CHỈ CHỊ
CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 09 /2001/CT-TTG
NGÀY 27 THÁNG 4 NĂM 2001 VỀ VIỆC TỒ CHỨC CUỘC VẬN ĐỘNG HƯỞNG ỨNG THẬP KỶ VÌ NGƯỜI TÀN TẬT KHU VỰC
CHÂU Á – THÁI BÌNH DƯƠNG TẠI VIỆT NAM NĂM 2001
Thực hiện cam kết vì sự tham gia đầy đủ và bình đẳng của người tàn tật, nhân Thập kỷ Châu Á – Thái Bình Dương vì người tàn tật (1993 -2002) do ESCAP đề xướng, nước ta quyết định đăng cai tổ chức Cuộc vận động hưởng ứng Thập kỷ vì người tàn tật khu vực Châu Á – Thái Bình Dương tại Hà Nội từ ngày 10 đến ngày 15 tháng 12 năm 2001. Để tổ chức tốt cuộc vận động. Thủ tướng Chính phủ chỉ thị:
1. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội, Uỷ ban nhân dân tỉnh Quản Ninh và địa phương liên quan xây dựng kế hoạch hoạt động, tổ chức tốt các hoạt động hưởng ứng“Cuộc vận động hưởng ứng Thập kỷ vì người tàn tật khu vực Châu Á – Thái Bình Dương năm 2001″.
2. Bộ Ngoại giao hỗ trợ về quan hệ với các tổ chức quốc tế liên quan đến các hoạt động của Cuộc vận động.
3. Bộ Công an đảm bảo an toàn, an ninh trong thời gian diễnra Cuộc vận động này.
4. Bộ Y tế chuẩn bị chuyên đề thảo luận tại Cuộc vận động về lĩnh vực phục hồi chức năng cho người tàn tật và phát động phong trào hưởng ứng Cuộc vận động trong hệ thống phục hồi chức năng tại cộng đồng.
5. Bộ Văn hóa – Thông tin tổ chức tuyên truyền về Cuộc vận động về sự quan tâm, chăm sóc của Đảng và Nhà nước ta đối với người tàn tật; hỗ trợ việc tổ chức các hoạt động văn hoá, nghệ thuật (biểu diễn, triển lãm) của người tàn tật.
6. Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, các Đài Phát thanh và Truyền hình địa phương dành chuyên mục hàng tuần về các lĩnh vực hoạt động của người tàn tật và vì người tàn tật.
7. Tổng cục Du lịch hỗ trợ các hoạt động tham quan của khách tham dự Cuộc vận động.
8. Uỷ ban Thể dục Thể thao. Bộ Giáo dục và Đào tạo hỗ trợ các hoạt động thường xuyên và tổ chức các cuộc thi về thể dục, thể thao của người tàn tật; tạo điều kiện thuận lợi để sinh viên tình nguyện tham gia phục vụ các hoạt động của Cuộc vận động.
9. Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội, Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh chỉ đạo tổ chức tốt các hoạt động của Cuộc vận động và đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn.
10. Đề nghị Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Trung ương Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ em mồ côi Việt Nam. Hiệp hội Thể thao người khuyết tật Việt Nam phối hợpvới các Bộ, ngành liên quan thực hiện các hoạt động nêu trên.
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kết quả thực hiện cuộc vận động hưởng ứng Thập kỷ Châu Á– Thái Bình Dương vì người tàn tật tại Việt Nam năm 2001.
CHỈ CHỊ
CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 09 /2001/CT-TTG
NGÀY 27 THÁNG 4 NĂM 2001 VỀ VIỆC TỒ CHỨC CUỘC VẬN ĐỘNG HƯỞNG ỨNG THẬP KỶ VÌ NGƯỜI TÀN TẬT KHU VỰC
CHÂU Á – THÁI BÌNH DƯƠNG TẠI VIỆT NAM NĂM 2001
Thực hiện cam kết vì sự tham gia đầy đủ và bình đẳng của người tàn tật, nhân Thập kỷ Châu Á – Thái Bình Dương vì người tàn tật (1993 -2002) do ESCAP đề xướng, nước ta quyết định đăng cai tổ chức Cuộc vận động hưởng ứng Thập kỷ vì người tàn tật khu vực Châu Á – Thái Bình Dương tại Hà Nội từ ngày 10 đến ngày 15 tháng 12 năm 2001. Để tổ chức tốt cuộc vận động. Thủ tướng Chính phủ chỉ thị:
1. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội, Uỷ ban nhân dân tỉnh Quản Ninh và địa phương liên quan xây dựng kế hoạch hoạt động, tổ chức tốt các hoạt động hưởng ứng“Cuộc vận động hưởng ứng Thập kỷ vì người tàn tật khu vực Châu Á – Thái Bình Dương năm 2001″.
2. Bộ Ngoại giao hỗ trợ về quan hệ với các tổ chức quốc tế liên quan đến các hoạt động của Cuộc vận động.
3. Bộ Công an đảm bảo an toàn, an ninh trong thời gian diễnra Cuộc vận động này.
4. Bộ Y tế chuẩn bị chuyên đề thảo luận tại Cuộc vận động về lĩnh vực phục hồi chức năng cho người tàn tật và phát động phong trào hưởng ứng Cuộc vận động trong hệ thống phục hồi chức năng tại cộng đồng.
5. Bộ Văn hóa – Thông tin tổ chức tuyên truyền về Cuộc vận động về sự quan tâm, chăm sóc của Đảng và Nhà nước ta đối với người tàn tật; hỗ trợ việc tổ chức các hoạt động văn hoá, nghệ thuật (biểu diễn, triển lãm) của người tàn tật.
6. Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, các Đài Phát thanh và Truyền hình địa phương dành chuyên mục hàng tuần về các lĩnh vực hoạt động của người tàn tật và vì người tàn tật.
7. Tổng cục Du lịch hỗ trợ các hoạt động tham quan của khách tham dự Cuộc vận động.
8. Uỷ ban Thể dục Thể thao. Bộ Giáo dục và Đào tạo hỗ trợ các hoạt động thường xuyên và tổ chức các cuộc thi về thể dục, thể thao của người tàn tật; tạo điều kiện thuận lợi để sinh viên tình nguyện tham gia phục vụ các hoạt động của Cuộc vận động.
9. Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội, Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh chỉ đạo tổ chức tốt các hoạt động của Cuộc vận động và đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn.
10. Đề nghị Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Trung ương Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ em mồ côi Việt Nam. Hiệp hội Thể thao người khuyết tật Việt Nam phối hợpvới các Bộ, ngành liên quan thực hiện các hoạt động nêu trên.
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kết quả thực hiện cuộc vận động hưởng ứng Thập kỷ Châu Á– Thái Bình Dương vì người tàn tật tại Việt Nam năm 2001.
Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào
đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.
Reviews
There are no reviews yet.