Căn cứ Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập;
Để phù hợp với tình hình thực tế, Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư số 81/2006/TT-BTC ngày 06/9/2006 hướng dẫn chế độ kiểm soát chi đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính như sau:
– Trong năm, căn cứ vào mức chênh lệch thu lớn hơn chi hàng quý xác định được; đơn vị lập giấy rút dự toán ngân sách nhà nước (thanh toán) để chi trả thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức trong đơn vị theo quý gửi Kho bạc Nhà nước. Kho bạc Nhà nước thanh toán theo mức thủ trưởng đơn vị đề nghị đảm bảo trong phạm vi dự toán được giao và tối đa không quá 60% số chênh lệch thu lớn hơn chi đơn vị xác định được theo quý.
– Kết thúc năm ngân sách, trước ngày 31/01 năm sau, đơn vị sự nghiệp thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính tự xác định số chênh lệch thu lớn hơn chi và kinh phí chi thu nhập tăng thêm của năm trước theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị gửi Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch đề nghị thanh toán tiếp thu nhập tăng thêm cho người lao động. Trên cơ sở văn bản đề nghị của đơn vị, Kho bạc Nhà nước làm thủ tục thanh toán phần chi thu nhập tăng thêm cho đơn vị đảm bảo không vượt quá mức quy định.
Sau khi quyết toán của đơn vị được cấp có thẩm quyền phê duyệt:
– Trường hợp số chênh lệch thu lớn hơn chi theo quyết toán được duyệt dành để chi trả thu nhập tăng thêm cho người lao động cao hơn số đơn vị tự xác định, căn cứ vào quy chế chi tiêu nội bộ và đề nghị của đơn vị, Kho bạc Nhà nước thanh toán phần thu nhập tăng thêm cho đơn vị.
– Trường hợp số chênh lệch thu lớn hơn chi theo quyết toán được duyệt dành để chi trả thu nhập tăng thêm cho người lao động thấp hơn số đơn vị tự xác định, thì số đã chi trả thu nhập tăng thêm vượt so với quyết toán được duyệt, đơn vị phải sử dụng quỹ dự phòng ổn định thu nhập (nếu có) để bù đắp. Trường hợp sau khi dùng quỹ dự phòng ổn định thu nhập vẫn không đủ bù đắp thì trừ vào chênh lệch thu lớn hơn chi dành để chi trả thu nhập tăng thêm của năm sau; trường hợp năm sau không có chênh lệch thu lớn hơn chi thì trừ vào quỹ tiền lương của đơn vị. Căn cứ vào quyết định của cơ quan có thẩm quyền và đề nghị của đơn vị, Kho bạc Nhà nước làm thủ tục thu hồi giảm chi ngân sách nhà nước.
– Sau ngày 31/01 năm sau, căn cứ vào kết quả tài chính trong năm, đơn vị tự xác định số chênh lệch thu lớn hơn chi trong năm gửi Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch đề nghị trích lập các quỹ theo quy định. Kho bạc Nhà nước hạch toán thực chi mục 134 (tiểu mục 16 chi quỹ dự phòng ổn định thu nhập, tiểu mục 17 chi trích lập quỹ phúc lợi, tiểu mục 18 chi lập quỹ khen thưởng, tiểu mục 19 chi lập quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp) và chuyển tiền từ tài khoản dự toán vào tài khoản tiền gửi các quỹ theo đề nghị của các đơn vị. Kho bạc Nhà nước không kiểm soát việc sử dụng quỹ của đơn vị. Thủ trưởng đơn vị quyết định việc sử dụng quỹ theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Khi đơn vị được cơ quan có thẩm quyền duyệt (thẩm định) quyết toán, trường hợp số chênh lệch thu lớn hơn chi dành để trích lập các quỹ cao hơn số đơn vị tự xác định, căn cứ vào quy chế chi tiêu nội bộ và đề nghị của đơn vị, Kho bạc Nhà nước thực hiện trích tiếp các quỹ cho đơn vị; trường hợp số chênh lệch thu lớn hơn chi dành để trích lập các quỹ nhỏ hơn số đơn vị tự xác định thì số đã trích vượt so với số quyết toán được cơ quan có thẩm quyền duyệt, đơn vị phải sử dụng các quỹ tương ứng để bù đắp, trường hợp sau khi sử dụng các quỹ tương ứng để bù đắp vẫn còn thiếu hụt thì trừ vào số chênh lệch thu lớn hơn chi năm sau của đơn vị. Căn cứ vào quyết định của cơ quan có thẩm quyền và đề nghị của đơn vị, Kho bạc Nhà nước làm thủ tục thu hồi giảm chi ngân sách nhà nước”.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Đỗ Hoàng Anh Tuấn
Căn cứ Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập;
Để phù hợp với tình hình thực tế, Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư số 81/2006/TT-BTC ngày 06/9/2006 hướng dẫn chế độ kiểm soát chi đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính như sau:
– Trong năm, căn cứ vào mức chênh lệch thu lớn hơn chi hàng quý xác định được; đơn vị lập giấy rút dự toán ngân sách nhà nước (thanh toán) để chi trả thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức trong đơn vị theo quý gửi Kho bạc Nhà nước. Kho bạc Nhà nước thanh toán theo mức thủ trưởng đơn vị đề nghị đảm bảo trong phạm vi dự toán được giao và tối đa không quá 60% số chênh lệch thu lớn hơn chi đơn vị xác định được theo quý.
– Kết thúc năm ngân sách, trước ngày 31/01 năm sau, đơn vị sự nghiệp thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính tự xác định số chênh lệch thu lớn hơn chi và kinh phí chi thu nhập tăng thêm của năm trước theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị gửi Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch đề nghị thanh toán tiếp thu nhập tăng thêm cho người lao động. Trên cơ sở văn bản đề nghị của đơn vị, Kho bạc Nhà nước làm thủ tục thanh toán phần chi thu nhập tăng thêm cho đơn vị đảm bảo không vượt quá mức quy định.
Sau khi quyết toán của đơn vị được cấp có thẩm quyền phê duyệt:
– Trường hợp số chênh lệch thu lớn hơn chi theo quyết toán được duyệt dành để chi trả thu nhập tăng thêm cho người lao động cao hơn số đơn vị tự xác định, căn cứ vào quy chế chi tiêu nội bộ và đề nghị của đơn vị, Kho bạc Nhà nước thanh toán phần thu nhập tăng thêm cho đơn vị.
– Trường hợp số chênh lệch thu lớn hơn chi theo quyết toán được duyệt dành để chi trả thu nhập tăng thêm cho người lao động thấp hơn số đơn vị tự xác định, thì số đã chi trả thu nhập tăng thêm vượt so với quyết toán được duyệt, đơn vị phải sử dụng quỹ dự phòng ổn định thu nhập (nếu có) để bù đắp. Trường hợp sau khi dùng quỹ dự phòng ổn định thu nhập vẫn không đủ bù đắp thì trừ vào chênh lệch thu lớn hơn chi dành để chi trả thu nhập tăng thêm của năm sau; trường hợp năm sau không có chênh lệch thu lớn hơn chi thì trừ vào quỹ tiền lương của đơn vị. Căn cứ vào quyết định của cơ quan có thẩm quyền và đề nghị của đơn vị, Kho bạc Nhà nước làm thủ tục thu hồi giảm chi ngân sách nhà nước.
– Sau ngày 31/01 năm sau, căn cứ vào kết quả tài chính trong năm, đơn vị tự xác định số chênh lệch thu lớn hơn chi trong năm gửi Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch đề nghị trích lập các quỹ theo quy định. Kho bạc Nhà nước hạch toán thực chi mục 134 (tiểu mục 16 chi quỹ dự phòng ổn định thu nhập, tiểu mục 17 chi trích lập quỹ phúc lợi, tiểu mục 18 chi lập quỹ khen thưởng, tiểu mục 19 chi lập quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp) và chuyển tiền từ tài khoản dự toán vào tài khoản tiền gửi các quỹ theo đề nghị của các đơn vị. Kho bạc Nhà nước không kiểm soát việc sử dụng quỹ của đơn vị. Thủ trưởng đơn vị quyết định việc sử dụng quỹ theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Khi đơn vị được cơ quan có thẩm quyền duyệt (thẩm định) quyết toán, trường hợp số chênh lệch thu lớn hơn chi dành để trích lập các quỹ cao hơn số đơn vị tự xác định, căn cứ vào quy chế chi tiêu nội bộ và đề nghị của đơn vị, Kho bạc Nhà nước thực hiện trích tiếp các quỹ cho đơn vị; trường hợp số chênh lệch thu lớn hơn chi dành để trích lập các quỹ nhỏ hơn số đơn vị tự xác định thì số đã trích vượt so với số quyết toán được cơ quan có thẩm quyền duyệt, đơn vị phải sử dụng các quỹ tương ứng để bù đắp, trường hợp sau khi sử dụng các quỹ tương ứng để bù đắp vẫn còn thiếu hụt thì trừ vào số chênh lệch thu lớn hơn chi năm sau của đơn vị. Căn cứ vào quyết định của cơ quan có thẩm quyền và đề nghị của đơn vị, Kho bạc Nhà nước làm thủ tục thu hồi giảm chi ngân sách nhà nước”.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Đỗ Hoàng Anh Tuấn
Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào
đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.
Reviews
There are no reviews yet.