CHỈ THỊ
CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG NGHIỆP SỐ 06/CT-BCN NGÀY 28 THÁNG 3 NĂM 2006
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG
Trong những năm vừa qua và ngay từ năm 2006, năm đầu của kế hoạch 5 năm 2006-2010, toàn ngành công nghiệp đã đẩy mạnh công tác đầu tư xây dựng với số lượng và quy mô dự án ngày càng lớn, góp phần tích cực vào phát triển sản xuất, đảm bảo tăng trưởng kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước.
Sau khi Luật Xây dựng (năm 2003) và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn được ban hành, tuy còn có những vướng mắc cần tiếp tục tháo gỡ, các đơn vị thuộc Bộ đã nghiêm chỉnh thực hiện các quy định của pháp luật trong công tác quản lý đầu tư xây dựng, đảm bảo trình tự, thủ tục triển khai dự án, tăng cường giám sát chất lượng công trình, tiến độ thi công và chống thất thoát, lãng phí trong quá trình đầu tư.
Nhằm mục đích tăng cường hơn nữa công tác quản lý không để xảy ra thất thoát, tiêu cực trong đầu tư xây dựng, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp yêu cầu các đồng chí Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc các Tập đoàn kinh tế, các Tổng Công ty, Công ty và Thủ trưởng các đơn vị hành chính sự nghiệp thuộc Bộ (sau đây gọi chung là đơn vị và Thủ trưởng các đơn vị) tiếp tục thực hiện những công tác sau đây:
1. Rà soát điều kiện thực hiện các dự án đầu tư của đơn vị để cắt giảm hoặc đình hoãn những công trình, dự án không phù hợp với quy hoạch phát triển được duyệt; không sát với yêu cầu thiết thực của ngành, của thị trường; không đảm bảo mục tiêu và hiệu quả hoặc không có khả năng thực hiện để tập trung nguồn lực cho các dự án trọng điểm và dự án có đủ điều kiện. Các dự án khởi công (không phân biệt nguồn vốn) đều phải đảm bảo đủ và đúng thủ tục theo quy định của Nhà nước.
2. Đối với những dự án tiếp tục thực hiện phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của Nhà nước về đấu thầu, không để xảy ra các trường hợp thông đồng tiêu cực; phải tổ chức kiểm tra thường xuyên, kịp thời phát hiện những thiếu sót và sai phạm để chấn chỉnh và báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định các hình thức kỷ luật, khi cần thiết phải chuyển sang cơ quan pháp luật để có biện pháp xử lý. Không tổ chức đấu thầu khi chưa thu xếp được nguồn vốn thực hiện để tránh nợ đọng hoặc kéo dài thời gian thi công công trình.
3. Thực hiện nghiêm túc công tác giám sát, đánh giá đầu tư, đảm bảo chế độ báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư theo quy định tại Thông tư số 03/2003/TT-BKH của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
4. Tăng cường công tác giám sát thi công xây dựng để kiểm tra chặt chẽ về chất lượng công trình, khối lượng và tiến độ thực hiện, về an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong quá trình thi công. Nghiêm cấm việc nghiệm thu khống để chạy theo tiến độ giải ngân. Xử lý nghiêm khắc các trường hợp thông đồng giữa giám sát thi công với nhà thầu xây dựng và nhà thầu cung cấp vật tư, thiết bị.
5. Thực hiện giám sát cộng đồng đối với các dự án đầu tư xây dựng theo nội dung được quy định tại Điều 74 Luật Xây dựng. Tổ chức và tạo điều kiện cho Thanh tra nhân dân và các đoàn thể quần chúng của đơn vị tham gia công tác kiểm tra, giám sát dự án.
6. Rà soát, kiểm tra lại nhiệm vụ và quyền hạn các Ban Quản lý dự án thuộc đơn vị, đối chiếu với quy định tại Luật Xây dựng và các Nghị định của Chính phủ về quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành, để bổ sung, sửa đổi cho đúng quy định của pháp luật hoặc nếu thấy không phù hợp phải tổ chức lại hoặc giải thể. Tăng cường sự kiểm tra, giám sát của Chủ đầu tư với Ban quản lý dự án với tư cách là cơ quan giúp Chủ đầu tư và chịu trách nhiệm trước Chủ đầu tư và trước pháp luật theo nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
7. Rà soát đội ngũ cán bộ, nhân viên làm công tác đầu tư xây dựng, chỉ tuyển chọn những người có đủ năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, có đạo đức và tinh thần trách nhiệm cao vào các Ban quản lý. Thường xuyên tổ chức tập huấn, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn và pháp luật cho đội ngũ cán bộ, nhân viên trực tiếp quản lý đầu tư và xây dựng.
8. Kịp thời báo cáo với Bộ Công nghiệp và các Bộ, ngành có liên quan khi có các vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án đầu tư để được hướng dẫn, giải quyết. Nghiêm cấm tình trạng đơn vị tự ý xử lý vượt thẩm quyền rồi mới báo cáo cấp trên nhằm hợp thức hoá.
9. Trong phạm vi quyền hạn của mình, Thủ trưởng các đơn vị có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra và giám sát các chủ đầu tư dưới quyền thực hiện đúng quy định của Nhà nước về quản lý đầu tư và xây dựng và chịu trách nhiệm về các sai phạm của đơn vị mình và các đơn vị do mình quản lý trước lãnh đạo Bộ và trước pháp luật. Nghiêm cấm việc bao che, xử lý nội bộ đối với các sai phạm gây ảnh hưởng lớn tới chất lượng công trình, gây thất thoát, lãng phí tiền của của Nhà nước, của nhân dân.
Thanh tra Bộ, các Vụ chức năng có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ trong việc chỉ đạo và giám sát các đơn vị thuộc Bộ thực hiện tốt Chỉ thị này./.
BỘ TRƯỞNG
Hoàng Trung Hải
CHỈ THỊ
CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG NGHIỆP SỐ 06/CT-BCN NGÀY 28 THÁNG 3 NĂM 2006
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG
Trong những năm vừa qua và ngay từ năm 2006, năm đầu của kế hoạch 5 năm 2006-2010, toàn ngành công nghiệp đã đẩy mạnh công tác đầu tư xây dựng với số lượng và quy mô dự án ngày càng lớn, góp phần tích cực vào phát triển sản xuất, đảm bảo tăng trưởng kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước.
Sau khi Luật Xây dựng (năm 2003) và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn được ban hành, tuy còn có những vướng mắc cần tiếp tục tháo gỡ, các đơn vị thuộc Bộ đã nghiêm chỉnh thực hiện các quy định của pháp luật trong công tác quản lý đầu tư xây dựng, đảm bảo trình tự, thủ tục triển khai dự án, tăng cường giám sát chất lượng công trình, tiến độ thi công và chống thất thoát, lãng phí trong quá trình đầu tư.
Nhằm mục đích tăng cường hơn nữa công tác quản lý không để xảy ra thất thoát, tiêu cực trong đầu tư xây dựng, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp yêu cầu các đồng chí Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc các Tập đoàn kinh tế, các Tổng Công ty, Công ty và Thủ trưởng các đơn vị hành chính sự nghiệp thuộc Bộ (sau đây gọi chung là đơn vị và Thủ trưởng các đơn vị) tiếp tục thực hiện những công tác sau đây:
1. Rà soát điều kiện thực hiện các dự án đầu tư của đơn vị để cắt giảm hoặc đình hoãn những công trình, dự án không phù hợp với quy hoạch phát triển được duyệt; không sát với yêu cầu thiết thực của ngành, của thị trường; không đảm bảo mục tiêu và hiệu quả hoặc không có khả năng thực hiện để tập trung nguồn lực cho các dự án trọng điểm và dự án có đủ điều kiện. Các dự án khởi công (không phân biệt nguồn vốn) đều phải đảm bảo đủ và đúng thủ tục theo quy định của Nhà nước.
2. Đối với những dự án tiếp tục thực hiện phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của Nhà nước về đấu thầu, không để xảy ra các trường hợp thông đồng tiêu cực; phải tổ chức kiểm tra thường xuyên, kịp thời phát hiện những thiếu sót và sai phạm để chấn chỉnh và báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định các hình thức kỷ luật, khi cần thiết phải chuyển sang cơ quan pháp luật để có biện pháp xử lý. Không tổ chức đấu thầu khi chưa thu xếp được nguồn vốn thực hiện để tránh nợ đọng hoặc kéo dài thời gian thi công công trình.
3. Thực hiện nghiêm túc công tác giám sát, đánh giá đầu tư, đảm bảo chế độ báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư theo quy định tại Thông tư số 03/2003/TT-BKH của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
4. Tăng cường công tác giám sát thi công xây dựng để kiểm tra chặt chẽ về chất lượng công trình, khối lượng và tiến độ thực hiện, về an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong quá trình thi công. Nghiêm cấm việc nghiệm thu khống để chạy theo tiến độ giải ngân. Xử lý nghiêm khắc các trường hợp thông đồng giữa giám sát thi công với nhà thầu xây dựng và nhà thầu cung cấp vật tư, thiết bị.
5. Thực hiện giám sát cộng đồng đối với các dự án đầu tư xây dựng theo nội dung được quy định tại Điều 74 Luật Xây dựng. Tổ chức và tạo điều kiện cho Thanh tra nhân dân và các đoàn thể quần chúng của đơn vị tham gia công tác kiểm tra, giám sát dự án.
6. Rà soát, kiểm tra lại nhiệm vụ và quyền hạn các Ban Quản lý dự án thuộc đơn vị, đối chiếu với quy định tại Luật Xây dựng và các Nghị định của Chính phủ về quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành, để bổ sung, sửa đổi cho đúng quy định của pháp luật hoặc nếu thấy không phù hợp phải tổ chức lại hoặc giải thể. Tăng cường sự kiểm tra, giám sát của Chủ đầu tư với Ban quản lý dự án với tư cách là cơ quan giúp Chủ đầu tư và chịu trách nhiệm trước Chủ đầu tư và trước pháp luật theo nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
7. Rà soát đội ngũ cán bộ, nhân viên làm công tác đầu tư xây dựng, chỉ tuyển chọn những người có đủ năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, có đạo đức và tinh thần trách nhiệm cao vào các Ban quản lý. Thường xuyên tổ chức tập huấn, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn và pháp luật cho đội ngũ cán bộ, nhân viên trực tiếp quản lý đầu tư và xây dựng.
8. Kịp thời báo cáo với Bộ Công nghiệp và các Bộ, ngành có liên quan khi có các vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án đầu tư để được hướng dẫn, giải quyết. Nghiêm cấm tình trạng đơn vị tự ý xử lý vượt thẩm quyền rồi mới báo cáo cấp trên nhằm hợp thức hoá.
9. Trong phạm vi quyền hạn của mình, Thủ trưởng các đơn vị có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra và giám sát các chủ đầu tư dưới quyền thực hiện đúng quy định của Nhà nước về quản lý đầu tư và xây dựng và chịu trách nhiệm về các sai phạm của đơn vị mình và các đơn vị do mình quản lý trước lãnh đạo Bộ và trước pháp luật. Nghiêm cấm việc bao che, xử lý nội bộ đối với các sai phạm gây ảnh hưởng lớn tới chất lượng công trình, gây thất thoát, lãng phí tiền của của Nhà nước, của nhân dân.
Thanh tra Bộ, các Vụ chức năng có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ trong việc chỉ đạo và giám sát các đơn vị thuộc Bộ thực hiện tốt Chỉ thị này./.
BỘ TRƯỞNG
Hoàng Trung Hải
Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào
đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.
Reviews
There are no reviews yet.