Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Quyết định 1079/QĐ-BTC của Bộ Tài chính về việc áp dụng biện pháp bình ổn giá đối với sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 06 tuổi

BỘ TÀI CHÍNH
——-

Số: 1079/QĐ-BTC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2014

Căn cứ Luật giá số 11/2012/QH13 ngày 20/6/2012;

Căn cứ Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giá;

Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23/12/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Thực hiện Nghị quyết số 29/NQ-CP ngày 02/5/2014 của Chính phủ về Phiên họp thường kỳ tháng 4 năm 2014;

Sau khi có ý kiến của Bộ Tư pháp tại công văn số 2270/BTP-PLDSKT ngày 12 tháng 5 năm 2014, của Bộ Công thương tại công văn số 300/BCT-TTTN ngày 12 tháng 5 năm 2014;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý giá,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Thực hiện bình ổn giá đối với sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 06 tuổi (sau đây gọi chung là sản phẩm sữa) bằng các biện pháp sau:
1. Quản lý giá tối đa theo quy định tại khoản 7 Điều 17 Luật Giá đối với sản phẩm sữa trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực.
2. Thực hiện biện pháp đăng ký giá theo quy định tại khoản 4 Điều 17 Luật Giá đối với sản phẩm sữa trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực.
nhay Quy định về quản lý đăng ký giá tại Khoản 2 Điều 1 Quyết định 1079/QĐ-BTC được hướng dẫn bởi Công văn 6544/BTC-QLG, theo quy định tại Mục II.nhay
Điều 2. Giá tối đa của các sản phẩm sữa được quy định như sau:

1. Giá tối đa trong khâu bán buôn:

a) Ban hành mức giá tối đa trong khâu bán buôn đối với 25 sản phẩm sữa tại Phụ lục kèm theo Quyết định này.

b) Trên cơ sở mức giá tối đa của 25 sản phẩm sữa quy định tại điểm a khoản này, tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh sản phẩm sữa (sau đây gọi là tổ chức, cá nhân) có trách nhiệm xác định giá tối đa theo hướng dẫn sau:
– Đối với những sản phẩm sữa khác đang lưu thông trên thị trường, tổ chức, cá nhân căn cứ vào quy định phương pháp định giá chung đối với hàng hóa, dịch vụ do Bộ Tài chính ban hành và so sánh về giá của sản phẩm sữa đó với sản phẩm sữa đã công bố giá tối đa để xác định giá tối đa, gửi cơ quan có thẩm quyền quản lý giá.

– Đối với những sản phẩm sữa mới, chưa lưu thông trên thị trường, tổ chức, cá nhân căn cứ vào quy định phương pháp định giá chung đối với hàng hóa, dịch vụ do Bộ Tài chính ban hành và so sánh với giá của sản phẩm sữa đang lưu thông trên thị trường đã công bố giá tối đa để xác định giá tối đa cho sản phẩm sữa mới, gửi cơ quan có thẩm quyền quản lý giá.

nhay Quy định về xác định và quản lý giá tối đa trong khâu bán buôn tại Khoản 1 Điều 2 Quyết định 1079/QĐ-BTC được hướng dẫn bởi Công văn 6544/BTC-QLG, theo quy định tại Khoản 1 Mục 1.nhay
2. Giá tối đa trong khâu bán lẻ:

a) Giá tối đa trong khâu bán lẻ được xác định bằng giá tối đa trong khâu bán buôn cộng chi phí khác có liên quan theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền quản lý giá nhưng tối đa không quá 15% của giá tối đa trong khâu bán buôn.
b) Tổ chức, cá nhân bán lẻ thuộc đối tượng phải đăng ký giá theo quy định tại Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giá, căn cứ quy định tại điểm a khoản này và hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền quản lý giá, để xác định giá tối đa trong khâu bán lẻ gửi cơ quan có thẩm quyền quản lý giá.
3. Trong quá trình thực hiện quy định về mức giá tối đa đối với sản phẩm sữa (bao gồm cả giá tối đa công bố tại điểm a khoản 1 Điều này) nếu có yếu tố dẫn đến phải thay đổi thì căn cứ vào diễn biến thị trường, cơ sở hình thành giá, chi phí sản xuất kinh doanh thực tế của tổ chức, cá nhân, cơ quan quản lý giá sẽ xem xét điều chỉnh.
Trường hợp có phản ánh của tổ chức, cá nhân, cơ quan quản lý giá sẽ xem xét, giải quyết trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ khi được cung cấp đủ thông tin.
nhay Quy định về xác định và quản lý giá tối đa trong khâu bán lẻ tại Khoản 2 Điều 2 Quyết định 1079/QĐ-BTC được hướng dẫn bởi Công văn 6544/BTC-QLG, theo quy định tại Khoản 2 Mục 1.nhay
Điều 3. Tổ chức thực hiện
1. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm sữa:

a) Căn cứ vào hướng dẫn tại điểm b khoản 1, khoản 2 Điều 2 Quyết định này xác định giá tối đa trong khâu bán buôn, giá tối đa trong khâu bán lẻ, gửi cơ quan có thẩm quyền quản lý giá để làm cơ sở thực hiện quy định về đăng ký giá;
b) Trên cơ sở giá tối đa gửi cơ quan có thẩm quyền quản lý giá đã được chấp thuận, thực hiện đăng ký giá bán theo quy định tại Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giá và văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính;

c) Thực hiện công khai giá tại trụ sở, tại nơi bán sản phẩm, cho các kênh phân phối (đối với giá tối đa trong khâu bán buôn) theo đúng quy định.
2. Trách nhiệm của cơ quan quản lý giá:
a) Cơ quan quản lý giá của Bộ Tài chính có trách nhiệm:
– Hướng dẫn việc thực hiện Quyết định này;
– Tiếp nhận đề nghị về giá tối đa và hồ sơ đăng ký giá để thực hiện rà soát chi phí hình thành giá tối đa, kiểm soát việc đăng ký giá theo quy định của pháp luật đối với tổ chức, cá nhân thuộc diện đăng ký giá tại Bộ Tài chính;
– Công khai mức giá tối đa sản phẩm sữa của tổ chức, cá nhân thuộc diện đăng ký giá tại Bộ Tài chính;
– Tổ chức và thực hiện việc phối hợp với các cơ quan chức năng của các Bộ, ngành, địa phương kiểm tra tình hình thực hiện giá tối đa và đăng ký giá đối với sản phẩm sữa;
– Trong phạm vi thẩm quyền xử lý hoặc trình cấp có thẩm quyền xử lý các vấn đề phát sinh, kịp thời đề xuất các điều chỉnh phù hợp với diễn biến thị trường trong thời gian áp dụng biện pháp bình ổn giá.

b) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:
– Tổ chức thực hiện biện pháp bình ổn giá tại địa phương theo hướng dẫn của Bộ Tài chính; Hướng dẫn chi phí khác có liên quan trong phạm vi mức tối đa quy định tại điểm a khoản 2 Điều 2 Quyết định này;
– Căn cứ hướng dẫn của Bộ Tài chính để tiếp nhận đề nghị về giá tối đa và đăng ký giá, thực hiện kiểm soát chi phí hình thành giá tối đa, kiểm soát việc đăng ký giá theo quy định của pháp luật đối với tổ chức, cá nhân thuộc diện đăng ký giá trên địa bàn theo thẩm quyền;
– Công khai mức giá tối đa sản phẩm sữa của tổ chức, cá nhân thuộc diện đăng ký giá trên địa bàn theo thẩm quyền;
– Báo cáo kết quả thực hiện biện pháp bình ổn giá hàng tháng và trong trường hợp có yêu cầu khác về Bộ Tài chính;
– Chỉ đạo cơ quan quản lý thị trường và các lực lượng khác có chức năng thanh tra, kiểm tra, kiểm soát trong phạm vi quản lý có trách nhiệm thanh tra, kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện bình ổn giá quy định tại Quyết định này; xử lý hành vi vi phạm theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền xử lý.

3. Đề nghị các Bộ, ngành liên quan chỉ đạo, hướng dẫn cơ quan chức năng có liên quan phối hợp với cơ quan quản lý giá các cấp triển khai Quyết định này.
4. Đề nghị Uỷ ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, Hội bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam trong phạm vi quyền hạn, trách nhiệm của tổ chức mình phối hợp thực hiện Quyết định này, kịp thời phản ánh thông tin tình hình về Bộ Tài chính để phối hợp giải quyết.
nhay Quy định về tổ chức thực hiện tại Điều 3 Quyết định 1079/QĐ-BTC được hướng dẫn bởi Công văn 6544/BTC-QLG, theo quy định tại Mục III.nhay
Điều 4. Hiệu lực và trách nhiệm thi hành
1. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 01/6/2014; thực hiện trong khâu bán buôn chậm nhất sau 10 ngày kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành; thực hiện trong khâu bán lẻ chậm nhất sau 20 ngày kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành.
2. Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Tài chính, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân liên quan xác định cụ thể trách nhiệm của mình để thi hành Quyết định này.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị phản ánh về Bộ Tài chính để giải quyết kịp thời./.

Nơi nhận:
– Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);
– Văn phòng Chính phủ;
– Các Bộ, Cơ quan ngang Bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ;
– UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
– Sở Tài chính; Sở Công Thương các tỉnh, thành phố;
– Website Bộ Tài chính;
– Mặt trận TQVN; Hội bảo vệ người TDVN;
– Các đơn vị thuộc Bộ;
– Vụ PC; Thanh tra Tài chính;
– Lưu: VT, QLG.

KT.BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Trần Văn Hiếu

BẢNG GIÁ TỐI ĐA BÁN BUÔN ĐỐI VỚI 25 SẢN PHẨM SỮA DÀNH CHO TRẺ EM DƯỚI 06 TUỔI

(Ban hành kèm theo Quyết định số 1079/QĐ-BTC ngày 20/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

Đơn vị tính: đồng/lon (hộp)

TT

Tên sản phẩm

ĐVT

Giá bán buôn tối đa đã bao gồm thuế giá trị gia tăng (VAT)

1

SP Dielac Alpha 123 HT 900g

Lon (hộp)

167.000

2

SP Dielac Alpha Step 2 HT 900g

Lon (hộp)

188.000

3

SP Dielac Alpha 123 HG 400g

Lon (hộp)

72.000

4

SP Dielac Pedia 1+ HT 900g

Lon (hộp)

278.000

5

SP Dielac Alpha Step 1 HT 900g

Lon (hộp)

180.000

6

IMP FRISOLAC GOLD 1 400g

Lon (hộp)

196.000

7

IMP FRISOLAC GOLD 1 900g

Lon (hộp)

406.000

8

IMP FRISOLAC GOLD 2 900g

Lon (hộp)

400.000

9

IMP FRISO GOLD 3 900g

Lon (hộp)

365.000

10

IMP FRISO GOLD 3 1.500g

Lon (hộp)

550.000

11

NAN Pro 3 LEB047 Tin 900g VN

Lon (hộp)

334.000

12

NAN 2 BL InfMPwdr LEB011A-2 800g VN

Lon (hộp)

328.000

13

NAN 1 BL NWB019-4-S 800g VN

Lon (hộp)

323.000

14

LACTOGEN 3 LCOMFORTISGoldLEB105 900gVN

Lon (hộp)

226.000

15

NAN 2 BLInfMPwdr LEB011A-2 400g N5 VN

Lon (hộp)

183.000

16

Enfagrow A+ 3 vanilla 1.800g

Lon (hộp)

563.000

17

Enfagrow A+ 3 vanilla 900g

Lon (hộp)

309.000

18

Enfamil A+ 2 900g

Lon (hộp)

363.000

19

Enfamil A+ 1 900g

Lon (hộp)

381.000

20

Enfamil A+ 1 400g

Lon (hộp)

187.000

21

Abbott Grow 3 900g

Lon (hộp)

258.000

22

Grow G-Power vanilla 900g

Lon (hộp)

360.000

23

Similac GainPlus IQ 900g ( với Intelli-Pro)

Lon (hộp)

405.000

24

Similac GainPlus IQ 1,7kg ( với Intelli-Pro)

Lon (hộp)

692.000

25

Grow G-Power vanilla 1,7kg

Lon (hộp)

610.000

Ghi chú: Các thông tin về chất lượng sản phẩm sữa như đã đăng ký lưu hành và kê khai giá với cơ quan quản lý có thẩm quyền

Thuộc tính văn bản
Quyết định 1079/QĐ-BTC của Bộ Tài chính về việc áp dụng biện pháp bình ổn giá đối với sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 06 tuổi
Cơ quan ban hành: Bộ Tài chính Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 1079/QĐ-BTC Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Quyết định Người ký: Trần Văn Hiếu
Ngày ban hành: 20/05/2014 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Tài chính-Ngân hàng
Tóm tắt văn bản

BỘ TÀI CHÍNH
——-

Số: 1079/QĐ-BTC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2014

Căn cứ Luật giá số 11/2012/QH13 ngày 20/6/2012;

Căn cứ Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giá;

Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23/12/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Thực hiện Nghị quyết số 29/NQ-CP ngày 02/5/2014 của Chính phủ về Phiên họp thường kỳ tháng 4 năm 2014;

Sau khi có ý kiến của Bộ Tư pháp tại công văn số 2270/BTP-PLDSKT ngày 12 tháng 5 năm 2014, của Bộ Công thương tại công văn số 300/BCT-TTTN ngày 12 tháng 5 năm 2014;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý giá,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Thực hiện bình ổn giá đối với sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 06 tuổi (sau đây gọi chung là sản phẩm sữa) bằng các biện pháp sau:
1. Quản lý giá tối đa theo quy định tại khoản 7 Điều 17 Luật Giá đối với sản phẩm sữa trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực.
2. Thực hiện biện pháp đăng ký giá theo quy định tại khoản 4 Điều 17 Luật Giá đối với sản phẩm sữa trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực.
nhay Quy định về quản lý đăng ký giá tại Khoản 2 Điều 1 Quyết định 1079/QĐ-BTC được hướng dẫn bởi Công văn 6544/BTC-QLG, theo quy định tại Mục II.nhay
Điều 2. Giá tối đa của các sản phẩm sữa được quy định như sau:

1. Giá tối đa trong khâu bán buôn:

a) Ban hành mức giá tối đa trong khâu bán buôn đối với 25 sản phẩm sữa tại Phụ lục kèm theo Quyết định này.

b) Trên cơ sở mức giá tối đa của 25 sản phẩm sữa quy định tại điểm a khoản này, tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh sản phẩm sữa (sau đây gọi là tổ chức, cá nhân) có trách nhiệm xác định giá tối đa theo hướng dẫn sau:
– Đối với những sản phẩm sữa khác đang lưu thông trên thị trường, tổ chức, cá nhân căn cứ vào quy định phương pháp định giá chung đối với hàng hóa, dịch vụ do Bộ Tài chính ban hành và so sánh về giá của sản phẩm sữa đó với sản phẩm sữa đã công bố giá tối đa để xác định giá tối đa, gửi cơ quan có thẩm quyền quản lý giá.

– Đối với những sản phẩm sữa mới, chưa lưu thông trên thị trường, tổ chức, cá nhân căn cứ vào quy định phương pháp định giá chung đối với hàng hóa, dịch vụ do Bộ Tài chính ban hành và so sánh với giá của sản phẩm sữa đang lưu thông trên thị trường đã công bố giá tối đa để xác định giá tối đa cho sản phẩm sữa mới, gửi cơ quan có thẩm quyền quản lý giá.

nhay Quy định về xác định và quản lý giá tối đa trong khâu bán buôn tại Khoản 1 Điều 2 Quyết định 1079/QĐ-BTC được hướng dẫn bởi Công văn 6544/BTC-QLG, theo quy định tại Khoản 1 Mục 1.nhay
2. Giá tối đa trong khâu bán lẻ:

a) Giá tối đa trong khâu bán lẻ được xác định bằng giá tối đa trong khâu bán buôn cộng chi phí khác có liên quan theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền quản lý giá nhưng tối đa không quá 15% của giá tối đa trong khâu bán buôn.
b) Tổ chức, cá nhân bán lẻ thuộc đối tượng phải đăng ký giá theo quy định tại Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giá, căn cứ quy định tại điểm a khoản này và hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền quản lý giá, để xác định giá tối đa trong khâu bán lẻ gửi cơ quan có thẩm quyền quản lý giá.
3. Trong quá trình thực hiện quy định về mức giá tối đa đối với sản phẩm sữa (bao gồm cả giá tối đa công bố tại điểm a khoản 1 Điều này) nếu có yếu tố dẫn đến phải thay đổi thì căn cứ vào diễn biến thị trường, cơ sở hình thành giá, chi phí sản xuất kinh doanh thực tế của tổ chức, cá nhân, cơ quan quản lý giá sẽ xem xét điều chỉnh.
Trường hợp có phản ánh của tổ chức, cá nhân, cơ quan quản lý giá sẽ xem xét, giải quyết trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ khi được cung cấp đủ thông tin.
nhay Quy định về xác định và quản lý giá tối đa trong khâu bán lẻ tại Khoản 2 Điều 2 Quyết định 1079/QĐ-BTC được hướng dẫn bởi Công văn 6544/BTC-QLG, theo quy định tại Khoản 2 Mục 1.nhay
Điều 3. Tổ chức thực hiện
1. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm sữa:

a) Căn cứ vào hướng dẫn tại điểm b khoản 1, khoản 2 Điều 2 Quyết định này xác định giá tối đa trong khâu bán buôn, giá tối đa trong khâu bán lẻ, gửi cơ quan có thẩm quyền quản lý giá để làm cơ sở thực hiện quy định về đăng ký giá;
b) Trên cơ sở giá tối đa gửi cơ quan có thẩm quyền quản lý giá đã được chấp thuận, thực hiện đăng ký giá bán theo quy định tại Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giá và văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính;

c) Thực hiện công khai giá tại trụ sở, tại nơi bán sản phẩm, cho các kênh phân phối (đối với giá tối đa trong khâu bán buôn) theo đúng quy định.
2. Trách nhiệm của cơ quan quản lý giá:
a) Cơ quan quản lý giá của Bộ Tài chính có trách nhiệm:
– Hướng dẫn việc thực hiện Quyết định này;
– Tiếp nhận đề nghị về giá tối đa và hồ sơ đăng ký giá để thực hiện rà soát chi phí hình thành giá tối đa, kiểm soát việc đăng ký giá theo quy định của pháp luật đối với tổ chức, cá nhân thuộc diện đăng ký giá tại Bộ Tài chính;
– Công khai mức giá tối đa sản phẩm sữa của tổ chức, cá nhân thuộc diện đăng ký giá tại Bộ Tài chính;
– Tổ chức và thực hiện việc phối hợp với các cơ quan chức năng của các Bộ, ngành, địa phương kiểm tra tình hình thực hiện giá tối đa và đăng ký giá đối với sản phẩm sữa;
– Trong phạm vi thẩm quyền xử lý hoặc trình cấp có thẩm quyền xử lý các vấn đề phát sinh, kịp thời đề xuất các điều chỉnh phù hợp với diễn biến thị trường trong thời gian áp dụng biện pháp bình ổn giá.

b) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:
– Tổ chức thực hiện biện pháp bình ổn giá tại địa phương theo hướng dẫn của Bộ Tài chính; Hướng dẫn chi phí khác có liên quan trong phạm vi mức tối đa quy định tại điểm a khoản 2 Điều 2 Quyết định này;
– Căn cứ hướng dẫn của Bộ Tài chính để tiếp nhận đề nghị về giá tối đa và đăng ký giá, thực hiện kiểm soát chi phí hình thành giá tối đa, kiểm soát việc đăng ký giá theo quy định của pháp luật đối với tổ chức, cá nhân thuộc diện đăng ký giá trên địa bàn theo thẩm quyền;
– Công khai mức giá tối đa sản phẩm sữa của tổ chức, cá nhân thuộc diện đăng ký giá trên địa bàn theo thẩm quyền;
– Báo cáo kết quả thực hiện biện pháp bình ổn giá hàng tháng và trong trường hợp có yêu cầu khác về Bộ Tài chính;
– Chỉ đạo cơ quan quản lý thị trường và các lực lượng khác có chức năng thanh tra, kiểm tra, kiểm soát trong phạm vi quản lý có trách nhiệm thanh tra, kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện bình ổn giá quy định tại Quyết định này; xử lý hành vi vi phạm theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền xử lý.

3. Đề nghị các Bộ, ngành liên quan chỉ đạo, hướng dẫn cơ quan chức năng có liên quan phối hợp với cơ quan quản lý giá các cấp triển khai Quyết định này.
4. Đề nghị Uỷ ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, Hội bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam trong phạm vi quyền hạn, trách nhiệm của tổ chức mình phối hợp thực hiện Quyết định này, kịp thời phản ánh thông tin tình hình về Bộ Tài chính để phối hợp giải quyết.
nhay Quy định về tổ chức thực hiện tại Điều 3 Quyết định 1079/QĐ-BTC được hướng dẫn bởi Công văn 6544/BTC-QLG, theo quy định tại Mục III.nhay
Điều 4. Hiệu lực và trách nhiệm thi hành
1. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 01/6/2014; thực hiện trong khâu bán buôn chậm nhất sau 10 ngày kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành; thực hiện trong khâu bán lẻ chậm nhất sau 20 ngày kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành.
2. Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Tài chính, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân liên quan xác định cụ thể trách nhiệm của mình để thi hành Quyết định này.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị phản ánh về Bộ Tài chính để giải quyết kịp thời./.

Nơi nhận:
– Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);
– Văn phòng Chính phủ;
– Các Bộ, Cơ quan ngang Bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ;
– UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
– Sở Tài chính; Sở Công Thương các tỉnh, thành phố;
– Website Bộ Tài chính;
– Mặt trận TQVN; Hội bảo vệ người TDVN;
– Các đơn vị thuộc Bộ;
– Vụ PC; Thanh tra Tài chính;
– Lưu: VT, QLG.

KT.BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Trần Văn Hiếu

BẢNG GIÁ TỐI ĐA BÁN BUÔN ĐỐI VỚI 25 SẢN PHẨM SỮA DÀNH CHO TRẺ EM DƯỚI 06 TUỔI

(Ban hành kèm theo Quyết định số 1079/QĐ-BTC ngày 20/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

Đơn vị tính: đồng/lon (hộp)

TT

Tên sản phẩm

ĐVT

Giá bán buôn tối đa đã bao gồm thuế giá trị gia tăng (VAT)

1

SP Dielac Alpha 123 HT 900g

Lon (hộp)

167.000

2

SP Dielac Alpha Step 2 HT 900g

Lon (hộp)

188.000

3

SP Dielac Alpha 123 HG 400g

Lon (hộp)

72.000

4

SP Dielac Pedia 1+ HT 900g

Lon (hộp)

278.000

5

SP Dielac Alpha Step 1 HT 900g

Lon (hộp)

180.000

6

IMP FRISOLAC GOLD 1 400g

Lon (hộp)

196.000

7

IMP FRISOLAC GOLD 1 900g

Lon (hộp)

406.000

8

IMP FRISOLAC GOLD 2 900g

Lon (hộp)

400.000

9

IMP FRISO GOLD 3 900g

Lon (hộp)

365.000

10

IMP FRISO GOLD 3 1.500g

Lon (hộp)

550.000

11

NAN Pro 3 LEB047 Tin 900g VN

Lon (hộp)

334.000

12

NAN 2 BL InfMPwdr LEB011A-2 800g VN

Lon (hộp)

328.000

13

NAN 1 BL NWB019-4-S 800g VN

Lon (hộp)

323.000

14

LACTOGEN 3 LCOMFORTISGoldLEB105 900gVN

Lon (hộp)

226.000

15

NAN 2 BLInfMPwdr LEB011A-2 400g N5 VN

Lon (hộp)

183.000

16

Enfagrow A+ 3 vanilla 1.800g

Lon (hộp)

563.000

17

Enfagrow A+ 3 vanilla 900g

Lon (hộp)

309.000

18

Enfamil A+ 2 900g

Lon (hộp)

363.000

19

Enfamil A+ 1 900g

Lon (hộp)

381.000

20

Enfamil A+ 1 400g

Lon (hộp)

187.000

21

Abbott Grow 3 900g

Lon (hộp)

258.000

22

Grow G-Power vanilla 900g

Lon (hộp)

360.000

23

Similac GainPlus IQ 900g ( với Intelli-Pro)

Lon (hộp)

405.000

24

Similac GainPlus IQ 1,7kg ( với Intelli-Pro)

Lon (hộp)

692.000

25

Grow G-Power vanilla 1,7kg

Lon (hộp)

610.000

Ghi chú: Các thông tin về chất lượng sản phẩm sữa như đã đăng ký lưu hành và kê khai giá với cơ quan quản lý có thẩm quyền

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Quyết định 1079/QĐ-BTC của Bộ Tài chính về việc áp dụng biện pháp bình ổn giá đối với sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 06 tuổi”