CHỈ THỊ
CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 07/2003/CT-TTG
NGÀY 03 THÁNG 4 NĂM 2003VỀ VIỆC TỔ CHỨC TRIỂN KHAI
PHÁT HÀNH CÔNG TRÁI GIÁO DỤC NĂM 2003
Thực hiện Pháp lệnh phát hành công trái xây dựng Tổ quốc số 12/1999/PL-UBTVQH10 ngày 17 tháng 04 năm 1999 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, để triển khai thực hiện thắng lợi đợt phát hành Công trái giáo dục năm 2003 theo Nghị Quyết số 09/2002/QH11 ngày 28 tháng 11 năm 2002 của Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 2, nhằm huy động nguồn vốn để hỗ trợ các tỉnh miền núi, Tây Nguyên và các tỉnh có nhiều khó khăn thực hiện mục tiêu không còn phòng học 3 ca; không còn phòng học tranh, tre, nứa, lá và kiên cố hoá trường học. Chính phủ đã ban hành Nghị định số 28/CP-NĐ ngày 31 tháng 3 năm 2003 “Quy định việc phát hành công trái xây dựng Tổ quốc năm 2003 – Công trái giáo dục”. Để đợt phát hành Công trái giáo dục đạt mục tiêu huy động vốn đề ra. Thủ tướng Chính phủ chỉ thị:
1. Lấy dịp kỷ niệm 28 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước để phát động trên phạm vi cả nước đợt tuyên truyền vận động mua Công trái giáo dục theo tinh thần toàn dân chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục. Bộ Tài chính khẩn trương hoàn thành tốt các công việc chuẩn bị để triển khai phát hành Công trái giáo dục từ ngày 05 tháng 5 năm 2003.
2. Trong thời gian phát hành công trái, các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị và các địa phương phải xác định rõ việc vận động và hưởng ứng mua Công trái giáo dục là một nhiệm vụ trọng tâm, đột xuất; coi việc tích cực tham gia mua công trái được giao là nội dung quan trọng để đánh giá kết quả thực hành tiết kiệm, thể hiện sự chăm lo đến sự nghiệp giáo dục theo lời dạy của Bác Hồ kính yêu “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”.
3. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chức chỉ đạo toàn diện, phối hợp với Mặt trận Tổ quốc các cấp thực hiện cuộc vận động mua Công trái giáo dục trên địa bàn. Căn cứ chỉ tiêu vận động mua công trái được giao, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần phân tích, đánh giá khả năng cụ thể để giao chỉ tiêu vận độngđến các đối tượng là cơ quan; đơn vị; đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã; cụm dân cư.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng các Bộ, ngành liên quan trong phạm vi chức năng của mình, thực hiện rà soát, kiểm tra và bãi bỏ các khoản thu, các khoản đóng góp xây dựng trường học trái quy định. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm vận động các tổ chức tín dụng bố trí nguồn vốn, sử dụng vốn hợp lý để tham gia mua Công trái giáo dục theo đúng chỉ tiêu vận động được giao.
5. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động đến các đối tượng là cán bộ, công chức, công nhân viên chức thuộc trách nhiệm mình quản lý; đặc biệt, phải bố trí làm việc cụ thể với các tổ chức thuộc phạm vi, lĩnh vực quản lý là các Tổng công ty, các doanh nghiệp Nhà nước, các tổ chức tín dụng, Quỹ Bảo hiểm xã hội, các tổ chức sự nghiệp để chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra các đơn vị này trong việc hoàn thành chỉ tiêu vận động mua công trái được giao.
6. Thông tấn xã Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, các cơ quan thông tấn, báo chí có trách nhiệm:
– Xây dựng kế hoạch, ưu tiên bố trí thời lượng phát sóng, đưa tin thường xuyên, kịp thời về các vấn đề liên quan tới đợt phát hành Công trái giáo dụcnăm 2003 có hiệu quả, giúp nhân dân hiểu rõ nghĩa vụ, quyền lợi của công dân đối với đất nước; đồng thời động viên, khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân, kể cả tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia mua công trái.
– Tăng cường công tác tuyên truyền, kịp thời biểu dương các tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc tham gia mua Công trái giáo dục; thường xuyên thông tin, cổ vũ và giới thiệu kết quả triển khai cuộc vận động mua Công trái giáo dục ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác phát hành công trái.
7. Trong quá trình triển khai cuộc vận động mua Công trái giáo dục, cần chú ý một số vấn đề sau:
– Thường xuyên tranh thủ sự chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, sự phối hợp của ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và của các đoàn thể quần chúng các cấp.
– Tổ chức tuyên truyền, vận động có trọng tâm, trọng điểm để bảo đảm hoàn thành kế hoạch vận động được giao. Không vận động và phân bổ chỉ tiêu vận động mua công trái một cách tràn lan. Đặc biệt, không giao chỉ tiêu kế hoạch vận động đối với các tổ chức có khó khăn về tài chính, các xã nghèo đặc biệt khó khăn, các đối tượng dân cư có thu nhập thấp.
– Thủ trưởng cơ quan, đơn vị của Trung ương và địa phương tổ chức lãnh đạo cơ quan, đơn vị mình thực hiện chủ trương phát hành Công trái giáo dục và phải gương mẫu thực hành tiết kiệm, tham gia tích cực mua công trái.
– Trong quá trình tổ chức đợt vận động phải tránh phô trương hình thức, chống lãng phí; kinh phí sử dụng để triển khai cuộc vận động phải hết sức tiết kiệm và trong khuôn khổ dự toán ngân sách được giao đầu năm. Không đặt vấn đề bổ sung ngân sách cho công tác này ở các tỉnh, thành phố, các Bộ và các cơ quan, đơn vị có liên quan.
8. Kết quả phát hành Công trái giáo dục và việc quản lý, sử dụng vốn huy động được từ phát hành công trái phải được thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng. Nguồn vốn huy động từ công trái phải được đầu tư đúng mục tiêu đã đặt ra và được quản lý chặt chẽ; không để thất thoát, lãng phí, sử dụng kém hiệu quả.
9. Viện Thi đua – Khen thưởng Nhà nước phối hợp với Bộ Tài chính, ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nghiên cứu để có hình thức biểu dương khen thưởng kịp thời đối với các cá nhân, đơn vị, tổ chức có thành tích tốt trong việc vận động và mua Công trái giáo dục.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức, triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này và định kỳ gửi báo cáo kết quả mua Công trái giáo dục về Bộ Tài chính để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Reviews
There are no reviews yet.