Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Công văn về quản lý, điều hành ngân sách Giáo dúc, Đào tạo

CÔNG VĂN

CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO SỐ 1454/KHTC NGÀY 8 THÁNG 3 NĂM 1997 VỀ QUẢN LÝ, ĐIỀU HÀNH NGÂN
SÁCH GIÁO DỤC, ĐÀO TẠO

Kính gửi: Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Cùng với sự đổi mới chung của đất nước trong tình hình mới; Chính phủ đã có nhiều văn bản (Chỉ thị số 270/CT ngày 30/7/1990, Chỉ thị số 287/CT ngày 4/8/1992, Thông báo ý kiến của Thủ tướng số 3295/KTTH ngày 06/7/1993 và Thông tư liên Bộ Giáo dục và Đào tạo – Tài chính số 35/TT-LB ngày 21/4/1994 hướng dẫn các dịa phương thực hiện các văn bản trên của Chính phủ) về việc giao cho Ngành Giáo dục – Đào tạo được chủ động quản lý điều hành nhằm sử dụng có hiệu quả phần ngân sách Nhà nước dành đầu tư cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Chủ trương này được các tỉnh, thành phố hưởng ứng và tạo mọi điều kiện thuận lợi để Sở Giáo dục – Đào tạo thực hiện tốt hơn chức năng quản lý Nhà nước đối với sự nghiệp giáo dục trên địa bàn tỉnh; Ngân sách Nhà nước dành cho sự nghiệp giáo dục – đào tạo đã được sử dụng có hiệu quả rõ rệt, tạo ra nhiều sự đổi mới trong giáo dục ở tất cả các địa phương.

Năm 1997, bắt đầu thực hiện Luật ngân sách. Bộ Giáo dục và Đào tạo nhận được sự phản ảnh của Sở Giáo dục – Đào tạo ở nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về những thay đổi trong quản lý Nhà nước đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo, trong đó Sở Giáo dục – Đào tạo sẽ không thực hiện việc quản lý Nhà nước đối với ngành về mặt tài chính – ngân sách và sẽ trở lại tình hình của những năm trước 1990.

Trước tình hình dó, ngày 20/2/1997 hai Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ trưởng Bộ Tài chính đã có trao đổi nhằm duy trì tính ổn định trong quản lý và hoạt động của ngành giáo dục và nâng cao thêm trách nhiệm, quyền hạn quản lý toàn diện trong đó có quản lý ngân sách của Sở Giáo dục – Đào tạo các tỉnh, thành phố; hai Bộ trưởng thống nhất trong khi chờ các văn bản chính thức hướng dẫn của Bộ Tài chính và của Liên Bộ về thực hiện Luật ngân sách đối với ngân sách chi cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố duy trì cơ chế quản lý ngân sách giáo dục – đào tạo theo Thông tư Liên Bộ số 35/TT-LB ngày 21-4-1994 của Liên Bộ Tài chính – Giáo dục và Đào tạo, hướng dẫn thực hiện các văn bản của Nhà nước về quản lý, điều hành ngân sách giáo dục và đào tạo, tránh tính trạng gây mất ổn định trong hoạt động của sự nghiệp giáo dục – đào tạo ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Kính mong Uỷ ban nhân dân các tỉnh và thành phố quan tâm giúp đỡ để Ngành Giáo dục và Đào tạo thực hiện được các nhiệm vụ trọng đại đối với đất nước trong giai đoạn mới mà Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ hai đã đề ra.

Thuộc tính văn bản
Công văn về quản lý, điều hành ngân sách Giáo dúc, Đào tạo
Cơ quan ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo Số công báo: Đang cập nhật
Số hiệu: 1454/KHTC Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Công văn Người ký: Trần Hồng Quân
Ngày ban hành: 08/03/1997 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đang cập nhật Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực:

CÔNG VĂN

CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO SỐ 1454/KHTC NGÀY 8 THÁNG 3 NĂM 1997 VỀ QUẢN LÝ, ĐIỀU HÀNH NGÂN
SÁCH GIÁO DỤC, ĐÀO TẠO

Kính gửi: Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Cùng với sự đổi mới chung của đất nước trong tình hình mới; Chính phủ đã có nhiều văn bản (Chỉ thị số 270/CT ngày 30/7/1990, Chỉ thị số 287/CT ngày 4/8/1992, Thông báo ý kiến của Thủ tướng số 3295/KTTH ngày 06/7/1993 và Thông tư liên Bộ Giáo dục và Đào tạo – Tài chính số 35/TT-LB ngày 21/4/1994 hướng dẫn các dịa phương thực hiện các văn bản trên của Chính phủ) về việc giao cho Ngành Giáo dục – Đào tạo được chủ động quản lý điều hành nhằm sử dụng có hiệu quả phần ngân sách Nhà nước dành đầu tư cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Chủ trương này được các tỉnh, thành phố hưởng ứng và tạo mọi điều kiện thuận lợi để Sở Giáo dục – Đào tạo thực hiện tốt hơn chức năng quản lý Nhà nước đối với sự nghiệp giáo dục trên địa bàn tỉnh; Ngân sách Nhà nước dành cho sự nghiệp giáo dục – đào tạo đã được sử dụng có hiệu quả rõ rệt, tạo ra nhiều sự đổi mới trong giáo dục ở tất cả các địa phương.

Năm 1997, bắt đầu thực hiện Luật ngân sách. Bộ Giáo dục và Đào tạo nhận được sự phản ảnh của Sở Giáo dục – Đào tạo ở nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về những thay đổi trong quản lý Nhà nước đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo, trong đó Sở Giáo dục – Đào tạo sẽ không thực hiện việc quản lý Nhà nước đối với ngành về mặt tài chính – ngân sách và sẽ trở lại tình hình của những năm trước 1990.

Trước tình hình dó, ngày 20/2/1997 hai Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ trưởng Bộ Tài chính đã có trao đổi nhằm duy trì tính ổn định trong quản lý và hoạt động của ngành giáo dục và nâng cao thêm trách nhiệm, quyền hạn quản lý toàn diện trong đó có quản lý ngân sách của Sở Giáo dục – Đào tạo các tỉnh, thành phố; hai Bộ trưởng thống nhất trong khi chờ các văn bản chính thức hướng dẫn của Bộ Tài chính và của Liên Bộ về thực hiện Luật ngân sách đối với ngân sách chi cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố duy trì cơ chế quản lý ngân sách giáo dục – đào tạo theo Thông tư Liên Bộ số 35/TT-LB ngày 21-4-1994 của Liên Bộ Tài chính – Giáo dục và Đào tạo, hướng dẫn thực hiện các văn bản của Nhà nước về quản lý, điều hành ngân sách giáo dục và đào tạo, tránh tính trạng gây mất ổn định trong hoạt động của sự nghiệp giáo dục – đào tạo ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Kính mong Uỷ ban nhân dân các tỉnh và thành phố quan tâm giúp đỡ để Ngành Giáo dục và Đào tạo thực hiện được các nhiệm vụ trọng đại đối với đất nước trong giai đoạn mới mà Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ hai đã đề ra.

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Công văn về quản lý, điều hành ngân sách Giáo dúc, Đào tạo”