THÔNG TƯ
CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 22 TC/TVQT NGÀY 08 THÁNG 5 NĂM 1997 HƯỚNG DẪN SỬA ĐỔI, BỔ SUNG THÔNG TƯ SỐ 15 TC/TVQT NGÀY
27-2-1996 CỦA BỘ TÀI CHÍNH "QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ
TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI HỆ THỐNG KHO BẠC NHÀ NƯỚC"
Thi hành quyết định của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 6768/KTTH ngày 31/12/1996 của Chính phủ về việc quản lý và sử dụng nguồn thu phát sinh trong giao dịch và thanh toán của Kho bạc Nhà nước; Bộ Tài chính hướng dẫn sửa đổi và bổ sung một số quy định tại Thông tư số 15 TC/TVQT ngày 27/02/1996 của Bộ Tài chính về chế độ quản lý tài chính đối với hệ thống Kho bạc Nhà nước như sau:
1 – Phần I, điểm 3 (trang 1) nay sửa lại là:
Khoản chênh lệch thu và chi phát sinh trong quá trình thực hiện các nghiệp vụ giao dịch, thanh toán thuộc hệ thống Kho bạc Nhà nước, sau khi đã nộp ngân sách Nhà nước theo tỷ lệ quy định được coi là nguồn thu của ngân sách Nhà nước và chi trở lại cho Kho bạc Nhà nước theo đúng chế độ chính sách tài chính và đầu tư.
2 – Phần II, điểm 2, mục 2.3 (trang 4) nay sửa lại là:
Khoản chênh lệch thu lớn hơn chi từ các hoạt động nêu trên dược quản lý, phân phối và sử dụng như sau:
a) 10% trích nộp Ngân sách Nhà nước.
b) Phần còn lại (90%) được sử dụng chi cho một số hoạt động của Kho bạc mang tính đặc thù và bổ sung cho một số khoản chi mà kinh phí Ngân sách Nhà nước cấp không đủ như sau:
– 40% để chi đầu tư phát triển kĩ thuật nghiệp vụ ngành như: Trang bị và hiện đại hoá hệ thống mạng vi tính, thông tin, các phương tiện vận chuyển, tài sản chuyên dùng, chi trang phục, bảo hộ lao động, bổ sung vốn xây dựng cơ bản và sửa chữa nhỏ hệ thống Kho bạc Nhà nước.
– 50% để chi cho các hoạt động bảo vệ an toàn kho quỹ, kiểm đếm, bảo quản, vận chuyển, bốc xếp tiền; chi tuyên truyền các nghiệp vụ kho bạc; chi bổ sung cho nghiên cứu khoa học và đào tạo cán bộ, hoạt động thanh tra, kiểm tra, tin học, công tác lưu động; chi trợ cấp cho cán bộ; chi khen thưởng thường xuyên và đột xuất cho đơn vị, cá nhân trong và ngoài hệ thống Kho bạc Nhà nước.
Tổng giám đốc Kho bạc Nhà nước quy định cụ thể nội dung, phương thức quản lý, phân phối và hướng dẫn các đơn vị trực thuộc hệ thống Kho bạc Nhà nước thực hiện đúng chế độ, chính sách tài chính, quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành của Nhà nước các khoản thu nhập tại mục 2.3 nói trên.
3- Phần II, điểm 3, mục 3.3 (trang 6) nay bổ sung thêm:
Khoản thu phát sinh trong việc thực hiện các nghiệp vụ giao dịch, thanh toán (trừ chi phí) sau khi trích nộp Ngân sách Nhà nước, phần còn lại được sử dụng để chi trở lại cho một số hoạt động của Kho bạc Nhà nước, phải được ghi vào ngân sách Nhà nước và hạch toán theo Mục lục Ngân sách Nhà nước hiện hành.
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1997, các qui định trước đây tại Thông tư số 15 TC/TVQT ngày 27/2/1996 của Bộ Tài chính trái với Thông tư này đều bãi bỏ.
Tổng giám đốc Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm hướng dẫn các đơn vị trực thuộc thực hiện Thông tư này.
THÔNG TƯ
CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 22 TC/TVQT NGÀY 08 THÁNG 5 NĂM 1997 HƯỚNG DẪN SỬA ĐỔI, BỔ SUNG THÔNG TƯ SỐ 15 TC/TVQT NGÀY
27-2-1996 CỦA BỘ TÀI CHÍNH "QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ
TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI HỆ THỐNG KHO BẠC NHÀ NƯỚC"
Thi hành quyết định của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 6768/KTTH ngày 31/12/1996 của Chính phủ về việc quản lý và sử dụng nguồn thu phát sinh trong giao dịch và thanh toán của Kho bạc Nhà nước; Bộ Tài chính hướng dẫn sửa đổi và bổ sung một số quy định tại Thông tư số 15 TC/TVQT ngày 27/02/1996 của Bộ Tài chính về chế độ quản lý tài chính đối với hệ thống Kho bạc Nhà nước như sau:
1 – Phần I, điểm 3 (trang 1) nay sửa lại là:
Khoản chênh lệch thu và chi phát sinh trong quá trình thực hiện các nghiệp vụ giao dịch, thanh toán thuộc hệ thống Kho bạc Nhà nước, sau khi đã nộp ngân sách Nhà nước theo tỷ lệ quy định được coi là nguồn thu của ngân sách Nhà nước và chi trở lại cho Kho bạc Nhà nước theo đúng chế độ chính sách tài chính và đầu tư.
2 – Phần II, điểm 2, mục 2.3 (trang 4) nay sửa lại là:
Khoản chênh lệch thu lớn hơn chi từ các hoạt động nêu trên dược quản lý, phân phối và sử dụng như sau:
a) 10% trích nộp Ngân sách Nhà nước.
b) Phần còn lại (90%) được sử dụng chi cho một số hoạt động của Kho bạc mang tính đặc thù và bổ sung cho một số khoản chi mà kinh phí Ngân sách Nhà nước cấp không đủ như sau:
– 40% để chi đầu tư phát triển kĩ thuật nghiệp vụ ngành như: Trang bị và hiện đại hoá hệ thống mạng vi tính, thông tin, các phương tiện vận chuyển, tài sản chuyên dùng, chi trang phục, bảo hộ lao động, bổ sung vốn xây dựng cơ bản và sửa chữa nhỏ hệ thống Kho bạc Nhà nước.
– 50% để chi cho các hoạt động bảo vệ an toàn kho quỹ, kiểm đếm, bảo quản, vận chuyển, bốc xếp tiền; chi tuyên truyền các nghiệp vụ kho bạc; chi bổ sung cho nghiên cứu khoa học và đào tạo cán bộ, hoạt động thanh tra, kiểm tra, tin học, công tác lưu động; chi trợ cấp cho cán bộ; chi khen thưởng thường xuyên và đột xuất cho đơn vị, cá nhân trong và ngoài hệ thống Kho bạc Nhà nước.
Tổng giám đốc Kho bạc Nhà nước quy định cụ thể nội dung, phương thức quản lý, phân phối và hướng dẫn các đơn vị trực thuộc hệ thống Kho bạc Nhà nước thực hiện đúng chế độ, chính sách tài chính, quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành của Nhà nước các khoản thu nhập tại mục 2.3 nói trên.
3- Phần II, điểm 3, mục 3.3 (trang 6) nay bổ sung thêm:
Khoản thu phát sinh trong việc thực hiện các nghiệp vụ giao dịch, thanh toán (trừ chi phí) sau khi trích nộp Ngân sách Nhà nước, phần còn lại được sử dụng để chi trở lại cho một số hoạt động của Kho bạc Nhà nước, phải được ghi vào ngân sách Nhà nước và hạch toán theo Mục lục Ngân sách Nhà nước hiện hành.
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1997, các qui định trước đây tại Thông tư số 15 TC/TVQT ngày 27/2/1996 của Bộ Tài chính trái với Thông tư này đều bãi bỏ.
Tổng giám đốc Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm hướng dẫn các đơn vị trực thuộc thực hiện Thông tư này.
Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào
đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.
Reviews
There are no reviews yet.