BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI ——-
Số: 05/CT-BGTVT
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ——————
Hà Nội, ngày 03 tháng 04 năm 2015
|
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC CHẤN CHỈNH, XỬ LÝ TRÁCH NHIỆM VÀ TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT TẢI TRỌNG PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ TẠI CÁC ĐẦU MỐI XẾP HÀNG HÓA
Sau một thời gian triển khai chỉ đạo của Chính phủ, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia về chấn chỉnh, tăng cường kiểm soát tải trọng phương tiện, công tác kiểm soát tải trọng phương tiện vận tải đường bộ đã bước đầu đạt được kết quả tích cực, được dư luận xã hội đồng thuận, ý thức của nhiều lái xe, chủ xe, chủ doanh nghiệp vận tải, người xếp hàng hóa đã được nâng lên, tạo lập được môi trường kinh doanh vận tải lành mạnh; số lượng phương tiện vi phạm quy định về tải trọng đã giảm hẳn so với trước đây.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, tình trạng vi phạm chở quá tải trọng cho phép vẫn còn diễn biến phức tạp; vẫn còn hiện tượng phương tiện chở hàng quá tải trọng cho phép (hoạt động lén lút vào ban đêm, né tránh các trạm kiểm tra tải trọng xe, xe chở quá tải hoặc lấy thêm hàng để chở quá tải…). Một trong những nguyên nhân của hiện tượng này là do một số chủ xe, lái xe, người xếp hàng vẫn cố tình không chấp hành pháp luật về xếp hàng và tải trọng phương tiện; một số nơi, người thực thi công vụ chưa thực hiện hết trách nhiệm của mình.
Triển khai thực hiện Nghị quyết số 05/NQ-CP ngày 04/3/2015 của Chính phủ và Công điện số 16/CĐ-TTg ngày 07/01/2015 của Thủ tướng Chính phủ; để tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong quản lý nhà nước, nâng cao ý thức, trách nhiệm và hiệu quả hơn nữa trong kiểm soát tải trọng phương tiện vận tải đường bộ, đặc biệt kiểm soát tải trọng ngay tại các đầu mối xếp hàng, xử lý triệt để tình trạng phương tiện vận tải đường bộ chở hàng quá tải trọng cho phép, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải yêu cầu:
1. Tổng cục Đường bộ Việt Nam
a) Với vai trò là cơ quan thường trực trong công tác kiểm soát tải trọng phương tiện đường bộ, xây dựng kế hoạch, biện pháp cụ thể để thực hiện công tác kiểm soát tải trọng phương tiện đường bộ.
b) Tiếp tục tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định về xếp hàng lên xe ô tô và chở hàng quá tải trọng cho phép tại các đầu mối xếp hàng như cảng, bến, nhà ga, mỏ vật liệu, công trình, dự án lớn; đồng thời, kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định về thay đổi kích thước thùng xe, trong đó tập trung vào đối tượng xe tải tự đổ (giữa hai kỳ đăng kiểm).
c) Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương đôn đốc, giám sát việc tổ chức ký cam kết và thực hiện cam kết không xếp hàng quá tải lên xe ô tô và chở hàng quá tải trọng cho phép.
d) Kiến nghị hoặc theo thẩm quyền xử lý trách nhiệm của Nhà đầu tư, Chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án, Tư vấn giám sát trong việc thực hiện cam kết về kiểm soát tải trọng phương tiện; có biện pháp xử lý nghiêm đối với Nhà thầu thi công không thực hiện đúng cam kết về kiểm soát tải trọng đối với phương tiện cung ứng vật liệu cho dự án trên công trường.
e) Khẩn trương nghiên cứu, tham mưu triển khai các giải pháp trong công tác kiểm soát tải trọng phương tiện theo chỉ đạo của Bộ Giao thông vận tải tại Công văn số 16553/BGTVT-TTr ngày 24/12/2014.
a) Chỉ đạo Giám đốc Cảng vụ, công chức thanh tra tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp khai thác cảng, bến, nhà ga, công trình, dự án lớn (thuộc phạm vi quản lý) thực hiện đúng quy định và cam kết không xếp hàng hóa lên xe ô tô vượt quá tải trọng cho phép; xử lý hoặc kiến nghị xử lý nghiêm theo thẩm quyền đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm theo quy định.
b) Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định về xếp hàng hóa lên xe ô tô và quy định về xử lý vi phạm có liên quan nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của các doanh nghiệp khai thác cảng, bến, nhà ga, công trình, dự án lớn.
c) Chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan đôn đốc, giám sát, kiểm tra việc thực hiện các nội dung cam kết không xếp hàng hóa lên xe ô tô vượt quá trọng tải tại các cảng, bến, nhà ga thuộc phạm vi quản lý của Cục.
d) Chỉ đạo các Tổng công ty thuộc lĩnh vực quản lý của Cục chấp hành nghiêm các quy định về xếp hàng hóa lên xe ô tô.
a) Chỉ đạo Thanh tra Sở
– Tăng cường phối hợp với lực lượng công an và các cơ quan, đơn vị, lực lượng chức năng trên địa bàn tiến hành thanh tra, kiểm tra việc xếp hàng hóa lên xe ô tô và tải trọng phương tiện ở trong và ngoài khu vực cảng, bến, nhà ga, các đầu mối xếp hàng như: mỏ, kho, bãi, khu tập kết hàng hóa, vật liệu…; kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về xếp hàng và chở hàng quá tải trọng cho phép; đồng thời thông báo công khai các doanh nghiệp, chủ cảng, bến, nhà ga có hành vi vi phạm và bị xử lý trên phương tiện thông tin đại chúng (của Trung ương và địa phương).
– Thực hiện chỉ đạo của Bộ Giao thông vận tải tại Công văn số 1005/BGTVT-TTr ngày 26/01/2015 khi tiến hành thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm ở trong và ngoài khu vực cảng, bến.
– Phối hợp chặt chẽ với lực lượng Công an và các lực lượng chức năng khác trên địa bàn kiểm tra, kiểm soát có hiệu quả tải trọng phương tiện tại các Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động và xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm chở hàng quá tải trọng trên đường bộ theo Kế hoạch số 12593/KHPH-BGTVT-BCA ngày 21/11/2013 của Bộ Giao thông vận tải và Bộ Công an và Quy chế phối hợp giữa Bộ Giao thông vận tải và Ủy ban nhân dân các địa phương.
b) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tải trọng phương tiện, về xếp hàng hóa lên xe ô tô và về xử lý vi phạm liên quan đến xếp hàng và tải trọng phương tiện bằng nhiều hình thức đến các doanh nghiệp khai thác cảng, bến, nhà ga, các chủ hàng, lái xe…
c) Chủ động đề xuất tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh:
– Chỉ đạo lực lượng Công an, chính quyền địa phương (cấp huyện, xã) phối hợp chặt chẽ trong giám sát, kiểm tra việc thực hiện các nội dung cam kết không xếp hàng hóa lên xe ô tô vượt quá trọng tải tại các cảng, bến, nhà ga và đầu mối xếp hàng thuộc phạm vi quản lý.
– Ban hành quy định về xử lý trách nhiệm đối với người đứng đầu các địa phương khi để xảy ra tình trạng xe chở quá tải trọng lưu thông trên địa bàn theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 16/CĐ-TTg ngày 07/01/2015.
d) Tăng cường công tác quản lý nội bộ nhằm gắn trách nhiệm của lực lượng Thanh tra trong thực thi công vụ: thực hiện đúng quy trình thanh tra, xử phạt vi phạm hành chính; thường xuyên thay đổi vị trí đặt trạm cân; thực hiện việc luân chuyển cán bộ làm việc tại trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động…
a) Vụ Vận tải:
– Rà soát, kiến nghị hoàn thiện thể chế nhằm gắn trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị liên quan trong kiểm soát tải trọng tại các đầu mối xếp hàng; nghiên cứu quy định cụ thể trách nhiệm và việc xử lý trách nhiệm đối với tổ chức, cá nhân thuộc Cảng vụ Hàng không, Cảng vụ Hàng hải, Cảng vụ Đường thủy nội địa; Chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án trong công tác kiểm soát tải trọng phương tiện đường bộ.
– Tiếp tục theo dõi, tổng hợp kết quả kiểm soát tải trọng phương tiện, lập kế hoạch báo cáo Lãnh đạo Bộ để tiếp tục làm việc với các địa phương chưa quyết liệt trong triển khai hoặc tình hình kiểm soát tải trọng phương tiện còn diễn biến phức tạp.
b) Vụ An toàn giao thông chủ trì, phối hợp với các Vụ thuộc Bộ, cơ quan, đơn vị liên quan nghiên cứu đề xuất bổ sung thẩm quyền, điều chỉnh mức phạt đối với hành vi vi phạm về xếp hàng hóa lên xe ô tô, chở quá tải trọng cho phép đảm bảo tính răn đe, khả thi khi thực hiện.
5. Thanh tra Bộ Giao thông vận tải
a) Tiếp tục triển khai kiểm tra hoạt động của lực lượng liên ngành tại trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động; theo kế hoạch, kiểm tra việc triển khai công tác kiểm soát tải trọng phương tiện; kiểm tra thực hiện quy định về xếp hàng hóa trên phương tiện vận tải đường bộ tại các cảng, bến, nhà ga…
b) Tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ cho lực lượng thanh tra ngành Giao thông vận tải trong thanh tra, xử phạt vi phạm hành chính.
Bộ Giao thông vận tải yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này; định kỳ ngày 20 hàng tháng báo cáo kết quả về Bộ Giao thông vận tải (qua Vụ Vận tải, Thanh tra Bộ; file mềm gửi qua địa chỉ email: vuvantai@mt.gov.vn; phongthanhtra3_ttr@mt.gov.vn) để tổng hợp, báo cáo Lãnh đạo Bộ./.
Nơi nhận: – TTg Nguyễn Xuân Phúc (để báo cáo); – Văn phòng Chính phủ; – UBATGT Quốc gia; – Các Bộ: Công an, Thông tin và Truyền thông, Công Thương; – UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; – Các Thứ trưởng; – Đài Tiếng nói Việt Nam; – Đài Truyền hình Việt Nam; – Thông tấn xã Việt Nam; – Tổng cục Đường bộ Việt Nam; – Các Cục: ĐSVN, ĐTNĐVN, HHVN, HKVN; – Sở GTVT các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; – Các Vụ thuộc Bộ; – Thanh tra Bộ; – Văn phòng Bộ; – Các Tổng công ty: ĐSVN, HHVN, XDCTGT 1 ,4, 5, 6, 8, XD Thăng Long, HKVN, Cảng HKVN, Vận tải thủy, Tân cảng Sài Gòn; – Cổng TTĐT Bộ GTVT; – Báo Giao thông; – Lưu: VT, TTr (P3).
|
|
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI ——-
Số: 05/CT-BGTVT
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ——————
Hà Nội, ngày 03 tháng 04 năm 2015
|
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC CHẤN CHỈNH, XỬ LÝ TRÁCH NHIỆM VÀ TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT TẢI TRỌNG PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ TẠI CÁC ĐẦU MỐI XẾP HÀNG HÓA
Sau một thời gian triển khai chỉ đạo của Chính phủ, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia về chấn chỉnh, tăng cường kiểm soát tải trọng phương tiện, công tác kiểm soát tải trọng phương tiện vận tải đường bộ đã bước đầu đạt được kết quả tích cực, được dư luận xã hội đồng thuận, ý thức của nhiều lái xe, chủ xe, chủ doanh nghiệp vận tải, người xếp hàng hóa đã được nâng lên, tạo lập được môi trường kinh doanh vận tải lành mạnh; số lượng phương tiện vi phạm quy định về tải trọng đã giảm hẳn so với trước đây.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, tình trạng vi phạm chở quá tải trọng cho phép vẫn còn diễn biến phức tạp; vẫn còn hiện tượng phương tiện chở hàng quá tải trọng cho phép (hoạt động lén lút vào ban đêm, né tránh các trạm kiểm tra tải trọng xe, xe chở quá tải hoặc lấy thêm hàng để chở quá tải…). Một trong những nguyên nhân của hiện tượng này là do một số chủ xe, lái xe, người xếp hàng vẫn cố tình không chấp hành pháp luật về xếp hàng và tải trọng phương tiện; một số nơi, người thực thi công vụ chưa thực hiện hết trách nhiệm của mình.
Triển khai thực hiện Nghị quyết số 05/NQ-CP ngày 04/3/2015 của Chính phủ và Công điện số 16/CĐ-TTg ngày 07/01/2015 của Thủ tướng Chính phủ; để tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong quản lý nhà nước, nâng cao ý thức, trách nhiệm và hiệu quả hơn nữa trong kiểm soát tải trọng phương tiện vận tải đường bộ, đặc biệt kiểm soát tải trọng ngay tại các đầu mối xếp hàng, xử lý triệt để tình trạng phương tiện vận tải đường bộ chở hàng quá tải trọng cho phép, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải yêu cầu:
1. Tổng cục Đường bộ Việt Nam
a) Với vai trò là cơ quan thường trực trong công tác kiểm soát tải trọng phương tiện đường bộ, xây dựng kế hoạch, biện pháp cụ thể để thực hiện công tác kiểm soát tải trọng phương tiện đường bộ.
b) Tiếp tục tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định về xếp hàng lên xe ô tô và chở hàng quá tải trọng cho phép tại các đầu mối xếp hàng như cảng, bến, nhà ga, mỏ vật liệu, công trình, dự án lớn; đồng thời, kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định về thay đổi kích thước thùng xe, trong đó tập trung vào đối tượng xe tải tự đổ (giữa hai kỳ đăng kiểm).
c) Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương đôn đốc, giám sát việc tổ chức ký cam kết và thực hiện cam kết không xếp hàng quá tải lên xe ô tô và chở hàng quá tải trọng cho phép.
d) Kiến nghị hoặc theo thẩm quyền xử lý trách nhiệm của Nhà đầu tư, Chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án, Tư vấn giám sát trong việc thực hiện cam kết về kiểm soát tải trọng phương tiện; có biện pháp xử lý nghiêm đối với Nhà thầu thi công không thực hiện đúng cam kết về kiểm soát tải trọng đối với phương tiện cung ứng vật liệu cho dự án trên công trường.
e) Khẩn trương nghiên cứu, tham mưu triển khai các giải pháp trong công tác kiểm soát tải trọng phương tiện theo chỉ đạo của Bộ Giao thông vận tải tại Công văn số 16553/BGTVT-TTr ngày 24/12/2014.
a) Chỉ đạo Giám đốc Cảng vụ, công chức thanh tra tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp khai thác cảng, bến, nhà ga, công trình, dự án lớn (thuộc phạm vi quản lý) thực hiện đúng quy định và cam kết không xếp hàng hóa lên xe ô tô vượt quá tải trọng cho phép; xử lý hoặc kiến nghị xử lý nghiêm theo thẩm quyền đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm theo quy định.
b) Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định về xếp hàng hóa lên xe ô tô và quy định về xử lý vi phạm có liên quan nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của các doanh nghiệp khai thác cảng, bến, nhà ga, công trình, dự án lớn.
c) Chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan đôn đốc, giám sát, kiểm tra việc thực hiện các nội dung cam kết không xếp hàng hóa lên xe ô tô vượt quá trọng tải tại các cảng, bến, nhà ga thuộc phạm vi quản lý của Cục.
d) Chỉ đạo các Tổng công ty thuộc lĩnh vực quản lý của Cục chấp hành nghiêm các quy định về xếp hàng hóa lên xe ô tô.
a) Chỉ đạo Thanh tra Sở
– Tăng cường phối hợp với lực lượng công an và các cơ quan, đơn vị, lực lượng chức năng trên địa bàn tiến hành thanh tra, kiểm tra việc xếp hàng hóa lên xe ô tô và tải trọng phương tiện ở trong và ngoài khu vực cảng, bến, nhà ga, các đầu mối xếp hàng như: mỏ, kho, bãi, khu tập kết hàng hóa, vật liệu…; kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về xếp hàng và chở hàng quá tải trọng cho phép; đồng thời thông báo công khai các doanh nghiệp, chủ cảng, bến, nhà ga có hành vi vi phạm và bị xử lý trên phương tiện thông tin đại chúng (của Trung ương và địa phương).
– Thực hiện chỉ đạo của Bộ Giao thông vận tải tại Công văn số 1005/BGTVT-TTr ngày 26/01/2015 khi tiến hành thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm ở trong và ngoài khu vực cảng, bến.
– Phối hợp chặt chẽ với lực lượng Công an và các lực lượng chức năng khác trên địa bàn kiểm tra, kiểm soát có hiệu quả tải trọng phương tiện tại các Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động và xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm chở hàng quá tải trọng trên đường bộ theo Kế hoạch số 12593/KHPH-BGTVT-BCA ngày 21/11/2013 của Bộ Giao thông vận tải và Bộ Công an và Quy chế phối hợp giữa Bộ Giao thông vận tải và Ủy ban nhân dân các địa phương.
b) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tải trọng phương tiện, về xếp hàng hóa lên xe ô tô và về xử lý vi phạm liên quan đến xếp hàng và tải trọng phương tiện bằng nhiều hình thức đến các doanh nghiệp khai thác cảng, bến, nhà ga, các chủ hàng, lái xe…
c) Chủ động đề xuất tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh:
– Chỉ đạo lực lượng Công an, chính quyền địa phương (cấp huyện, xã) phối hợp chặt chẽ trong giám sát, kiểm tra việc thực hiện các nội dung cam kết không xếp hàng hóa lên xe ô tô vượt quá trọng tải tại các cảng, bến, nhà ga và đầu mối xếp hàng thuộc phạm vi quản lý.
– Ban hành quy định về xử lý trách nhiệm đối với người đứng đầu các địa phương khi để xảy ra tình trạng xe chở quá tải trọng lưu thông trên địa bàn theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 16/CĐ-TTg ngày 07/01/2015.
d) Tăng cường công tác quản lý nội bộ nhằm gắn trách nhiệm của lực lượng Thanh tra trong thực thi công vụ: thực hiện đúng quy trình thanh tra, xử phạt vi phạm hành chính; thường xuyên thay đổi vị trí đặt trạm cân; thực hiện việc luân chuyển cán bộ làm việc tại trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động…
a) Vụ Vận tải:
– Rà soát, kiến nghị hoàn thiện thể chế nhằm gắn trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị liên quan trong kiểm soát tải trọng tại các đầu mối xếp hàng; nghiên cứu quy định cụ thể trách nhiệm và việc xử lý trách nhiệm đối với tổ chức, cá nhân thuộc Cảng vụ Hàng không, Cảng vụ Hàng hải, Cảng vụ Đường thủy nội địa; Chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án trong công tác kiểm soát tải trọng phương tiện đường bộ.
– Tiếp tục theo dõi, tổng hợp kết quả kiểm soát tải trọng phương tiện, lập kế hoạch báo cáo Lãnh đạo Bộ để tiếp tục làm việc với các địa phương chưa quyết liệt trong triển khai hoặc tình hình kiểm soát tải trọng phương tiện còn diễn biến phức tạp.
b) Vụ An toàn giao thông chủ trì, phối hợp với các Vụ thuộc Bộ, cơ quan, đơn vị liên quan nghiên cứu đề xuất bổ sung thẩm quyền, điều chỉnh mức phạt đối với hành vi vi phạm về xếp hàng hóa lên xe ô tô, chở quá tải trọng cho phép đảm bảo tính răn đe, khả thi khi thực hiện.
5. Thanh tra Bộ Giao thông vận tải
a) Tiếp tục triển khai kiểm tra hoạt động của lực lượng liên ngành tại trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động; theo kế hoạch, kiểm tra việc triển khai công tác kiểm soát tải trọng phương tiện; kiểm tra thực hiện quy định về xếp hàng hóa trên phương tiện vận tải đường bộ tại các cảng, bến, nhà ga…
b) Tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ cho lực lượng thanh tra ngành Giao thông vận tải trong thanh tra, xử phạt vi phạm hành chính.
Bộ Giao thông vận tải yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này; định kỳ ngày 20 hàng tháng báo cáo kết quả về Bộ Giao thông vận tải (qua Vụ Vận tải, Thanh tra Bộ; file mềm gửi qua địa chỉ email: vuvantai@mt.gov.vn; phongthanhtra3_ttr@mt.gov.vn) để tổng hợp, báo cáo Lãnh đạo Bộ./.
Nơi nhận: – TTg Nguyễn Xuân Phúc (để báo cáo); – Văn phòng Chính phủ; – UBATGT Quốc gia; – Các Bộ: Công an, Thông tin và Truyền thông, Công Thương; – UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; – Các Thứ trưởng; – Đài Tiếng nói Việt Nam; – Đài Truyền hình Việt Nam; – Thông tấn xã Việt Nam; – Tổng cục Đường bộ Việt Nam; – Các Cục: ĐSVN, ĐTNĐVN, HHVN, HKVN; – Sở GTVT các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; – Các Vụ thuộc Bộ; – Thanh tra Bộ; – Văn phòng Bộ; – Các Tổng công ty: ĐSVN, HHVN, XDCTGT 1 ,4, 5, 6, 8, XD Thăng Long, HKVN, Cảng HKVN, Vận tải thủy, Tân cảng Sài Gòn; – Cổng TTĐT Bộ GTVT; – Báo Giao thông; – Lưu: VT, TTr (P3).
|
|
Reviews
There are no reviews yet.