BỘ TƯ PHÁP
———
Số: 01/CT-BTP
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————-
Hà Nội, ngày 11 tháng 02 năm 2014
|
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG PHÒNG, CHỐNG TIÊU CỰC, THAM NHŨNG TRONG THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
Trong thời gian qua, với sự quyết tâm, nỗ lực của toàn Ngành Tư pháp, sự phối hợp có hiệu quả của các cơ quan, tổ chức hữu quan nên công tác phòng, chống tiêu cực, tham nhũng trong thi hành án dân sự gắn với việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” đã có những chuyển biến tích cực cả về nhận thức, hành động, đạt được những kết quả bước đầu, góp phần thực hiện có hiệu quả công tác thi hành án dân sự, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân và Nhà nước. Tuy nhiên, công tác phòng, chống tiêu cực, tham nhũng trong thi hành án dân sự vẫn chưa đạt yêu cầu. Tiêu cực trong thi hành án dân sự vẫn còn, với những biểu hiện phức tạp, xảy ra ở nhiều khâu, nhiều nội dung công việc. Tình trạng cán bộ, công chức thi hành án dân sự vi phạm phẩm chất đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ, vi phạm các quy định của Đảng và Nhà nước về công tác tổ chức cán bộ, tài chính – kế toán bị phát hiện, xử lý có xu hướng tăng, trong đó có một số trường hợp bị xử lý hình sự, gây bức xúc trong xã hội và là thách thức lớn đối với toàn Ngành Tư pháp.
Nhằm tạo chuyển biến cơ bản công tác phòng, chống tiêu cực, tham nhũng trong thi hành án dân sự, góp phần thực hiện nghiêm quy định của Hiến pháp sửa đổi, Bộ trưởng Bộ Tư pháp yêu cầu Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự, Thủ trưởng các cơ quan Thi hành án dân sự địa phương và các đơn vị có liên quan thuộc Bộ quán triệt và thực hiện tốt một số nội dung sau đây:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích:
Nâng cao ý thức trách nhiệm của cơ quan, công chức thi hành án dân sự trong thực thi nhiệm vụ, công vụ; ngăn chặn, loại bỏ cơ hội, điều kiện phát sinh tiêu cực, tham nhũng trong hoạt động thi hành án dân sự, góp phần xây dựng bộ máy các cơ quan Thi hành án dân sự trong sạch, vững mạnh, hoạt động hiệu quả; đội ngũ cán bộ, công chức thi hành án dân sự liêm, chính, chí công, vô tư.
2. Yêu cầu:
a) Tạo sự thống nhất từ nhận thức đến hành động về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác phòng, chống tiêu cực, tham nhũng trong thi hành án dân sự, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài, quan trọng cần được thực hiện với tinh thần trách nhiệm cao;
b) Phân công, xác định rõ trách nhiệm, thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng ngừa, phát hiện và xử lý tiêu cực, tham nhũng trong thi hành án dân sự; gắn công tác phòng, chống tiêu cực, tham nhũng trong hoạt động thi hành án dân sự với việc tiếp tục học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”;
c) Phối hợp chặt chẽ, thường xuyên, có hiệu quả với cấp uỷ, chính quyền, Ban Nội chính, Ủy ban Kiểm tra, Viện Kiểm sát nhân dân, Thanh tra, cơ quan Công an, Mặt trận Tổ quốc, cơ quan Báo chí và nhân dân trong phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi tiêu cực, tham nhũng trong thi hành án dân sự.
II. CÁC NỘI DUNG CÔNG VIỆC
1. Quán triệt nghiêm túc chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tiêu cực, tham nhũng; Chuẩn mực đạo đức Chấp hành viên; Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức Ngành Tư pháp; những việc cán bộ, công chức không được làm; nghĩa vụ của cán bộ, công chức phải báo cáo, cũng như trách nhiệm của người đứng đầu trong việc tiếp nhận, xử lý kịp thời các dấu hiệu tiêu cực, tham nhũng xảy ra trong đơn vị.
2. Về thể chế:
Khẩn trương rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các quy định (kể cả quy định nội bộ) liên quan đến nghiệp vụ thi hành án, tổ chức cán bộ, kế hoạch tài chính, đầu tư xây dựng cơ bản không còn phù hợp; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, kiên quyết loại bỏ những khâu trung gian, những thủ tục rườm rà, chồng chéo, đặc biệt là những khe hở dễ gây ra tiêu cực, tham nhũng trong thi hành án dân sự.
3. Về tổ chức thi hành án dân sự:
a) Các cơ quan Thi hành án dân sự có trách nhiệm niêm yết công khai thủ tục thi hành án tại trụ sở cơ quan, tiến tới công khai trên trang thông tin điện tử của đơn vị về quá trình thi hành án, kết quả thi hành án để các bên có liên quan theo dõi, giám sát. Thụ lý, ra quyết định thi hành án đúng thời hạn đối với bản án, quyết định có hiệu lực thi hành. Thực hiện đúng, đầy đủ trình tự, thủ tục, bảo đảm quyền, nghĩa vụ của các bên trong thi hành án dân sự. Nghiêm cấm thanh toán tiền mặt cho đương sự, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
b) Công bố công khai số điện thoại đường dây nóng, địa chỉ hộp thư điện tử của cơ quan để tiếp nhận, xác minh, xử lý kịp thời thông tin về tiêu cực, tham nhũng liên quan đến thi hành án dân sự;
c) Công khai họ tên, chức vụ của người có thẩm quyền giải quyết công việc thi hành án dân sự cho tổ chức, cá nhân có liên quan biết. Tất cả công chức thi hành án khi tiếp, làm việc với tổ chức, cá nhân liên quan phải đeo thẻ công chức. Việc tiếp đương sự phải thực hiện theo quy định về tiếp công dân; chỉ tiếp tại phòng tiếp công dân, phòng khách, các địa điểm do pháp luật quy định; nghiêm cấm tiếp đương sự tại nhà riêng, phòng làm việc, những nơi khác không đúng quy định;
d) Tập trung chỉ đạo, giải quyết những vụ án lớn, phức tạp và tồn đọng. Nghiêm cấm lợi dụng việc hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ để trì hoãn, kéo dài thi hành án dân sự.
4. Về công tác tổ chức, cán bộ:
a) Công khai quy trình, thủ tục tuyển dụng, quy hoạch, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chính sách đối với công chức thi hành án dân sự; thực hiện nghiêm các quy định về công khai, dân chủ trong tổ chức, cán bộ;
b) Nâng cao chất lượng thực thi công vụ, xây dựng Bộ tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ; đổi mới công tác đánh giá công chức trên cơ sở kết quả, hiệu quả công tác, đảm bảo dân chủ, công bằng, công khai, thực chất. Kiên quyết xử lý nghiêm theo quy định đối với công chức 02 năm liền không hoàn thành nhiệm vụ;
c) Việc quy hoạch, luân chuyển, chuyển đổi vị trí công tác, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm và thực hiện chế độ, chính sách đối với công chức phải dựa trên cơ sở của đánh giá công chức. Thực hiện nghiêm quy định về chuyển đổi vị trí công tác trong cơ quan Thi hành án dân sự để phòng ngừa tiêu cực, tham nhũng;
d) Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác tham mưu của các bộ phận làm công tác tổ chức cán bộ của Tổng cục và các Cục Thi hành án dân sự. Khẩn trương xây dựng quy trình về công tác cán bộ thi hành án dân sự. Thực hiện tốt việc kiểm soát tài sản, thu nhập của công chức, thực hiện kiểm tra việc kê khai tài sản, thu nhập của công chức, định kỳ hàng năm và đột xuất theo quy định.
5. Về lĩnh vực tài chính, kế toán và đầu tư xây dựng cơ bản:
a) Công khai, minh bạch trong lập dự toán, cấp phát kinh phí, đầu tư xây dựng cơ bản; xây dựng, ban hành và công khai chế độ, định mức, tiêu chuẩn liên quan đến việc sử dụng tài sản, vốn và ngân sách nhà nước;
b) Việc lập, phân bổ dự toán ngân sách, thực hiện định mức phân bổ ngân sách; việc quản lý, sử dụng ngân sách, tài sản công; việc thẩm tra, phê duyệt quyết toán ngân sách vốn đầu tư, xây dựng cơ bản của cơ quan Thi hành án dân sự phải bảo đảm chặt chẽ, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;
c) Gắn công việc với ngân sách, tập trung kinh phí cho các nhiệm vụ trọng tâm, ưu tiên của ngành, chỉ thanh, quyết toán khi hoàn thành nhiệm vụ.
6. Về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo:
Công khai, minh bạch quy trình giải quyết khiếu nại, tố cáo. Tạo điều kiện thuận lợi để người dân có thể thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định. Chủ động giải quyết khiếu nại, tố cáo dứt điểm ngay từ cơ sở; hạn chế và tiến tới chấm dứt tình trạng khiếu nại, tố cáo vượt cấp, kéo dài. Nghiêm cấm việc lợi dụng việc khiếu nại, giải quyết khiếu nại để trì hoãn, kéo dài việc thi hành án dân sự.
7. Về kiểm tra, thanh tra, giám sát:
a) Tăng cường kiểm tra, giám sát nội bộ; đẩy mạnh hoạt động kiểm tra, thanh tra của cấp trên đối với cấp dưới và với cá nhân liên quan trực tiếp đến tất cả các khâu dễ phát sinh tiêu cực, tham nhũng trong tổ chức thi hành án (chú trọng các khâu thụ lý thi hành án, xác minh, phân loại án, áp dụng biện pháp bảo đảm, cưỡng chế, thu, chi trả tiền thi hành án);trong công tác tổ chức cán bộ (chú trọng các khâu tuyển dụng, bổ nhiệm, luân chuyển, chuyển đổi vị trí công tác, khen thưởng); trong tài chính, kế toán (chú trọng các khâu cấp phát kinh phí, sử dụng, quyết toán thu, chi tài chính và đầu tư xây dựng cơ bản; hoạt động chi tiêu nội bộ; thuê kho vật chứng, bảo trì trụ sở, mua sắm, sử dụng tài sản, trang thiết bị); trong giải quyết khiếu nại, tố cáo (chú trọng các khâu tiếp công dân, xác minh, quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo);
b) Đề cao trách nhiệm và phát huy vai trò của người đứng đầu, cấp uỷ Đảng, tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội cựu chiến binh giám sát thực hiện phòng, chống tiêu cực, tham nhũng trong thi hành án dân sự;
8. Về xử lý vi phạm tiêu cực, tham nhũng:
a) Xử lý nghiêm những trường hợp tiêu cực, tham nhũng trong thi hành án dân sự (kể cả những trường hợp bao che hoặc phát hiện có tiêu cực, tham nhũng nhưng không báo cáo, không có biện pháp ngăn chặn, không xử lý hoặc xử lý không triệt để), bất kể người đó là ai và ở cương vị nào. Chú trọng thu hồi tài sản do tiêu cực, tham nhũng mà có. Áp dụng chính sách khoan hồng đối với những công chức tiêu cực, tham nhũng nhưng có thái độ thành khẩn, đã khắc phục hậu quả kinh tế, hợp tác tốt với cơ quan chức năng.
b) Người đứng đầu các đơn vị thuộc hệ thống Thi hành án dân sự (Tổng Cục trưởng, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Tổng cục, Cục trưởng, Trưởng các Phòng chuyên môn thuộc Cục và Chi Cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự) chịu trách nhiệm khi để xảy ra tiêu cực, tham nhũng tại các đơn vị, bộ phận, lĩnh vực do mình phụ trách, liên đới trách nhiệm đối với lĩnh vực do cấp phó của mình phụ trách.
Cấp phó của người đứng đầu các đơn vị thuộc hệ thống Thi hành án dân sự chịu trách nhiệm chính khi để xảy ra tiêu cực, tham nhũng tại các bộ phận, lĩnh vực do mình trực tiếp phụ trách.
Chấp hành viên chịu trách nhiệm chính khi để xảy ra tiêu cực, tham nhũng của công chức giúp việc đối với hồ sơ vụ việc do mình phụ trách thi hành.
Các đối tượng nêu trên được loại trừ trách nhiệm trong trường hợp không thể biết hoặc đã áp dụng các biện pháp cần thiết để phòng ngừa, ngăn chặn hành vi vi phạm tiêu cực, tham nhũng.
c) Công chức có hành vi tiêu cực, tham nhũng thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự; cán bộ càng cao, trách nhiệm càng lớn, càng phải xử lý nặng; trong trường hợp bị kết án về hành vi tiêu cực, tham nhũng và bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì bị buộc thôi việc. Công chức có hành vi tiêu cực, tham nhũng bị kỷ luật chưa đến mức buộc thôi việc thì bố trí sang làm nhiệm vụ khác trong thời hạn ít nhất 02 năm. Không xét thi đua, khen thưởng đối với các đơn vị có công chức bị xử lý vi phạm kỷ luật do tiêu cực, tham nhũng trong 01 năm.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao có trách nhiệm:
a) Tổ chức triển khai và thực hiện nghiêm Chỉ thị này trong toàn hệ thống các cơ quan Thi hành án dân sự;
b) Chỉ đạo, đôn đốc kiểm tra Thủ trưởng các đơn vị thuộc Tổng cục, Thủ trưởng cơ quan Thi hành án dân sự địa phương tổ chức triển khai đầy đủ, có hiệu quả các quy định tại mục II và các nội dung khác có liên quan của Chỉ thị này; kiến nghị hoàn thiện thể chế nhằm ngăn ngừa tiêu cực, tham nhũng trong Thi hành án dân sự.
2. Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp kiểm tra, kiến nghị xử lý tiêu cực, tham nhũng trong công táctổ chức, cán bộ do Tổng cục Thi hành án dân sự thực hiện; kiến nghị hoàn thiện thể chế về tổ chức, cán bộ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp nhằm ngăn ngừa tiêu cực, tham nhũng.
3. Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp kiểm tra, kiến nghị xử lý tiêu cực, tham nhũng trong công táctài chính, kế toán, đầu tư xây dựng cơ bản do Tổng cục Thi hành án dân sự và các cơ quan Thi hành án dân sự thực hiện; kiến nghị hoàn thiện thể chế tài chính, kế toán, đầu tư xây dựng cơ bản thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp nhằm ngăn ngừa tiêu cực, tham nhũng.
4. Thanh tra Bộ giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp thực hiện công tác thanh tra nhằm phát hiện kịp thời các sai phạm, tiêu cực, tham nhũng trong thi hành án dân sự thuộc phạm vi chức năng, thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
5. Báo Pháp luật Việt Nam, các cơ quan báo chí của Ngành Tư pháp cần phát huy vai trò giám sát, phát hiện, góp ý, phê phán trước công luận những vi phạm tiêu cực, tham nhũng trong thi hành án dân sự; kịp thời cổ vũ, động viên những điển hình tốt, có thành tích trong việc phát hiện, cung cấp thông tin đúng, kịp thời về tiêu cực, tham nhũng trong thi hành án dân sự.
6. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Tổng cục Thi hành án dân sự thực hiện có hiệu quả Chỉ thị này. Giám sát, kiến nghị với Bộ trưởng Bộ Tư pháp xử lý các tiêu cực, tham nhũng trong thi hành án dân sự do mình phát hiện.
7. Chỉ thị này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Tổng cục Thi hành án dân sự phối hợp với Văn phòng Bộ định kỳ hàng năm và đột xuất theo yêu cầu báo cáo Bộ trưởng Bộ Tư pháp về tình hình kết quả thực hiện Chỉ thị này./.
Nơi nhận:
– Ban Bí thư;
–Thủ tướng Chính phủ;
– Phó TTg CP Nguyễn Xuân Phúc;
– Uỷ ban Kiểm tra Trung ương;
– Ban Nội chính Trung ương;
– Văn phòng Trung ương Đảng; (để báo cáo)
– Văn phòng Tổng Bí thư Trung ương Đảng;
– Ban Tổ chức Trung ương;
– Ban Chỉ đạo TW về phòng chống tham nhũng;
– Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp TW;
– Ủy ban Tư pháp Quốc hội;
– Văn phòng Chính phủ;
– Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
– Bộ Công an; (để phối hợp)
– Bộ Quốc phòng;
– UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
– Các đơn vị thuộc Bộ (để thực hiện);
– Cục THADS, Chi cục THADS (để thực hiện);
– Cổng thông tin điện tử của Bộ (để đăng tải);
– Lưu: VT, TCTHADS.
|
BỘ TRƯỞNG
Hà Hùng Cường
|
BỘ TƯ PHÁP
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
|
Số: /CT-BTP
|
Hà Nội, ngày tháng năm 2014
|
CHỈ THỊ
Về việc tăng cường phòng, chống tiêu cực, tham nhũng trong thi hành án dân sự
Trong thời gian qua, với sự quyết tâm, nỗ lực của toàn Ngành Tư pháp, sự phối hợp có hiệu quả các cơ quan, tổ chức hữu quan nên công tác phòng, chống tiêu cực, tham nhũng trong thi hành án dân sự đã có những chuyển biến tích cực cả về nhận thức, hành động và đạt được những kết quả bước đầu, góp phần thực hiện có hiệu quả công tác thi hành án dân sự, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân và Nhà nước. Tuy nhiên, công tác phòng, chống tiêu cực, tham nhũng trong thi hành án dân sự vẫn chưa đạt yêu cầu. Tiêu cực trong thi hành án dân sự vẫn còn, với những biểu hiện phức tạp, xảy ra ở nhiều khâu, nhiều nội dung công việc. Tình trạng công chức thi hành án dân sự vi phạm phẩm chất đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ, công tác cán bộ, tài chính – kế toán bị phát hiện, xử lý có xu hướng tăng, trong đó có một số trường hợp bị xử lý hình sự gây bức xúc trong xã hội và là thách thức lớn đối với toàn Ngành Tư pháp.
Nhằm tăng cường công tác phòng, chống tiêu cực, tham nhũng trong thi hành án dân sự, Bộ trưởng Bộ Tư pháp yêu cầu Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự, Thủ trưởng các cơ quan Thi hành án dân sự địa phương và các đơn vị có liên quan thuộc Bộ quán triệt và thực hiện tốt một số nội dung sau đây:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích:
Nâng cao ý thức trách nhiệm của từng công chức thi hành án dân sự trong việc ngăn chặn, loại bỏ cơ hội, điều kiện phát sinh tiêu cực, tham nhũng trong hoạt động thi hành án dân sự, góp phần xây dựng bộ máy các cơ quan Thi hành án dân sự trong sạch, vững mạnh, hoạt động hiệu quả; đội ngũ cán bộ, công chức thi hành án dân sự liêm, chính, chí công, vô tư.
2. Yêu cầu:
a) Tạo sự thống nhất từ nhận thức đến hành động về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác phòng, chống tiêu cực, tham nhũng trong thi hành án dân sự, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài, quan trọng cần được thực hiện với tinh thần trách nhiệm cao;
b) Phân công, xác định rõ trách nhiệm, thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng ngừa, phát hiện và xử lý tiêu cực, tham nhũng trong thi hành án dân sự; gắn công tác phòng, chống tiêu cực, tham nhũng trong hoạt động thi hành án dân sự với việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”.
c) Phối hợp chặt chẽ, thường xuyên, có hiệu quả với cấp Uỷ, Chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, Ban Nội chính, Ủy ban Kiểm tra, Viện Kiểm sát nhân dân, Thanh tra, cơ quan Công an, cơ quan Báo chí, phương tiện thông tin đại chúng và nhân dân trong phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi tiêu cực, tham nhũng trong thi hành án dân sự.
II. CÁC NỘI DUNG CÔNG VIỆC
1. Về phòng ngừa tiêu cực, tham nhũng trong thi hành án dân sự
a) Quán triệt nghiêm túc chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tiêu cực, tham nhũng. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; chuẩn mực đạo đức Chấp hành viên; chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức Ngành Tư pháp; những việc cán bộ, công chức không được làm; nghĩa vụ của cán bộ, công chức phải báo cáo, cũng như trách nhiệm của người đứng đầu trong việc tiếp nhận, xử lý kịp thời các dấu hiệu tiêu cực, tham nhũng xảy ra trong đơn vị;
b) Về thể chế: Khẩn trương rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các quy định (kể cả quy định nội bộ) liên quan đến nghiệp vụ thi hành án, tổ chức cán bộ, kế hoạch tài chính, đầu tư xây dựng cơ bản không còn phù hợp; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, kiên quyết loại bỏ những khâu trung gian, những thủ tục rườm rà, chồng chéo, đặc biệt là những khe hở dễ gây ra tiêu cực, tham nhũng trong thi hành án dân sự;
c) Trong tổ chức thi hành án dân sự:
Các cơ quan Thi hành án dân sự có trách nhiệm niêm yết công khai thủ tục thi hành án tại trụ sở cơ quan, tiến tới công khai trên trang thông tin điện tử của đơn vị về quá trình thi hành án, kết quả thi hành án để các bên có liên quan theo dõi, giám sát. Thụ lý, ra quyết định thi hành án đúng thời hạn đối với bản án, quyết định có hiệu lực thi hành. Thực hiện đúng, đầy đủ trình tự, thủ tục, bảo đảm quyền, nghĩa vụ của các bên trong thi hành án dân sự. Nghiêm cấm thanh toán tiền mặt cho đương sự, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Công bố công khai số điện thoại đường dây nóng, địa chỉ hộp thư điện tử của cơ quan để tiếp nhận, xác minh, xử lý kịp thời thông tin về tiêu cực, tham nhũng liên quan đến thi hành án dân sự.
Công khai họ tên, chức vụ của người có thẩm quyền giải quyết công việc thi hành án dân sự cho tổ chức, cá nhân có liên quan biết. Tất cả công chức thi hành án khi tiếp, làm việc với tổ chức, cá nhân liên quan phải đeo thẻ công chức. Việc tiếp đương sự phải thực hiện theo quy định về tiếp công dân; chỉ tiếp tại phòng tiếp công dân, phòng khách, các địa điểm do pháp luật quy định; nghiêm cấm tiếp đương sự tại nhà riêng, những nơi không đúng quy định.
Tập trung chỉ đạo, giải quyết những vụ án lớn, phức tạp và tồn đọng. Nghiêm cấm lợi dụng việc hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ để trì hoãn, kéo dài thi hành án dân sự.
Tăng cường kiểm tra, giám sát nội bộ trong việc thực thi nhiệm vụ của công chức thi hành án, nhất là những khâu dễ phát sinh tiêu cực như công tác thụ lý thi hành án, xác minh, phân loại án, áp dụng biện pháp bảo đảm, cưỡng chế, thu, chi trả tiền thi hành án v.v;
d) Trong công tác tổ chức, cán bộ:
Công khai quy trình, thủ tục tuyển dụng, quy hoạch, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chính sách đối với công chức thi hành án dân sự; thực hiện nghiêm các quy định về công khai, dân chủ trong tổ chức, cán bộ.
Nâng cao chất lượng thực thi công vụ, xây dựng bảng tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ; đổi mới công tác đánh giá công chức trên cơ sở kết quả, hiệu quả công tác, đảm bảo dân chủ, công bằng, công khai, thực chất. Kiên quyết xử lý nghiêm theo quy định đối với công chức 02 năm liền không hoàn thành nhiệm vụ.
Việc quy hoạch, luân chuyển, chuyển đổi vị trí công tác, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm và thực hiện chế độ, chính sách đối với công chức phải dựa trên cơ sở của đánh giá công chức. Thực hiện nghiêm quy định về chuyển đổi vị trí công tác trong cơ quan Thi hành án dân sự để phòng ngừa tiêu cực, tham nhũng.
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát nội bộ và công tác kiểm tra của cấp trên đối với cấp dưới, nhất là những khâu dễ phát sinh tiêu cực, tham nhũng như: tuyển dụng, bổ nhiệm, luân chuyển, chuyển đổi vị trí công tác, khen thưởng v.v. Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác tham mưu của các bộ phận làm công tác tổ chức cán bộ của Tổng cục và các Cục Thi hành án dân sự. Khẩn trương xây dựng quy trình về công tác cán bộ thi hành án dân sự. Thực hiện tốt việc kiểm soát tài sản, thu nhập của công chức, thực hiện kiểm tra việc kê khai tài sản, thu nhập của công chức, định kỳ hàng năm và đột xuất theo quy định;
đ) Trong lĩnh vực tài chính, kế toán và đầu tư xây dựng cơ bản:
Công khai, minh bạch trong lập dự toán, cấp phát kinh phí, đầu tư xây dựng cơ bản; xây dựng, ban hành và công khai chế độ, định mức, tiêu chuẩn liên quan đến việc sử dụng tài sản, vốn và ngân sách nhà nước.
Việc lập, phân bổ dự toán ngân sách, thực hiện định mức phân bổ ngân sách; việc quản lý, sử dụng ngân sách, tài sản công; việc thẩm tra, phê duyệt quyết toán ngân sách vốn đầu tư, xây dựng cơ bản của cơ quan Thi hành án dân sự phải bảo đảm chặt chẽ, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Gắn công việc với ngân sách, tập trung kinh phí cho các nhiệm vụ trọng tâm, ưu tiên của ngành, chỉ thanh, quyết toán khi hoàn thành nhiệm vụ.
Tăng cường kiểm tra, giám sát nội bộ, công tác kiểm tra của cấp trên đối với cấp dưới và với cá nhân liên quan trực tiếp đến cấp phát kinh phí, sử dụng, quyết toán thu, chi tài chính và đầu tư xây dựng cơ bản. Kiểm soát chặt chẽ hoạt động chi tiêu nội bộ trong toàn hệ thống. Khắc phục triệt để và xử lý nghiêm các trường hợp sử dụng kinh phí, tài sản không đúng quy định, nhất là trong việc thuê kho vật chứng, bảo trì trụ sở, mua sắm, sử dụng tài sản, trang thiết bị;
e) Trong tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo: Công khai, minh bạch quy trình giải quyết khiếu nại, tố cáo. Tạo điều kiện thuận lợi để người dân có thể thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định. Chủ động giải quyết khiếu nại, tố cáo dứt điểm ngay từ cơ sở; hạn chế và tiến tới chấm dứt tình trạng khiếu nại, tố cáo vượt cấp, kéo dài. Nghiêm cấm việc lợi dụng việc khiếu nai, giải quyết khiếu nại để trì hoãn, kéo dài việc thi hành án dân sự.
2. Về chống tiêu cực, tham nhũng trong thi hành án dân sự
a) Các hoạt động kiểm tra, thanh tra phải được tiến hành thường xuyên nhằm phát hiện, xử lý nghiêm minh những hành vi tiêu cực, tham nhũng trong thi hành án dân sự. Đề cao trách nhiệm và phát huy vai trò của người đứng đầu, cấp uỷ Đảng, tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội cựu chiến binh trong toàn ngành để thực hiện phòng, chống tiêu cực, tham nhũng trong thi hành án dân sự;
b) Xử lý nghiêm những trường hợp tiêu cực, tham nhũng trong thi hành án dân sự (kể cả những trường hợp bao che hoặc phát hiện có tiêu cực, tham nhũng nhưng không báo cáo, không có biện pháp ngăn chặn, không xử lý hoặc xử lý không triệt để), bất kể người đó là ai và ở cương vị nào. Chú trọng thu hồi tài sản do tiêu cực, tham nhũng mà có. Áp dụng chính sách khoan hồng đối với những công chức tiêu cực, tham nhũng nhưng có thái độ thành khẩn, đã khắc phục hậu quả kinh tế, hợp tác tốt với cơ quan chức năng.
Người đứng đầu các đơn vị thuộc hệ thống Thi hành án dân sự (Tổng Cục trưởng, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Tổng cục, Cục trưởng, Trưởng các Phòng chuyên môn thuộc Cục và Chi Cục trưởng) chịu trách nhiệm khi để xảy ra tiêu cực, tham nhũng tại các đơn vị, bộ phận, lĩnh vực do mình phụ trách và liên đới trách nhiệm đối với lĩnh vực phân công cho cấp phó của mình phụ trách.
Cấp phó của người đứng đầu các đơn vị thuộc hệ thống Thi hành án dân sự chịu trách nhiệm chính khi để xảy ra tiêu cực, tham nhũng tại các bộ phận, lĩnh vực do mình trực tiếp phụ trách;
Chấp hành viên chịu trách nhiệm chính khi để xảy ra tiêu cực, tham nhũng của công chức giúp việc đối với hồ sơ vụ việc do mình phụ trách thi hành.
Các đối tượng nêu trên được loại trừ trách nhiệm trong trường hợp không thể biết hoặc đã áp dụng các biện pháp cần thiết để phòng ngừa, ngăn chặn hành vi vi phạm tiêu cực, tham nhũng.
c) Công chức có hành vi tiêu cực, tham nhũng thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, truy cứu trách nhiệm hình sự; trong trường hợp bị kết án về hành vi tiêu cực, tham nhũng và bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì bị buộc thôi việc. Công chức có hành vi tiêu cực, tham nhũng bị kỷ luật chưa đến mức buộc thôi việc thì chuyển sang làm nhiệm vụ khác trong thời hạn ít nhất 02 năm. Không xét thi đua, khen thưởng đối với các đơn vị có công chức bị xử lý vi phạm kỷ luật do tiêu cực, tham nhũng trong 01 năm.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao có trách nhiệm:
a) Tổ chức triển khai và thực hiện nghiêm Chỉ thị này trong hệ thống Thi hành án dân sự;
b) Chỉ đạo Thủ trưởng các đơn vị thuộc Tổng cục, Thủ trưởng cơ quan Thi hành án dân sự địa phương tổ chức triển khai đầy đủ, có hiệu quả các quy định tại mục II và các nội dung khác có liên quan của Chỉ thị này. Kiến nghị hoàn thiện thể chế nhằm ngăn ngừa tiêu cực, tham nhũng trong Thi hành án dân sự.
2. Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp kiểm tra, kiến nghị xử lý tiêu cực, tham nhũng trong công táctổ chức, cán bộ do Tổng cục Thi hành án dân sự thực hiện; kiến nghị hoàn thiện thể chế về tổ chức, cán bộ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp nhằm ngăn ngừa tiêu cực, tham nhũng.
3. Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp kiểm tra, kiến nghị xử lý tiêu cực, tham nhũng trong công táctài chính, kế toán, đầu tư xây dựng cơ bản do Tổng cục Thi hành án dân sự và các cơ quan Thi hành án dân sự thực hiện; kiến nghị hoàn thiện thể chế tài chính, kế toán, đầu tư xây dựng cơ bản thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp nhằm ngăn ngừa tiêu cực, tham nhũng.
4. Thanh tra Bộ giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp thực hiện công tác thanh tra nhằm phát hiện kịp thời các sai phạm, tiêu cực, tham nhũng trong thi hành án dân sự thuộc phạm vi chức năng, thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
5. Báo Pháp luật Việt Nam, các cơ quan báo chí của Ngành Tư pháp cần phát huy vai trò giám sát, phát hiện, góp ý, phê phán trước công luận những vi phạm iêu cực, tham nhũng trong thi hành án dân sự; kịp thời cổ vũ, động viên những điển hình tốt, có thành tích trong việc phát hiện, cung cấp thông tin đúng, kịp thời về tiêu cực, tham nhũng trong thi hành án dân sự.
6. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Tổng cục Thi hành án dân sự thực hiện có hiệu quả Chỉ thị này. Giám sát, kiến nghị với Bộ trưởng Bộ Tư pháp xử lý các tiêu cực, tham nhũng trong thi hành án dân sự do mình phát hiện.
7. Chỉ thị này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Văn phòng Bộ phối hợp với Tổng cục Thi hành án dân sự tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng Bộ Tư pháp về tình hình kết quả thực hiện Chỉ thị này theo quy định./.
Nơi nhận:
–Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
– P.TTg CP Nguyễn Xuân Phúc (để b/c);
– Uỷ ban Kiểm tra Trung ương (để b/c);
– Ban Nội chính Trung ương (để b/c);
– Văn phòng Trung ương Đảng (để b/c);
– Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp TW (để b/c);
– Ủy ban Tư pháp Quốc hội (để b/c);
– Văn phòng Chính phủ (để p/h);
– Các đơn vị thuộc Bộ;
– UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW
– Cục THADS, Chi cục THADS (để t/h);
– Cổng thông tin điện tử của Bộ (để đăng tải);
– Lưu: VT, TCTHADS.
|
BỘ TRƯỞNG
Hà Hùng Cường
|
BỘ TƯ PHÁP
———
Số: 01/CT-BTP
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————-
Hà Nội, ngày 11 tháng 02 năm 2014
|
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG PHÒNG, CHỐNG TIÊU CỰC, THAM NHŨNG TRONG THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
Trong thời gian qua, với sự quyết tâm, nỗ lực của toàn Ngành Tư pháp, sự phối hợp có hiệu quả của các cơ quan, tổ chức hữu quan nên công tác phòng, chống tiêu cực, tham nhũng trong thi hành án dân sự gắn với việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” đã có những chuyển biến tích cực cả về nhận thức, hành động, đạt được những kết quả bước đầu, góp phần thực hiện có hiệu quả công tác thi hành án dân sự, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân và Nhà nước. Tuy nhiên, công tác phòng, chống tiêu cực, tham nhũng trong thi hành án dân sự vẫn chưa đạt yêu cầu. Tiêu cực trong thi hành án dân sự vẫn còn, với những biểu hiện phức tạp, xảy ra ở nhiều khâu, nhiều nội dung công việc. Tình trạng cán bộ, công chức thi hành án dân sự vi phạm phẩm chất đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ, vi phạm các quy định của Đảng và Nhà nước về công tác tổ chức cán bộ, tài chính – kế toán bị phát hiện, xử lý có xu hướng tăng, trong đó có một số trường hợp bị xử lý hình sự, gây bức xúc trong xã hội và là thách thức lớn đối với toàn Ngành Tư pháp.
Nhằm tạo chuyển biến cơ bản công tác phòng, chống tiêu cực, tham nhũng trong thi hành án dân sự, góp phần thực hiện nghiêm quy định của Hiến pháp sửa đổi, Bộ trưởng Bộ Tư pháp yêu cầu Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự, Thủ trưởng các cơ quan Thi hành án dân sự địa phương và các đơn vị có liên quan thuộc Bộ quán triệt và thực hiện tốt một số nội dung sau đây:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích:
Nâng cao ý thức trách nhiệm của cơ quan, công chức thi hành án dân sự trong thực thi nhiệm vụ, công vụ; ngăn chặn, loại bỏ cơ hội, điều kiện phát sinh tiêu cực, tham nhũng trong hoạt động thi hành án dân sự, góp phần xây dựng bộ máy các cơ quan Thi hành án dân sự trong sạch, vững mạnh, hoạt động hiệu quả; đội ngũ cán bộ, công chức thi hành án dân sự liêm, chính, chí công, vô tư.
2. Yêu cầu:
a) Tạo sự thống nhất từ nhận thức đến hành động về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác phòng, chống tiêu cực, tham nhũng trong thi hành án dân sự, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài, quan trọng cần được thực hiện với tinh thần trách nhiệm cao;
b) Phân công, xác định rõ trách nhiệm, thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng ngừa, phát hiện và xử lý tiêu cực, tham nhũng trong thi hành án dân sự; gắn công tác phòng, chống tiêu cực, tham nhũng trong hoạt động thi hành án dân sự với việc tiếp tục học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”;
c) Phối hợp chặt chẽ, thường xuyên, có hiệu quả với cấp uỷ, chính quyền, Ban Nội chính, Ủy ban Kiểm tra, Viện Kiểm sát nhân dân, Thanh tra, cơ quan Công an, Mặt trận Tổ quốc, cơ quan Báo chí và nhân dân trong phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi tiêu cực, tham nhũng trong thi hành án dân sự.
II. CÁC NỘI DUNG CÔNG VIỆC
1. Quán triệt nghiêm túc chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tiêu cực, tham nhũng; Chuẩn mực đạo đức Chấp hành viên; Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức Ngành Tư pháp; những việc cán bộ, công chức không được làm; nghĩa vụ của cán bộ, công chức phải báo cáo, cũng như trách nhiệm của người đứng đầu trong việc tiếp nhận, xử lý kịp thời các dấu hiệu tiêu cực, tham nhũng xảy ra trong đơn vị.
2. Về thể chế:
Khẩn trương rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các quy định (kể cả quy định nội bộ) liên quan đến nghiệp vụ thi hành án, tổ chức cán bộ, kế hoạch tài chính, đầu tư xây dựng cơ bản không còn phù hợp; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, kiên quyết loại bỏ những khâu trung gian, những thủ tục rườm rà, chồng chéo, đặc biệt là những khe hở dễ gây ra tiêu cực, tham nhũng trong thi hành án dân sự.
3. Về tổ chức thi hành án dân sự:
a) Các cơ quan Thi hành án dân sự có trách nhiệm niêm yết công khai thủ tục thi hành án tại trụ sở cơ quan, tiến tới công khai trên trang thông tin điện tử của đơn vị về quá trình thi hành án, kết quả thi hành án để các bên có liên quan theo dõi, giám sát. Thụ lý, ra quyết định thi hành án đúng thời hạn đối với bản án, quyết định có hiệu lực thi hành. Thực hiện đúng, đầy đủ trình tự, thủ tục, bảo đảm quyền, nghĩa vụ của các bên trong thi hành án dân sự. Nghiêm cấm thanh toán tiền mặt cho đương sự, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
b) Công bố công khai số điện thoại đường dây nóng, địa chỉ hộp thư điện tử của cơ quan để tiếp nhận, xác minh, xử lý kịp thời thông tin về tiêu cực, tham nhũng liên quan đến thi hành án dân sự;
c) Công khai họ tên, chức vụ của người có thẩm quyền giải quyết công việc thi hành án dân sự cho tổ chức, cá nhân có liên quan biết. Tất cả công chức thi hành án khi tiếp, làm việc với tổ chức, cá nhân liên quan phải đeo thẻ công chức. Việc tiếp đương sự phải thực hiện theo quy định về tiếp công dân; chỉ tiếp tại phòng tiếp công dân, phòng khách, các địa điểm do pháp luật quy định; nghiêm cấm tiếp đương sự tại nhà riêng, phòng làm việc, những nơi khác không đúng quy định;
d) Tập trung chỉ đạo, giải quyết những vụ án lớn, phức tạp và tồn đọng. Nghiêm cấm lợi dụng việc hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ để trì hoãn, kéo dài thi hành án dân sự.
4. Về công tác tổ chức, cán bộ:
a) Công khai quy trình, thủ tục tuyển dụng, quy hoạch, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chính sách đối với công chức thi hành án dân sự; thực hiện nghiêm các quy định về công khai, dân chủ trong tổ chức, cán bộ;
b) Nâng cao chất lượng thực thi công vụ, xây dựng Bộ tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ; đổi mới công tác đánh giá công chức trên cơ sở kết quả, hiệu quả công tác, đảm bảo dân chủ, công bằng, công khai, thực chất. Kiên quyết xử lý nghiêm theo quy định đối với công chức 02 năm liền không hoàn thành nhiệm vụ;
c) Việc quy hoạch, luân chuyển, chuyển đổi vị trí công tác, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm và thực hiện chế độ, chính sách đối với công chức phải dựa trên cơ sở của đánh giá công chức. Thực hiện nghiêm quy định về chuyển đổi vị trí công tác trong cơ quan Thi hành án dân sự để phòng ngừa tiêu cực, tham nhũng;
d) Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác tham mưu của các bộ phận làm công tác tổ chức cán bộ của Tổng cục và các Cục Thi hành án dân sự. Khẩn trương xây dựng quy trình về công tác cán bộ thi hành án dân sự. Thực hiện tốt việc kiểm soát tài sản, thu nhập của công chức, thực hiện kiểm tra việc kê khai tài sản, thu nhập của công chức, định kỳ hàng năm và đột xuất theo quy định.
5. Về lĩnh vực tài chính, kế toán và đầu tư xây dựng cơ bản:
a) Công khai, minh bạch trong lập dự toán, cấp phát kinh phí, đầu tư xây dựng cơ bản; xây dựng, ban hành và công khai chế độ, định mức, tiêu chuẩn liên quan đến việc sử dụng tài sản, vốn và ngân sách nhà nước;
b) Việc lập, phân bổ dự toán ngân sách, thực hiện định mức phân bổ ngân sách; việc quản lý, sử dụng ngân sách, tài sản công; việc thẩm tra, phê duyệt quyết toán ngân sách vốn đầu tư, xây dựng cơ bản của cơ quan Thi hành án dân sự phải bảo đảm chặt chẽ, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;
c) Gắn công việc với ngân sách, tập trung kinh phí cho các nhiệm vụ trọng tâm, ưu tiên của ngành, chỉ thanh, quyết toán khi hoàn thành nhiệm vụ.
6. Về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo:
Công khai, minh bạch quy trình giải quyết khiếu nại, tố cáo. Tạo điều kiện thuận lợi để người dân có thể thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định. Chủ động giải quyết khiếu nại, tố cáo dứt điểm ngay từ cơ sở; hạn chế và tiến tới chấm dứt tình trạng khiếu nại, tố cáo vượt cấp, kéo dài. Nghiêm cấm việc lợi dụng việc khiếu nại, giải quyết khiếu nại để trì hoãn, kéo dài việc thi hành án dân sự.
7. Về kiểm tra, thanh tra, giám sát:
a) Tăng cường kiểm tra, giám sát nội bộ; đẩy mạnh hoạt động kiểm tra, thanh tra của cấp trên đối với cấp dưới và với cá nhân liên quan trực tiếp đến tất cả các khâu dễ phát sinh tiêu cực, tham nhũng trong tổ chức thi hành án (chú trọng các khâu thụ lý thi hành án, xác minh, phân loại án, áp dụng biện pháp bảo đảm, cưỡng chế, thu, chi trả tiền thi hành án);trong công tác tổ chức cán bộ (chú trọng các khâu tuyển dụng, bổ nhiệm, luân chuyển, chuyển đổi vị trí công tác, khen thưởng); trong tài chính, kế toán (chú trọng các khâu cấp phát kinh phí, sử dụng, quyết toán thu, chi tài chính và đầu tư xây dựng cơ bản; hoạt động chi tiêu nội bộ; thuê kho vật chứng, bảo trì trụ sở, mua sắm, sử dụng tài sản, trang thiết bị); trong giải quyết khiếu nại, tố cáo (chú trọng các khâu tiếp công dân, xác minh, quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo);
b) Đề cao trách nhiệm và phát huy vai trò của người đứng đầu, cấp uỷ Đảng, tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội cựu chiến binh giám sát thực hiện phòng, chống tiêu cực, tham nhũng trong thi hành án dân sự;
8. Về xử lý vi phạm tiêu cực, tham nhũng:
a) Xử lý nghiêm những trường hợp tiêu cực, tham nhũng trong thi hành án dân sự (kể cả những trường hợp bao che hoặc phát hiện có tiêu cực, tham nhũng nhưng không báo cáo, không có biện pháp ngăn chặn, không xử lý hoặc xử lý không triệt để), bất kể người đó là ai và ở cương vị nào. Chú trọng thu hồi tài sản do tiêu cực, tham nhũng mà có. Áp dụng chính sách khoan hồng đối với những công chức tiêu cực, tham nhũng nhưng có thái độ thành khẩn, đã khắc phục hậu quả kinh tế, hợp tác tốt với cơ quan chức năng.
b) Người đứng đầu các đơn vị thuộc hệ thống Thi hành án dân sự (Tổng Cục trưởng, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Tổng cục, Cục trưởng, Trưởng các Phòng chuyên môn thuộc Cục và Chi Cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự) chịu trách nhiệm khi để xảy ra tiêu cực, tham nhũng tại các đơn vị, bộ phận, lĩnh vực do mình phụ trách, liên đới trách nhiệm đối với lĩnh vực do cấp phó của mình phụ trách.
Cấp phó của người đứng đầu các đơn vị thuộc hệ thống Thi hành án dân sự chịu trách nhiệm chính khi để xảy ra tiêu cực, tham nhũng tại các bộ phận, lĩnh vực do mình trực tiếp phụ trách.
Chấp hành viên chịu trách nhiệm chính khi để xảy ra tiêu cực, tham nhũng của công chức giúp việc đối với hồ sơ vụ việc do mình phụ trách thi hành.
Các đối tượng nêu trên được loại trừ trách nhiệm trong trường hợp không thể biết hoặc đã áp dụng các biện pháp cần thiết để phòng ngừa, ngăn chặn hành vi vi phạm tiêu cực, tham nhũng.
c) Công chức có hành vi tiêu cực, tham nhũng thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự; cán bộ càng cao, trách nhiệm càng lớn, càng phải xử lý nặng; trong trường hợp bị kết án về hành vi tiêu cực, tham nhũng và bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì bị buộc thôi việc. Công chức có hành vi tiêu cực, tham nhũng bị kỷ luật chưa đến mức buộc thôi việc thì bố trí sang làm nhiệm vụ khác trong thời hạn ít nhất 02 năm. Không xét thi đua, khen thưởng đối với các đơn vị có công chức bị xử lý vi phạm kỷ luật do tiêu cực, tham nhũng trong 01 năm.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao có trách nhiệm:
a) Tổ chức triển khai và thực hiện nghiêm Chỉ thị này trong toàn hệ thống các cơ quan Thi hành án dân sự;
b) Chỉ đạo, đôn đốc kiểm tra Thủ trưởng các đơn vị thuộc Tổng cục, Thủ trưởng cơ quan Thi hành án dân sự địa phương tổ chức triển khai đầy đủ, có hiệu quả các quy định tại mục II và các nội dung khác có liên quan của Chỉ thị này; kiến nghị hoàn thiện thể chế nhằm ngăn ngừa tiêu cực, tham nhũng trong Thi hành án dân sự.
2. Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp kiểm tra, kiến nghị xử lý tiêu cực, tham nhũng trong công táctổ chức, cán bộ do Tổng cục Thi hành án dân sự thực hiện; kiến nghị hoàn thiện thể chế về tổ chức, cán bộ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp nhằm ngăn ngừa tiêu cực, tham nhũng.
3. Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp kiểm tra, kiến nghị xử lý tiêu cực, tham nhũng trong công táctài chính, kế toán, đầu tư xây dựng cơ bản do Tổng cục Thi hành án dân sự và các cơ quan Thi hành án dân sự thực hiện; kiến nghị hoàn thiện thể chế tài chính, kế toán, đầu tư xây dựng cơ bản thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp nhằm ngăn ngừa tiêu cực, tham nhũng.
4. Thanh tra Bộ giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp thực hiện công tác thanh tra nhằm phát hiện kịp thời các sai phạm, tiêu cực, tham nhũng trong thi hành án dân sự thuộc phạm vi chức năng, thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
5. Báo Pháp luật Việt Nam, các cơ quan báo chí của Ngành Tư pháp cần phát huy vai trò giám sát, phát hiện, góp ý, phê phán trước công luận những vi phạm tiêu cực, tham nhũng trong thi hành án dân sự; kịp thời cổ vũ, động viên những điển hình tốt, có thành tích trong việc phát hiện, cung cấp thông tin đúng, kịp thời về tiêu cực, tham nhũng trong thi hành án dân sự.
6. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Tổng cục Thi hành án dân sự thực hiện có hiệu quả Chỉ thị này. Giám sát, kiến nghị với Bộ trưởng Bộ Tư pháp xử lý các tiêu cực, tham nhũng trong thi hành án dân sự do mình phát hiện.
7. Chỉ thị này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Tổng cục Thi hành án dân sự phối hợp với Văn phòng Bộ định kỳ hàng năm và đột xuất theo yêu cầu báo cáo Bộ trưởng Bộ Tư pháp về tình hình kết quả thực hiện Chỉ thị này./.
Nơi nhận:
– Ban Bí thư;
–Thủ tướng Chính phủ;
– Phó TTg CP Nguyễn Xuân Phúc;
– Uỷ ban Kiểm tra Trung ương;
– Ban Nội chính Trung ương;
– Văn phòng Trung ương Đảng; (để báo cáo)
– Văn phòng Tổng Bí thư Trung ương Đảng;
– Ban Tổ chức Trung ương;
– Ban Chỉ đạo TW về phòng chống tham nhũng;
– Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp TW;
– Ủy ban Tư pháp Quốc hội;
– Văn phòng Chính phủ;
– Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
– Bộ Công an; (để phối hợp)
– Bộ Quốc phòng;
– UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
– Các đơn vị thuộc Bộ (để thực hiện);
– Cục THADS, Chi cục THADS (để thực hiện);
– Cổng thông tin điện tử của Bộ (để đăng tải);
– Lưu: VT, TCTHADS.
|
BỘ TRƯỞNG
Hà Hùng Cường
|
BỘ TƯ PHÁP
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
|
Số: /CT-BTP
|
Hà Nội, ngày tháng năm 2014
|
CHỈ THỊ
Về việc tăng cường phòng, chống tiêu cực, tham nhũng trong thi hành án dân sự
Trong thời gian qua, với sự quyết tâm, nỗ lực của toàn Ngành Tư pháp, sự phối hợp có hiệu quả các cơ quan, tổ chức hữu quan nên công tác phòng, chống tiêu cực, tham nhũng trong thi hành án dân sự đã có những chuyển biến tích cực cả về nhận thức, hành động và đạt được những kết quả bước đầu, góp phần thực hiện có hiệu quả công tác thi hành án dân sự, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân và Nhà nước. Tuy nhiên, công tác phòng, chống tiêu cực, tham nhũng trong thi hành án dân sự vẫn chưa đạt yêu cầu. Tiêu cực trong thi hành án dân sự vẫn còn, với những biểu hiện phức tạp, xảy ra ở nhiều khâu, nhiều nội dung công việc. Tình trạng công chức thi hành án dân sự vi phạm phẩm chất đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ, công tác cán bộ, tài chính – kế toán bị phát hiện, xử lý có xu hướng tăng, trong đó có một số trường hợp bị xử lý hình sự gây bức xúc trong xã hội và là thách thức lớn đối với toàn Ngành Tư pháp.
Nhằm tăng cường công tác phòng, chống tiêu cực, tham nhũng trong thi hành án dân sự, Bộ trưởng Bộ Tư pháp yêu cầu Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự, Thủ trưởng các cơ quan Thi hành án dân sự địa phương và các đơn vị có liên quan thuộc Bộ quán triệt và thực hiện tốt một số nội dung sau đây:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích:
Nâng cao ý thức trách nhiệm của từng công chức thi hành án dân sự trong việc ngăn chặn, loại bỏ cơ hội, điều kiện phát sinh tiêu cực, tham nhũng trong hoạt động thi hành án dân sự, góp phần xây dựng bộ máy các cơ quan Thi hành án dân sự trong sạch, vững mạnh, hoạt động hiệu quả; đội ngũ cán bộ, công chức thi hành án dân sự liêm, chính, chí công, vô tư.
2. Yêu cầu:
a) Tạo sự thống nhất từ nhận thức đến hành động về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác phòng, chống tiêu cực, tham nhũng trong thi hành án dân sự, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài, quan trọng cần được thực hiện với tinh thần trách nhiệm cao;
b) Phân công, xác định rõ trách nhiệm, thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng ngừa, phát hiện và xử lý tiêu cực, tham nhũng trong thi hành án dân sự; gắn công tác phòng, chống tiêu cực, tham nhũng trong hoạt động thi hành án dân sự với việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”.
c) Phối hợp chặt chẽ, thường xuyên, có hiệu quả với cấp Uỷ, Chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, Ban Nội chính, Ủy ban Kiểm tra, Viện Kiểm sát nhân dân, Thanh tra, cơ quan Công an, cơ quan Báo chí, phương tiện thông tin đại chúng và nhân dân trong phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi tiêu cực, tham nhũng trong thi hành án dân sự.
II. CÁC NỘI DUNG CÔNG VIỆC
1. Về phòng ngừa tiêu cực, tham nhũng trong thi hành án dân sự
a) Quán triệt nghiêm túc chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tiêu cực, tham nhũng. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; chuẩn mực đạo đức Chấp hành viên; chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức Ngành Tư pháp; những việc cán bộ, công chức không được làm; nghĩa vụ của cán bộ, công chức phải báo cáo, cũng như trách nhiệm của người đứng đầu trong việc tiếp nhận, xử lý kịp thời các dấu hiệu tiêu cực, tham nhũng xảy ra trong đơn vị;
b) Về thể chế: Khẩn trương rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các quy định (kể cả quy định nội bộ) liên quan đến nghiệp vụ thi hành án, tổ chức cán bộ, kế hoạch tài chính, đầu tư xây dựng cơ bản không còn phù hợp; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, kiên quyết loại bỏ những khâu trung gian, những thủ tục rườm rà, chồng chéo, đặc biệt là những khe hở dễ gây ra tiêu cực, tham nhũng trong thi hành án dân sự;
c) Trong tổ chức thi hành án dân sự:
Các cơ quan Thi hành án dân sự có trách nhiệm niêm yết công khai thủ tục thi hành án tại trụ sở cơ quan, tiến tới công khai trên trang thông tin điện tử của đơn vị về quá trình thi hành án, kết quả thi hành án để các bên có liên quan theo dõi, giám sát. Thụ lý, ra quyết định thi hành án đúng thời hạn đối với bản án, quyết định có hiệu lực thi hành. Thực hiện đúng, đầy đủ trình tự, thủ tục, bảo đảm quyền, nghĩa vụ của các bên trong thi hành án dân sự. Nghiêm cấm thanh toán tiền mặt cho đương sự, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Công bố công khai số điện thoại đường dây nóng, địa chỉ hộp thư điện tử của cơ quan để tiếp nhận, xác minh, xử lý kịp thời thông tin về tiêu cực, tham nhũng liên quan đến thi hành án dân sự.
Công khai họ tên, chức vụ của người có thẩm quyền giải quyết công việc thi hành án dân sự cho tổ chức, cá nhân có liên quan biết. Tất cả công chức thi hành án khi tiếp, làm việc với tổ chức, cá nhân liên quan phải đeo thẻ công chức. Việc tiếp đương sự phải thực hiện theo quy định về tiếp công dân; chỉ tiếp tại phòng tiếp công dân, phòng khách, các địa điểm do pháp luật quy định; nghiêm cấm tiếp đương sự tại nhà riêng, những nơi không đúng quy định.
Tập trung chỉ đạo, giải quyết những vụ án lớn, phức tạp và tồn đọng. Nghiêm cấm lợi dụng việc hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ để trì hoãn, kéo dài thi hành án dân sự.
Tăng cường kiểm tra, giám sát nội bộ trong việc thực thi nhiệm vụ của công chức thi hành án, nhất là những khâu dễ phát sinh tiêu cực như công tác thụ lý thi hành án, xác minh, phân loại án, áp dụng biện pháp bảo đảm, cưỡng chế, thu, chi trả tiền thi hành án v.v;
d) Trong công tác tổ chức, cán bộ:
Công khai quy trình, thủ tục tuyển dụng, quy hoạch, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chính sách đối với công chức thi hành án dân sự; thực hiện nghiêm các quy định về công khai, dân chủ trong tổ chức, cán bộ.
Nâng cao chất lượng thực thi công vụ, xây dựng bảng tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ; đổi mới công tác đánh giá công chức trên cơ sở kết quả, hiệu quả công tác, đảm bảo dân chủ, công bằng, công khai, thực chất. Kiên quyết xử lý nghiêm theo quy định đối với công chức 02 năm liền không hoàn thành nhiệm vụ.
Việc quy hoạch, luân chuyển, chuyển đổi vị trí công tác, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm và thực hiện chế độ, chính sách đối với công chức phải dựa trên cơ sở của đánh giá công chức. Thực hiện nghiêm quy định về chuyển đổi vị trí công tác trong cơ quan Thi hành án dân sự để phòng ngừa tiêu cực, tham nhũng.
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát nội bộ và công tác kiểm tra của cấp trên đối với cấp dưới, nhất là những khâu dễ phát sinh tiêu cực, tham nhũng như: tuyển dụng, bổ nhiệm, luân chuyển, chuyển đổi vị trí công tác, khen thưởng v.v. Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác tham mưu của các bộ phận làm công tác tổ chức cán bộ của Tổng cục và các Cục Thi hành án dân sự. Khẩn trương xây dựng quy trình về công tác cán bộ thi hành án dân sự. Thực hiện tốt việc kiểm soát tài sản, thu nhập của công chức, thực hiện kiểm tra việc kê khai tài sản, thu nhập của công chức, định kỳ hàng năm và đột xuất theo quy định;
đ) Trong lĩnh vực tài chính, kế toán và đầu tư xây dựng cơ bản:
Công khai, minh bạch trong lập dự toán, cấp phát kinh phí, đầu tư xây dựng cơ bản; xây dựng, ban hành và công khai chế độ, định mức, tiêu chuẩn liên quan đến việc sử dụng tài sản, vốn và ngân sách nhà nước.
Việc lập, phân bổ dự toán ngân sách, thực hiện định mức phân bổ ngân sách; việc quản lý, sử dụng ngân sách, tài sản công; việc thẩm tra, phê duyệt quyết toán ngân sách vốn đầu tư, xây dựng cơ bản của cơ quan Thi hành án dân sự phải bảo đảm chặt chẽ, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Gắn công việc với ngân sách, tập trung kinh phí cho các nhiệm vụ trọng tâm, ưu tiên của ngành, chỉ thanh, quyết toán khi hoàn thành nhiệm vụ.
Tăng cường kiểm tra, giám sát nội bộ, công tác kiểm tra của cấp trên đối với cấp dưới và với cá nhân liên quan trực tiếp đến cấp phát kinh phí, sử dụng, quyết toán thu, chi tài chính và đầu tư xây dựng cơ bản. Kiểm soát chặt chẽ hoạt động chi tiêu nội bộ trong toàn hệ thống. Khắc phục triệt để và xử lý nghiêm các trường hợp sử dụng kinh phí, tài sản không đúng quy định, nhất là trong việc thuê kho vật chứng, bảo trì trụ sở, mua sắm, sử dụng tài sản, trang thiết bị;
e) Trong tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo: Công khai, minh bạch quy trình giải quyết khiếu nại, tố cáo. Tạo điều kiện thuận lợi để người dân có thể thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định. Chủ động giải quyết khiếu nại, tố cáo dứt điểm ngay từ cơ sở; hạn chế và tiến tới chấm dứt tình trạng khiếu nại, tố cáo vượt cấp, kéo dài. Nghiêm cấm việc lợi dụng việc khiếu nai, giải quyết khiếu nại để trì hoãn, kéo dài việc thi hành án dân sự.
2. Về chống tiêu cực, tham nhũng trong thi hành án dân sự
a) Các hoạt động kiểm tra, thanh tra phải được tiến hành thường xuyên nhằm phát hiện, xử lý nghiêm minh những hành vi tiêu cực, tham nhũng trong thi hành án dân sự. Đề cao trách nhiệm và phát huy vai trò của người đứng đầu, cấp uỷ Đảng, tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội cựu chiến binh trong toàn ngành để thực hiện phòng, chống tiêu cực, tham nhũng trong thi hành án dân sự;
b) Xử lý nghiêm những trường hợp tiêu cực, tham nhũng trong thi hành án dân sự (kể cả những trường hợp bao che hoặc phát hiện có tiêu cực, tham nhũng nhưng không báo cáo, không có biện pháp ngăn chặn, không xử lý hoặc xử lý không triệt để), bất kể người đó là ai và ở cương vị nào. Chú trọng thu hồi tài sản do tiêu cực, tham nhũng mà có. Áp dụng chính sách khoan hồng đối với những công chức tiêu cực, tham nhũng nhưng có thái độ thành khẩn, đã khắc phục hậu quả kinh tế, hợp tác tốt với cơ quan chức năng.
Người đứng đầu các đơn vị thuộc hệ thống Thi hành án dân sự (Tổng Cục trưởng, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Tổng cục, Cục trưởng, Trưởng các Phòng chuyên môn thuộc Cục và Chi Cục trưởng) chịu trách nhiệm khi để xảy ra tiêu cực, tham nhũng tại các đơn vị, bộ phận, lĩnh vực do mình phụ trách và liên đới trách nhiệm đối với lĩnh vực phân công cho cấp phó của mình phụ trách.
Cấp phó của người đứng đầu các đơn vị thuộc hệ thống Thi hành án dân sự chịu trách nhiệm chính khi để xảy ra tiêu cực, tham nhũng tại các bộ phận, lĩnh vực do mình trực tiếp phụ trách;
Chấp hành viên chịu trách nhiệm chính khi để xảy ra tiêu cực, tham nhũng của công chức giúp việc đối với hồ sơ vụ việc do mình phụ trách thi hành.
Các đối tượng nêu trên được loại trừ trách nhiệm trong trường hợp không thể biết hoặc đã áp dụng các biện pháp cần thiết để phòng ngừa, ngăn chặn hành vi vi phạm tiêu cực, tham nhũng.
c) Công chức có hành vi tiêu cực, tham nhũng thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, truy cứu trách nhiệm hình sự; trong trường hợp bị kết án về hành vi tiêu cực, tham nhũng và bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì bị buộc thôi việc. Công chức có hành vi tiêu cực, tham nhũng bị kỷ luật chưa đến mức buộc thôi việc thì chuyển sang làm nhiệm vụ khác trong thời hạn ít nhất 02 năm. Không xét thi đua, khen thưởng đối với các đơn vị có công chức bị xử lý vi phạm kỷ luật do tiêu cực, tham nhũng trong 01 năm.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao có trách nhiệm:
a) Tổ chức triển khai và thực hiện nghiêm Chỉ thị này trong hệ thống Thi hành án dân sự;
b) Chỉ đạo Thủ trưởng các đơn vị thuộc Tổng cục, Thủ trưởng cơ quan Thi hành án dân sự địa phương tổ chức triển khai đầy đủ, có hiệu quả các quy định tại mục II và các nội dung khác có liên quan của Chỉ thị này. Kiến nghị hoàn thiện thể chế nhằm ngăn ngừa tiêu cực, tham nhũng trong Thi hành án dân sự.
2. Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp kiểm tra, kiến nghị xử lý tiêu cực, tham nhũng trong công táctổ chức, cán bộ do Tổng cục Thi hành án dân sự thực hiện; kiến nghị hoàn thiện thể chế về tổ chức, cán bộ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp nhằm ngăn ngừa tiêu cực, tham nhũng.
3. Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp kiểm tra, kiến nghị xử lý tiêu cực, tham nhũng trong công táctài chính, kế toán, đầu tư xây dựng cơ bản do Tổng cục Thi hành án dân sự và các cơ quan Thi hành án dân sự thực hiện; kiến nghị hoàn thiện thể chế tài chính, kế toán, đầu tư xây dựng cơ bản thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp nhằm ngăn ngừa tiêu cực, tham nhũng.
4. Thanh tra Bộ giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp thực hiện công tác thanh tra nhằm phát hiện kịp thời các sai phạm, tiêu cực, tham nhũng trong thi hành án dân sự thuộc phạm vi chức năng, thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
5. Báo Pháp luật Việt Nam, các cơ quan báo chí của Ngành Tư pháp cần phát huy vai trò giám sát, phát hiện, góp ý, phê phán trước công luận những vi phạm iêu cực, tham nhũng trong thi hành án dân sự; kịp thời cổ vũ, động viên những điển hình tốt, có thành tích trong việc phát hiện, cung cấp thông tin đúng, kịp thời về tiêu cực, tham nhũng trong thi hành án dân sự.
6. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Tổng cục Thi hành án dân sự thực hiện có hiệu quả Chỉ thị này. Giám sát, kiến nghị với Bộ trưởng Bộ Tư pháp xử lý các tiêu cực, tham nhũng trong thi hành án dân sự do mình phát hiện.
7. Chỉ thị này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Văn phòng Bộ phối hợp với Tổng cục Thi hành án dân sự tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng Bộ Tư pháp về tình hình kết quả thực hiện Chỉ thị này theo quy định./.
Nơi nhận:
–Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
– P.TTg CP Nguyễn Xuân Phúc (để b/c);
– Uỷ ban Kiểm tra Trung ương (để b/c);
– Ban Nội chính Trung ương (để b/c);
– Văn phòng Trung ương Đảng (để b/c);
– Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp TW (để b/c);
– Ủy ban Tư pháp Quốc hội (để b/c);
– Văn phòng Chính phủ (để p/h);
– Các đơn vị thuộc Bộ;
– UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW
– Cục THADS, Chi cục THADS (để t/h);
– Cổng thông tin điện tử của Bộ (để đăng tải);
– Lưu: VT, TCTHADS.
|
BỘ TRƯỞNG
Hà Hùng Cường
|
Reviews
There are no reviews yet.