CHÍNH PHỦ ———–
Số: 85/2011/NĐ-CP
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ——————
Hà Nội, ngày 20 tháng 09 năm 2011
|
NGHỊ ĐỊNH
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 100/2006/NĐ-CP
NGÀY 21 THÁNG 9 NĂM 2006 QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ, LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ VỀ QUYỀN TÁC GIẢ VÀ QUYỀN LIÊN QUAN
—————————–
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Bộ luật Dân sự ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Luật Sở hữu trí tuệ ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ ngày 19 tháng 6 năm 2009;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 100/2006/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan:
1. Bổ sung các khoản 11, 12, 13, 14 và 15 Điều 4 như sau:
“11. Tác phẩm của cá nhân, tổ chức nước ngoài được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam là tác phẩm chưa được công bố ở bất kỳ nước nào trước khi công bố tại Việt Nam.
12. Công bố đồng thời là việc công bố tác phẩm của cá nhân, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày tác phẩm đó được công bố lần đầu tiên ở bất kỳ nước nào.
13. Nhuận bút là khoản tiền do bên sử dụng tác phẩm trả cho tác giả sáng tạo ra tác phẩm, chủ sở hữu quyền tác giả để được quyền sử dụng tác phẩm.
14. Thù lao là khoản tiền do bên sử dụng tác phẩm trả cho tác giả sáng tạo ra tác phẩm, chủ sở hữu quyền tác giả; bên sử dụng cuộc biểu diễn trả cho người biểu diễn thực hiện các hoạt động sáng tạo để chuyển tải tác phẩm thuộc quyền tác giả đến công chúng.
15. Quyền lợi vật chất là khoản tiền do bên sử dụng bản ghi âm, ghi hình trả cho nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, bên sử dụng chương trình phát sóng trả cho tổ chức phát sóng.
Quyền lợi vật chất khác là các lợi ích vật chất mà tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan được hưởng ngoài tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất như việc nhận giải thưởng, nhận sách biếu khi xuất bản, nhận vé mời xem chương trình biểu diễn, trình chiếu tác phẩm điện ảnh, trưng bày, triển lãm tác phẩm và các hình thức vật chất liên quan khác.”
2. Điều 10 được sửa đổi như sau:
“1. Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác quy định tại điểm b khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ là loại hình tác phẩm thể hiện bằng ngôn ngữ nói và phải được định hình dưới một hình thức vật chất nhất định.
2. Trong trường hợp tác giả tự thực hiện việc định hình bài giảng, bài phát biểu, bài nói khác dưới hình thức bản ghi âm, ghi hình, thì tác giả được hưởng quyền tác giả đối với bài giảng, bài phát biểu, bài nói khác, đồng thời là chủ sở hữu quyền đối với bản ghi âm, ghi hình theo quy định tại khoản 2 Điều 44 của Luật Sở hữu trí tuệ.”
3. Bổ sung Điều 19a vào sau Điều 19:
“Điều 19a. Quyền tác giả đối với chương trình máy tính
1. Tác giả chương trình máy tính quy định tại điểm m khoản 1 Điều 14, Điều 22 của Luật Sở hữu trí tuệ được hưởng các quyền nhân thân quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 19 của Luật Sở hữu trí tuệ.
Tổ chức, cá nhân đầu tư tài chính và cơ sở vật chất – kỹ thuật để sáng tạo chương trình máy tính và tác giả chương trình máy tính có thể thỏa thuận khi ký hợp đồng sáng tạo về quyền đặt tên chương trình máy tính quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật Sở hữu trí tuệ, về việc chỉnh sửa, nâng cấp chương trình máy tính quy định tại khoản 4 Điều 19 của Luật Sở hữu trí tuệ.
2. Tổ chức, cá nhân đầu tư tài chính và cơ sở vật chất – kỹ thuật để sáng tạo chương trình máy tính là chủ sở hữu quyền tác giả được hưởng quyền công bố quy định tại khoản 3 Điều 19 và các quyền tài sản độc quyền quy định tại Điều 20 của Luật Sở hữu trí tuệ.
Tác giả chương trình máy tính được hưởng tiền nhuận bút và quyền lợi vật chất khác theo thỏa thuận với chủ sở hữu quyền tác giả.
3. Tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng hợp pháp bản sao chương trình máy tính có thể làm không quá một bản sao dự phòng, để thay thế khi bản sao đó bị mất, bị hư hỏng hoặc không thể sử dụng được.”
4. Bổ sung Điều 20a vào sau Điều 20:
“Điều 20a. Tác phẩm văn hóa, nghệ thuật dân gian
Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật Sở hữu trí tuệ được bảo hộ bao gồm:
1. Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian quy định tại điểm a khoản 1 Điều 23 của Luật Sở hữu trí tuệ là các loại hình nghệ thuật ngôn từ như truyện tiếu lâm, ngụ ngôn, sử thi, thần thoại, truyền thuyết, giai thoại, thơ, ca dao, tục ngữ, câu đố và các hình thức thể hiện tương tự khác.
2. Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian quy định tại các điểm b và c khoản 1 Điều 23 của Luật Sở hữu trí tuệ là các loại hình nghệ thuật biểu diễn như tuồng, chèo, cải lương, điệu hát, làn điệu âm nhạc; điệu múa, vở diễn, trò chơi dân gian, hội làng, các hình thức nghi lễ dân gian và các hình thức thể hiện tương tự khác.
3. Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian quy định tại điểm d khoản 1 Điều 23 của Luật Sở hữu trí tuệ là các loại hình nghệ thuật tạo hình như đồ họa, hội họa, điêu khắc, nhạc cụ; hình mẫu kiến trúc và các hình thức thể hiện tương tự khác.”
5. Khoản 2 Điều 23 được sửa đổi như sau:
“2. Quyền sao chép tác phẩm quy định tại điểm c khoản 1 Điều 20 của Luật Sở hữu trí tuệ là một trong các quyền tài sản độc quyền thuộc quyền tác giả, do chủ sở hữu thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện việc tạo ra bản sao tác phẩm bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào, bao gồm cả việc tạo ra bản sao dưới hình thức điện tử.”
6. Điều 26 được sửa đổi như sau:
“1. Thời hạn bảo hộ quyền tài sản và quyền nhân thân quy định tại khoản 3 Điều 19 của Luật Sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm di cảo là năm mươi năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên.
Thời hạn bảo hộ quyền tài sản và quyền nhân thân quy định tại khoản 3 Điều 19 của Luật Sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm nhiếp ảnh, tác phẩm mỹ thuật ứng dụng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 27 của Luật Sở hữu trí tuệ là năm mươi năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên. Trong thời hạn năm mươi năm, nếu tác phẩm chưa công bố thì thời hạn bảo hộ là năm mươi năm, kể từ khi tác phẩm được định hình.
2. Thời hạn bảo hộ đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh quy định tại điểm a khoản 2 Điều 27 của Luật Sở hữu trí tuệ đã được sửa đổi, bổ sung thực hiện như sau:
Kể từ ngày Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ có hiệu lực, tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh còn thời hạn bảo hộ theo Luật Sở hữu trí tuệ thì tiếp tục được hưởng thời hạn bảo hộ theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 27 của Luật Sở hữu trí tuệ đã được sửa đổi, bổ sung; đối với tác phẩm sân khấu còn thời hạn bảo hộ theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ thì thời hạn bảo hộ được thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 27 của Luật Sở hữu trí tuệ đã được sửa đổi, bổ sung là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết.”
7. Điều 28 được sửa đổi như sau:
“Điều 28. Chuyển nhượng quyền đối với tác phẩm khuyết danh
Việc hưởng quyền của chủ sở hữu tác phẩm khuyết danh quy định tại khoản 2 Điều 41, điểm a khoản 1 Điều 42 của Luật Sở hữu trí tuệ đã được sửa đổi, bổ sung được thực hiện như sau:
1. Tổ chức, cá nhân đang quản lý tác phẩm khuyết danh được phép chuyển nhượng quyền đối với tác phẩm khuyết danh cho tổ chức, cá nhân khác và được hưởng thù lao từ việc chuyển nhượng quyền đó.
2. Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng quyền theo quy định tại khoản 1 Điều này được hưởng quyền của chủ sở hữu đến khi danh tính của tác giả được xác định.”
8. Điều 36 được sửa đổi như sau:
“Điều 36. Sử dụng chương trình phát sóng
1. Chủ sở hữu chương trình phát sóng quy định tại khoản 3 Điều 44 của Luật Sở hữu trí tuệ là tổ chức phát sóng đầu tư tài chính và cơ sở vật chất – kỹ thuật của mình để phát sóng.
2. Khi sử dụng các tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình để sản xuất chương trình phát sóng, tổ chức phát sóng phải thực hiện nghĩa vụ với chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan theo quy định pháp luật.
3. Tổ chức, cá nhân sử dụng chương trình phát sóng của tổ chức phát sóng khác theo quy định tại các điểm a và b khoản 1 Điều 31 của Luật Sở hữu trí tuệ để tiếp sóng, tái phát sóng hoặc truyền trên mạng viễn thông, thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào thực hiện theo thỏa thuận và các quy định pháp luật liên quan. Việc sửa đổi, cắt xén, bổ sung chương trình phát sóng của tổ chức phát sóng khác để tái phát sóng hoặc truyền trên mạng viễn thông, thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác phải có sự thỏa thuận với chủ sở hữu chương trình phát sóng.”
9. Khoản 1 Điều 37 được sửa đổi như sau:
“1. Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan theo quy định tại Điều 50 của Luật Sở hữu trí tuệ có thể trực tiếp hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp 01 hồ sơ đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan tại trụ sở Cục Bản quyền tác giả hoặc Văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả tại thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng hoặc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nơi tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan cư trú hoặc có trụ sở. Hồ sơ có thể gửi qua đường bưu điện.”
10. Điểm a khoản 1 Điều 39 được sửa đổi như sau:
“1. Cục Bản quyền tác giả có thẩm quyền cấp, cấp lại, đổi, hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 51 của Luật Sở hữu trí tuệ.
a) Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan có nhu cầu xin cấp lại hoặc đổi Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan thì nộp đơn nêu rõ lý do và nộp 01 hồ sơ theo quy định tại Điều 50 của Luật Sở hữu trí tuệ tại trụ sở Cục Bản quyền tác giả hoặc Văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả tại thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng hoặc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nơi tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan cư trú hoặc có trụ sở. Đơn và hồ sơ có thể gửi qua đường bưu điện.”
11. Điều 41 được sửa đổi như sau:
“1. Tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định tại khoản 1 Điều 56 của Luật Sở hữu trí tuệ khi hoạt động phải tuân thủ các điều kiện sau:
a) Tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan phải được tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan ủy quyền.
b) Tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan phải có hợp đồng ủy quyền bằng văn bản với các chủ thể quyền về việc quản lý một quyền, một nhóm quyền cụ thể.
c) Việc thu, phân phối tiền nhuận bút, thù lao và các quyền lợi vật chất được phát sinh từ việc khai thác quyền, nhóm quyền quy định tại Điều lệ hoạt động của tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan và hợp đồng ủy quyền.
2. Trong trường hợp tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng có liên quan đến quyền và lợi ích của nhiều tổ chức đại diện tập thể được ủy quyền đại diện cho các quyền, nhóm quyền khác nhau, các bên có thể thỏa thuận để một tổ chức thay mặt đàm phán cấp phép sử dụng, thu và phân chia tiền, báo cáo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trước khi thực hiện.
3. Việc quản lý, thu và phân phối tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất quy định tại điểm a khoản 2 Điều 56 của Luật Sở hữu trí tuệ thực hiện theo quy định sau:
a) Việc thu, phân phối tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất của các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan thực hiện theo nguyên tắc công khai, minh bạch.
b) Tổ chức đại diện tập thể được giữ lại một khoản tiền phù hợp trên tổng số tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất thu được để chi phí cho việc thực hiện nhiệm vụ của tổ chức trên cơ sở thỏa thuận với người ủy quyền. Mức tiền giữ lại được điều chỉnh phù hợp với hiệu quả của hoạt động đại diện tập thể trên cơ sở thỏa thuận với người ủy quyền và có thể được xác định bằng tỷ lệ phần trăm trên tổng số tiền thu được.
c) Việc thu và phân phối tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất từ các tổ chức tương ứng của nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế thực hiện theo quy định về quản lý ngoại hối.
4. Tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan thực hiện chế độ báo cáo 6 tháng, một năm hoặc đột xuất theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 56 của Luật Sở hữu trí tuệ như sau:
a) Báo cáo gửi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính bao gồm các nội dung: sửa đổi, bổ sung Điều lệ, quy chế hoạt động; thay đổi nhân sự lãnh đạo; tham gia các tổ chức quốc tế; các hoạt động đối ngoại khác; biểu giá, phương thức thanh toán nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất; chương trình kế hoạch dài hạn và hàng năm; tình hình hoạt động, ký hợp đồng ủy quyền, hợp đồng cấp phép sử dụng; hoạt động thu, mức thu, phương thức phân phối; cách thức thực hiện việc phân phối tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất; các hoạt động liên quan khác.
b) Trường hợp sửa đổi, bổ sung Điều lệ phải báo cáo cấp có thẩm quyền phê duyệt trước khi thực hiện.”
12. Bổ sung Điều 45a vào sau Điều 45:
“Điều 45a. Nguyên tắc và phương thức thanh toán tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất
1. Nhuận bút, thù lao quy định tại khoản 3 Điều 20, khoản 4 Điều 29 và quyền lợi vật chất quy định tại khoản 2 Điều 30, khoản 2 Điều 31 của Luật Sở hữu trí tuệ được xác định theo các nguyên tắc sau:
a) Việc trả nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất phải bảo đảm lợi ích của người sáng tạo, nhà sử dụng và công chúng hưởng thụ, phù hợp với thực tiễn của đất nước.
b) Mức nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất căn cứ vào thể loại, hình thức, chất lượng, số lượng hoặc tần suất sử dụng tác phẩm.
c) Các đồng tác giả, tập thể tác giả thỏa thuận về tỷ lệ phân chia nhuận bút, thù lao theo mức độ sáng tạo thể hiện trong tác phẩm, phù hợp với hình thức sử dụng.
d) Tác giả của tác phẩm, tổ chức, cá nhân thực hiện cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng dành cho thiếu nhi, dân tộc thiểu số; người Việt Nam thực hiện sáng tạo tác phẩm trực tiếp bằng tiếng nước ngoài, người Kinh thực hiện trực tiếp bằng tiếng dân tộc thiểu số, người dân tộc thiểu số này thực hiện trực tiếp bằng tiếng dân tộc thiểu số khác; thực hiện trong điều kiện khó khăn, nguy hiểm và những trường hợp đặc biệt khác được hưởng thêm nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khuyến khích.
đ) Việc sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan và trả nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất phải có hợp đồng bằng văn bản theo quy định pháp luật.
e) Các cơ quan, tổ chức sử dụng ngân sách nhà nước, doanh nghiệp Nhà nước lập dự trù kinh phí chi nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất trong phạm vi ngân sách và các nguồn thu khác theo quy định pháp luật.
2. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành biểu giá, phương thức thanh toán nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất theo quy định tại khoản 1 Điều 26 và các khoản 1 và 2 Điều 33 của Luật Sở hữu trí tuệ đã được sửa đổi, bổ sung.”
13. Bổ sung khoản 4 Điều 46 như sau:
“4. Quyền tác giả, quyền liên quan được bảo hộ theo quy định của các văn bản có hiệu lực trước ngày Luật Sở hữu trí tuệ đã được sửa đổi, bổ sung có hiệu lực, nếu còn thời hạn bảo hộ thì tiếp tục được bảo hộ theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ đã được sửa đổi, bổ sung.
Đơn đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan đã nộp cho cơ quan có thẩm quyền trước ngày Luật Sở hữu trí tuệ đã được sửa đổi, bổ sung có hiệu lực sẽ được xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành vào thời điểm nộp đơn.
Mọi hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan hoặc vi phạm hợp đồng trước ngày Luật Sở hữu trí tuệ đã được sửa đổi, bổ sung có hiệu lực sẽ được xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành vào thời điểm xảy ra hành vi vi phạm.”
14. Thay cụm từ “Bộ Văn hóa – Thông tin” bằng cụm từ “Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch”.
Thay cụm từ “Sở Văn hóa – Thông tin” bằng cụm từ “Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch”.
Thay cụm từ “Cục Bản quyền tác giả Văn học – Nghệ thuật” bằng cụm từ “Cục Bản quyền tác giả”.
Điều 2. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 11 năm 2011.
Điều 3. Trách nhiệm thi hành
1. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
2. Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm hướng dẫn thi hành và tổ chức thực hiện Nghị định này.
Nơi nhận: – Ban Bí thư Trung ương Đảng; – Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; – Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; – VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng; – HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW; – Văn phòng TW và các Ban của Đảng; – Văn phòng Chủ tịch nước; – Hội đồng Dân tộc và các UB của Quốc hội; – Văn phòng Quốc hội; – Tòa án nhân dân tối cao; – Viện kiểm sát nhân dân tối cao; – Kiểm toán Nhà nước; – Ủy ban Giám sát tài chính QG; – Ngân hàng Chính sách Xã hội; – Ngân hàng Phát triển Việt Nam; – Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; – Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; – VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; – Lưu: Văn thư, KGVX (5b)
|
TM. CHÍNH PHỦ THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng
|
CHÍNH PHỦ ———–
Số: 85/2011/NĐ-CP
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ——————
Hà Nội, ngày 20 tháng 09 năm 2011
|
NGHỊ ĐỊNH
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 100/2006/NĐ-CP
NGÀY 21 THÁNG 9 NĂM 2006 QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ, LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ VỀ QUYỀN TÁC GIẢ VÀ QUYỀN LIÊN QUAN
—————————–
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Bộ luật Dân sự ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Luật Sở hữu trí tuệ ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ ngày 19 tháng 6 năm 2009;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 100/2006/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan:
1. Bổ sung các khoản 11, 12, 13, 14 và 15 Điều 4 như sau:
“11. Tác phẩm của cá nhân, tổ chức nước ngoài được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam là tác phẩm chưa được công bố ở bất kỳ nước nào trước khi công bố tại Việt Nam.
12. Công bố đồng thời là việc công bố tác phẩm của cá nhân, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày tác phẩm đó được công bố lần đầu tiên ở bất kỳ nước nào.
13. Nhuận bút là khoản tiền do bên sử dụng tác phẩm trả cho tác giả sáng tạo ra tác phẩm, chủ sở hữu quyền tác giả để được quyền sử dụng tác phẩm.
14. Thù lao là khoản tiền do bên sử dụng tác phẩm trả cho tác giả sáng tạo ra tác phẩm, chủ sở hữu quyền tác giả; bên sử dụng cuộc biểu diễn trả cho người biểu diễn thực hiện các hoạt động sáng tạo để chuyển tải tác phẩm thuộc quyền tác giả đến công chúng.
15. Quyền lợi vật chất là khoản tiền do bên sử dụng bản ghi âm, ghi hình trả cho nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, bên sử dụng chương trình phát sóng trả cho tổ chức phát sóng.
Quyền lợi vật chất khác là các lợi ích vật chất mà tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan được hưởng ngoài tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất như việc nhận giải thưởng, nhận sách biếu khi xuất bản, nhận vé mời xem chương trình biểu diễn, trình chiếu tác phẩm điện ảnh, trưng bày, triển lãm tác phẩm và các hình thức vật chất liên quan khác.”
2. Điều 10 được sửa đổi như sau:
“1. Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác quy định tại điểm b khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ là loại hình tác phẩm thể hiện bằng ngôn ngữ nói và phải được định hình dưới một hình thức vật chất nhất định.
2. Trong trường hợp tác giả tự thực hiện việc định hình bài giảng, bài phát biểu, bài nói khác dưới hình thức bản ghi âm, ghi hình, thì tác giả được hưởng quyền tác giả đối với bài giảng, bài phát biểu, bài nói khác, đồng thời là chủ sở hữu quyền đối với bản ghi âm, ghi hình theo quy định tại khoản 2 Điều 44 của Luật Sở hữu trí tuệ.”
3. Bổ sung Điều 19a vào sau Điều 19:
“Điều 19a. Quyền tác giả đối với chương trình máy tính
1. Tác giả chương trình máy tính quy định tại điểm m khoản 1 Điều 14, Điều 22 của Luật Sở hữu trí tuệ được hưởng các quyền nhân thân quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 19 của Luật Sở hữu trí tuệ.
Tổ chức, cá nhân đầu tư tài chính và cơ sở vật chất – kỹ thuật để sáng tạo chương trình máy tính và tác giả chương trình máy tính có thể thỏa thuận khi ký hợp đồng sáng tạo về quyền đặt tên chương trình máy tính quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật Sở hữu trí tuệ, về việc chỉnh sửa, nâng cấp chương trình máy tính quy định tại khoản 4 Điều 19 của Luật Sở hữu trí tuệ.
2. Tổ chức, cá nhân đầu tư tài chính và cơ sở vật chất – kỹ thuật để sáng tạo chương trình máy tính là chủ sở hữu quyền tác giả được hưởng quyền công bố quy định tại khoản 3 Điều 19 và các quyền tài sản độc quyền quy định tại Điều 20 của Luật Sở hữu trí tuệ.
Tác giả chương trình máy tính được hưởng tiền nhuận bút và quyền lợi vật chất khác theo thỏa thuận với chủ sở hữu quyền tác giả.
3. Tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng hợp pháp bản sao chương trình máy tính có thể làm không quá một bản sao dự phòng, để thay thế khi bản sao đó bị mất, bị hư hỏng hoặc không thể sử dụng được.”
4. Bổ sung Điều 20a vào sau Điều 20:
“Điều 20a. Tác phẩm văn hóa, nghệ thuật dân gian
Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật Sở hữu trí tuệ được bảo hộ bao gồm:
1. Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian quy định tại điểm a khoản 1 Điều 23 của Luật Sở hữu trí tuệ là các loại hình nghệ thuật ngôn từ như truyện tiếu lâm, ngụ ngôn, sử thi, thần thoại, truyền thuyết, giai thoại, thơ, ca dao, tục ngữ, câu đố và các hình thức thể hiện tương tự khác.
2. Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian quy định tại các điểm b và c khoản 1 Điều 23 của Luật Sở hữu trí tuệ là các loại hình nghệ thuật biểu diễn như tuồng, chèo, cải lương, điệu hát, làn điệu âm nhạc; điệu múa, vở diễn, trò chơi dân gian, hội làng, các hình thức nghi lễ dân gian và các hình thức thể hiện tương tự khác.
3. Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian quy định tại điểm d khoản 1 Điều 23 của Luật Sở hữu trí tuệ là các loại hình nghệ thuật tạo hình như đồ họa, hội họa, điêu khắc, nhạc cụ; hình mẫu kiến trúc và các hình thức thể hiện tương tự khác.”
5. Khoản 2 Điều 23 được sửa đổi như sau:
“2. Quyền sao chép tác phẩm quy định tại điểm c khoản 1 Điều 20 của Luật Sở hữu trí tuệ là một trong các quyền tài sản độc quyền thuộc quyền tác giả, do chủ sở hữu thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện việc tạo ra bản sao tác phẩm bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào, bao gồm cả việc tạo ra bản sao dưới hình thức điện tử.”
6. Điều 26 được sửa đổi như sau:
“1. Thời hạn bảo hộ quyền tài sản và quyền nhân thân quy định tại khoản 3 Điều 19 của Luật Sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm di cảo là năm mươi năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên.
Thời hạn bảo hộ quyền tài sản và quyền nhân thân quy định tại khoản 3 Điều 19 của Luật Sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm nhiếp ảnh, tác phẩm mỹ thuật ứng dụng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 27 của Luật Sở hữu trí tuệ là năm mươi năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên. Trong thời hạn năm mươi năm, nếu tác phẩm chưa công bố thì thời hạn bảo hộ là năm mươi năm, kể từ khi tác phẩm được định hình.
2. Thời hạn bảo hộ đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh quy định tại điểm a khoản 2 Điều 27 của Luật Sở hữu trí tuệ đã được sửa đổi, bổ sung thực hiện như sau:
Kể từ ngày Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ có hiệu lực, tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh còn thời hạn bảo hộ theo Luật Sở hữu trí tuệ thì tiếp tục được hưởng thời hạn bảo hộ theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 27 của Luật Sở hữu trí tuệ đã được sửa đổi, bổ sung; đối với tác phẩm sân khấu còn thời hạn bảo hộ theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ thì thời hạn bảo hộ được thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 27 của Luật Sở hữu trí tuệ đã được sửa đổi, bổ sung là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết.”
7. Điều 28 được sửa đổi như sau:
“Điều 28. Chuyển nhượng quyền đối với tác phẩm khuyết danh
Việc hưởng quyền của chủ sở hữu tác phẩm khuyết danh quy định tại khoản 2 Điều 41, điểm a khoản 1 Điều 42 của Luật Sở hữu trí tuệ đã được sửa đổi, bổ sung được thực hiện như sau:
1. Tổ chức, cá nhân đang quản lý tác phẩm khuyết danh được phép chuyển nhượng quyền đối với tác phẩm khuyết danh cho tổ chức, cá nhân khác và được hưởng thù lao từ việc chuyển nhượng quyền đó.
2. Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng quyền theo quy định tại khoản 1 Điều này được hưởng quyền của chủ sở hữu đến khi danh tính của tác giả được xác định.”
8. Điều 36 được sửa đổi như sau:
“Điều 36. Sử dụng chương trình phát sóng
1. Chủ sở hữu chương trình phát sóng quy định tại khoản 3 Điều 44 của Luật Sở hữu trí tuệ là tổ chức phát sóng đầu tư tài chính và cơ sở vật chất – kỹ thuật của mình để phát sóng.
2. Khi sử dụng các tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình để sản xuất chương trình phát sóng, tổ chức phát sóng phải thực hiện nghĩa vụ với chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan theo quy định pháp luật.
3. Tổ chức, cá nhân sử dụng chương trình phát sóng của tổ chức phát sóng khác theo quy định tại các điểm a và b khoản 1 Điều 31 của Luật Sở hữu trí tuệ để tiếp sóng, tái phát sóng hoặc truyền trên mạng viễn thông, thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào thực hiện theo thỏa thuận và các quy định pháp luật liên quan. Việc sửa đổi, cắt xén, bổ sung chương trình phát sóng của tổ chức phát sóng khác để tái phát sóng hoặc truyền trên mạng viễn thông, thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác phải có sự thỏa thuận với chủ sở hữu chương trình phát sóng.”
9. Khoản 1 Điều 37 được sửa đổi như sau:
“1. Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan theo quy định tại Điều 50 của Luật Sở hữu trí tuệ có thể trực tiếp hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp 01 hồ sơ đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan tại trụ sở Cục Bản quyền tác giả hoặc Văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả tại thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng hoặc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nơi tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan cư trú hoặc có trụ sở. Hồ sơ có thể gửi qua đường bưu điện.”
10. Điểm a khoản 1 Điều 39 được sửa đổi như sau:
“1. Cục Bản quyền tác giả có thẩm quyền cấp, cấp lại, đổi, hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 51 của Luật Sở hữu trí tuệ.
a) Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan có nhu cầu xin cấp lại hoặc đổi Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan thì nộp đơn nêu rõ lý do và nộp 01 hồ sơ theo quy định tại Điều 50 của Luật Sở hữu trí tuệ tại trụ sở Cục Bản quyền tác giả hoặc Văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả tại thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng hoặc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nơi tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan cư trú hoặc có trụ sở. Đơn và hồ sơ có thể gửi qua đường bưu điện.”
11. Điều 41 được sửa đổi như sau:
“1. Tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định tại khoản 1 Điều 56 của Luật Sở hữu trí tuệ khi hoạt động phải tuân thủ các điều kiện sau:
a) Tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan phải được tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan ủy quyền.
b) Tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan phải có hợp đồng ủy quyền bằng văn bản với các chủ thể quyền về việc quản lý một quyền, một nhóm quyền cụ thể.
c) Việc thu, phân phối tiền nhuận bút, thù lao và các quyền lợi vật chất được phát sinh từ việc khai thác quyền, nhóm quyền quy định tại Điều lệ hoạt động của tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan và hợp đồng ủy quyền.
2. Trong trường hợp tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng có liên quan đến quyền và lợi ích của nhiều tổ chức đại diện tập thể được ủy quyền đại diện cho các quyền, nhóm quyền khác nhau, các bên có thể thỏa thuận để một tổ chức thay mặt đàm phán cấp phép sử dụng, thu và phân chia tiền, báo cáo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trước khi thực hiện.
3. Việc quản lý, thu và phân phối tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất quy định tại điểm a khoản 2 Điều 56 của Luật Sở hữu trí tuệ thực hiện theo quy định sau:
a) Việc thu, phân phối tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất của các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan thực hiện theo nguyên tắc công khai, minh bạch.
b) Tổ chức đại diện tập thể được giữ lại một khoản tiền phù hợp trên tổng số tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất thu được để chi phí cho việc thực hiện nhiệm vụ của tổ chức trên cơ sở thỏa thuận với người ủy quyền. Mức tiền giữ lại được điều chỉnh phù hợp với hiệu quả của hoạt động đại diện tập thể trên cơ sở thỏa thuận với người ủy quyền và có thể được xác định bằng tỷ lệ phần trăm trên tổng số tiền thu được.
c) Việc thu và phân phối tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất từ các tổ chức tương ứng của nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế thực hiện theo quy định về quản lý ngoại hối.
4. Tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan thực hiện chế độ báo cáo 6 tháng, một năm hoặc đột xuất theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 56 của Luật Sở hữu trí tuệ như sau:
a) Báo cáo gửi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính bao gồm các nội dung: sửa đổi, bổ sung Điều lệ, quy chế hoạt động; thay đổi nhân sự lãnh đạo; tham gia các tổ chức quốc tế; các hoạt động đối ngoại khác; biểu giá, phương thức thanh toán nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất; chương trình kế hoạch dài hạn và hàng năm; tình hình hoạt động, ký hợp đồng ủy quyền, hợp đồng cấp phép sử dụng; hoạt động thu, mức thu, phương thức phân phối; cách thức thực hiện việc phân phối tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất; các hoạt động liên quan khác.
b) Trường hợp sửa đổi, bổ sung Điều lệ phải báo cáo cấp có thẩm quyền phê duyệt trước khi thực hiện.”
12. Bổ sung Điều 45a vào sau Điều 45:
“Điều 45a. Nguyên tắc và phương thức thanh toán tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất
1. Nhuận bút, thù lao quy định tại khoản 3 Điều 20, khoản 4 Điều 29 và quyền lợi vật chất quy định tại khoản 2 Điều 30, khoản 2 Điều 31 của Luật Sở hữu trí tuệ được xác định theo các nguyên tắc sau:
a) Việc trả nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất phải bảo đảm lợi ích của người sáng tạo, nhà sử dụng và công chúng hưởng thụ, phù hợp với thực tiễn của đất nước.
b) Mức nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất căn cứ vào thể loại, hình thức, chất lượng, số lượng hoặc tần suất sử dụng tác phẩm.
c) Các đồng tác giả, tập thể tác giả thỏa thuận về tỷ lệ phân chia nhuận bút, thù lao theo mức độ sáng tạo thể hiện trong tác phẩm, phù hợp với hình thức sử dụng.
d) Tác giả của tác phẩm, tổ chức, cá nhân thực hiện cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng dành cho thiếu nhi, dân tộc thiểu số; người Việt Nam thực hiện sáng tạo tác phẩm trực tiếp bằng tiếng nước ngoài, người Kinh thực hiện trực tiếp bằng tiếng dân tộc thiểu số, người dân tộc thiểu số này thực hiện trực tiếp bằng tiếng dân tộc thiểu số khác; thực hiện trong điều kiện khó khăn, nguy hiểm và những trường hợp đặc biệt khác được hưởng thêm nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khuyến khích.
đ) Việc sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan và trả nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất phải có hợp đồng bằng văn bản theo quy định pháp luật.
e) Các cơ quan, tổ chức sử dụng ngân sách nhà nước, doanh nghiệp Nhà nước lập dự trù kinh phí chi nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất trong phạm vi ngân sách và các nguồn thu khác theo quy định pháp luật.
2. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành biểu giá, phương thức thanh toán nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất theo quy định tại khoản 1 Điều 26 và các khoản 1 và 2 Điều 33 của Luật Sở hữu trí tuệ đã được sửa đổi, bổ sung.”
13. Bổ sung khoản 4 Điều 46 như sau:
“4. Quyền tác giả, quyền liên quan được bảo hộ theo quy định của các văn bản có hiệu lực trước ngày Luật Sở hữu trí tuệ đã được sửa đổi, bổ sung có hiệu lực, nếu còn thời hạn bảo hộ thì tiếp tục được bảo hộ theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ đã được sửa đổi, bổ sung.
Đơn đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan đã nộp cho cơ quan có thẩm quyền trước ngày Luật Sở hữu trí tuệ đã được sửa đổi, bổ sung có hiệu lực sẽ được xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành vào thời điểm nộp đơn.
Mọi hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan hoặc vi phạm hợp đồng trước ngày Luật Sở hữu trí tuệ đã được sửa đổi, bổ sung có hiệu lực sẽ được xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành vào thời điểm xảy ra hành vi vi phạm.”
14. Thay cụm từ “Bộ Văn hóa – Thông tin” bằng cụm từ “Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch”.
Thay cụm từ “Sở Văn hóa – Thông tin” bằng cụm từ “Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch”.
Thay cụm từ “Cục Bản quyền tác giả Văn học – Nghệ thuật” bằng cụm từ “Cục Bản quyền tác giả”.
Điều 2. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 11 năm 2011.
Điều 3. Trách nhiệm thi hành
1. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
2. Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm hướng dẫn thi hành và tổ chức thực hiện Nghị định này.
Nơi nhận: – Ban Bí thư Trung ương Đảng; – Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; – Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; – VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng; – HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW; – Văn phòng TW và các Ban của Đảng; – Văn phòng Chủ tịch nước; – Hội đồng Dân tộc và các UB của Quốc hội; – Văn phòng Quốc hội; – Tòa án nhân dân tối cao; – Viện kiểm sát nhân dân tối cao; – Kiểm toán Nhà nước; – Ủy ban Giám sát tài chính QG; – Ngân hàng Chính sách Xã hội; – Ngân hàng Phát triển Việt Nam; – Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; – Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; – VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; – Lưu: Văn thư, KGVX (5b)
|
TM. CHÍNH PHỦ THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng
|
Reviews
There are no reviews yet.