CHỈ THỊ
CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 186/TTg NGÀY 28 THÁNG 3 NĂM 1997 VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH HỢP TÁC PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG LƯU VỰC SÔNG MÊ CÔNG
Hiệp định hợp tác phát triển bền vững lưu vực sông Mê Công (Hiệp định Mê Công) đã được Chính phủ bốn nước Cămpuchia, Lào, Thái Lan, và Việt Nam ký ngày 05 tháng 4 năm 1995 tại Chiềng Rai (Thái Lan). Hiệp định Mê Công là cơ sở pháp lý cho các hoạt động hợp tác của Uỷ hội sông Mê Công.
Là thành viên của Uỷ hội sông Mê Công, nước ta bình đẳng với các nước ký kết về quyền và nghĩa vụ trong việc thực hiện các điều khoản trong Hiệp định. Tình hình thực hiện Hiệp định Mê Công trong gần 2 năm qua cho thấy một số Bộ, ngành và địa phương còn hiểu chưa đầy đủ về tầm quan trọng của Hiệp định Mê Công hoặc còn nhiều lúng túng trong khi thực hiện.
Để tăng cường trách nhiệm thực hiện các cam kết Quốc tế và bảo vệ quyền lợi chính đáng của nước ta trong việc thực hiện Hiệp định Mê Công cũng như tham gia có hiệu quả các hoạt động của Uỷ hội sông Mê Công, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị:
1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh nằm trong lưu vực sông Mê Công, Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ có liên quan đến các hoạt động của Uỷ hội sông Mê Công phải trực tiếp nghiên cứu, nắm vững nội dung và chỉ đạo thực hiện nghiêm túc Hiệp định Mê Công, đặc biệt là Điều 5 về sử dụng nước hệ thống sông Mê Công một cách hợp lý và công bằng; Điều 7 về ngăn ngừa và giảm tới mức thấp nhất những ảnh hưởng có hại đối với chất lượng và số lượng nước, các điều kiện thuỷ sinh thái và cân bằng sinh thái của hệ thống sông Mê Công; Điều 8 về trách nhiệm quốc gia đối với thiệt hại; và Điều 9 về tự do giao thông thuỷ trên dòng chính sông Mê Công.
2. Cán bộ các Bộ, Ngành và địa phương khi đi dự các cuộc họp quốc tế có nội dung liên quan đến hợp tác Uỷ hội sông Mê Công phải liên hệ với Uỷ ban sông Mê Công Việt Nam để nắm được nội dung Hiệp định Mê Công, các chủ trương của Chính phủ về hợp tác Uỷ hội sông Mê Công.
3. Uỷ ban sông Mê Công Việt Nam:
– Phổ biến và hướng dẫn các bộ, ngành và địa phương liên quan quán triệt và thực hiện đúng đắn Hiệp định Mê Công.
– Thu thập, tổng hợp tất cả các vấn đề có liên quan đến việc thực hiện các nội dung của Hiệp định Mê Công.
– Làm việc với Uỷ hội sông Mê Công về các vấn đề liên quan đến tinh thần Quyết định số 860/TTg ngày 30/12/1995 của Thủ tướng Chính phủ về chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Uỷ ban sông Mê Công Việt Nam.
– Định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ các nội dung có liên quan đến việc thực hiện Hiệp định Mê Công.
Việc thực hiện Hiệp định hợp tác phát triển bền vững lưu vực sông Mê Công là nhiệm vụ bức thiết và quan trọng. Uỷ ban sông Mê Công Việt Nam phối hợp với các địa phương trong lưu vực sông Mê Công, các Bộ, ngành có liên quan khẩn trương thực hiện tốt Chỉ thị này.
CHỈ THỊ
CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 186/TTg NGÀY 28 THÁNG 3 NĂM 1997 VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH HỢP TÁC PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG LƯU VỰC SÔNG MÊ CÔNG
Hiệp định hợp tác phát triển bền vững lưu vực sông Mê Công (Hiệp định Mê Công) đã được Chính phủ bốn nước Cămpuchia, Lào, Thái Lan, và Việt Nam ký ngày 05 tháng 4 năm 1995 tại Chiềng Rai (Thái Lan). Hiệp định Mê Công là cơ sở pháp lý cho các hoạt động hợp tác của Uỷ hội sông Mê Công.
Là thành viên của Uỷ hội sông Mê Công, nước ta bình đẳng với các nước ký kết về quyền và nghĩa vụ trong việc thực hiện các điều khoản trong Hiệp định. Tình hình thực hiện Hiệp định Mê Công trong gần 2 năm qua cho thấy một số Bộ, ngành và địa phương còn hiểu chưa đầy đủ về tầm quan trọng của Hiệp định Mê Công hoặc còn nhiều lúng túng trong khi thực hiện.
Để tăng cường trách nhiệm thực hiện các cam kết Quốc tế và bảo vệ quyền lợi chính đáng của nước ta trong việc thực hiện Hiệp định Mê Công cũng như tham gia có hiệu quả các hoạt động của Uỷ hội sông Mê Công, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị:
1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh nằm trong lưu vực sông Mê Công, Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ có liên quan đến các hoạt động của Uỷ hội sông Mê Công phải trực tiếp nghiên cứu, nắm vững nội dung và chỉ đạo thực hiện nghiêm túc Hiệp định Mê Công, đặc biệt là Điều 5 về sử dụng nước hệ thống sông Mê Công một cách hợp lý và công bằng; Điều 7 về ngăn ngừa và giảm tới mức thấp nhất những ảnh hưởng có hại đối với chất lượng và số lượng nước, các điều kiện thuỷ sinh thái và cân bằng sinh thái của hệ thống sông Mê Công; Điều 8 về trách nhiệm quốc gia đối với thiệt hại; và Điều 9 về tự do giao thông thuỷ trên dòng chính sông Mê Công.
2. Cán bộ các Bộ, Ngành và địa phương khi đi dự các cuộc họp quốc tế có nội dung liên quan đến hợp tác Uỷ hội sông Mê Công phải liên hệ với Uỷ ban sông Mê Công Việt Nam để nắm được nội dung Hiệp định Mê Công, các chủ trương của Chính phủ về hợp tác Uỷ hội sông Mê Công.
3. Uỷ ban sông Mê Công Việt Nam:
– Phổ biến và hướng dẫn các bộ, ngành và địa phương liên quan quán triệt và thực hiện đúng đắn Hiệp định Mê Công.
– Thu thập, tổng hợp tất cả các vấn đề có liên quan đến việc thực hiện các nội dung của Hiệp định Mê Công.
– Làm việc với Uỷ hội sông Mê Công về các vấn đề liên quan đến tinh thần Quyết định số 860/TTg ngày 30/12/1995 của Thủ tướng Chính phủ về chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Uỷ ban sông Mê Công Việt Nam.
– Định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ các nội dung có liên quan đến việc thực hiện Hiệp định Mê Công.
Việc thực hiện Hiệp định hợp tác phát triển bền vững lưu vực sông Mê Công là nhiệm vụ bức thiết và quan trọng. Uỷ ban sông Mê Công Việt Nam phối hợp với các địa phương trong lưu vực sông Mê Công, các Bộ, ngành có liên quan khẩn trương thực hiện tốt Chỉ thị này.
Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào
đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.
Reviews
There are no reviews yet.