THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ ——–
Số: 10/CT-TTg
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————
Hà Nội, ngày 29 tháng 04 năm 2014
|
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC THỐNG KÊ BỘ, NGÀNH
Thống kê Bộ, ngành là bộ phận cấu thành của hệ thống thống kê Nhà nước. Thông tin thống kê của các Bộ, ngành là kênh thông tin chủ yếu quan trọng làm cơ sở để đánh giá, phân tích tình hình kinh tế – xã hội cả nước và của từng ngành, từng lĩnh vực nhằm phục vụ kịp thời sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, sự quản lý, điều hành của các Bộ, ngành và phục vụ các đối tượng sử dụng thông tin khác ở trong và ngoài nước.
Trong những năm qua, thực hiện Nghị định của Chính phủ và các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về công tác thống kê, nhiều Bộ, ngành đã nỗ lực, cố gắng trong hoạt động bảo đảm thông tin thống kê; thực hiện chế độ báo cáo thống kê; cập nhật, hoàn thiện phương pháp chế độ thống kê; kiện toàn cơ cấu tổ chức đơn vị chuyên trách thống kê. Công tác phổ biến thông tin thống kê nhìn chung được các Bộ, ngành quan tâm đẩy mạnh nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của người dùng tin.
Tuy nhiên, trước những yêu cầu ngày càng cao về chất lượng thông tin thống kê, công tác thống kê của Bộ, ngành bộc lộ nhiều bất cập, ảnh hưởng đến công tác chỉ đạo, điều hành kinh tế-xã hội. Một số Bộ, ngành chưa hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý về thống kê để thu thập và tính toán các chỉ tiêu theo quy định. Việc xây dựng và củng cố đơn vị chuyên trách thống kê của nhiều Bộ, ngành theo Nghị định số 03/2010/NĐ-CP ngày 13 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức thống kê Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ chưa được quan tâm đầy đủ dẫn đến việc thực hiện nhiệm vụ thống kê của các Bộ, ngành chưa hiệu quả, chất lượng thấp. Để khắc phục những hạn chế, bất cập nêu trên và tăng cường công tác thống kê của Bộ, ngành, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị:
1. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan ở Trung ương có trách nhiệm:
a) Xây dựng và hoàn thiện Hệ thống chỉ tiêu thống kê Bộ, ngành; chương trình điều tra thống kê hàng năm và dài hạn; chế độ báo cáo thống kê tổng hợp và chế độ báo cáo thống kê cơ sở áp dụng cho các đơn vị trực thuộc, các Sở, ngành địa phương cùng các văn bản hướng dẫn có liên quan để có đầy đủ nguồn thông tin đầu vào. Thực hiện nghiêm túc Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng cho các Bộ, ngành được ban hành theo Quyết định số 15/2014/QĐ-TTg ngày 17 tháng 02 năm 2014.
b) Triển khai hiệu quả các nhiệm vụ được phân công trong Chiến lược phát triển Thống kê Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Từng Bộ, ngành xây dựng kế hoạch với lộ trình cho từng năm đối với mỗi hoạt động cụ thể; định kỳ tổng kết, đánh giá việc thực hiện theo quy định, làm cơ sở cho việc đánh giá giữa kỳ và cuối ký việc thực hiện Chiến lược.
c) Triển khai thực hiện đồng bộ Chính sách phổ biến thông tin thống kê Nhà nước được Thủ tướng Chính phủ ban hành theo Quyết định số 34/2013/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2013 để nâng cao hiệu quả phối hợp công tác trong hoạt động thống kê giữa các Bộ, ngành trong việc sản xuất, cung cấp, phổ biến và chia sẻ thông tin thống kê nhằm tạo ra hệ thống thông tin thống kê đồng bộ, thống nhất, thông suốt và hiệu quả giữa hệ thống thống kê tập trung và thống kê Bộ, ngành.
d) Chủ trì phối hợp với Bộ Nội vụ hoàn thiện tổ chức, biên chế của Hệ thống thống kê Bộ, ngành theo quy định tại Nghị định số 03/2010/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 13 tháng 01 năm 2010 quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức thống kê Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ. Bố trí đủ nhân lực đáp ứng yêu cầu thực hiện tốt công tác thống kê tại các cấp quản lý.
đ) Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng kiến thức thống kê, tin học, ngoại ngữ nhằm nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho công chức làm công tác thống kê của Bộ, ngành. Đổi mới công tác tuyển dụng công chức làm thống kê bảo đảm phù hợp với tình hình thực tế; đồng thời triển khai áp dụng chế độ phụ cấp ưu đãi nghề đối với công chức làm công tác thống kê theo Quyết định số 45/2009/QĐ-TTg ngày 27 tháng 3 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ.
e) Phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác thu thập, tổng hợp, xử lý, phân tích và sử dụng thông tin thống kê. Xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ việc khai thác và chia sẻ dữ liệu thống kê trong từng Bộ, ngành cũng như giữa các Bộ, ngành.
2. Bộ Nội vụ có trách nhiệm:
a) Phối hợp với các Bộ, ngành hoàn thiện tổ chức, biên chế của Hệ thống thống kê Bộ, ngành theo quy định tại Nghị định số 03/2010/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 13 tháng 01 năm 2010 quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức thống kê Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.
b) Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư sửa đổi, bổ sung Quyết định số 03/2008/QĐ-BNV ngày 12 tháng 11 năm 2008 Ban hành chức danh, mã số và tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức ngành thống kê để đảm bảo trách nhiệm, lợi ích và phù hợp với thực tế đội ngũ công chức trong hệ thống thống kê Nhà nước.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm:
a) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tiếp tục triển khai thực hiện Đề án Đổi mới đồng bộ các hệ thống chỉ tiêu thống kê; Chiến lược phát triển Thống kê Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020, tầm nhìn đến năm 2030 với các nội dung sau:
– Thực hiện Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia bảo đảm lộ trình quy định. Định kỳ rà soát Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia để có kế hoạch sửa đổi, bổ sung phù hợp với yêu cầu chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của đất nước và bảo đảm tính khả thi, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định; thực hiện sửa đổi, bổ sung các hệ thống chỉ tiêu thống kê khác có liên quan.
– Cập nhật và hoàn thiện các văn bản pháp lý liên quan làm cơ sở cho việc thu thập thông tin đầu vào gồm: Chế độ báo cáo thống kê; chương trình điều tra thống kê phù hợp với các hệ thống chỉ tiêu thống kê được sửa đổi, bổ sung.
– Đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho công chức, viên chức làm công tác thống kê của hệ thống thống kê Nhà nước.
– Phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông; Đài Truyền hình Việt Nam; Đài Tiếng nói Việt Nam thực hiện tốt việc tuyên truyền, phổ biến Luật Thống kê và các văn bản pháp lý có liên quan.
– Xây dựng cơ chế cung cấp, chia sẻ thông tin thống kê giữa Hệ thống thống kê tập trung với thống kê Bộ, ngành nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác, sử dụng thông tin thống kê; bảo đảm nguyên tắc công khai, bình đẳng trong cung cấp và phổ biến thông tin thống kê.
b) Phối hợp với các Bộ, ngành xây dựng và thẩm định Hệ thống chỉ tiêu thống kê Bộ, ngành; chế độ báo cáo thống kê và chương trình điều tra thống kê của Bộ, ngành phù hợp với Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia và Hệ thống chỉ tiêu thống kê tỉnh, huyện, xã.
4. Bộ Tài chính có trách nhiệm:
Phối hợp với các Bộ, ngành trong việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch kinh phí hàng năm và cân đối phân bổ ngân sách cho các Bộ, ngành triển khai thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến công tác thống kê.
5. Tổ chức thực hiện
a) Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan ở Trung ương có trách nhiệm tổ chức thực hiện Chỉ thị này, thường xuyên kiểm tra việc thực hiện của cấp dưới đối với các yêu cầu của Chỉ thị; kịp thời trao đổi thông tin, những vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện về Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) để phối hợp giải quyết.
b) Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc việc thực hiện và định kỳ hàng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả triển khai Chỉ thị này./.
Nơi nhận: – Ban Bí thư Trung ương Đảng; – Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; – Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; – HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW; – Văn phòng Trung ương Đảng; – Văn phòng Tổng Bí thư; – Văn phòng Chủ tịch nước; – Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; – Văn phòng Quốc hội; – Tòa án nhân dân tối cao; – Viện kiểm sát nhân dân tối cao; – Kiểm toán Nhà nước; – UB Giám sát tài chính QG; – Ngân hàng Chính sách xã hội; – Ngân hàng Phát triển Việt Nam; – Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; – Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; – Tổng cục Thống kê (Bộ KH&ĐT) (10b); – VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; – Lưu: Văn thư, KTTH (3b).
|
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng
|
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ ——–
Số: 10/CT-TTg
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————
Hà Nội, ngày 29 tháng 04 năm 2014
|
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC THỐNG KÊ BỘ, NGÀNH
Thống kê Bộ, ngành là bộ phận cấu thành của hệ thống thống kê Nhà nước. Thông tin thống kê của các Bộ, ngành là kênh thông tin chủ yếu quan trọng làm cơ sở để đánh giá, phân tích tình hình kinh tế – xã hội cả nước và của từng ngành, từng lĩnh vực nhằm phục vụ kịp thời sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, sự quản lý, điều hành của các Bộ, ngành và phục vụ các đối tượng sử dụng thông tin khác ở trong và ngoài nước.
Trong những năm qua, thực hiện Nghị định của Chính phủ và các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về công tác thống kê, nhiều Bộ, ngành đã nỗ lực, cố gắng trong hoạt động bảo đảm thông tin thống kê; thực hiện chế độ báo cáo thống kê; cập nhật, hoàn thiện phương pháp chế độ thống kê; kiện toàn cơ cấu tổ chức đơn vị chuyên trách thống kê. Công tác phổ biến thông tin thống kê nhìn chung được các Bộ, ngành quan tâm đẩy mạnh nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của người dùng tin.
Tuy nhiên, trước những yêu cầu ngày càng cao về chất lượng thông tin thống kê, công tác thống kê của Bộ, ngành bộc lộ nhiều bất cập, ảnh hưởng đến công tác chỉ đạo, điều hành kinh tế-xã hội. Một số Bộ, ngành chưa hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý về thống kê để thu thập và tính toán các chỉ tiêu theo quy định. Việc xây dựng và củng cố đơn vị chuyên trách thống kê của nhiều Bộ, ngành theo Nghị định số 03/2010/NĐ-CP ngày 13 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức thống kê Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ chưa được quan tâm đầy đủ dẫn đến việc thực hiện nhiệm vụ thống kê của các Bộ, ngành chưa hiệu quả, chất lượng thấp. Để khắc phục những hạn chế, bất cập nêu trên và tăng cường công tác thống kê của Bộ, ngành, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị:
1. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan ở Trung ương có trách nhiệm:
a) Xây dựng và hoàn thiện Hệ thống chỉ tiêu thống kê Bộ, ngành; chương trình điều tra thống kê hàng năm và dài hạn; chế độ báo cáo thống kê tổng hợp và chế độ báo cáo thống kê cơ sở áp dụng cho các đơn vị trực thuộc, các Sở, ngành địa phương cùng các văn bản hướng dẫn có liên quan để có đầy đủ nguồn thông tin đầu vào. Thực hiện nghiêm túc Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng cho các Bộ, ngành được ban hành theo Quyết định số 15/2014/QĐ-TTg ngày 17 tháng 02 năm 2014.
b) Triển khai hiệu quả các nhiệm vụ được phân công trong Chiến lược phát triển Thống kê Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Từng Bộ, ngành xây dựng kế hoạch với lộ trình cho từng năm đối với mỗi hoạt động cụ thể; định kỳ tổng kết, đánh giá việc thực hiện theo quy định, làm cơ sở cho việc đánh giá giữa kỳ và cuối ký việc thực hiện Chiến lược.
c) Triển khai thực hiện đồng bộ Chính sách phổ biến thông tin thống kê Nhà nước được Thủ tướng Chính phủ ban hành theo Quyết định số 34/2013/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2013 để nâng cao hiệu quả phối hợp công tác trong hoạt động thống kê giữa các Bộ, ngành trong việc sản xuất, cung cấp, phổ biến và chia sẻ thông tin thống kê nhằm tạo ra hệ thống thông tin thống kê đồng bộ, thống nhất, thông suốt và hiệu quả giữa hệ thống thống kê tập trung và thống kê Bộ, ngành.
d) Chủ trì phối hợp với Bộ Nội vụ hoàn thiện tổ chức, biên chế của Hệ thống thống kê Bộ, ngành theo quy định tại Nghị định số 03/2010/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 13 tháng 01 năm 2010 quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức thống kê Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ. Bố trí đủ nhân lực đáp ứng yêu cầu thực hiện tốt công tác thống kê tại các cấp quản lý.
đ) Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng kiến thức thống kê, tin học, ngoại ngữ nhằm nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho công chức làm công tác thống kê của Bộ, ngành. Đổi mới công tác tuyển dụng công chức làm thống kê bảo đảm phù hợp với tình hình thực tế; đồng thời triển khai áp dụng chế độ phụ cấp ưu đãi nghề đối với công chức làm công tác thống kê theo Quyết định số 45/2009/QĐ-TTg ngày 27 tháng 3 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ.
e) Phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác thu thập, tổng hợp, xử lý, phân tích và sử dụng thông tin thống kê. Xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ việc khai thác và chia sẻ dữ liệu thống kê trong từng Bộ, ngành cũng như giữa các Bộ, ngành.
2. Bộ Nội vụ có trách nhiệm:
a) Phối hợp với các Bộ, ngành hoàn thiện tổ chức, biên chế của Hệ thống thống kê Bộ, ngành theo quy định tại Nghị định số 03/2010/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 13 tháng 01 năm 2010 quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức thống kê Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.
b) Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư sửa đổi, bổ sung Quyết định số 03/2008/QĐ-BNV ngày 12 tháng 11 năm 2008 Ban hành chức danh, mã số và tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức ngành thống kê để đảm bảo trách nhiệm, lợi ích và phù hợp với thực tế đội ngũ công chức trong hệ thống thống kê Nhà nước.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm:
a) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tiếp tục triển khai thực hiện Đề án Đổi mới đồng bộ các hệ thống chỉ tiêu thống kê; Chiến lược phát triển Thống kê Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020, tầm nhìn đến năm 2030 với các nội dung sau:
– Thực hiện Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia bảo đảm lộ trình quy định. Định kỳ rà soát Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia để có kế hoạch sửa đổi, bổ sung phù hợp với yêu cầu chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của đất nước và bảo đảm tính khả thi, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định; thực hiện sửa đổi, bổ sung các hệ thống chỉ tiêu thống kê khác có liên quan.
– Cập nhật và hoàn thiện các văn bản pháp lý liên quan làm cơ sở cho việc thu thập thông tin đầu vào gồm: Chế độ báo cáo thống kê; chương trình điều tra thống kê phù hợp với các hệ thống chỉ tiêu thống kê được sửa đổi, bổ sung.
– Đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho công chức, viên chức làm công tác thống kê của hệ thống thống kê Nhà nước.
– Phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông; Đài Truyền hình Việt Nam; Đài Tiếng nói Việt Nam thực hiện tốt việc tuyên truyền, phổ biến Luật Thống kê và các văn bản pháp lý có liên quan.
– Xây dựng cơ chế cung cấp, chia sẻ thông tin thống kê giữa Hệ thống thống kê tập trung với thống kê Bộ, ngành nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác, sử dụng thông tin thống kê; bảo đảm nguyên tắc công khai, bình đẳng trong cung cấp và phổ biến thông tin thống kê.
b) Phối hợp với các Bộ, ngành xây dựng và thẩm định Hệ thống chỉ tiêu thống kê Bộ, ngành; chế độ báo cáo thống kê và chương trình điều tra thống kê của Bộ, ngành phù hợp với Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia và Hệ thống chỉ tiêu thống kê tỉnh, huyện, xã.
4. Bộ Tài chính có trách nhiệm:
Phối hợp với các Bộ, ngành trong việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch kinh phí hàng năm và cân đối phân bổ ngân sách cho các Bộ, ngành triển khai thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến công tác thống kê.
5. Tổ chức thực hiện
a) Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan ở Trung ương có trách nhiệm tổ chức thực hiện Chỉ thị này, thường xuyên kiểm tra việc thực hiện của cấp dưới đối với các yêu cầu của Chỉ thị; kịp thời trao đổi thông tin, những vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện về Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) để phối hợp giải quyết.
b) Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc việc thực hiện và định kỳ hàng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả triển khai Chỉ thị này./.
Nơi nhận: – Ban Bí thư Trung ương Đảng; – Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; – Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; – HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW; – Văn phòng Trung ương Đảng; – Văn phòng Tổng Bí thư; – Văn phòng Chủ tịch nước; – Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; – Văn phòng Quốc hội; – Tòa án nhân dân tối cao; – Viện kiểm sát nhân dân tối cao; – Kiểm toán Nhà nước; – UB Giám sát tài chính QG; – Ngân hàng Chính sách xã hội; – Ngân hàng Phát triển Việt Nam; – Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; – Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; – Tổng cục Thống kê (Bộ KH&ĐT) (10b); – VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; – Lưu: Văn thư, KTTH (3b).
|
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng
|
Reviews
There are no reviews yet.