BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ——————
Số: 3161/BC-BNN-TCTL
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ———————–
Hà Nội, ngày 28 tháng 09 năm 2010
|
BÁO CÁO
GIẢI TRÌNH TIẾP THU Ý KIẾN THẨM ĐỊNH CỦA BỘ TƯ PHÁP VỀ DỰ THẢO NGHỊ ĐỊNH VỀ VIỆC CHẤM DỨT SỬ DỤNG CÁC KHU PHÂN LŨ, LÀM CHẬM LŨ THUỘC HỆ THỐNG SÔNG HỒNG
———————-
Kính gửi: Thủ tướng Chính phủ
Thực hiện Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp đã có ý kiến thẩm định dự thảo Nghị định về việc chấm dứt sử dụng các khu phân lũ, làm chậm lũ thuộc hệ thống sông Hồng tại Công văn số 3235/BTP-PLDSKT ngày 14 tháng 9 năm 2010. Sau khi nghiên cứu nội dung bản thẩm định, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin giải trình việc tiếp thu ý kiến như sau:
1. Về việc đăng thông tin dự thảo Nghị định trên Trang thông tin điện tử:
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đăng toàn văn dự thảo Nghị định trên cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn từ ngày 19/7/2010, tuy nhiên đến nay (đã qua 60 ngày) chưa nhận được thông tin góp ý kiến.
2. Về nhiệm vụ và các giải pháp để chấm dứt sử dụng các khu phân lũ, làm chậm lũ: (Điều 2 dự thảo)
2.1. Bộ Tư pháp có ý kiến về sự chưa phù hợp giữa tên Điều là: “nhiệm vụ và giải pháp” với nội dung Điều quy định là: “các biện pháp thực hiện”, đồng thời đề nghị quy định cụ thể về chủ thể thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin tiếp thu ý kiến thẩm định, chỉnh sửa lại cho phù hợp về nội dung cơ bản của dự thảo Nghị định, đồng thời đảm bảo kỹ thuật soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật. Sửa lại Điều 2 bao gồm 2 khoản: khoản 1: “Nhiệm vụ”, khoản 2: “các giải pháp thực hiện để chấm dứt sử dụng các khu phân lũ, làm chậm lũ”, trong đó khoản 2 lại chia thành các điểm a, b, c quy định cụ thể từng giải pháp.
Về đề nghị quy định chủ thể thực hiện, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin được giải trình, tại Điều 2 chỉ quy định các giải pháp thực hiện chấm dứt sử dụng các khu phân, làm chậm lũ; chủ thể thực hiện các giải pháp đó được quy định cụ thể trong Điều 3 về trách nhiệm các Bộ, ngành và địa phương nên không đưa vào trong Điều này.
2.2. Bộ Tư pháp có ý kiến đề nghị giải trình về căn cứ và tiêu chí để đưa ra các quy định: “về dung tích dành cho cắt lũ hồ Sơn La và hồ Hòa Bình trên sông Đà là 7 tỷ m3, hồ Tuyên Quang là 1 tỷ m3;… cải tạo sông Đáy để chủ động đưa nước sông Hồng vào sông Đáy qua công trình điều tiết đầu mối với lưu lượng mùa kiệt từ 30 m3/s – 100 m3/s, mùa lũ từ 600 m3/s – 800 m3/s…”. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin được giải trình như sau:
– Dung tích phòng lũ của các hồ chứa đã được quy định tại Quyết định số 92/2007/QĐ-TTg ngày 21/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch phòng chống lũ hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình.
– Các thông số về cải tạo sông Đáy được căn cứ theo kết quả tính toán phương án cải tạo sông Đáy đáp ứng nhiệm vụ mới xóa bỏ các khu phân lũ, làm chậm lũ từ dự án: “Rà soát quy hoạch phòng chống lũ và đê điều hệ thống sông Đáy” và đề tài độc lập cấp nhà nước “Nghiên cứu cơ sở khoa học cho việc xóa các khu phân, chậm lũ sông Hồng, sông Đáy và sông Hoàng Long” do Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý. Các kết quả nghiên cứu từ các dự án này đã qua nhiều cuộc hội thảo khoa học và lấy ý kiến của các Bộ, ngành, địa phương liên quan, đồng thời đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
3. Về trách nhiệm các Bộ, ngành (Điều 3 dự thảo):
3.1. Bộ Tư pháp đề nghị bổ sung trách nhiệm đối với các đối tượng là các Nhà máy thủy điện: Sơn La, Hòa Bình, Tuyên Quang, Thác Bà. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin được giải trình: tại điểm c, khoản 2, Điều 3 dự thảo Nghị định đã quy định trách nhiệm của Bộ Công thương: “Kiểm tra, giám sát đơn vị quản lý vận hành các công trình thủy điện: Sơn La, Hòa Bình, Thác Bà, Tuyên Quang thực hiện lệnh vận hành tham gia cắt lũ theo quy trình, đảm bảo an toàn cho công trình và hạ du”. Như vậy, các đơn vị quản lý vận hành (các Nhà máy Thủy điện) chịu sự giám sát của Bộ Công thương trong việc thực hiện lệnh cắt lũ theo quy định. Do đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị không đưa thêm trách nhiệm của các Nhà máy thủy điện vào Điều này.
3.2. Bộ Tư pháp đề nghị chỉnh sửa lại vì có sự trùng lặp tại điểm a khoản 4 Điều 3; điểm a khoản 2 Điều 3 và điểm 3 khoản 3 Điều 3 quy định về việc xây dựng quy trình liên hồ. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin tiếp thu ý kiến và bỏ các quy định này tại khoản 2 và khoản 4 Điều 3 để tránh trùng lặp.
4. Về các quy định trong khoản 1 Điều 8 Nghị định số 08/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh phòng chống lụt bão được sửa đổi bổ sung ngày 24/8/2000 (Nghị định 08), trong đó có viện dẫn tới Nghị định 62. Bộ Tư pháp đề nghị bổ sung một khoản quy định việc bãi bỏ quy định tại khoản 1, Điều 8 Nghị định 08 do Nghị định 62 sẽ hết hiệu lực. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin tiếp thu ý kiến và đã được thể hiện tại khoản 2 Điều 4 dự thảo Nghị định.
5. Về kỹ thuật soạn thảo văn bản:
Bộ Tư pháp đề nghị sử dụng thống nhất các khái niệm: “thực hiện bỏ”, “bãi bỏ”, “chấm dứt sử dụng” các khu phân, chậm lũ; sửa khái niệm “chậm lũ” thành “làm chậm lũ” cho phù hợp với quy định tại khoản 15 Điều 3 Luật đê điều; sửa lại cách trình bày văn bản cho phù hợp với quy định tại khoản 4 Điều 5 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin được tiếp thu chỉnh sửa và đã được thể hiện trong nội dung Dự thảo Nghị định.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo Chính phủ và xin ý kiến chỉ đạo.
Nơi nhận: – Văn phòng Chính phủ; – Bộ trưởng (để báo cáo); – Bộ Tư pháp; – Lưu: VT, TCTL (VT, ĐĐ 5b).
|
KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG
Đào Xuân Học
|
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ——————
Số: 3161/BC-BNN-TCTL
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ———————–
Hà Nội, ngày 28 tháng 09 năm 2010
|
BÁO CÁO
GIẢI TRÌNH TIẾP THU Ý KIẾN THẨM ĐỊNH CỦA BỘ TƯ PHÁP VỀ DỰ THẢO NGHỊ ĐỊNH VỀ VIỆC CHẤM DỨT SỬ DỤNG CÁC KHU PHÂN LŨ, LÀM CHẬM LŨ THUỘC HỆ THỐNG SÔNG HỒNG
———————-
Kính gửi: Thủ tướng Chính phủ
Thực hiện Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp đã có ý kiến thẩm định dự thảo Nghị định về việc chấm dứt sử dụng các khu phân lũ, làm chậm lũ thuộc hệ thống sông Hồng tại Công văn số 3235/BTP-PLDSKT ngày 14 tháng 9 năm 2010. Sau khi nghiên cứu nội dung bản thẩm định, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin giải trình việc tiếp thu ý kiến như sau:
1. Về việc đăng thông tin dự thảo Nghị định trên Trang thông tin điện tử:
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đăng toàn văn dự thảo Nghị định trên cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn từ ngày 19/7/2010, tuy nhiên đến nay (đã qua 60 ngày) chưa nhận được thông tin góp ý kiến.
2. Về nhiệm vụ và các giải pháp để chấm dứt sử dụng các khu phân lũ, làm chậm lũ: (Điều 2 dự thảo)
2.1. Bộ Tư pháp có ý kiến về sự chưa phù hợp giữa tên Điều là: “nhiệm vụ và giải pháp” với nội dung Điều quy định là: “các biện pháp thực hiện”, đồng thời đề nghị quy định cụ thể về chủ thể thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin tiếp thu ý kiến thẩm định, chỉnh sửa lại cho phù hợp về nội dung cơ bản của dự thảo Nghị định, đồng thời đảm bảo kỹ thuật soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật. Sửa lại Điều 2 bao gồm 2 khoản: khoản 1: “Nhiệm vụ”, khoản 2: “các giải pháp thực hiện để chấm dứt sử dụng các khu phân lũ, làm chậm lũ”, trong đó khoản 2 lại chia thành các điểm a, b, c quy định cụ thể từng giải pháp.
Về đề nghị quy định chủ thể thực hiện, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin được giải trình, tại Điều 2 chỉ quy định các giải pháp thực hiện chấm dứt sử dụng các khu phân, làm chậm lũ; chủ thể thực hiện các giải pháp đó được quy định cụ thể trong Điều 3 về trách nhiệm các Bộ, ngành và địa phương nên không đưa vào trong Điều này.
2.2. Bộ Tư pháp có ý kiến đề nghị giải trình về căn cứ và tiêu chí để đưa ra các quy định: “về dung tích dành cho cắt lũ hồ Sơn La và hồ Hòa Bình trên sông Đà là 7 tỷ m3, hồ Tuyên Quang là 1 tỷ m3;… cải tạo sông Đáy để chủ động đưa nước sông Hồng vào sông Đáy qua công trình điều tiết đầu mối với lưu lượng mùa kiệt từ 30 m3/s – 100 m3/s, mùa lũ từ 600 m3/s – 800 m3/s…”. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin được giải trình như sau:
– Dung tích phòng lũ của các hồ chứa đã được quy định tại Quyết định số 92/2007/QĐ-TTg ngày 21/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch phòng chống lũ hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình.
– Các thông số về cải tạo sông Đáy được căn cứ theo kết quả tính toán phương án cải tạo sông Đáy đáp ứng nhiệm vụ mới xóa bỏ các khu phân lũ, làm chậm lũ từ dự án: “Rà soát quy hoạch phòng chống lũ và đê điều hệ thống sông Đáy” và đề tài độc lập cấp nhà nước “Nghiên cứu cơ sở khoa học cho việc xóa các khu phân, chậm lũ sông Hồng, sông Đáy và sông Hoàng Long” do Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý. Các kết quả nghiên cứu từ các dự án này đã qua nhiều cuộc hội thảo khoa học và lấy ý kiến của các Bộ, ngành, địa phương liên quan, đồng thời đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
3. Về trách nhiệm các Bộ, ngành (Điều 3 dự thảo):
3.1. Bộ Tư pháp đề nghị bổ sung trách nhiệm đối với các đối tượng là các Nhà máy thủy điện: Sơn La, Hòa Bình, Tuyên Quang, Thác Bà. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin được giải trình: tại điểm c, khoản 2, Điều 3 dự thảo Nghị định đã quy định trách nhiệm của Bộ Công thương: “Kiểm tra, giám sát đơn vị quản lý vận hành các công trình thủy điện: Sơn La, Hòa Bình, Thác Bà, Tuyên Quang thực hiện lệnh vận hành tham gia cắt lũ theo quy trình, đảm bảo an toàn cho công trình và hạ du”. Như vậy, các đơn vị quản lý vận hành (các Nhà máy Thủy điện) chịu sự giám sát của Bộ Công thương trong việc thực hiện lệnh cắt lũ theo quy định. Do đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị không đưa thêm trách nhiệm của các Nhà máy thủy điện vào Điều này.
3.2. Bộ Tư pháp đề nghị chỉnh sửa lại vì có sự trùng lặp tại điểm a khoản 4 Điều 3; điểm a khoản 2 Điều 3 và điểm 3 khoản 3 Điều 3 quy định về việc xây dựng quy trình liên hồ. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin tiếp thu ý kiến và bỏ các quy định này tại khoản 2 và khoản 4 Điều 3 để tránh trùng lặp.
4. Về các quy định trong khoản 1 Điều 8 Nghị định số 08/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh phòng chống lụt bão được sửa đổi bổ sung ngày 24/8/2000 (Nghị định 08), trong đó có viện dẫn tới Nghị định 62. Bộ Tư pháp đề nghị bổ sung một khoản quy định việc bãi bỏ quy định tại khoản 1, Điều 8 Nghị định 08 do Nghị định 62 sẽ hết hiệu lực. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin tiếp thu ý kiến và đã được thể hiện tại khoản 2 Điều 4 dự thảo Nghị định.
5. Về kỹ thuật soạn thảo văn bản:
Bộ Tư pháp đề nghị sử dụng thống nhất các khái niệm: “thực hiện bỏ”, “bãi bỏ”, “chấm dứt sử dụng” các khu phân, chậm lũ; sửa khái niệm “chậm lũ” thành “làm chậm lũ” cho phù hợp với quy định tại khoản 15 Điều 3 Luật đê điều; sửa lại cách trình bày văn bản cho phù hợp với quy định tại khoản 4 Điều 5 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin được tiếp thu chỉnh sửa và đã được thể hiện trong nội dung Dự thảo Nghị định.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo Chính phủ và xin ý kiến chỉ đạo.
Nơi nhận: – Văn phòng Chính phủ; – Bộ trưởng (để báo cáo); – Bộ Tư pháp; – Lưu: VT, TCTL (VT, ĐĐ 5b).
|
KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG
Đào Xuân Học
|
Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào
đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.
Reviews
There are no reviews yet.