Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Chỉ thị 12/1998/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về công tác phòng, chống lụt, bão, giảm nhẹ thiên tai năm 1998

CHỈ THỊ

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 12/1998/CT-TTG NGÀY 21 THÁNG 3 NĂM 1998 VỀ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG LỤT, BàO,
GIẢM NHẸ THIÊN TAI NĂM 1998

Mấy năm gần đây, thiên tai xẩy ra ở nhiều nơi trong khu vực và trên thế giới. ở nước ta, lũ, bão và các thiên tai khác cũng liên tiếp xảy ra trên nhiều vùng trong cả nước, đặc biệt là cơn bão số 5 năm 1997 gây ra những tổn thất nặng nề cho các tỉnh Nam Bộ và nam Trung Bộ, hậu quả của cơn bão này còn phải tiếp tục khắc phục trong nhiều năm tới.

Sự biến đổi của khí hậu toàn cầu và khu vực với các hiện tượng biến đổi đột ngột, dị thường về thời tiết làm cho ngày càng dễ xảy ra thiên tai trái quy luật và ác liệt, gây ảnh hưởng xấu đến tính mạng, đời sống và sản xuất của nhân dân, đến hoạt động của các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, xã hội.

Để chủ động phòng chống lụt, bão, đối phó với tình hình diễn biến bất lợi của thời tiết, giảm nhẹ thiên tai năm 1998, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện tốt các việc sau đây:

1. Tổ chức tổng kết công tác phòng chống lụt bão năm 1997, nghiêm túc kiểm điểm rút ra những ưu, khuyết điểm, những bài học kinh nghiệm về công tác chuẩn bị, đối phó và khắc phục hậu quả thiên tai, đặc biệt là việc tổ chức phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai, đặc biệt là việc tổ chức phòng, chống và khắc phục hậu quả cơn bão số 5; đề ra phương hướng, nhiệm vụ công tác phòng chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai năm 1998 một cách cụ thể, thiết thực đối với từng lĩnh vực quản lý của từng ngành, từng địa phương nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại do thiên tai gây ra. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục cộng đồng để nâng cao khả năng chủ động đối phó với thiên tai.

Các Bộ, ngành và địa phương cần có các biện pháp cụ thể để giữ nước, sử dụng nước tiết kiệm bảo đảm đủ nước cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và dân sinh; giữ nước, các hồ chứa bảo đảm cho việc cấp nước, phát điện được bình thường, khắc phục và phòng ngừa hậu quả xấu do tình hình hạn hán nghiêm trọng đang xảy ra, có thể kéo dài và diễn biến phức tạp ở hầu khắp các địa phương trong cả nước.

2. Khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai năm 1997, đặc biệt là việc tu sửa các công trình thuỷ lợi, giao thông và các cơ sở hạ tầng; hoàn thành kế hoạch tu bổ đê điều kể cả các khối lượng mới phát sinh trước lũ năm 1998. Tổ chức kiểm tra các công trình phòng chống lụt bão, các hồ chứa nước, kịp thời huy động mọi nguồn lực tu sửa, bổ sung trước lũ; xây dựng các phương án phòng chống lụt bão cho các khu vực xung yếu, các công trình trọng điểm.

3. Kiện toàn tổ chức Ban chỉ huy phòng chống lụt bão, các lực lượng phòng chống lụt bão ở các cấp, các ngành; củng cố hệ thống truyền tin, cảnh báo nhằm thông tin thông suốt đến tận người dân, kịp thời phòng tránh bão, lũ; thực hiện nghiêm chỉnh chế độ trực ban trong mùa lụt bão nhằm thực hiện tốt công tác phòng chống lụt bão năm 1998.

4. Ngành Thuỷ sản và Giao thông vận tải, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố ven biển thực hiện chế độ đăng kiểm, bắt buộc tầu thuyền khi đi biển phải có đủ các trang bị phao cứu sinh phòng hộ để đảm bảo an toàn cho người, có phương tiện cứu đắm cho tầu thuyền, mỗi cụm tàu đánh bắt cá đều phải được trang bị radio để thu nhận các tin tức khí tượng và các thông tin cảnh báo thiên tai trên hệ thống thông tin đại chúng. Hướng dẫn cụ thể cách trú ẩn, neo đậu tàu thuyền khi gặp bão.

Uỷ ban Quốc gia tìm kiếm – cứu nạn có phương án bố trí lực lượng sẵn sàng thực hiện các lệnh huy động tìm kiếm, cứu nạn khi có thiên tai xẩy ra, đồng thời phối hợp chặt chẽ với bộ đội biên phòng, lực lượng cứu nạn của các địa phương để huy động tổng lực khi cần thiết, nhằm giảm thiệt hại đến mức thấp nhất về người và phương tiện. Các tỉnh ven biển thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 39/TTg ngày 18 tháng 01 năm 1997 của Thủ tướng Chính phủ về việc bảo đảm an toàn cho người và phương tiện nghề cá hoạt động trên biển và Chỉ thị số 07/1998/CT-TTg ngày 05 tháng 02 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng lực lượng tìm kiếm – cứu nạn từ Trung ương đến địa phương.

5. Các tỉnh, thành phố có đê phải làm tốt công tác hộ đê, thực hiện tốt phương châm “bốn tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, vật tư tại chỗ và hậu cần tại chỗ), thực hiện nghiêm túc chế độ tuần tra canh gác đê, kịp thời phát hiện và tổ chức xử lý ngay các sự cố đê, kè, cống từ khi mới bắt đầu xẩy ra.

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp phải trực tiếp kiểm tra và chuẩn bị các phương án hộ đê, cứu nạn, dự kiến các tình huống xấu có thể xẩy ra và phương án xử lý đối với từng tình huống cụ thể, tổ chức diễn tập trước mùa lũ.

6. Những vùng thường bị lũ quét, vùng bị ngập sâu, vùng bị nước biển dâng, bị xói lở phải có phương án sơ tán và tổ chức di dời dân.

Các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long thực hiện các quyết định của Chính phủ về kiểm soát lũ, căn cứ vào các nước lũ những năm gần đây để có giải pháp xử lý chủ động; phải chỉ đạo khẩn trương việc nạo vét kênh mương, tu bổ và củng cố các đê và công trình ngăn mặn, các bờ bao, kết hợp giữ nước ngọt bảo đảm yêu cầu phát triển sản xuất nông nghiệp; chủ động bố trí thời vụ gieo trồng để đảm bảo thu hoạch lúa hè thu trước khi có lũ chính vụ, đồng thời có kế hoạch tiêu nước sau lũ; bảo vệ các khu dân cư, quản lý và bảo vệ học sinh các trường trong thời gian lũ lớn; phải tổ chức lực lượng tuần tra canh gác, chuẩn bị vật tư xử lý các sự cố trong mùa lũ.

7. Chính quyền các cấp và các ngành giao thông phối hợp với các ngành có liên quan có kế hoạch bảo đảm giao thông thông suốt của tuyến đường Bắc – Nam, các tuyến giao thông lên miền núi thường bị sạt lở gây tắc nghẽn giao thông.

Ngành Thương mại phối hợp với chính quyền các địa phương tổ chức việc cung cấp các mặt hàng thiết yếu cho các vùng sâu, vùng xa trước mùa lũ, bão.

8. Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương phối hợp với Bộ Công nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn thực hiện việc vận hành hồ chứa thuỷ điện Hoà Bình, hồ Thác Bà để tham gia có hiệu quả vào việc cắt lũ cho hạ du.

Với công trình phân lũ sông Đáy, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Uỷ ban nhân dân các địa phương vùng phân lũ (Hà Tây, Hà Nam và Ninh Bình) phải chuẩn bị mọi phương án bảo vệ tuyến đê sông Đáy và công tác hậu phương vùng phân lũ để sẵn sàng phân lũ khi có lệnh phân lũ của Thủ tướng Chính phủ.

9. Các Bộ, ngành Trung ương ngoài việc làm tốt công tác phòng chống lụt bão để bảo vệ các cơ sở của ngành còn phải chuẩn bị sẵn sàng mọi lực lượng, phương tiện, vật tư để tham gia phòng, chống và khắc phục hậu quả lụt, bão theo sự điều đồng của Ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương và của Thủ tướng Chính phủ.

– Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ bố trí lực lượng, phương tiện ở các địa bàn xung yếu để bảo vệ an ninh, trật tự an toàn xã hội và sẵn sàng ứng cứu khi có lệnh điều động của Thủ tướng Chính phủ.

– Các Bộ Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có kế hoạch, chuẩn bị sẵn sàng dự trữ đủ cơ số thuốc dự phòng, tổ chức kiểm tra và bố trí lực lượng phòng chống dịch bệnh cho người, gia súc và cây trồng ở các địa bàn xung yếu và các khu vực xảy ra thiên tai, nhanh chóng dập tắt các ổ dịch phát sinh.

– Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn phối hợp chặt chẽ với Tổ chức Khí tượng thế giới, các tổ chức khí tượng khu vực và các nước láng giềng để nâng cao hơn nữa chất lượng dự báo về bão, lũ và các thiên tai khác; kịp thời thông báo cho các địa phương, các ngành và nhân dân các thông tin cần thiết để có biện pháp chủ động ứng phó trong mọi tình huống.

– Bộ Văn hoá – Thông tin chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng đẩy mạng công tác tuyên truyền phổ biến các kiến thức về thiên tai và cách phòng tránh cho cộng đồng để mọi người dân nhận thức rõ tác hại của thiên tai, tự lo chuẩn bị cho mình và cùng với cộng đồng thực hiện việc phòng chống thiên tai có hiệu quả, đồng thời phải thực hiện nghiêm túc quy chế thông tin về thiên tai theo quy định của pháp luật. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức, triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này.

Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Chỉ thị này và báo cáo kết quả lên Thủ tướng Chính phủ.

Thuộc tính văn bản
Chỉ thị 12/1998/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về công tác phòng, chống lụt, bão, giảm nhẹ thiên tai năm 1998
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 12/1998/CT-TTg Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Chỉ thị Người ký: Nguyễn Công Tạn
Ngày ban hành: 21/03/1998 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Chính sách
Tóm tắt văn bản
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

CHỈ THỊ

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 12/1998/CT-TTG NGÀY 21 THÁNG 3 NĂM 1998 VỀ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG LỤT, BàO,
GIẢM NHẸ THIÊN TAI NĂM 1998

Mấy năm gần đây, thiên tai xẩy ra ở nhiều nơi trong khu vực và trên thế giới. ở nước ta, lũ, bão và các thiên tai khác cũng liên tiếp xảy ra trên nhiều vùng trong cả nước, đặc biệt là cơn bão số 5 năm 1997 gây ra những tổn thất nặng nề cho các tỉnh Nam Bộ và nam Trung Bộ, hậu quả của cơn bão này còn phải tiếp tục khắc phục trong nhiều năm tới.

Sự biến đổi của khí hậu toàn cầu và khu vực với các hiện tượng biến đổi đột ngột, dị thường về thời tiết làm cho ngày càng dễ xảy ra thiên tai trái quy luật và ác liệt, gây ảnh hưởng xấu đến tính mạng, đời sống và sản xuất của nhân dân, đến hoạt động của các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, xã hội.

Để chủ động phòng chống lụt, bão, đối phó với tình hình diễn biến bất lợi của thời tiết, giảm nhẹ thiên tai năm 1998, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện tốt các việc sau đây:

1. Tổ chức tổng kết công tác phòng chống lụt bão năm 1997, nghiêm túc kiểm điểm rút ra những ưu, khuyết điểm, những bài học kinh nghiệm về công tác chuẩn bị, đối phó và khắc phục hậu quả thiên tai, đặc biệt là việc tổ chức phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai, đặc biệt là việc tổ chức phòng, chống và khắc phục hậu quả cơn bão số 5; đề ra phương hướng, nhiệm vụ công tác phòng chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai năm 1998 một cách cụ thể, thiết thực đối với từng lĩnh vực quản lý của từng ngành, từng địa phương nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại do thiên tai gây ra. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục cộng đồng để nâng cao khả năng chủ động đối phó với thiên tai.

Các Bộ, ngành và địa phương cần có các biện pháp cụ thể để giữ nước, sử dụng nước tiết kiệm bảo đảm đủ nước cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và dân sinh; giữ nước, các hồ chứa bảo đảm cho việc cấp nước, phát điện được bình thường, khắc phục và phòng ngừa hậu quả xấu do tình hình hạn hán nghiêm trọng đang xảy ra, có thể kéo dài và diễn biến phức tạp ở hầu khắp các địa phương trong cả nước.

2. Khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai năm 1997, đặc biệt là việc tu sửa các công trình thuỷ lợi, giao thông và các cơ sở hạ tầng; hoàn thành kế hoạch tu bổ đê điều kể cả các khối lượng mới phát sinh trước lũ năm 1998. Tổ chức kiểm tra các công trình phòng chống lụt bão, các hồ chứa nước, kịp thời huy động mọi nguồn lực tu sửa, bổ sung trước lũ; xây dựng các phương án phòng chống lụt bão cho các khu vực xung yếu, các công trình trọng điểm.

3. Kiện toàn tổ chức Ban chỉ huy phòng chống lụt bão, các lực lượng phòng chống lụt bão ở các cấp, các ngành; củng cố hệ thống truyền tin, cảnh báo nhằm thông tin thông suốt đến tận người dân, kịp thời phòng tránh bão, lũ; thực hiện nghiêm chỉnh chế độ trực ban trong mùa lụt bão nhằm thực hiện tốt công tác phòng chống lụt bão năm 1998.

4. Ngành Thuỷ sản và Giao thông vận tải, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố ven biển thực hiện chế độ đăng kiểm, bắt buộc tầu thuyền khi đi biển phải có đủ các trang bị phao cứu sinh phòng hộ để đảm bảo an toàn cho người, có phương tiện cứu đắm cho tầu thuyền, mỗi cụm tàu đánh bắt cá đều phải được trang bị radio để thu nhận các tin tức khí tượng và các thông tin cảnh báo thiên tai trên hệ thống thông tin đại chúng. Hướng dẫn cụ thể cách trú ẩn, neo đậu tàu thuyền khi gặp bão.

Uỷ ban Quốc gia tìm kiếm – cứu nạn có phương án bố trí lực lượng sẵn sàng thực hiện các lệnh huy động tìm kiếm, cứu nạn khi có thiên tai xẩy ra, đồng thời phối hợp chặt chẽ với bộ đội biên phòng, lực lượng cứu nạn của các địa phương để huy động tổng lực khi cần thiết, nhằm giảm thiệt hại đến mức thấp nhất về người và phương tiện. Các tỉnh ven biển thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 39/TTg ngày 18 tháng 01 năm 1997 của Thủ tướng Chính phủ về việc bảo đảm an toàn cho người và phương tiện nghề cá hoạt động trên biển và Chỉ thị số 07/1998/CT-TTg ngày 05 tháng 02 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng lực lượng tìm kiếm – cứu nạn từ Trung ương đến địa phương.

5. Các tỉnh, thành phố có đê phải làm tốt công tác hộ đê, thực hiện tốt phương châm “bốn tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, vật tư tại chỗ và hậu cần tại chỗ), thực hiện nghiêm túc chế độ tuần tra canh gác đê, kịp thời phát hiện và tổ chức xử lý ngay các sự cố đê, kè, cống từ khi mới bắt đầu xẩy ra.

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp phải trực tiếp kiểm tra và chuẩn bị các phương án hộ đê, cứu nạn, dự kiến các tình huống xấu có thể xẩy ra và phương án xử lý đối với từng tình huống cụ thể, tổ chức diễn tập trước mùa lũ.

6. Những vùng thường bị lũ quét, vùng bị ngập sâu, vùng bị nước biển dâng, bị xói lở phải có phương án sơ tán và tổ chức di dời dân.

Các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long thực hiện các quyết định của Chính phủ về kiểm soát lũ, căn cứ vào các nước lũ những năm gần đây để có giải pháp xử lý chủ động; phải chỉ đạo khẩn trương việc nạo vét kênh mương, tu bổ và củng cố các đê và công trình ngăn mặn, các bờ bao, kết hợp giữ nước ngọt bảo đảm yêu cầu phát triển sản xuất nông nghiệp; chủ động bố trí thời vụ gieo trồng để đảm bảo thu hoạch lúa hè thu trước khi có lũ chính vụ, đồng thời có kế hoạch tiêu nước sau lũ; bảo vệ các khu dân cư, quản lý và bảo vệ học sinh các trường trong thời gian lũ lớn; phải tổ chức lực lượng tuần tra canh gác, chuẩn bị vật tư xử lý các sự cố trong mùa lũ.

7. Chính quyền các cấp và các ngành giao thông phối hợp với các ngành có liên quan có kế hoạch bảo đảm giao thông thông suốt của tuyến đường Bắc – Nam, các tuyến giao thông lên miền núi thường bị sạt lở gây tắc nghẽn giao thông.

Ngành Thương mại phối hợp với chính quyền các địa phương tổ chức việc cung cấp các mặt hàng thiết yếu cho các vùng sâu, vùng xa trước mùa lũ, bão.

8. Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương phối hợp với Bộ Công nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn thực hiện việc vận hành hồ chứa thuỷ điện Hoà Bình, hồ Thác Bà để tham gia có hiệu quả vào việc cắt lũ cho hạ du.

Với công trình phân lũ sông Đáy, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Uỷ ban nhân dân các địa phương vùng phân lũ (Hà Tây, Hà Nam và Ninh Bình) phải chuẩn bị mọi phương án bảo vệ tuyến đê sông Đáy và công tác hậu phương vùng phân lũ để sẵn sàng phân lũ khi có lệnh phân lũ của Thủ tướng Chính phủ.

9. Các Bộ, ngành Trung ương ngoài việc làm tốt công tác phòng chống lụt bão để bảo vệ các cơ sở của ngành còn phải chuẩn bị sẵn sàng mọi lực lượng, phương tiện, vật tư để tham gia phòng, chống và khắc phục hậu quả lụt, bão theo sự điều đồng của Ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương và của Thủ tướng Chính phủ.

– Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ bố trí lực lượng, phương tiện ở các địa bàn xung yếu để bảo vệ an ninh, trật tự an toàn xã hội và sẵn sàng ứng cứu khi có lệnh điều động của Thủ tướng Chính phủ.

– Các Bộ Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có kế hoạch, chuẩn bị sẵn sàng dự trữ đủ cơ số thuốc dự phòng, tổ chức kiểm tra và bố trí lực lượng phòng chống dịch bệnh cho người, gia súc và cây trồng ở các địa bàn xung yếu và các khu vực xảy ra thiên tai, nhanh chóng dập tắt các ổ dịch phát sinh.

– Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn phối hợp chặt chẽ với Tổ chức Khí tượng thế giới, các tổ chức khí tượng khu vực và các nước láng giềng để nâng cao hơn nữa chất lượng dự báo về bão, lũ và các thiên tai khác; kịp thời thông báo cho các địa phương, các ngành và nhân dân các thông tin cần thiết để có biện pháp chủ động ứng phó trong mọi tình huống.

– Bộ Văn hoá – Thông tin chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng đẩy mạng công tác tuyên truyền phổ biến các kiến thức về thiên tai và cách phòng tránh cho cộng đồng để mọi người dân nhận thức rõ tác hại của thiên tai, tự lo chuẩn bị cho mình và cùng với cộng đồng thực hiện việc phòng chống thiên tai có hiệu quả, đồng thời phải thực hiện nghiêm túc quy chế thông tin về thiên tai theo quy định của pháp luật. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức, triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này.

Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Chỉ thị này và báo cáo kết quả lên Thủ tướng Chính phủ.

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Chỉ thị 12/1998/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về công tác phòng, chống lụt, bão, giảm nhẹ thiên tai năm 1998”