân sống trong các khu vực có nguy cơ sạt lở cao, trong các chung cư xuống cấp nghiêm trọng đến nơi định cư an toàn.
21. Các cơ quan thông tấn báo chí thành phố cung cấp thông tin, cảnh báo, dự báo tình hình diễn biến thời tiết, thiên tai một cách nhanh chóng, kịp thời, chính xác; tăng thời lượng phát sóng các chương trình tuyên truyền các biện pháp phòng ngừa thiên tai, tai nạn, thảm họa để người dân biết và tự phòng tránh.
22. Các Sở – ban – ngành, Tổng Công ty 90, 91 đóng trên địa bàn thành phố theo chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm chỉ đạo, triển khai thực hiện tốt công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, tai nạn, thảm họa trong phạm vi đơn vị mình. Đồng thời, phải chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện, trang thiết bị, vật tư cần thiết để tham gia phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn theo yêu cầu, chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố và Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn thành phố.
23. Các cấp, các ngành, các đơn vị tổ chức trực ban nghiêm túc, đảm bảo chế độ thông tin, báo cáo, đặc biệt là khi có thiên tai, tai nạn, thảm họa xảy ra và trong những ngày nghỉ, ngày lễ.
24. Các thành viên Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn thành phố thực hiện nhiệm vụ và đôn đốc quận – huyện được phân công phụ trách thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống, ứng phó thiên tai, tai nạn, thảm họa; phải trực tiếp xuống địa bàn để kiểm tra, đôn đốc quận – huyện thực hiện công tác phòng, chống, ứng phó khi xảy ra thiên tai, tai nạn, thảm họa.
Chỉ thị này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký, thay thế cho Chỉ thị số 10/2010/CT-UBND ngày 02 tháng 4 năm 2010 của Ủy ban nhân dân thành phố về công tác phòng, chống lụt, bão, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2010 trên địa bàn thành phố. Yêu cầu Thủ trưởng các sở – ban – ngành thành phố, Tổng Công ty 90, 91, cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn thành phố, các thành viên Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn thành phố và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận – huyện, phường – xã – thị trấn triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này./.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Trung Tín

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Chỉ thị 12/2011/CT-UBND của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về tăng cường công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2011 trên địa bàn thành phố”