Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Thông báo 252/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại buổi làm việc với lãnh đạo Ủy ban Dân tộc

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
——————

Số: 252/TB-VPCP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————–

Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2011

THÔNG BÁO

KẾT LUẬN CỦA PHÓ THỦ TƯỚNG NGUYỄN XUÂN PHÚC TẠI BUỔI LÀM VIỆC

VỚI LÃNH ĐẠO ỦY BAN DÂN TỘC

Ngày 28 tháng 9 năm 2011, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có buổi làm việc với lãnh đạo Ủy ban Dân tộc. Cùng dự buổi làm việc với Phó Thủ tướng có đại diện lãnh đạo các Bộ, cơ quan: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Lao động – Thương binh và Xã hội, Nội vụ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hội đồng Dân tộc của Quốc hội và Văn phòng Chính phủ. Sau khi nghe đồng chí Giàng Seo Phử, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc báo cáo về tình hình công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc và một số kiến nghị của Ủy ban; ý kiến của lãnh đạo các Bộ, cơ quan, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã kết luận như sau:

I. ĐÁNH GIÁ CHUNG

Đánh giá cao những kết quả đạt được trong lĩnh vực công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc của các cấp, các ngành và các địa phương trong cả nước trong thời gian qua. Ủy ban Dân tộc với chức năng là cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc, đã đoàn kết, nỗ lực phấn đấu, khắc phục khó khăn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; tham mưu cho Đảng, Chính phủ xây dựng và tổ chức thực hiện nhiều chương trình, chính sách quan trọng về công tác dân tộc, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng vùng đồng bào dân tộc và miền núi.

Trong các năm qua, đời sống vật chất và tinh thần đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn được cải thiện rõ rệt: tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, nhất là các xã đặc biệt khó khăn, giảm từ 47% năm 2006 xuống còn 28% năm 2010 (theo tiêu chí cũ); kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội vùng dân tộc và miền núi có bước phát triển: 97,42% số xã có đường ôtô đến trung tâm xã, 84,6 số xã đặc biệt khó khăn có điện lưới và gần 70% số hộ được dùng điện.

Các lĩnh vực y tế, giáo dục và đào tạo đạt được nhiều kết quả tích cực với 100% xã có trường tiểu học, trung học cơ sở và trạm y tế xã; công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân ngày càng được tốt hơn; văn hóa các dân tộc được quan tâm bảo tồn và phát triển.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được trong thời gian qua, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi vẫn còn rất nhiều khó khăn, kinh tế chậm phát triển; kết cấu hạ tầng nhiều nơi còn thiếu và yếu, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, chất lượng giáo dục và nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu; đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn.

II. NHIỆM VỤ TRONG THỜI GIAN TỚI

Về cơ bản đồng ý với báo cáo của Ủy ban dân tộc về kết quả đạt được, khó khăn, thách thức, nguyên nhân tồn tại và giải pháp thực hiện trong thời gian tới. Ủy ban Dân tộc cần tiếp thu ý kiến của các Bộ, ngành để có các giải pháp và tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình, đề án, dự án theo kế hoạch đã đề ra. Trong thời gian tới, Ủy ban Dân tộc cần tiếp tục thực hiện tốt một số việc sau:

1. Phối hợp chặt chẽ hơn nữa với các Bộ, ngành, địa phương nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc, trong đó đặc biệt quan tâm vấn đề nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, xóa đói giảm nghèo và xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh, bảo đảm thế trận an ninh, quốc phòng vững chắc;

2. Tiếp tục chỉ đạo và tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 (khóa IX) của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Kết luận số 57/KL/TW ngày 03 tháng 11 năm 2009 của Bộ Chính trị về công tác dân tộc; làm tốt công tác tuyên truyền, quán triệt, nâng cao nhận thức và thực hiện có hiệu quả các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác dân tộc, trên cơ sở đó cụ thể hóa thành các Chương trình, chính sách, đề án, dự án để thực hiện có hiệu quả;

3. Chỉ đạo rà soát, đánh giá trình độ phát triển các khu vực (I, II, III) vùng dân tộc và miền núi theo tiêu chí phân định vùng dân tộc và miền núi theo trình độ phát triển, làm cơ sở cho việc xây dựng, sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung cơ chế, chính sách, dự án nhằm phát triển toàn diện, nhanh và bền vững kinh tế – xã hội vùng dân tộc và miền núi; đồng thời tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện các chính sách, chương trình trong giai đoạn 2011-2016;

4. Tiếp tục củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy cơ quan làm công tác dân tộc từ Trung ương đến cơ sở theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; thực hiện phân công, phân cấp và trách nhiệm trong lĩnh vực công tác dân tộc; làm tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, quản lý cán bộ người dân tộc thiểu số trong hệ thống chính trị và cán bộ trong hệ thống cơ quan làm công tác dân tộc; xây dựng hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu về công tác dân tộc.

5. Nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn tình hình công tác dân tộc, chính sách dân tộc để tham mưu cho Đảng và Nhà nước trong việc đầu tư phát triển kinh tế – xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, bảo đảm đại đoàn kết dân tộc, xây dựng và bảo vệ đất nước trong thời kỳ mới.

6. Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Lao động – Thương binh và Xã hội, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giáo dục và Đào tạo, Văn phòng Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ và hướng dẫn Ủy ban Dân tộc trong việc xây dựng công trình, chính sách về công tác dân tộc và miền núi, bảo đảm có chất lượng và có tính khả thi cao trong quá trình tổ chức thực hiện.

III. VỀ MỘT SỐ ĐỀ NGHỊ CỦA ỦY BAN DÂN TỘC

1. Về Đề án Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020 và Đề án Học viện Dân tộc: thực hiện theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 4182/VPCP-ĐP ngày 24 tháng 6 năm 2011 của Văn phòng Chính phủ; các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Ủy ban Dân tộc sớm hoàn tất các đề án trên và trình duyệt theo quy định.

2. Về chủ trương xây dựng Nghị định mới thay thế Nghị định số 60/2008/NĐ-CP của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Dân tộc: Ủy ban Dân tộc làm việc với Bộ Nội vụ và các Bộ, cơ quan có liên quan, làm rõ các nội dung sửa đổi, bổ sung; nhằm đáp ứng yêu cầu thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, hiệu lực và hiệu quả cao.

3. Về kinh phí để thực hiện các chính sách dân tộc: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính cân đối ngân sách hàng năm, ưu tiên bố trí vốn để thực hiện.

4. Đối với các chương trình, chính sách mới giai đoạn 2011 – 2016:

a) Về xây dựng Chương trình phát triển kinh tế xã hội, giảm nghèo các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn vùng dân tộc và miền núi giai đoạn 2011-2016 (gọi tắt là Chương trình 135 giai đoạn III): Ủy ban Dân tộc làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và các Bộ, cơ quan có liên quan đề xuất, báo cáo Thủ tướng Chính phủ để bảo đảm các nội dung của Chương trình này thực hiện theo Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 1624/TTg-KGVX ngày 14 tháng 9 năm 2011.

b) Về Đề án cấp một số loại báo, tạp chí cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn giai đoạn 2011-2015: Ủy ban Dân tộc thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 5034/VPCP-KGVX ngày 22 tháng 7 năm 2011 của Văn phòng Chính phủ.

c) Đối với các chương trình, chính sách khác: Ủy ban Dân tộc phối hợp với Văn phòng Chính phủ rà soát và hoàn thiện các đề án, chính sách, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

d) Về xây dựng chính sách ổn định dân di cư tự do: Ủy ban Dân tộc làm việc với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ, cơ quan liên quan xác định cụ thể chức năng, nhiệm vụ giữa các Bộ, cơ quan đối với việc ổn định dân di cư tự do, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

đ) Ủy ban Dân tộc phối hợp với các Bộ, cơ quan nghiên cứu, xác định cụ thể nội dung chính sách thể hiện được tính đặc thù đối với cán bộ trong hệ thống cơ quan làm công tác dân tộc, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

5. Về bố trí vốn xây dựng trụ sở làm việc của Ủy ban Dân tộc: thực hiện theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 5230/VPCP-KTN ngày 01 tháng 8 năm 2011 của Văn phòng Chính phủ; Ủy ban Dân tộc làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính xử lý cụ thể và sớm giải quyết theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

6. Về chương trình đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm tại chỗ cho đồng bào dân tộc thiểu số: Ủy ban Dân tộc xây dựng đề án với nội dung cụ thể, làm việc với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để triển khai thực hiện.

7. Về hình thức đào tạo liên thông trường dân tộc nội trú; trường bán trú dân nuôi; chính sách thi tuyển, cử tuyển: đây là việc cần thiết trong thực tiễn, yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo làm việc với Ủy ban Dân tộc để xem xét, báo cáo Thủ tướng Chính phủ sớm quyết định.

Văn phòng Chính phủ xin thông báo để Ủy ban Dân tộc và các Bộ, cơ quan liên quan biết, thực hiện.

Nơi nhận:
– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
– Ủy ban Dân tộc;
– Các Bộ: KH&ĐT, TC, LĐ&TBXH, Nội vụ, NN&PTNT, GD&ĐT;
– Ban Dân vận Trung ương;
– Hội đồng Dân tộc của Quốc hội;
– VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ: TH, KTTH, PL, TCCV, TKBT, KTN, KGVX;
– Lưu: VT, ĐP (5).

KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
PHÓ CHỦ NHIỆM

Phạm Văn Phượng

Thuộc tính văn bản
Thông báo 252/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại buổi làm việc với lãnh đạo Ủy ban Dân tộc
Cơ quan ban hành: Văn phòng Chính phủ Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 252/TB-VPCP Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Thông báo Người ký: Phạm Văn Phượng
Ngày ban hành: 20/10/2011 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Chính sách

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
——————

Số: 252/TB-VPCP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————–

Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2011

THÔNG BÁO

KẾT LUẬN CỦA PHÓ THỦ TƯỚNG NGUYỄN XUÂN PHÚC TẠI BUỔI LÀM VIỆC

VỚI LÃNH ĐẠO ỦY BAN DÂN TỘC

Ngày 28 tháng 9 năm 2011, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có buổi làm việc với lãnh đạo Ủy ban Dân tộc. Cùng dự buổi làm việc với Phó Thủ tướng có đại diện lãnh đạo các Bộ, cơ quan: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Lao động – Thương binh và Xã hội, Nội vụ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hội đồng Dân tộc của Quốc hội và Văn phòng Chính phủ. Sau khi nghe đồng chí Giàng Seo Phử, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc báo cáo về tình hình công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc và một số kiến nghị của Ủy ban; ý kiến của lãnh đạo các Bộ, cơ quan, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã kết luận như sau:

I. ĐÁNH GIÁ CHUNG

Đánh giá cao những kết quả đạt được trong lĩnh vực công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc của các cấp, các ngành và các địa phương trong cả nước trong thời gian qua. Ủy ban Dân tộc với chức năng là cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc, đã đoàn kết, nỗ lực phấn đấu, khắc phục khó khăn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; tham mưu cho Đảng, Chính phủ xây dựng và tổ chức thực hiện nhiều chương trình, chính sách quan trọng về công tác dân tộc, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng vùng đồng bào dân tộc và miền núi.

Trong các năm qua, đời sống vật chất và tinh thần đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn được cải thiện rõ rệt: tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, nhất là các xã đặc biệt khó khăn, giảm từ 47% năm 2006 xuống còn 28% năm 2010 (theo tiêu chí cũ); kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội vùng dân tộc và miền núi có bước phát triển: 97,42% số xã có đường ôtô đến trung tâm xã, 84,6 số xã đặc biệt khó khăn có điện lưới và gần 70% số hộ được dùng điện.

Các lĩnh vực y tế, giáo dục và đào tạo đạt được nhiều kết quả tích cực với 100% xã có trường tiểu học, trung học cơ sở và trạm y tế xã; công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân ngày càng được tốt hơn; văn hóa các dân tộc được quan tâm bảo tồn và phát triển.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được trong thời gian qua, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi vẫn còn rất nhiều khó khăn, kinh tế chậm phát triển; kết cấu hạ tầng nhiều nơi còn thiếu và yếu, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, chất lượng giáo dục và nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu; đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn.

II. NHIỆM VỤ TRONG THỜI GIAN TỚI

Về cơ bản đồng ý với báo cáo của Ủy ban dân tộc về kết quả đạt được, khó khăn, thách thức, nguyên nhân tồn tại và giải pháp thực hiện trong thời gian tới. Ủy ban Dân tộc cần tiếp thu ý kiến của các Bộ, ngành để có các giải pháp và tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình, đề án, dự án theo kế hoạch đã đề ra. Trong thời gian tới, Ủy ban Dân tộc cần tiếp tục thực hiện tốt một số việc sau:

1. Phối hợp chặt chẽ hơn nữa với các Bộ, ngành, địa phương nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc, trong đó đặc biệt quan tâm vấn đề nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, xóa đói giảm nghèo và xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh, bảo đảm thế trận an ninh, quốc phòng vững chắc;

2. Tiếp tục chỉ đạo và tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 (khóa IX) của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Kết luận số 57/KL/TW ngày 03 tháng 11 năm 2009 của Bộ Chính trị về công tác dân tộc; làm tốt công tác tuyên truyền, quán triệt, nâng cao nhận thức và thực hiện có hiệu quả các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác dân tộc, trên cơ sở đó cụ thể hóa thành các Chương trình, chính sách, đề án, dự án để thực hiện có hiệu quả;

3. Chỉ đạo rà soát, đánh giá trình độ phát triển các khu vực (I, II, III) vùng dân tộc và miền núi theo tiêu chí phân định vùng dân tộc và miền núi theo trình độ phát triển, làm cơ sở cho việc xây dựng, sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung cơ chế, chính sách, dự án nhằm phát triển toàn diện, nhanh và bền vững kinh tế – xã hội vùng dân tộc và miền núi; đồng thời tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện các chính sách, chương trình trong giai đoạn 2011-2016;

4. Tiếp tục củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy cơ quan làm công tác dân tộc từ Trung ương đến cơ sở theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; thực hiện phân công, phân cấp và trách nhiệm trong lĩnh vực công tác dân tộc; làm tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, quản lý cán bộ người dân tộc thiểu số trong hệ thống chính trị và cán bộ trong hệ thống cơ quan làm công tác dân tộc; xây dựng hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu về công tác dân tộc.

5. Nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn tình hình công tác dân tộc, chính sách dân tộc để tham mưu cho Đảng và Nhà nước trong việc đầu tư phát triển kinh tế – xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, bảo đảm đại đoàn kết dân tộc, xây dựng và bảo vệ đất nước trong thời kỳ mới.

6. Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Lao động – Thương binh và Xã hội, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giáo dục và Đào tạo, Văn phòng Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ và hướng dẫn Ủy ban Dân tộc trong việc xây dựng công trình, chính sách về công tác dân tộc và miền núi, bảo đảm có chất lượng và có tính khả thi cao trong quá trình tổ chức thực hiện.

III. VỀ MỘT SỐ ĐỀ NGHỊ CỦA ỦY BAN DÂN TỘC

1. Về Đề án Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020 và Đề án Học viện Dân tộc: thực hiện theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 4182/VPCP-ĐP ngày 24 tháng 6 năm 2011 của Văn phòng Chính phủ; các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Ủy ban Dân tộc sớm hoàn tất các đề án trên và trình duyệt theo quy định.

2. Về chủ trương xây dựng Nghị định mới thay thế Nghị định số 60/2008/NĐ-CP của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Dân tộc: Ủy ban Dân tộc làm việc với Bộ Nội vụ và các Bộ, cơ quan có liên quan, làm rõ các nội dung sửa đổi, bổ sung; nhằm đáp ứng yêu cầu thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, hiệu lực và hiệu quả cao.

3. Về kinh phí để thực hiện các chính sách dân tộc: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính cân đối ngân sách hàng năm, ưu tiên bố trí vốn để thực hiện.

4. Đối với các chương trình, chính sách mới giai đoạn 2011 – 2016:

a) Về xây dựng Chương trình phát triển kinh tế xã hội, giảm nghèo các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn vùng dân tộc và miền núi giai đoạn 2011-2016 (gọi tắt là Chương trình 135 giai đoạn III): Ủy ban Dân tộc làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và các Bộ, cơ quan có liên quan đề xuất, báo cáo Thủ tướng Chính phủ để bảo đảm các nội dung của Chương trình này thực hiện theo Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 1624/TTg-KGVX ngày 14 tháng 9 năm 2011.

b) Về Đề án cấp một số loại báo, tạp chí cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn giai đoạn 2011-2015: Ủy ban Dân tộc thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 5034/VPCP-KGVX ngày 22 tháng 7 năm 2011 của Văn phòng Chính phủ.

c) Đối với các chương trình, chính sách khác: Ủy ban Dân tộc phối hợp với Văn phòng Chính phủ rà soát và hoàn thiện các đề án, chính sách, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

d) Về xây dựng chính sách ổn định dân di cư tự do: Ủy ban Dân tộc làm việc với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ, cơ quan liên quan xác định cụ thể chức năng, nhiệm vụ giữa các Bộ, cơ quan đối với việc ổn định dân di cư tự do, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

đ) Ủy ban Dân tộc phối hợp với các Bộ, cơ quan nghiên cứu, xác định cụ thể nội dung chính sách thể hiện được tính đặc thù đối với cán bộ trong hệ thống cơ quan làm công tác dân tộc, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

5. Về bố trí vốn xây dựng trụ sở làm việc của Ủy ban Dân tộc: thực hiện theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 5230/VPCP-KTN ngày 01 tháng 8 năm 2011 của Văn phòng Chính phủ; Ủy ban Dân tộc làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính xử lý cụ thể và sớm giải quyết theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

6. Về chương trình đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm tại chỗ cho đồng bào dân tộc thiểu số: Ủy ban Dân tộc xây dựng đề án với nội dung cụ thể, làm việc với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để triển khai thực hiện.

7. Về hình thức đào tạo liên thông trường dân tộc nội trú; trường bán trú dân nuôi; chính sách thi tuyển, cử tuyển: đây là việc cần thiết trong thực tiễn, yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo làm việc với Ủy ban Dân tộc để xem xét, báo cáo Thủ tướng Chính phủ sớm quyết định.

Văn phòng Chính phủ xin thông báo để Ủy ban Dân tộc và các Bộ, cơ quan liên quan biết, thực hiện.

Nơi nhận:
– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
– Ủy ban Dân tộc;
– Các Bộ: KH&ĐT, TC, LĐ&TBXH, Nội vụ, NN&PTNT, GD&ĐT;
– Ban Dân vận Trung ương;
– Hội đồng Dân tộc của Quốc hội;
– VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ: TH, KTTH, PL, TCCV, TKBT, KTN, KGVX;
– Lưu: VT, ĐP (5).

KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
PHÓ CHỦ NHIỆM

Phạm Văn Phượng

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Thông báo 252/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại buổi làm việc với lãnh đạo Ủy ban Dân tộc”