BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI ——-
Số: 15/2014/TT-BLĐTBXH
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————
Hà Nội, ngày 19 tháng 06 năm 2014
|
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC THÁNG HÀNH ĐỘNG VÌ TRẺ EM
Căn cứ Nghị định số 71/2011/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em;
Căn cứ Nghị định số 106/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấutổ chức của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em,
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư hướng dẫn tổ chức Tháng hành động vì trẻ em.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Thông tư này hướng dẫn việc tổ chức Tháng hành động vì trẻ em.
2. Thông tư này áp dụng đối với cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em các cấp, Ủy ban nhân dân các cấp, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em và trẻ em.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Tháng hành động vì trẻ em là đợt cao điểm truyền thông, vận động xã hội thực hiện đường lối của Đảng, pháp luật, chính sách của Nhà nước về chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em.
Điều 3. Mục đích tổ chức Tháng hành động vì trẻ em
1. Thúc đẩy sự quan tâm của các cấp ủy, chính quyền, các ngành, gia đình và xã hội về ý nghĩa, tầm quan trọng và các mục tiêu cần đạt được của công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em.
2. Thực hiện hiệu quả các chính sách, chương trình; vận động xã hội nhằm cải thiện điều kiện sống, tạo cơ hội để trẻ em được sống trong môi trường an toàn, lành mạnh và phát triển toàn diện.
3. Tạo điều kiện để mọi trẻ em, đặc biệt trẻ em nghèo, trẻ em vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt có một kỳ nghỉ hè an toàn, lành mạnh.
Điều 4. Xác định chủ đề, nội dung hoạt động
Hằng năm, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội căn cứ vào tình hình thực tiễn đất nước xây dựng kế hoạch có nội dung, chủ đề tập trung vào những vấn đề xã hội bức xúc có liên quan đến trẻ em mà cộng đồng xã hội quan tâm hoặc luật pháp, chính sách liên quan tới trẻ em đã và sắp ban hành để truyền thông, vận động nâng cao nhận thức của cộng đồng. Chủ đề cần ngắn gọn, dễ hiểu, chứa đựng thông điệp thúc đẩy hành động tích cực vì trẻ em.
2. Nội dung hoạt động
Tập trung vào các yêu cầu về chỉ đạo, định hướng công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em; mục tiêu chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em cần vận động xã hội quan tâm giải quyết trong kế hoạch hàng năm và 5 năm.
Điều 5. Thời gian tổ chức
Tháng hành động vì trẻ em được tổ chức từ ngày 01 đến ngày 30 tháng 6 hằng năm.
Điều 6. Tổ chức thực hiện Tháng hành động vì trẻ em
1. Xây dựng kế hoạch
Cơ quan Lao động – Thương binh và Xã hội các cấp chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan xây dựng kế hoạch triển khai Tháng hành động vì trẻ em theo chủ đề và nội dung được lựa chọn; xác định nguồn và dự toán kinh phí và triển khai các hoạt động.
2. Truyền thông
a) Xây dựng các khẩu hiệu, thông điệp triển khai chủ đề và nội dung của Tháng hành động vì trẻ em.
b) Xây dựng các hướng dẫn truyền thông; tài liệu, sản phẩm truyền thông mẫu; in ấn, phát hành áp phích, băng rôn, khẩu hiệu. Cung cấp tài liệu, thông tin liên quan đến chủ đề, nội dung Tháng hành động vì trẻ em cho các cơ quan thông tin đại chúng.
c) Tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì trẻ em
Thời gian tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì trẻ em vào tuần cuối tháng 5 hoặc ngày 01 tháng 6. Lễ phát động có sự tham gia của lãnh đạo các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương; lãnh đạo các cơ quan, tổ chức liên quan đến chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em và trẻ em. Lễ phát động và số lượng người tham dự phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội của địa phương.
(Chương trình Lễ phát động Tháng hành động vì trẻ em theo mẫu số 1)
3. Vận động nguồn lực cho công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em
Quỹ Bảo trợ trẻ em các cấp vận động nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế, góp phần thực hiện các mục tiêu trong Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em; ủng hộ nguồn lực để xây dựng công trình phúc lợi cho trẻ em; tặng quà, trao học bổng, đỡ đầu, trợ giúp trẻ em nghèo, trẻ em vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; hỗ trợ phẫu thuật, chỉnh hình cho trẻ em khuyết tật, trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo.
4. Hoạt động thăm hỏi, tặng quà.
5. Tổ chức các hoạt động văn hóa, vui chơi, giải trí, thể dục, thể thao, du lịch, tham quan cho trẻ em trong Tháng hành động vì trẻ em và trong dịp nghỉ hè.
a) Tổ chức các hoạt động văn hóa vui chơi, giải trí, thể dục, thể thao, du lịch, tham quan an toàn, lành mạnh cho trẻ em. Hướng dẫn, giáo dục trẻ em các giá trị văn hóa truyền thống, trò chơi, đồ chơi dân gian của địa phương.
b) Giáo dục, hướng dẫn trẻ em kỹ năng biết tự bảo vệ mình trước các nguy cơ bị bóc lột lao động, bị xâm hại, phòng tránh tai nạn thương tích. Tổ chức các hoạt động tìm hiểu an toàn giao thông, học bơi, cứu hộ và sơ cứu người bị nạn; kiến thức, kỹ năng thực hiện quyền tham gia, bày tỏ ý kiến phù hợp với lứa tuổi; kỹ năng sống, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng giao tiếp.
c) Tổ chức các hoạt động giao lưu (tọa đàm, hội thảo theo chuyên đề, thi hát múa, vẽ tranh, kể chuyện) giữa trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt với các trẻ em khác để tăng cường sự tự tin, hỗ trợ trẻ em hòa nhập cộng đồng.
6. Tổ chức các hoạt động có sự tham gia của trẻ em
a) Tổ chức các hoạt động xã hội có sự tham gia của trẻ em.
b) Tổ chức Diễn đàn trẻ em các cấp tạo cơ hội cho trẻ em bày tỏ ý kiến, kiến nghị, nguyện vọng về các vấn đề có liên quan đến trẻ em.
c) Hỗ trợ hoạt động của các câu lạc bộ, các nhóm trẻ em trong dịp hè trên địa bàn dân cư.
Điều 7. Chế độ báo cáo
1. Cấp huyện
Trước ngày 05 tháng 7 hàng năm, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội tổng hợp, báo cáo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội kết quả thực hiện Tháng hành động vì trẻ em.
2. Cấp tỉnh
Trước ngày 10 tháng 7 hàng năm, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tổng hợp, báo cáo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hội kết quả thực hiện Tháng hành động vì trẻ em.
(Tổng hợp báo cáo theo mẫu số 2)
Điều 8. Trách nhiệm của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
1. Hướng dẫn triển khai Tháng hành động vì trẻ em trên phạm vi toàn quốc.
2. Xây dựng chủ đề, nội dung; tài liệu hướng dẫn truyền thông, vận động xã hội trong Tháng hành động vì trẻ em.
3. Chuẩn bị cho các đoàn của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Lãnh đạo Bộ đi thăm, tặng quà cho trẻ em nghèo, trẻ em miền núi, trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em biên giới, hải đảo và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trong Tháng hành động vì trẻ em.
4. Vận động học bổng, quà tặng cho trẻ em, trẻ em nghèo, trẻ em miền núi, trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em biên giới, hải đảo và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
5. Theo dõi, giám sát quá trình thực hiện kế hoạch và báo cáo tổng kết Tháng hành động vì trẻ em.
Điều 9. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp
1. Kiểm tra, đôn đốc, đánh giá việc thực hiện Tháng hành động vì trẻ em.
2. Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, tổ chức xã hội địa phương và đề nghị cấp ủy Đảng chỉ đạo các tổ chức chính trị – xã hội có kế hoạch cụ thể và hoạt động thiết thực đối với việc chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong Tháng hành động vì trẻ em.
3. Bố trí kinh phí và vận động các nguồn lực cho việc triển khai Tháng hành động vì trẻ em một cách thiết thực và hiệu quả, tạo cơ hội phát triển bình đẳng cho trẻ em.
4. Xây dựng kế hoạch và ưu tiên giải quyết những vấn đề tồn tại lâu dài, bức xúc trong công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em ở địa phương.
Điều 10. Trách nhiệm của cơ quan Lao động – Thương binh và Xã hội cấp tỉnh và huyện
1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức xây dựng kế hoạch, triển khai các hoạt động theo chủ đề, nội dung Tháng hành động vì trẻ em tại địa phương.
2. Phối hợp với cơ quan Tuyên giáo của Đảng bộ địa phương tuyên truyền Chỉ thị số 20-CT/TW ngày 05 tháng 11 năm 2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới; định hướng, hướng dẫn các nội dung của Tháng hành động vì trẻ em tới lãnh đạo, các cấp ủy đảng, đội ngũ báo cáo viên, phóng viên báo chí của địa phương.
3. Phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân chỉ đạo tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì trẻ em.
Điều 11. Điều khoản thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 8 năm 2014.
2. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị các cơ quan phản ánh kịp thời về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để nghiên cứu, giải quyết./.
Nơi nhận: – Ban Bí thư Trung ương Đảng; – Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; – Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; – Văn phòng Trung ương Đảng và các Ban của Đảng; – Văn phòng Quốc hội; – Văn phòng Chủ tịch nước; – Viện kiểm sát nhân dân tối cao; – Tòa án nhân dân tối cao; – Cơ quan trung ương của các đoàn thể; – HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TƯ; – Sở LĐTBXH các tỉnh, TP trực thuộc TƯ; – Công báo; – Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp); – Website Chính phủ; – Wetsite Bộ LĐTBXH; – Các Vụ, ban có liên quan; – Lưu VT, BVCSTE.
|
KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG
Doãn Mậu Diệp
|
BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI ——-
Số: 15/2014/TT-BLĐTBXH
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————
Hà Nội, ngày 19 tháng 06 năm 2014
|
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC THÁNG HÀNH ĐỘNG VÌ TRẺ EM
Căn cứ Nghị định số 71/2011/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em;
Căn cứ Nghị định số 106/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấutổ chức của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em,
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư hướng dẫn tổ chức Tháng hành động vì trẻ em.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Thông tư này hướng dẫn việc tổ chức Tháng hành động vì trẻ em.
2. Thông tư này áp dụng đối với cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em các cấp, Ủy ban nhân dân các cấp, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em và trẻ em.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Tháng hành động vì trẻ em là đợt cao điểm truyền thông, vận động xã hội thực hiện đường lối của Đảng, pháp luật, chính sách của Nhà nước về chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em.
Điều 3. Mục đích tổ chức Tháng hành động vì trẻ em
1. Thúc đẩy sự quan tâm của các cấp ủy, chính quyền, các ngành, gia đình và xã hội về ý nghĩa, tầm quan trọng và các mục tiêu cần đạt được của công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em.
2. Thực hiện hiệu quả các chính sách, chương trình; vận động xã hội nhằm cải thiện điều kiện sống, tạo cơ hội để trẻ em được sống trong môi trường an toàn, lành mạnh và phát triển toàn diện.
3. Tạo điều kiện để mọi trẻ em, đặc biệt trẻ em nghèo, trẻ em vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt có một kỳ nghỉ hè an toàn, lành mạnh.
Điều 4. Xác định chủ đề, nội dung hoạt động
Hằng năm, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội căn cứ vào tình hình thực tiễn đất nước xây dựng kế hoạch có nội dung, chủ đề tập trung vào những vấn đề xã hội bức xúc có liên quan đến trẻ em mà cộng đồng xã hội quan tâm hoặc luật pháp, chính sách liên quan tới trẻ em đã và sắp ban hành để truyền thông, vận động nâng cao nhận thức của cộng đồng. Chủ đề cần ngắn gọn, dễ hiểu, chứa đựng thông điệp thúc đẩy hành động tích cực vì trẻ em.
2. Nội dung hoạt động
Tập trung vào các yêu cầu về chỉ đạo, định hướng công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em; mục tiêu chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em cần vận động xã hội quan tâm giải quyết trong kế hoạch hàng năm và 5 năm.
Điều 5. Thời gian tổ chức
Tháng hành động vì trẻ em được tổ chức từ ngày 01 đến ngày 30 tháng 6 hằng năm.
Điều 6. Tổ chức thực hiện Tháng hành động vì trẻ em
1. Xây dựng kế hoạch
Cơ quan Lao động – Thương binh và Xã hội các cấp chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan xây dựng kế hoạch triển khai Tháng hành động vì trẻ em theo chủ đề và nội dung được lựa chọn; xác định nguồn và dự toán kinh phí và triển khai các hoạt động.
2. Truyền thông
a) Xây dựng các khẩu hiệu, thông điệp triển khai chủ đề và nội dung của Tháng hành động vì trẻ em.
b) Xây dựng các hướng dẫn truyền thông; tài liệu, sản phẩm truyền thông mẫu; in ấn, phát hành áp phích, băng rôn, khẩu hiệu. Cung cấp tài liệu, thông tin liên quan đến chủ đề, nội dung Tháng hành động vì trẻ em cho các cơ quan thông tin đại chúng.
c) Tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì trẻ em
Thời gian tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì trẻ em vào tuần cuối tháng 5 hoặc ngày 01 tháng 6. Lễ phát động có sự tham gia của lãnh đạo các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương; lãnh đạo các cơ quan, tổ chức liên quan đến chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em và trẻ em. Lễ phát động và số lượng người tham dự phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội của địa phương.
(Chương trình Lễ phát động Tháng hành động vì trẻ em theo mẫu số 1)
3. Vận động nguồn lực cho công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em
Quỹ Bảo trợ trẻ em các cấp vận động nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế, góp phần thực hiện các mục tiêu trong Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em; ủng hộ nguồn lực để xây dựng công trình phúc lợi cho trẻ em; tặng quà, trao học bổng, đỡ đầu, trợ giúp trẻ em nghèo, trẻ em vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; hỗ trợ phẫu thuật, chỉnh hình cho trẻ em khuyết tật, trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo.
4. Hoạt động thăm hỏi, tặng quà.
5. Tổ chức các hoạt động văn hóa, vui chơi, giải trí, thể dục, thể thao, du lịch, tham quan cho trẻ em trong Tháng hành động vì trẻ em và trong dịp nghỉ hè.
a) Tổ chức các hoạt động văn hóa vui chơi, giải trí, thể dục, thể thao, du lịch, tham quan an toàn, lành mạnh cho trẻ em. Hướng dẫn, giáo dục trẻ em các giá trị văn hóa truyền thống, trò chơi, đồ chơi dân gian của địa phương.
b) Giáo dục, hướng dẫn trẻ em kỹ năng biết tự bảo vệ mình trước các nguy cơ bị bóc lột lao động, bị xâm hại, phòng tránh tai nạn thương tích. Tổ chức các hoạt động tìm hiểu an toàn giao thông, học bơi, cứu hộ và sơ cứu người bị nạn; kiến thức, kỹ năng thực hiện quyền tham gia, bày tỏ ý kiến phù hợp với lứa tuổi; kỹ năng sống, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng giao tiếp.
c) Tổ chức các hoạt động giao lưu (tọa đàm, hội thảo theo chuyên đề, thi hát múa, vẽ tranh, kể chuyện) giữa trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt với các trẻ em khác để tăng cường sự tự tin, hỗ trợ trẻ em hòa nhập cộng đồng.
6. Tổ chức các hoạt động có sự tham gia của trẻ em
a) Tổ chức các hoạt động xã hội có sự tham gia của trẻ em.
b) Tổ chức Diễn đàn trẻ em các cấp tạo cơ hội cho trẻ em bày tỏ ý kiến, kiến nghị, nguyện vọng về các vấn đề có liên quan đến trẻ em.
c) Hỗ trợ hoạt động của các câu lạc bộ, các nhóm trẻ em trong dịp hè trên địa bàn dân cư.
Điều 7. Chế độ báo cáo
1. Cấp huyện
Trước ngày 05 tháng 7 hàng năm, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội tổng hợp, báo cáo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội kết quả thực hiện Tháng hành động vì trẻ em.
2. Cấp tỉnh
Trước ngày 10 tháng 7 hàng năm, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tổng hợp, báo cáo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hội kết quả thực hiện Tháng hành động vì trẻ em.
(Tổng hợp báo cáo theo mẫu số 2)
Điều 8. Trách nhiệm của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
1. Hướng dẫn triển khai Tháng hành động vì trẻ em trên phạm vi toàn quốc.
2. Xây dựng chủ đề, nội dung; tài liệu hướng dẫn truyền thông, vận động xã hội trong Tháng hành động vì trẻ em.
3. Chuẩn bị cho các đoàn của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Lãnh đạo Bộ đi thăm, tặng quà cho trẻ em nghèo, trẻ em miền núi, trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em biên giới, hải đảo và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trong Tháng hành động vì trẻ em.
4. Vận động học bổng, quà tặng cho trẻ em, trẻ em nghèo, trẻ em miền núi, trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em biên giới, hải đảo và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
5. Theo dõi, giám sát quá trình thực hiện kế hoạch và báo cáo tổng kết Tháng hành động vì trẻ em.
Điều 9. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp
1. Kiểm tra, đôn đốc, đánh giá việc thực hiện Tháng hành động vì trẻ em.
2. Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, tổ chức xã hội địa phương và đề nghị cấp ủy Đảng chỉ đạo các tổ chức chính trị – xã hội có kế hoạch cụ thể và hoạt động thiết thực đối với việc chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong Tháng hành động vì trẻ em.
3. Bố trí kinh phí và vận động các nguồn lực cho việc triển khai Tháng hành động vì trẻ em một cách thiết thực và hiệu quả, tạo cơ hội phát triển bình đẳng cho trẻ em.
4. Xây dựng kế hoạch và ưu tiên giải quyết những vấn đề tồn tại lâu dài, bức xúc trong công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em ở địa phương.
Điều 10. Trách nhiệm của cơ quan Lao động – Thương binh và Xã hội cấp tỉnh và huyện
1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức xây dựng kế hoạch, triển khai các hoạt động theo chủ đề, nội dung Tháng hành động vì trẻ em tại địa phương.
2. Phối hợp với cơ quan Tuyên giáo của Đảng bộ địa phương tuyên truyền Chỉ thị số 20-CT/TW ngày 05 tháng 11 năm 2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới; định hướng, hướng dẫn các nội dung của Tháng hành động vì trẻ em tới lãnh đạo, các cấp ủy đảng, đội ngũ báo cáo viên, phóng viên báo chí của địa phương.
3. Phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân chỉ đạo tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì trẻ em.
Điều 11. Điều khoản thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 8 năm 2014.
2. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị các cơ quan phản ánh kịp thời về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để nghiên cứu, giải quyết./.
Nơi nhận: – Ban Bí thư Trung ương Đảng; – Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; – Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; – Văn phòng Trung ương Đảng và các Ban của Đảng; – Văn phòng Quốc hội; – Văn phòng Chủ tịch nước; – Viện kiểm sát nhân dân tối cao; – Tòa án nhân dân tối cao; – Cơ quan trung ương của các đoàn thể; – HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TƯ; – Sở LĐTBXH các tỉnh, TP trực thuộc TƯ; – Công báo; – Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp); – Website Chính phủ; – Wetsite Bộ LĐTBXH; – Các Vụ, ban có liên quan; – Lưu VT, BVCSTE.
|
KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG
Doãn Mậu Diệp
|
Reviews
There are no reviews yet.