Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Công văn 4980/TCHQ-GSQL của Tổng cục Hải quan về việc đưa hàng rời nhập khẩu về bảo quản

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
——-
Số: 4980/TCHQ-GSQL
V/v: Đưa hàng rời NK về bảo quản
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Hà Nội, ngày 08 tháng 05 năm 2014
Kính gửi: Cục Hải quan các tỉnh, thành phố.
Trong quá trình thực hiện hướng dẫn tại công văn số 2696/TCHQ-GSQL ngày 17/3/2014 của Tổng cục Hải quan về việc đưa hàng rời nhập khẩu về bảo quản có một số Cục Hải quan tỉnh, thành phố, doanh nghiệp phản ánh vướng mắc trong việc đưa hàng rời nhập khẩu thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành được phân luồng vàng về bảo quản. Để giải quyết vướng mắc, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
1. Đối với hàng rời nhập khẩu (thức ăn chăn nuôi, phân bón, muối, nguyên liệu phục vụ sản xuất) thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành được phân luồng vàng, doanh nghiệp có yêu cầu đưa về kho bảo quản chờ kết quả kiểm tra chuyên ngành và lô hàng có khối lượng lớn không thể niêm phong hải quan được:
1.1. Trường hợp Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai là Chi cục Hải quan cửa khẩu:
a. Chi cục Hải quan cửa khẩu:
– Quyết định cho người khai hải quan đưa hàng về bảo quản dựa trên văn bản đề nghị của người khai hải quan;
– Thực hiện đối chiếu thực tế hàng hóa với nội dung khai trên tờ khai hải quan, lập 03 Biên bản bàn giao hàng hóa, trong đó, ghi rõ tên hàng, số lượng, chủng loại hàng hóa, thông tin về thời gian xuất phát, tuyến đường và các thông tin khác làm căn cứ để Chi cục Hải quan quản lý địa điểm bảo quản hàng hóa tiếp nhận, kiểm tra, đối chiếu, xử lý; niêm phong hồ sơ hải quan kèm 02 Biên bản bàn giao cho thương nhân vận chuyển cùng hàng hóa đến địa điểm bảo quản và xuất trình cho Chi cục Hải quan quản lý địa điểm bảo quản hàng hóa;
– Fax Biên bản bàn giao hàng hóa cho Chi cục Hải quan quản lý địa điểm bảo quản hàng hóa trước 17h hàng ngày để phối hợp theo dõi, xử lý;
– Theo dõi thông tin phản hồi từ Chi cục Hải quan quản lý địa điểm bảo quản hàng hóa. Trường hợp quá thời hạn vận chuyển hàng hóa (do thương nhân đăng ký trên Biên bản bàn giao hàng hóa) mà chưa nhận được thông tin phản hồi hoặc nhận được thông tin của Chi cục Hải quan quản lý địa điểm bảo quản hàng hóa về việc hàng hóa quá hạn chưa về đến kho, Chi cục Hải quan cửa khẩu chịu trách nhiệm phối hợp với Chi cục Hải quan quản lý địa điểm bảo quản hàng hóa và thông báo cho Đội Kiểm soát hải quan thuộc Cục Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu để truy tìm lô hàng.
– Chịu trách nhiệm theo dõi hồ sơ hải quan các lô hàng được đưa về bảo quản cho đến khi được thông quan;
– Xác nhận thông quan cho lô hàng sau khi có kết quả kiểm tra của cơ quan kiểm tra chuyên ngành;
b. Chi cục Hải quan quản lý địa điểm bảo quản hàng hóa:
– Kể từ khi nhận được thông tin hàng hóa theo Biên bản bàn giao do Chi cục Hải quan cửa khẩu fax đến, Chi cục Hải quan quản lý địa bàn kho có trách nhiệm theo dõi thông tin các lô hàng theo Biên bản bàn giao.
– Sau khi thương nhân tập kết đủ lượng hàng tại kho, công chức hải quan kiểm tra, đối chiếu tình trạng hàng hóa, xác nhận thông tin và trình Lãnh đạo Chi cục ký xác nhận trên 02 Biên bản bàn giao.
– Fax Biên bản bàn giao cho Chi cục Hải quan cửa khẩu biết.
– Lưu 01 Biên bản bàn giao và gửi 01 Biên bản bàn giao đã xác nhận cho Chi cục Hải quan cửa khẩu để lưu hồ sơ.
– Giám sát hàng hóa, kho, bãi nơi bảo quản hàng hóa chờ kết quả kiểm tra chuyên ngành đến khi được thông quan;
– Giải quyết cho người khai hải quan nhận hàng sau khi có xác nhận thông quan của Chi cục Hải quan cửa khẩu;
– Trường hợp quá thời hạn vận chuyển hàng hóa (do thương nhân đăng ký trên Biên bản bàn giao hàng hóa) mà hàng hóa chưa về đến địa điểm bảo quản thì Chi cục Hải quan quản lý địa điểm bảo quản hàng hóa có trách nhiệm thông báo cho Chi cục Hải quan cửa khẩu để phối hợp truy tìm lô hàng;
1.2. Trường hợp Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai là Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu:
a. Chi cục Hải quan cửa khẩu: thực hiện như tiết a Điểm 1.1 (trừ việc “Quyết định cho người khai hải quan đưa hàng về bảo quản dựa trên văn bản đề nghị của người khai hải quan”).
b. Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu:
b.1. Nếu đồng thời là Chi cục Hải quan quản lý địa điểm bảo quản hàng hóa:
– Quyết định cho người khai hải quan đưa hàng về bảo quản dựa trên văn bản đề nghị của người khai hải quan;
– Thực hiện tiếp theo tiết b Điểm 1.1;
– Xác nhận thông quan cho lô hàng sau khi có kết quả kiểm tra của cơ quan kiểm tra chuyên ngành và giải quyết cho người khai hải quan nhận hàng;
b.2. Nếu không đồng thời là Chi cục Hải quan quản lý địa điểm bảo quản hàng hóa:
b.2.1. Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu:
– Quyết định cho người khai hải quan đưa hàng về bảo quản dựa trên văn bản đề nghị của người khai hải quan;
– Chịu trách nhiệm theo dõi hồ sơ hải quan các lô hàng được đưa về bảo quản cho đến khi được thông quan;
– Xác nhận thông quan cho lô hàng sau khi có kết quả kiểm tra của cơ quan kiểm tra chuyên ngành;
b.2.2. Chi cục Hải quan quản lý địa điểm bảo quản hàng hóa:
– Tiếp nhận Biên bản bàn giao của Chi cục Hải quan cửa khẩu để thực hiện giám sát hàng hóa trong quá trình bảo quản chờ kiểm tra chuyên ngành hoặc chờ kết quả kiểm tra chuyên ngành;
– Thông báo bằng văn bản (fax) cho Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu khi lô hàng đã được tập kết đầy đủ tại địa điểm bảo quản hàng hóa;
– Giám sát hàng hóa, kho, bãi nơi bảo quản hàng hóa chờ kết quả kiểm tra chuyên ngành đến khi được thông quan;
– Giải quyết cho người khai hải quan nhận hàng sau khi có xác nhận thông quan của Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu;
2. Đối với hàng rời nhập khẩu (thức ăn chăn nuôi, phân bón, muối, nguyên liệu phục vụ sản xuất) thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành được phân luồng đỏ, đề nghị tiếp tục thực hiện theo hướng dẫn tại công văn số 2696/TCHQ-GSQL ngày 17/3/2014 của Tổng cục Hải quan.
Tổng cục Hải quan hướng dẫn để các đơn vị thực hiện thống nhất./.

Nơi nhận:
– Như trên;
– Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn (để b/c);
– Ban Quản lý rủi ro;
– Cty CP Việt-Pháp sản xuất thức ăn gia súc (thay trả lời);
(Đường số 9, KCN Biên Hòa I, tỉnh Đồng Nai)
– Cty TNHH Dinh dưỡng Á Châu (thay trả lời);
(KCN Sông Mây, xã Bắc Sơn, Trảng Bom, Đồng Nai)
– Lưu: VT, GSQL (3b).
KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG

Vũ Ngọc Anh

Thuộc tính văn bản
Công văn 4980/TCHQ-GSQL của Tổng cục Hải quan về việc đưa hàng rời nhập khẩu về bảo quản
Cơ quan ban hành: Tổng cục Hải quan Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 4980/TCHQ-GSQL Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Công văn Người ký: Vũ Ngọc Anh
Ngày ban hành: 08/05/2014 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Xuất nhập khẩu

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
——-
Số: 4980/TCHQ-GSQL
V/v: Đưa hàng rời NK về bảo quản
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Hà Nội, ngày 08 tháng 05 năm 2014
Kính gửi: Cục Hải quan các tỉnh, thành phố.
Trong quá trình thực hiện hướng dẫn tại công văn số 2696/TCHQ-GSQL ngày 17/3/2014 của Tổng cục Hải quan về việc đưa hàng rời nhập khẩu về bảo quản có một số Cục Hải quan tỉnh, thành phố, doanh nghiệp phản ánh vướng mắc trong việc đưa hàng rời nhập khẩu thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành được phân luồng vàng về bảo quản. Để giải quyết vướng mắc, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
1. Đối với hàng rời nhập khẩu (thức ăn chăn nuôi, phân bón, muối, nguyên liệu phục vụ sản xuất) thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành được phân luồng vàng, doanh nghiệp có yêu cầu đưa về kho bảo quản chờ kết quả kiểm tra chuyên ngành và lô hàng có khối lượng lớn không thể niêm phong hải quan được:
1.1. Trường hợp Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai là Chi cục Hải quan cửa khẩu:
a. Chi cục Hải quan cửa khẩu:
– Quyết định cho người khai hải quan đưa hàng về bảo quản dựa trên văn bản đề nghị của người khai hải quan;
– Thực hiện đối chiếu thực tế hàng hóa với nội dung khai trên tờ khai hải quan, lập 03 Biên bản bàn giao hàng hóa, trong đó, ghi rõ tên hàng, số lượng, chủng loại hàng hóa, thông tin về thời gian xuất phát, tuyến đường và các thông tin khác làm căn cứ để Chi cục Hải quan quản lý địa điểm bảo quản hàng hóa tiếp nhận, kiểm tra, đối chiếu, xử lý; niêm phong hồ sơ hải quan kèm 02 Biên bản bàn giao cho thương nhân vận chuyển cùng hàng hóa đến địa điểm bảo quản và xuất trình cho Chi cục Hải quan quản lý địa điểm bảo quản hàng hóa;
– Fax Biên bản bàn giao hàng hóa cho Chi cục Hải quan quản lý địa điểm bảo quản hàng hóa trước 17h hàng ngày để phối hợp theo dõi, xử lý;
– Theo dõi thông tin phản hồi từ Chi cục Hải quan quản lý địa điểm bảo quản hàng hóa. Trường hợp quá thời hạn vận chuyển hàng hóa (do thương nhân đăng ký trên Biên bản bàn giao hàng hóa) mà chưa nhận được thông tin phản hồi hoặc nhận được thông tin của Chi cục Hải quan quản lý địa điểm bảo quản hàng hóa về việc hàng hóa quá hạn chưa về đến kho, Chi cục Hải quan cửa khẩu chịu trách nhiệm phối hợp với Chi cục Hải quan quản lý địa điểm bảo quản hàng hóa và thông báo cho Đội Kiểm soát hải quan thuộc Cục Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu để truy tìm lô hàng.
– Chịu trách nhiệm theo dõi hồ sơ hải quan các lô hàng được đưa về bảo quản cho đến khi được thông quan;
– Xác nhận thông quan cho lô hàng sau khi có kết quả kiểm tra của cơ quan kiểm tra chuyên ngành;
b. Chi cục Hải quan quản lý địa điểm bảo quản hàng hóa:
– Kể từ khi nhận được thông tin hàng hóa theo Biên bản bàn giao do Chi cục Hải quan cửa khẩu fax đến, Chi cục Hải quan quản lý địa bàn kho có trách nhiệm theo dõi thông tin các lô hàng theo Biên bản bàn giao.
– Sau khi thương nhân tập kết đủ lượng hàng tại kho, công chức hải quan kiểm tra, đối chiếu tình trạng hàng hóa, xác nhận thông tin và trình Lãnh đạo Chi cục ký xác nhận trên 02 Biên bản bàn giao.
– Fax Biên bản bàn giao cho Chi cục Hải quan cửa khẩu biết.
– Lưu 01 Biên bản bàn giao và gửi 01 Biên bản bàn giao đã xác nhận cho Chi cục Hải quan cửa khẩu để lưu hồ sơ.
– Giám sát hàng hóa, kho, bãi nơi bảo quản hàng hóa chờ kết quả kiểm tra chuyên ngành đến khi được thông quan;
– Giải quyết cho người khai hải quan nhận hàng sau khi có xác nhận thông quan của Chi cục Hải quan cửa khẩu;
– Trường hợp quá thời hạn vận chuyển hàng hóa (do thương nhân đăng ký trên Biên bản bàn giao hàng hóa) mà hàng hóa chưa về đến địa điểm bảo quản thì Chi cục Hải quan quản lý địa điểm bảo quản hàng hóa có trách nhiệm thông báo cho Chi cục Hải quan cửa khẩu để phối hợp truy tìm lô hàng;
1.2. Trường hợp Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai là Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu:
a. Chi cục Hải quan cửa khẩu: thực hiện như tiết a Điểm 1.1 (trừ việc “Quyết định cho người khai hải quan đưa hàng về bảo quản dựa trên văn bản đề nghị của người khai hải quan”).
b. Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu:
b.1. Nếu đồng thời là Chi cục Hải quan quản lý địa điểm bảo quản hàng hóa:
– Quyết định cho người khai hải quan đưa hàng về bảo quản dựa trên văn bản đề nghị của người khai hải quan;
– Thực hiện tiếp theo tiết b Điểm 1.1;
– Xác nhận thông quan cho lô hàng sau khi có kết quả kiểm tra của cơ quan kiểm tra chuyên ngành và giải quyết cho người khai hải quan nhận hàng;
b.2. Nếu không đồng thời là Chi cục Hải quan quản lý địa điểm bảo quản hàng hóa:
b.2.1. Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu:
– Quyết định cho người khai hải quan đưa hàng về bảo quản dựa trên văn bản đề nghị của người khai hải quan;
– Chịu trách nhiệm theo dõi hồ sơ hải quan các lô hàng được đưa về bảo quản cho đến khi được thông quan;
– Xác nhận thông quan cho lô hàng sau khi có kết quả kiểm tra của cơ quan kiểm tra chuyên ngành;
b.2.2. Chi cục Hải quan quản lý địa điểm bảo quản hàng hóa:
– Tiếp nhận Biên bản bàn giao của Chi cục Hải quan cửa khẩu để thực hiện giám sát hàng hóa trong quá trình bảo quản chờ kiểm tra chuyên ngành hoặc chờ kết quả kiểm tra chuyên ngành;
– Thông báo bằng văn bản (fax) cho Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu khi lô hàng đã được tập kết đầy đủ tại địa điểm bảo quản hàng hóa;
– Giám sát hàng hóa, kho, bãi nơi bảo quản hàng hóa chờ kết quả kiểm tra chuyên ngành đến khi được thông quan;
– Giải quyết cho người khai hải quan nhận hàng sau khi có xác nhận thông quan của Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu;
2. Đối với hàng rời nhập khẩu (thức ăn chăn nuôi, phân bón, muối, nguyên liệu phục vụ sản xuất) thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành được phân luồng đỏ, đề nghị tiếp tục thực hiện theo hướng dẫn tại công văn số 2696/TCHQ-GSQL ngày 17/3/2014 của Tổng cục Hải quan.
Tổng cục Hải quan hướng dẫn để các đơn vị thực hiện thống nhất./.

Nơi nhận:
– Như trên;
– Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn (để b/c);
– Ban Quản lý rủi ro;
– Cty CP Việt-Pháp sản xuất thức ăn gia súc (thay trả lời);
(Đường số 9, KCN Biên Hòa I, tỉnh Đồng Nai)
– Cty TNHH Dinh dưỡng Á Châu (thay trả lời);
(KCN Sông Mây, xã Bắc Sơn, Trảng Bom, Đồng Nai)
– Lưu: VT, GSQL (3b).
KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG

Vũ Ngọc Anh

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Công văn 4980/TCHQ-GSQL của Tổng cục Hải quan về việc đưa hàng rời nhập khẩu về bảo quản”