Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 29/11/2005;
Căn cứ Luật Quản lý thuế ngày 29/11/2006;
Căn cứ Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế;
Căn cứ Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 01/07/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Bộ Tài chính hướng dẫn việc đăng ký hành nghề và quản lý hoạt động hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế, việc tổ chức thi, cấp, thu hồi Chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế,
I. QUY ĐỊNH CHUNG
1. Phạm vi, đối tượng áp dụng:
1.1. Thông tư này áp dụng đối với:
a- Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện hành nghề của tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế (sau đây gọi chung là đại lý thuế) theo quy định tại khoản 4, Điều 20 Luật Quản lý thuế.
b- Người dự thi lấy Chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế.
c- Nhân viên hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế làm việc cho đại lý thuế (sau đây gọi chung là nhân viên đại lý thuế).
d- Tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ của đại lý thuế.
e- Công chức thuế, cơ quan Thuế các cấp.
1.2. Thông tư này không áp dụng cho các trường hợp sau:
a- Người nộp thuế tự làm thủ tục về thuế.
b- Đại lý Hải quan làm thủ tục về thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện theo quy định của pháp luật quy định về điều kiện đăng ký và hoạt động của đại lý làm thủ tục hải quan.
2. Giải thích từ ngữ:
Một số từ ngữ trong Thông tư này được hiểu như sau:
2.1. “Dịch vụ làm thủ tục về thuế” là hoạt động của đại lý thuế thực hiện các thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, quyết toán thuế, khiếu nại về thuế, lập hồ sơ đề nghị miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế thay người nộp thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế và hợp đồng dịch vụ đã ký kết.
2.2. “Nhân viên đại lý thuế” là người có Chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế do Tổng cục Thuế cấp và làm việc cho đại lý thuế.
2.3. “Người dự thi” là người Việt Nam hoặc người nước ngoài được phép cư trú tại Việt Nam từ 1 năm trở lên có đủ các điều kiện dự thi quy định tại khoản 1, Mục IV Thông tư này.
II. ĐĂNG KÝ HÀNH NGHỀ DỊCH VỤ LÀM THỦ TỤC VỀ THUẾ
1. Điều kiện đăng ký nhân viên đại lý thuế:
Nhân viên đại lý thuế phải có đủ các điều kiện sau:
1.1. Là công dân Việt Nam hoặc công dân nước ngoài được phép sinh sống và làm việc tại Việt Nam trong thời hạn từ một năm trở lên (kể từ thời điểm đăng ký hành nghề), trừ các trường hợp nêu tại khoản 2, Mục II Thông tư này.
1.2. Có phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp, trung thực, có ý thức chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nước.
1.3. Có Chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế do Tổng cục Thuế cấp.
1.4. Là thành viên sáng lập hoặc có hợp đồng lao động làm việc trong tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế.
2. Các trường hợp không được đăng ký nhân viên đại lý thuế:
Cá nhân thuộc một trong các trường hợp dưới đây không được đăng ký nhân viên đại lý thuế:
2.1. Người bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự;
2.2. Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang chấp hành hình phạt tù hoặc đã bị kết án về một trong các tội về kinh tế, về chức vụ liên quan đến tài chính, kế toán mà chưa được xóa án tích.
2.3. Nhân viên đại lý thuế đã bị thu hồi vĩnh viễn Chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế hoặc trong thời gian bị xử lý vi phạm dưới hình thức tạm đình chỉ.
2.4. Cán bộ, công chức đang tại chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức; Cán bộ, công chức, viên chức sau khi thôi giữ chức vụ đang trong thời gian quy định không được kinh doanh, theo quy định tại Nghị định số 102/2007/NĐ-CP ngày 14/6/2007 của Chính phủ về việc quy định thời hạn không được kinh doanh trong lĩnh vực trách nhiệm quản lý đối với cán bộ, công chức, viên chức sau khi thôi giữ chức vụ.
3. Đăng ký nhân viên đại lý thuế:
3.1. Người có Chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế chỉ được đăng ký làm nhân viên đại lý thuế tại một đại lý thuế trong cùng một thời gian.
3.2. Nhân viên đại lý thuế đăng ký hành nghề lần đầu trong một đại lý thuế phải làm hồ sơ đăng ký nhân viên đại lý thuế và nộp cho đại lý thuế, hồ sơ gồm:
– Đơn đăng ký hành nghề (theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này);
– Chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế (bản sao có chứng thực);
– 01 ảnh mầu cỡ 3×4 chụp trong thời gian 6 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ đăng ký hành nghề.
3.3. Hàng năm, trước ngày 30 tháng 11, đại lý thuế có trách nhiệm tổng hợp danh sách nhân viên đăng ký làm việc tại đại lý thuế năm sau gửi Tổng cục Thuế kèm theo hồ sơ đăng ký nhân viên đại lý thuế.
Những nhân viên đại lý thuế đã đăng ký hành nghề tại đại lý thuế năm trước nếu tiếp tục làm việc cho đại lý thuế đó năm sau thì không phải làm hồ sơ mới. Đại lý thuế báo cáo danh sách các nhân viên tiếp tục hành nghề này với Tổng cục Thuế (theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này).
3.4. Đại lý thuế có trách nhiệm đăng ký bổ sung danh sách nhân viên đại lý thuế mới được tuyển dụng hoặc mới được cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế với Tổng cục Thuế (theo Mẫu số 07 kèm theo Thông tư này) kèm theo hồ sơ đăng ký nhân viên đại lý thuế. Nhân viên đại lý thuế chỉ được hành nghề khi có tên trong danh sách nhân viên đại lý thuế do Tổng cục Thuế thông báo trên Website của Tổng cục Thuế.
3.5. Đại lý thuế có trách nhiệm thông báo về Tổng cục Thuế danh sách nhân viên hành nghề thuyên chuyển, nghỉ việc, nghỉ hưu, chết hoặc không đủ điều kiện hành nghề theo quy định của pháp luật (theo Mẫu số 08 ban hành kèm theo Thông tư này) trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhân viên đại lý thuế đó chính thức nghỉ việc hoặc thôi làm việc tại đại lý thuế.
3.6. Đại lý thuế chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc kiểm tra, xác nhận các điều kiện khi đăng ký hành nghề cho nhân viên đại lý thuế.
4. Hồ sơ, thủ tục đăng ký hành nghề đối với đại lý thuế:
Đại lý thuế phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại khoản 4, Điều 20 Luật Quản lý thuế. Trước khi triển khai hoạt động, đại lý thuế phải lập hồ sơ đăng ký hành nghề gửi Tổng cục Thuế, hồ sơ gồm:
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có ghi ngành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế và Giấy chứng nhận đăng ký thuế (bản sao có công chứng hoặc chứng thực).
– Danh sách nhân viên đại lý thuế làm việc tại đại lý thuế (theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo thông tư này) kèm theo đơn đăng ký hành nghề của từng nhân viên.
– Chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế của các nhân viên đại lý thuế có tên trong danh sách đăng ký (bản sao có chứng thực).
– 01 ảnh mầu cỡ 3×4 của nhân viên đăng ký hành nghề chụp ở thời điểm làm đơn đăng ký hành nghề.
III. QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HÀNH NGHỀ CỦA ĐẠI LÝ THUẾ
1. Trách nhiệm của cơ quan Thuế các cấp:
1.1. Tổng cục Thuế:
a- Tổ chức thi và cấp Chứng chỉ hành nghề làm thủ tục về thuế thống nhất tập trung trên cả nước.
b- Tổ chức các khoá đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về pháp luật thuế, kế toán cho người dự thi lấy Chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế; cho các nhân viên đại lý thuế định kỳ hàng năm hoặc khi có sửa đổi, bổ sung hay ban hành mới về pháp luật thuế.
c- Tiếp nhận và quản lý hồ sơ đăng ký đại lý thuế và nhân viên đại lý thuế.
d- Xác nhận danh sách đăng ký hành nghề đại lý thuế.
e- Tạm đình chỉ hoạt động dịch vụ làm thủ tục về thuế đối với đại lý thuế vi phạm pháp luật và thông báo cho cơ quan Thuế các cấp biết.
f- Tạm đình chỉ, thu hồi Chứng chỉ hành nghề đối với nhân viên đại lý thuế và xoá tên trong danh sách đăng ký nhân viên đại lý thuế.
g- Thông báo công khai:
– Danh sách đại lý thuế, nhân viên đại lý thuế đã đăng ký hành nghề đến cơ quan Thuế
– Danh sách bổ sung đại lý thuế, nhân viên đại lý thuế mới đăng ký hành nghề hoặc ngừng hoạt động hành nghề tới cơ quan Thuế các cấp và đăng trên Website của Tổng cục Thuế trong thời hạn 10 ngày, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ;
– Danh sách đại lý thuế bị tạm đình chỉ hoạt động, nhân viên đại lý thuế bị tạm đình chỉ, bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề, thời gian bị tạm đình chỉ đến cơ quan Thuế các cấp và trên Website của Tổng cục Thuế;
– Nội dung công khai bao gồm: Tên đại lý thuế, năm thành lập, địa chỉ trụ sở chính, số lượng nhân viên đại lý thuế, họ và tên nhân viên, số Chứng chỉ hành nghề và các thông tin cần thiết khác có liên quan đến đại lý thuế, nhân viên đại lý thuế.
h- Thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm trong việc chấp hành pháp luật, và các quy định của Thông tư này đối với các đại lý thuế.
i- Tổng hợp báo cáo, đánh giá định kỳ hàng năm về tình hình hoạt động của các nhân viên đại lý thuế, các đại lý thuế.
j- Khi nhận hồ sơ dự thi, hồ sơ đăng ký nhân viên đại lý thuế, hồ sơ đăng ký hành nghề đối với đại lý thuế nếu kiểm tra thấy hồ sơ không đủ, đúng quy định thì Tổng cục Thuế phải thông báo bằng văn bản cho người dự thi, đại lý thuế biết trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ.
1.2. Cục Thuế và Chi cục Thuế:
a- Công khai danh sách đại lý thuế, nhân viên đại lý thuế tại trụ sở cơ quan Thuế.
b- Quản lý, kiểm tra, thanh tra theo chức năng tình hình hoạt động của các nhân viên đại lý thuế, các đại lý thuế hoạt động tại địa phương theo quy định của Tổng cục Thuế và xử lý các vi phạm theo quy định của pháp luật.
c- Đôn đốc các đại lý thuế báo cáo định kỳ hàng năm về tình hình hoạt động của các đại lý thuế trên địa bàn và tổng hợp báo cáo, đánh giá tình hình hoạt động, đề xuất kiến nghị; Chi cục Thuế gửi Cục Thuế trước ngày 15/4 hàng năm, Cục Thuế gửi Tổng cục Thuế trước ngày 30/4 hàng năm.
2. Quyền và trách nhiệm của đại lý thuế:
2.1. Quyền của đại lý thuế:
Khi thực hiện hợp đồng dịch vụ làm thủ tục về thuế, đại lý thuế có quyền như sau:
a- Được thực hiện các thủ tục về thuế theo hợp đồng với người nộp thuế.
b- Yêu cầu tổ chức, cá nhân nộp thuế cung cấp đầy đủ, chính xác các chứng từ, hồ sơ, tài liệu và thông tin cần thiết liên quan tới việc làm thủ tục về thuế theo hợp đồng đã ký kết giữa hai bên.
c- Được cơ quan thuế các cấp hướng dẫn miễn phí thủ tục hành chính, phổ biến các quy định mới về thuế, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ thuế định kỳ và hỗ trợ kỹ thuật khi thực hiện kê khai thuế điện tử.
d- Được thực hiện các quyền của người nộp thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế và theo hợp đồng với người nộp thuế.
2.2. Trách nhiệm của đại lý thuế:
a- Đại lý thuế phải lập hợp đồng bằng văn bản với tổ chức, cá nhân nộp thuế về phạm vi công việc thủ tục về thuế được uỷ quyền, thời hạn được uỷ quyền, trách nhiệm của các bên và các nội dung khác do hai bên thoả thuận và được ghi trong hợp đồng không trái với quy định của pháp luật. Các đại lý thuế đã đăng ký hành nghề với Tổng cục Thuế và có tên trên danh sách công khai các đại lý thuế đã đăng ký hành nghề trên Website của Tổng cục Thuế mới được thực hiện ký hợp đồng dịch vụ làm thủ tục về thuế.
b- Thông báo bằng văn bản cho cơ quan Thuế quản lý trực tiếp người nộp thuế về hợp đồng dịch vụ làm thủ tục về thuế: phạm vi công việc thủ tục về thuế được uỷ quyền, thời hạn uỷ quyền.
c- Khai thuế, nộp thuế, quyết toán thuế, lập hồ sơ đề nghị số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm, số tiền thuế được hoàn theo quy định của Luật Quản lý thuế và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
– Khi làm thủ tục về thuế, đại lý thuế chịu trách nhiệm kê khai hồ sơ thuế, có chữ ký của người đại diện theo pháp luật của đại lý thuế, đóng dấu trên tờ khai thuế, chứng từ nộp thuế, hồ sơ thuế, hồ sơ quyết toán thuế, hồ sơ hoàn thuế, hồ sơ miễn thuế, giảm thuế và trên hồ sơ thuế phải có cả chữ ký của nhân viên đại lý thuế trực tiếp thực hiện dịch vụ trên cơ sở hợp đồng đã ký giữa đại lý thuế với tổ chức, cá nhân nộp thuế. Khi ký tên trên các hồ sơ thuế, nhân viên đại lý thuế phải ghi rõ họ, tên và số chứng chỉ hành nghề do Tổng cục Thuế cấp.
d- Cung cấp cho cơ quan quản lý thuế các tài liệu, chứng từ để chứng minh tính chính xác của việc khai thuế, nộp thuế, quyết toán thuế, đề nghị số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm, số tiền thuế được hoàn của người nộp thuế.
e- Không được thông đồng với công chức quản lý thuế, người nộp thuế để trốn thuế, gian lận thuế. Trường hợp đại lý thuế có hành vi thông đồng với tổ chức cá nhân nộp thuế hoặc tự thực hiện các hành vi trốn thuế, khai thiếu thuế, vi phạm thủ tục về thuế thì tổ chức, cá nhân nộp thuế vẫn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung sai phạm trên. Đại lý thuế phải liên đới chịu trách nhiệm và phải chịu bồi thường theo hợp đồng đã ký kết với tổ chức, cá nhân nộp thuế.
f- Đại lý thuế có trách nhiệm báo cáo với cơ quan Thuế trong các trường hợp sau:
– Chậm nhất vào ngày 31 tháng 3 hàng năm, đại lý thuế thực hiện gửi báo cáo tình hình hoạt động của năm trước bằng văn bản tới Tổng cục Thuế (theo mẫu số 03 ban hành kèm Thông tư này) và cơ quan Thuế nơi đại lý thuế có trụ sở chính về tình hình hoạt động của đại lý thuế, những tồn tại, cách khắc phục và các kiến nghị với cơ quan Thuế.
– Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế và các thông tin cần thiết khác phục vụ cho hoạt động quản lý khi Tổng cục Thuế yêu cầu đột xuất bằng văn bản.
– Khi có sự thay đổi tên gọi, địa chỉ trụ sở chính, văn phòng giao dịch, nội dung đăng ký kinh doanh đại lý thuế và thay đổi nhân viên đại lý thuế phải thông báo bằng văn bản cho Tổng cục Thuế chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày thay đổi.
g- Hàng năm, đại lý thuế cử nhân viên đại lý thuế tham gia khoá học cập nhật kiến thức do Tổng cục Thuế tổ chức.
IV. TỔ CHỨC THI, CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ DỊCH VỤ LÀM THỦ TỤC VỀ THUẾ
1. Điều kiện dự thi:
Người dự thi lấy Chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế phải có các điều kiện sau:
1.1. Có lý lịch rõ ràng, có phẩm chất, đạo đức tốt, trung thực, có ý thức chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật và không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2, Mục II Thông tư này.
1.2. Có bằng cao đẳng trở lên thuộc các chuyên ngành kinh tế, tài chính, kế toán, kiểm toán, luật và đã có thời gian làm việc từ hai năm trở lên trong lĩnh vực này.
1.3. Nộp đầy đủ hồ sơ dự thi theo quy định tại khoản 2, Mục IV Thông tư này.
2. Hồ sơ dự thi:
2.1 Hồ sơ đăng ký dự thi lần đầu để lấy Chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế gồm:
a- Đơn đăng ký dự thi (đối với trường hợp miễn thi cả 2 môn thì làm đơn theo Mẫu số 09 ban hành kèm theo Thông tư này).
b- Sơ yếu lý lịch có xác nhận của cơ quan quản lý lao động có thẩm quyền hoặc Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú.
c- Bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên thuộc một trong các chuyên ngành quy định (bản sao có chứng thực).
d- Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu (đối với người nước ngoài) là bản sao có công chứng hoặc chứng thực.
e- 03 ảnh mầu cỡ 4 x 6 chụp trong thời gian 6 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ dự thi, hai phong bì có dán tem và ghi rõ họ, tên, địa chỉ người nhận thông báo thi, lịch thi, kết quả thi.
f- Giấy xác nhận năm công tác và các giấy tờ theo quy định được miễn môn thi (nếu có).
2.2. Hồ sơ đăng ký dự thi lại các môn thi chưa đạt hoặc đăng ký thi các môn chưa thi gồm:
a- Đơn đăng ký dự thi.
b- Bản sao có chứng thực giấy Chứng nhận điểm thi do Hội đồng thi thông báo (theo Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư này).
c- Ảnh và phong bì như quy định tại điểm 2.1.e, khoản 2, Mục IV Thông tư này.
3. Tổ chức thi, cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế:
3.1. Nội dung thi cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế bao gồm:
a- Môn thi thứ nhất: Pháp luật về thuế.
Nội dung môn thi Pháp luật về thuế bao gồm: Thuế giá trị gia tăng; Thuế tiêu thụ đặc biệt; Thuế tài nguyên; Thuế thu nhập doanh nghiệp; Thuế thu nhập cá nhân; Các loại thuế khác; Phí và lệ phí; Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.
b- Môn thi thứ hai: Kế toán (kiến thức thi tương đương với trình độ trung cấp).
Nội dung môn thi Kế toán bao gồm: Luật Kế toán và các văn bản hướng dẫn thi hành; các chuẩn mực kế toán Việt Nam; các chế độ kế toán đối với hoạt động kinh doanh; lập báo cáo tài chính của đơn vị kế toán.
3.2. Hình thức thi: Thi viết, thi trắc nghiệm hoặc thi vấn đáp; thời gian cho mỗi môn thi phụ thuộc vào hình thức thi từ 30 phút đến 180 phút.
3.3. Tổ chức thi:
a- Cơ quan tổ chức thi: Bộ Tài chính giao Tổng cục Thuế tổ chức Hội đồng thi cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế tập trung trong cả nước.
b- Để chuẩn bị cho việc thi tuyển, người dự thi có thể tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ do Trường nghiệp vụ thuế, hội nghề nghiệp hoặc các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng có đăng ký và được Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) công nhận cho tổ chức theo chương trình thống nhất do Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) quy định.
c- Thời gian tổ chức thi: Hội đồng thi tổ chức mỗi năm 1 kỳ thi vào quý III hoặc quý IV hàng năm. Trước ngày thi tuyển ít nhất 3 tháng, Hội đồng thi thông báo chính thức trên Website của Tổng cục Thuế và trên các phương tiện thông tin đại chúng về điều kiện, tiêu chuẩn, thời gian, địa điểm thi và các thông tin khác liên quan đến kỳ thi.
d- Địa điểm tổ chức thi do Tổng cục Thuế quyết định phù hợp với tình hình thực tế và số lượng thí sinh đăng ký dự thi, đảm bảo thuận lợi cho đối tượng đăng ký dự thi.
e- Công bố kết quả thi: Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ thi tuyển, Hội đồng thi phải công bố kết quả thi và thông báo cho người dự thi.
3.4. Kết quả thi, bảo lưu kết quả thi và phúc khảo kết quả thi:
a- Môn thi đạt yêu cầu là môn thi đạt điểm từ 5 điểm trở lên chấm theo thang điểm 10.
b- Thí sinh có kết quả thi đạt yêu cầu bao gồm:
– Thí sinh dự thi đạt yêu cầu cả 2 môn thi.
– Thí sinh dự thi đạt yêu cầu 1 môn thi (đối với trường hợp được miễn 1 môn thi).
c- Người dự thi chưa dự thi đủ các môn thi hoặc có môn thi chưa đạt được Chủ tịch Hội đồng thi cấp giấy Chứng nhận điểm thi làm cơ sở để lập hồ sơ thi tiếp môn chưa thi hoặc thi chưa đạt tại các kỳ thi tiếp.
d- Bảo lưu kết quả thi: Các môn thi đạt yêu cầu được bảo lưu 3 năm liên tục tính từ kỳ thi đầu tiên.
e- Phúc khảo kết quả thi: Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày công bố kết quả thi, nếu người dự thi có đơn đề nghị phúc khảo thì Hội đồng thi có trách nhiệm phúc khảo bài thi và thông báo kết quả phúc khảo cho thí sinh đó trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đơn phúc khảo. Kết quả phúc khảo phải được Chủ tịch Hội đồng thi phê duyệt trước khi thông báo cho người có đơn đề nghị phúc khảo. Đơn đề nghị phúc khảo gửi chậm sau thời hạn quy định trên sẽ không được giải quyết.
3.5. Cấp Chứng chỉ hành nghề:
– Chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế do Tổng cục Thuế thống nhất phát hành và quản lý (theo Mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư này).
– Tổng cục Thuế tổ chức cấp Chứng chỉ cho các thi sinh có kết quả thi đạt yêu cầu sau 15 ngày, kể từ ngày công bố kết quả thi chính thức cho các thí sinh và cấp Chứng chỉ cho các thí sinh được miễn cả 2 môn thi sau 15 ngày, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ theo hướng dẫn tại điểm 2.1, Mục IV Thông tư này.
– Miễn môn thi:
+ Người đăng ký dự thi đã có Chứng chỉ hành nghề kế toán, Chứng chỉ kiểm toán viên do Bộ Tài chính cấp thì được miễn môn thi kế toán.
+ Công chức thuế có ngạch công chức từ chuyên viên thuế, kiểm soát viên thuế, thanh tra viên thuế trở lên và có thời gian công tác trong ngành thuế từ 5 năm trở lên, nếu sau khi thôi công tác trong ngành thuế mà đăng ký dự thi để lấy Chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế trong thời hạn 3 năm, kể từ ngày có quyết định chuyển công tác, nghỉ hưu hoặc nghỉ việc thì được miễn môn thi pháp luật về thuế.
+ Công chức thuế có ngạch công chức từ chuyên viên thuế, kiểm soát viên thuế, thanh tra viên thuế trở lên và có thời gian công tác liên tục trong ngành thuế từ 10 năm trở lên, nếu sau khi thôi công tác trong ngành thuế thì được đăng ký với Tổng cục Thuế để xét cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế mà không cần dự thi. Thời gian đăng ký để được cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế tối đa không quá 3 năm, kể từ ngày có quyết định chuyển công tác, nghỉ hưu hoặc nghỉ việc.
+ Người đã làm việc trong lĩnh vực kế toán tại các tổ chức như: cơ quan quản lý Nhà nước, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp có trình độ từ đại học trở lên thuộc chuyên ngành kế toán hoặc kiểm toán và có thời gian công tác trong lĩnh vực kế toán liên tục từ 5 năm trở lên, nếu sau khi thôi làm việc trong cơ quan quản lý Nhà nước mà đăng ký dự thi để lấy Chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế trong thời hạn 3 năm, kể từ ngày có quyết định chuyển công tác, nghỉ hưu hoặc nghỉ việc thì được miễn môn thi kế toán.
+ Người đã làm giảng viên của môn học về thuế hoặc kế toán tại các trường đại học, cao đẳng có thời gian công tác liên tục từ 5 năm trở lên, nếu sau khi thôi làm giảng viên mà đăng ký dự để lấy Chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế trong thời hạn 3 năm, kể từ ngày có quyết định chuyển công tác, nghỉ hưu hoặc nghỉ việc thì được miễn thi môn đã tham gia giảng dạy.
V. KHIẾU NẠI, TỐ CÁO, XỬ PHẠT VÀ KHEN THƯỞNG
1. Khiếu nại, tố cáo:
1.1. Nhân viên đại lý thuế và đại lý thuế có quyền khiếu nại công chức thuế, cơ quan thuế không thực hiện đúng các quy định của pháp luật gây khó khăn, cản trở hoạt động dịch vụ làm thủ tục về thuế của đại lý thuế và nhân viên đại lý thuế.
1.2. Nhân viên đại lý thuế có quyền tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật của công chức thuế, cơ quan Thuế gây khó khăn, cản trở hoạt động dịch vụ làm thủ tục về thuế.
2. Xử lý vi phạm :
2.1. Xử lý vi phạm đối với đại lý thuế.
a- Đại lý thuế làm thủ tục về thuế thay người nộp thuế nếu có hành vi vi phạm pháp luật về thuế thì bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định số 98/2007/NĐ-CP ngày 07/6/2007 của Chính phủ về xử lý vi phạm pháp luật về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.
b- Đại lý thuế bị tạm đình chỉ hoạt động dịch vụ làm thủ tục về thuế và xoá tên trên danh sách công khai đại lý thuế đã đăng ký hành nghề làm dịch vụ về thuế trên Website của Tổng cục Thuế trong các trường hợp sau:
– Không còn đủ điều kiện hành nghề theo quy định tại khoản 4, Điều 20 Luật Quản lý thuế và quy định tại Thông tư này.
– Không cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan Thuế, không nộp báo cáo về tình hình hoạt động theo quy định.
c- Hình thức tạm đình chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế:
Tổng cục Thuế ra quyết định tạm đình chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế và xoá tên khỏi danh sách hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế và thông báo công khai trên Website của Tổng cục Thuế.
2.2. Xử lý vi phạm đối với nhân viên đại lý thuế:
a- Nhân viên đại lý thuế bị thu hồi vĩnh viễn và công bố công khai Chứng chỉ hành nghề không còn giá trị trong các trường hợp sau:
– Có hành vi thông đồng, giúp người nộp thuế trốn thuế, gian lận thuế bị kết án bằng một bản án có hiệu lực về tội trốn thuế (được quy định tại Điều 161 Bộ luật Hình sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 15/1999/QH10 ngày 21/12/1999).
– Phát hiện sử dụng văn bằng, Chứng chỉ giả trong hồ sơ thi cấp Chứng chỉ hành nghề.
b- Nhân viên đại lý thuế bị tạm đình chỉ hành nghề và xoá tên trong danh sách đăng ký hành nghề 1 năm trong các trường hợp sau:
– Cho người khác mượn hoặc sử dụng Chứng chỉ hành nghề hoặc hành nghề tại 02 đại lý thuế trở lên trong cùng một khoảng thời gian.
– Hành nghề khi chưa có tên trong danh sách công bố công khai nhân viên đại lý thuế đã đăng ký hành nghề.
c- Hình thức thu hồi, tạm đình chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế:
Tổng cục Thuế ra Quyết định thu hồi, tạm đình chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế và xóa tên khỏi danh sách đăng ký hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế và thông báo công khai đến cơ quan thuế các cấp và trên Website của Tổng cục Thuế.
2.3. Đại lý thuế bị tạm đình chỉ hành nghề, nhân viên đại lý thuế bị tạm đình chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế đã bị xoá tên khi hết thời hạn tạm đình chỉ nếu tiếp tục hành nghề thì phải đăng ký lại theo quy định.
3. Khen thưởng:
Đại lý thuế, nhân viên đại lý thuế thực hiện tốt các quy định pháp luật về thuế và quy định tại Thông tư này sẽ được khen thưởng theo chế độ chung của Nhà nước.
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Thông tư này có hiệu thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu hướng dẫn bổ sung./.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Trương Chí Trung
(Mẫu số 01)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
|
|
ĐƠN ĐĂNG KÝ NHÂN VIÊN ĐẠI LÝ THUẾ
Kính gửi: Đại lý thuế ………………………………
Họ và tên (chữ in hoa):……………………………………..Nam/Nữ…………………………..
Ngày tháng năm sinh:………………………………………………………………………………..
CMT(hoặc hộ chiếu) số………………..cấp ngày……… Cấp tại………………………….
Quê quán (hoặc quốc tịch đối với người nước ngoài):……………………………………
Hiện đang làm việc tại:………………………………………………………………………………
Trình độ chuyên môn:
Tốt nghiệp: Cao đẳng……………………………Chuyên ngành ………………….năm…….
Đại học………………………………Chuyên ngành…………………..năm…….
Chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế số:…………………ngày…………..
Quá trình làm việc:
Thời gian từ……đến …….
|
Công việc-Chức vụ
|
Nơi làm việc
|
|
|
|
|
|
|
Sau khi xem xét có đủ điều kiện, tôi xin đăng ký hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế trong danh sách nhân viên hành nghề của đại lý thuế và cam đoan chấp hành nghiêm chỉnh các quy định đối với nhân viên đại lý thuế theo quy định Luật Quản lý Thuế và Thông tư số /2008/TT-BTC ngày /2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc đăng ký hành nghề và quản lý hoạt động hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế, việc tổ chức thi, cấp, thu hồi Chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế.
Kính đề nghị đại lý thuế xem xét, chấp thuận.
Xác nhận của đại lý thuế ……….., ngày……..tháng……..năm……….
(Chữ ký, họ tên, đóng dấu) Người làm đơn
Nhân viên đại lý thuế nói trên đủ (Ký và ghi rõ họ tên)
điều kiện hành nghề trong năm……….
…………, ngày……tháng…….năm…….
(Mẫu số 02)
Tên đại lý thuế :……………. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Địa chỉ:………………………….. Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
DANH SÁCH NHÂN VIÊN ĐẠI LÝ THUẾ(1)
Kính gửi: Tổng cục Thuế
Đại lý thuế……………………………………………..đăng ký Danh sách nhân viên hành nghề tại Đại lý thuế trong năm………….. như sau:
TT
|
Họ và tên
|
Năm sinh
|
Quê quán (2)
(Quốc tịch)
|
Chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế
|
Thời gian đăng ký hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế
|
Nam
|
Nữ
|
Số
|
Ngày
|
Từ
|
Đến
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Đại lý thuế cam kết các nhân viên đăng ký có đủ điều kiện để hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế và xin chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng nhân viên hành nghề theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước.
……………., ngày………tháng……năm……..
Tổng cục ThuếNgười đại diện theo pháp luật của đại lý thuế
Xác nhận (Ký, họ tên, đóng dấu)
Danh sách nhân viên đại lý thuế nói trên
đã đăng ký hành nghề năm… tại Tổng cục Thuế
……, Ngày …tháng …..năm….
Ghi chú:
(1) Danh sách này được gửi kèm theo hồ sơ của các nhân viên đăng ký hành nghề lần đầu tại đại lý thuế. Danh sách này được lập thành 3 bản sau khi đã được Tổng cục Thuế xác nhận: 1 bản lưu tại Tổng cục Thuế, 1 bản gửi cho đại lý thuế, 1 bản gửi Cục thuế các tỉnh, TP.
(2) Người Việt Nam ghi quê quán (tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương), người nước ngoài ghi quốc tịch.
(Mẫu số 03)
Tên đại lý thuế :……………. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Địa chỉ:………………………….. Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BÁO CÁO TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG NĂM……
Kính gửi:…………………………………
Đại lý thuế ………………………………………………………….xin báo cáo một số chỉ tiêu hoạt động năm……., như sau:
1. Tình hình nhân viên:
Chỉ tiêu
|
Năm báo cáo
|
Năm trước liền kề
|
Số người
|
Tỷ lệ %
|
Số người
|
Tỷ lệ %
|
Tổng số nhân viên
|
|
|
|
|
Trong đó:
|
|
|
|
|
1.Số nhân viên đã đăng ký hành nghề
|
|
|
|
|
Người Việt Nam
|
|
|
|
|
Người nước ngoài
|
|
|
|
|
2.Số nhân viên chưa có Chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế
|
|
|
|
|
2. Tình hình doanh thu:
2.1. Cơ cấu doanh thu theo loại hình dịch vụ:
Đơn vị tính: Nghìn đồng
Chỉ tiêu
|
Năm báo cáo
|
Năm trước liền kề
|
Số tiền
|
Tỷ lệ %
|
Số tiền
|
Tỷ lệ %
|
Tổng doanh thu
|
|
|
|
|
Trong đó:
|
|
|
|
|
1.Làm các thủ tục: đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, quyết toán thuế, làm hồ sơ miễn , giảm thuế, hoàn thuế, khiếu nại về thuế.
|
|
|
|
|
2.Tư vấn thuế
|
|
|
|
|
3.Dịch vụ khác
|
|
|
|
|
2.2. Cơ cấu doanh thu từ dịch vụ làm thủ tục về thuế theo đối tượng khách hàng:
Đơn vị tính: Nghìn đồng
Chỉ tiêu
|
Năm báo cáo
|
Năm trước liền kề
|
Số lượng khách hàng
|
Số tiền
|
Tỷ lệ %
|
Số lượng khách hàng
|
Số tiền
|
Tỷ lệ %
|
Tổng doanh thu
|
|
|
|
|
|
|
Trong đó:
|
|
|
|
|
|
|
1.Doanh nghiệp Nhà nước
|
|
|
|
|
|
|
2.Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài
|
|
|
|
|
|
|
3.Doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã
|
|
|
|
|
|
|
4.Cá nhân, hộ kinh doanh
|
|
|
|
|
|
|
5.Đối tượng khác
|
|
|
|
|
|
|
3. Kết quả kinh doanh chung:
Đơn vị tính: Nghìn đồng
Chỉ tiêu
|
Năm báo cáo
|
Năm trước
|
1.Tổng số vốn kinh doanh
|
|
|
2.Kết quả kinh doanh sau thuế (Lãi +, Lỗ -)
|
|
|
3.Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (%)
|
|
|
4.Tỷ suất lợi nhuận trên vốn (%)
|
|
|
5.Nộp NSNN
|
|
|
– Thuế Giá trị gia tăng
|
|
|
– Thuế Thu nhập doanh nghiệp
|
|
|
– Thuế và các khoản phải nộp khác
|
|
|
4. Những thay đổi trong năm cần báo cáo:
5. Chất lượng dịch vụ: Tổng số hồ sơ làm thủ tục về thuế thực hiện trong năm, trong đó nêu rõ số hồ sơ có vi phạm pháp luật về thuế và Quản lý thuế.
6. Thuận lợi, khó khăn, các kiến nghị, đề xuất hoặc các thông tin khác cung cấp cho cơ quan nhận báo cáo:
……………, ngày……tháng…..năm …….
Người đại điện theo pháp luật của đại lý thuế
(Ký, họ tên, đóng dấu)
(Mẫu số 04)
BỘ TÀI CHÍNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TỔNG CỤC THUẾ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số: /TCT-HĐT Hà nội, ngày tháng năm 200…
GIẤY CHỨNG NHẬN
ĐIỂM THI CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ DỊCH VỤ
LÀM THỦ TỤC VỀ THUẾ NĂM …….
Căn cứ Quyết định số ….ngày ………….của Chủ tịch Hội đồng thi cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế công nhận kết quả thi năm …..tổ chức tại ……
HỘI ĐỒNG THI CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ
DỊCH VỤ LÀM THỦ TỤC VỀ THUẾ CHỨNG NHẬN:
Ông/Bà:…………………………………………………………………
Năm sinh:…………………………Số báo danh:……………………….
CMT(hoặc hộ chiếu) số……………….cấp ngày…………….Cấp tại…………..
Nơi làm việc:……………………………………………………………
Điểm thi các môn kỳ thi năm ………như sau:
Môn thi
|
Điểm thi
|
1. Pháp luật về thuế
|
|
2. Kế toán
|
|
Cộng:
|
|
Giấy chứng nhận điểm thi có giá trị để lập hồ sơ thi tiếp các môn chưa thi, thi lại các môn thi chưa đạt yêu cầu./.
TM. HỘI ĐỒNG
Nơi nhận: CHỦ TỊCH
– Thí sinh;
– Lưu: HĐT. (Chữ ký, dấu của Tổng cục Thuế )
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG
(Họ và tên của Người ký)
(Mẫu số 05)
BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
HỘI ĐỒNG THI CẤP CHỨNG CHỈ
HÀNH NGHỀ DỊCH VỤ LÀM THỦ TỤC VỀ THUẾ
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————————————
Hà Nội, ngày tháng năm
|
GIẤY CHỨNG NHẬN
TRÚNG TUYỂN KỲ THI CẤP CHỨNG CHỈ
HÀNH NGHỀ DỊCH VỤ LÀM THỦ TỤC VỀ THUẾ
HỘI ĐỒNG THI CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ
DỊCH VỤ LÀM THỦ TỤC VỀ THUẾ CHỨNG NHẬN:
Ông/Bà: ……………………………………………………….…………………
Năm sinh:……… Quê quán: ………………………………….…………………
CMT (hoặc hộ chiếu) số……………. cấp ngày…………………… tại……………………
Nơi làm việc:…………………………………………………..…………………
ĐÃ TRÚNG TUYỂN KỲ THI CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ DỊCH VỤ
LÀM THỦ TỤC VỀ THUẾ tổ chức tháng… năm…. tại………. . .Đạt loại…
TM. HỘI ĐỒNG
CHỦ TỊCH
(Chữ ký, dấu của Tổng cục Thuế )
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG
(Họ và tên của Người ký)
Số đăng ký: /HĐT
Ngày tháng năm
(Mẫu số 06)
TỔNG CỤC THUẾ
GENERAL DEPARTMENT OF TAXATION
————————–
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập -Tự do- Hạnh phúc
—————————-
|
Số Chứng chỉ/ No
…………………
Chữ ký của người được
cấp chứng chỉ/ Signature
of certificate receiver:
…………………..
|
CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ
DỊCH VỤ LÀM THỦ TỤC VỀ THUẾ/
CERTIFICATE FOR PRACTISING SERVICE
ON TAX PROCEDURE
TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC THUẾ/ The Director General
of Department of Taxation
Cấp cho Ông (Bà)/Hereby certifies that Mr/Mrs:
……… …………………………………………………………………
Năm sinh/ Date of birth:…………………………………………….
Quê quán (Quốc tịch)/ Nationality:…………………………………
Đạt kết quả loại:……………kỳ thi cấp chứng chỉ hành nghề do
Tổng cục Thuế tổ chức vào tháng……năm …….
/Has passed the examination for the Certificate for practising service
on tax procedure which held by the General Department of Taxation in
(month)…….(year)………
Level: …………………….
Hà Nội, ngày …..tháng…..năm.…..
KT.TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG/Deputy Director General
(Chữ ký, họ tên, đóng dấu)
|
|
(Mẫu số 07)
Tên đại lý thuế :…………….
Địa chỉ:…………………………..
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————————–
|
THÔNG BÁO TĂNG NHÂN VIÊN ĐẠI LÝ THUẾ
Kính gửi:…………………………………
Đại lý thuế…………………………………………….. đăng ký bổ sung nhân viên hành nghề tại đại lý thuế …………..(1) như sau:
TT
|
Họ và tên
|
Năm sinh
|
Quê quán (2)
(Quốc tịch)
|
Chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế
|
Thời gian đã hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế
|
Nam
|
Nữ
|
Số
|
Ngày
|
Từ
|
Đến
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Đại lý thuế cam kết các nhân viên đăng ký hoạt động có đủ điều kiện để hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế và xin chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng nhân viên hành nghề theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước.
……………., ngày………tháng……năm……..
Tổng cục ThuếNgười đại diện theo pháp luật của đại lý thuế
Xác nhận (Ký, họ tên, đóng dấu)
Danh sách nhân viên đại lý thuế nói trên
đã đăng ký hành nghề năm… tại Tổng cục Thuế
……, ngày …tháng …..năm….
Ghi chú:
(1) Danh sách này được lập thành 3 bản sau khi đã được Tổng cục Thuế xác nhận: 1 bản lưu tại Tổng cục Thuế, 1 bản gửi cho đại lý thuế, 1 bản gửi Cục thuế các tỉnh, TP.
(2) Người Việt Nam ghi quê quán (tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương), người nước ngoài ghi quốc tịch.
(Mẫu số 08)
Tên đại lý thuế :…………….
Địa chỉ:…………………………..
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————————–
|
THÔNG BÁO GIẢM NHÂN VIÊN ĐẠI LÝ THUẾ
Kính gửi:…………………………………
Đại lý thuế…………………………………thông báo giảm nhân viên hành nghề tại đại lý thuế …………..(1) như sau:
TT
|
Họ và tên
|
Năm sinh
|
Quê quán (2)
(Quốc tịch)
|
Chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế
|
Nam
|
Nữ
|
Số
|
Ngày
|
|
|
|
|
|
|
|
Đại lý thuế thông báo kể từ ngày …. tháng …. năm … các cá nhân trên không còn làm việc tại ………….
Tổng cục Thuế
Xác nhận
Danh sách nhân viên đại lý thuế nói trên
đã đăng ký hành nghề năm… tại Tổng cục Thuế
……, ngày …tháng …..năm….
|
……………., ngày………tháng……năm……..
Người đại diện theo pháp luật của đại lý thuế
(Ký, họ tên, đóng dấu)
|
Ghi chú:
(1) Danh sách này được lập thành 3 bản sau khi đã được Tổng cục Thuế xác nhận: 1 bản lưu tại Tổng cục Thuế, 1 bản gửi cho đại lý thuế, 1 bản gửi Cục thuế các tỉnh, TP.
(2) Người Việt Nam ghi quê quán (tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương), người nước ngoài ghi quốc tịch.
(Mẫu số 09)
(Dùng cho người được miễn cả 2 môn thi)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
|
|
ĐƠN ĐĂNG KÝ CẤP CHỨNG CHỈ
HÀNH NGHỀ DỊCH VỤ LÀM THỦ TỤC VỀ THUẾ
Kính gửi: Tổng Cục thuế
Họ và tên (chữ in hoa):……………………………………..Nam/Nữ…………………………..
Ngày tháng năm sinh:………………………………………………………………………………..
CMT số………………..cấp ngày……… ………Cấp tại…………………………………………
Quê quán :……………………………………
Trình độ chuyên môn:
Tốt nghiệp: Cao đẳng……………………………Chuyên ngành ………………….năm…….
Đại học………………………………Chuyên ngành…………………..năm…….
Hiện đã nghỉ hưu, nghỉ việc hoặc chuyển công tác từ ngày …..tháng …..năm…….
Quá trình làm việc tại cơ quan thuế:
Thời gian công tác tại
cơ quan thuế
|
Ngạch công chức thuế
|
Ghi chú
|
– Từ năm………
– Đến năm…….
|
|
|
|
|
|
Sau khi xem xét có đủ điều kiện quy định tại Thông tư số…./2008/TT-BTC ngày /2008, tôi làm đơn xin đăng ký cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế. Tôi xin cam đoan chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của Luật Quản lý Thuế và Thông tư số /2008/TT-BTC ngày …/ /2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc đăng ký hành nghề và quản lý hoạt động hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế, việc tổ chức thi, cấp, thu hồi Chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế.
Kính đề nghị Tổng cục Thuế xem xét, chấp thuận.
Xác nhận của cơ quan thuế(1) …………, ngày……..tháng……..năm……….
(Chữ ký, họ tên, đóng dấu) Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
Ghi chú:
(1) Cơ quan thuế các cấp nơi người làm đơn công tác trước khi nghỉ hưu, nghỉ việc hoặc chuyển công tác. Nội dung xác nhận thời gian công tác liên tục từ tháng….năm…. đến tháng ….. năm…..
Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 29/11/2005;
Căn cứ Luật Quản lý thuế ngày 29/11/2006;
Căn cứ Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế;
Căn cứ Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 01/07/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Bộ Tài chính hướng dẫn việc đăng ký hành nghề và quản lý hoạt động hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế, việc tổ chức thi, cấp, thu hồi Chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế,
I. QUY ĐỊNH CHUNG
1. Phạm vi, đối tượng áp dụng:
1.1. Thông tư này áp dụng đối với:
a- Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện hành nghề của tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế (sau đây gọi chung là đại lý thuế) theo quy định tại khoản 4, Điều 20 Luật Quản lý thuế.
b- Người dự thi lấy Chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế.
c- Nhân viên hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế làm việc cho đại lý thuế (sau đây gọi chung là nhân viên đại lý thuế).
d- Tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ của đại lý thuế.
e- Công chức thuế, cơ quan Thuế các cấp.
1.2. Thông tư này không áp dụng cho các trường hợp sau:
a- Người nộp thuế tự làm thủ tục về thuế.
b- Đại lý Hải quan làm thủ tục về thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện theo quy định của pháp luật quy định về điều kiện đăng ký và hoạt động của đại lý làm thủ tục hải quan.
2. Giải thích từ ngữ:
Một số từ ngữ trong Thông tư này được hiểu như sau:
2.1. “Dịch vụ làm thủ tục về thuế” là hoạt động của đại lý thuế thực hiện các thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, quyết toán thuế, khiếu nại về thuế, lập hồ sơ đề nghị miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế thay người nộp thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế và hợp đồng dịch vụ đã ký kết.
2.2. “Nhân viên đại lý thuế” là người có Chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế do Tổng cục Thuế cấp và làm việc cho đại lý thuế.
2.3. “Người dự thi” là người Việt Nam hoặc người nước ngoài được phép cư trú tại Việt Nam từ 1 năm trở lên có đủ các điều kiện dự thi quy định tại khoản 1, Mục IV Thông tư này.
II. ĐĂNG KÝ HÀNH NGHỀ DỊCH VỤ LÀM THỦ TỤC VỀ THUẾ
1. Điều kiện đăng ký nhân viên đại lý thuế:
Nhân viên đại lý thuế phải có đủ các điều kiện sau:
1.1. Là công dân Việt Nam hoặc công dân nước ngoài được phép sinh sống và làm việc tại Việt Nam trong thời hạn từ một năm trở lên (kể từ thời điểm đăng ký hành nghề), trừ các trường hợp nêu tại khoản 2, Mục II Thông tư này.
1.2. Có phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp, trung thực, có ý thức chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nước.
1.3. Có Chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế do Tổng cục Thuế cấp.
1.4. Là thành viên sáng lập hoặc có hợp đồng lao động làm việc trong tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế.
2. Các trường hợp không được đăng ký nhân viên đại lý thuế:
Cá nhân thuộc một trong các trường hợp dưới đây không được đăng ký nhân viên đại lý thuế:
2.1. Người bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự;
2.2. Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang chấp hành hình phạt tù hoặc đã bị kết án về một trong các tội về kinh tế, về chức vụ liên quan đến tài chính, kế toán mà chưa được xóa án tích.
2.3. Nhân viên đại lý thuế đã bị thu hồi vĩnh viễn Chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế hoặc trong thời gian bị xử lý vi phạm dưới hình thức tạm đình chỉ.
2.4. Cán bộ, công chức đang tại chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức; Cán bộ, công chức, viên chức sau khi thôi giữ chức vụ đang trong thời gian quy định không được kinh doanh, theo quy định tại Nghị định số 102/2007/NĐ-CP ngày 14/6/2007 của Chính phủ về việc quy định thời hạn không được kinh doanh trong lĩnh vực trách nhiệm quản lý đối với cán bộ, công chức, viên chức sau khi thôi giữ chức vụ.
3. Đăng ký nhân viên đại lý thuế:
3.1. Người có Chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế chỉ được đăng ký làm nhân viên đại lý thuế tại một đại lý thuế trong cùng một thời gian.
3.2. Nhân viên đại lý thuế đăng ký hành nghề lần đầu trong một đại lý thuế phải làm hồ sơ đăng ký nhân viên đại lý thuế và nộp cho đại lý thuế, hồ sơ gồm:
– Đơn đăng ký hành nghề (theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này);
– Chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế (bản sao có chứng thực);
– 01 ảnh mầu cỡ 3×4 chụp trong thời gian 6 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ đăng ký hành nghề.
3.3. Hàng năm, trước ngày 30 tháng 11, đại lý thuế có trách nhiệm tổng hợp danh sách nhân viên đăng ký làm việc tại đại lý thuế năm sau gửi Tổng cục Thuế kèm theo hồ sơ đăng ký nhân viên đại lý thuế.
Những nhân viên đại lý thuế đã đăng ký hành nghề tại đại lý thuế năm trước nếu tiếp tục làm việc cho đại lý thuế đó năm sau thì không phải làm hồ sơ mới. Đại lý thuế báo cáo danh sách các nhân viên tiếp tục hành nghề này với Tổng cục Thuế (theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này).
3.4. Đại lý thuế có trách nhiệm đăng ký bổ sung danh sách nhân viên đại lý thuế mới được tuyển dụng hoặc mới được cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế với Tổng cục Thuế (theo Mẫu số 07 kèm theo Thông tư này) kèm theo hồ sơ đăng ký nhân viên đại lý thuế. Nhân viên đại lý thuế chỉ được hành nghề khi có tên trong danh sách nhân viên đại lý thuế do Tổng cục Thuế thông báo trên Website của Tổng cục Thuế.
3.5. Đại lý thuế có trách nhiệm thông báo về Tổng cục Thuế danh sách nhân viên hành nghề thuyên chuyển, nghỉ việc, nghỉ hưu, chết hoặc không đủ điều kiện hành nghề theo quy định của pháp luật (theo Mẫu số 08 ban hành kèm theo Thông tư này) trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhân viên đại lý thuế đó chính thức nghỉ việc hoặc thôi làm việc tại đại lý thuế.
3.6. Đại lý thuế chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc kiểm tra, xác nhận các điều kiện khi đăng ký hành nghề cho nhân viên đại lý thuế.
4. Hồ sơ, thủ tục đăng ký hành nghề đối với đại lý thuế:
Đại lý thuế phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại khoản 4, Điều 20 Luật Quản lý thuế. Trước khi triển khai hoạt động, đại lý thuế phải lập hồ sơ đăng ký hành nghề gửi Tổng cục Thuế, hồ sơ gồm:
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có ghi ngành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế và Giấy chứng nhận đăng ký thuế (bản sao có công chứng hoặc chứng thực).
– Danh sách nhân viên đại lý thuế làm việc tại đại lý thuế (theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo thông tư này) kèm theo đơn đăng ký hành nghề của từng nhân viên.
– Chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế của các nhân viên đại lý thuế có tên trong danh sách đăng ký (bản sao có chứng thực).
– 01 ảnh mầu cỡ 3×4 của nhân viên đăng ký hành nghề chụp ở thời điểm làm đơn đăng ký hành nghề.
III. QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HÀNH NGHỀ CỦA ĐẠI LÝ THUẾ
1. Trách nhiệm của cơ quan Thuế các cấp:
1.1. Tổng cục Thuế:
a- Tổ chức thi và cấp Chứng chỉ hành nghề làm thủ tục về thuế thống nhất tập trung trên cả nước.
b- Tổ chức các khoá đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về pháp luật thuế, kế toán cho người dự thi lấy Chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế; cho các nhân viên đại lý thuế định kỳ hàng năm hoặc khi có sửa đổi, bổ sung hay ban hành mới về pháp luật thuế.
c- Tiếp nhận và quản lý hồ sơ đăng ký đại lý thuế và nhân viên đại lý thuế.
d- Xác nhận danh sách đăng ký hành nghề đại lý thuế.
e- Tạm đình chỉ hoạt động dịch vụ làm thủ tục về thuế đối với đại lý thuế vi phạm pháp luật và thông báo cho cơ quan Thuế các cấp biết.
f- Tạm đình chỉ, thu hồi Chứng chỉ hành nghề đối với nhân viên đại lý thuế và xoá tên trong danh sách đăng ký nhân viên đại lý thuế.
g- Thông báo công khai:
– Danh sách đại lý thuế, nhân viên đại lý thuế đã đăng ký hành nghề đến cơ quan Thuế
– Danh sách bổ sung đại lý thuế, nhân viên đại lý thuế mới đăng ký hành nghề hoặc ngừng hoạt động hành nghề tới cơ quan Thuế các cấp và đăng trên Website của Tổng cục Thuế trong thời hạn 10 ngày, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ;
– Danh sách đại lý thuế bị tạm đình chỉ hoạt động, nhân viên đại lý thuế bị tạm đình chỉ, bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề, thời gian bị tạm đình chỉ đến cơ quan Thuế các cấp và trên Website của Tổng cục Thuế;
– Nội dung công khai bao gồm: Tên đại lý thuế, năm thành lập, địa chỉ trụ sở chính, số lượng nhân viên đại lý thuế, họ và tên nhân viên, số Chứng chỉ hành nghề và các thông tin cần thiết khác có liên quan đến đại lý thuế, nhân viên đại lý thuế.
h- Thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm trong việc chấp hành pháp luật, và các quy định của Thông tư này đối với các đại lý thuế.
i- Tổng hợp báo cáo, đánh giá định kỳ hàng năm về tình hình hoạt động của các nhân viên đại lý thuế, các đại lý thuế.
j- Khi nhận hồ sơ dự thi, hồ sơ đăng ký nhân viên đại lý thuế, hồ sơ đăng ký hành nghề đối với đại lý thuế nếu kiểm tra thấy hồ sơ không đủ, đúng quy định thì Tổng cục Thuế phải thông báo bằng văn bản cho người dự thi, đại lý thuế biết trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ.
1.2. Cục Thuế và Chi cục Thuế:
a- Công khai danh sách đại lý thuế, nhân viên đại lý thuế tại trụ sở cơ quan Thuế.
b- Quản lý, kiểm tra, thanh tra theo chức năng tình hình hoạt động của các nhân viên đại lý thuế, các đại lý thuế hoạt động tại địa phương theo quy định của Tổng cục Thuế và xử lý các vi phạm theo quy định của pháp luật.
c- Đôn đốc các đại lý thuế báo cáo định kỳ hàng năm về tình hình hoạt động của các đại lý thuế trên địa bàn và tổng hợp báo cáo, đánh giá tình hình hoạt động, đề xuất kiến nghị; Chi cục Thuế gửi Cục Thuế trước ngày 15/4 hàng năm, Cục Thuế gửi Tổng cục Thuế trước ngày 30/4 hàng năm.
2. Quyền và trách nhiệm của đại lý thuế:
2.1. Quyền của đại lý thuế:
Khi thực hiện hợp đồng dịch vụ làm thủ tục về thuế, đại lý thuế có quyền như sau:
a- Được thực hiện các thủ tục về thuế theo hợp đồng với người nộp thuế.
b- Yêu cầu tổ chức, cá nhân nộp thuế cung cấp đầy đủ, chính xác các chứng từ, hồ sơ, tài liệu và thông tin cần thiết liên quan tới việc làm thủ tục về thuế theo hợp đồng đã ký kết giữa hai bên.
c- Được cơ quan thuế các cấp hướng dẫn miễn phí thủ tục hành chính, phổ biến các quy định mới về thuế, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ thuế định kỳ và hỗ trợ kỹ thuật khi thực hiện kê khai thuế điện tử.
d- Được thực hiện các quyền của người nộp thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế và theo hợp đồng với người nộp thuế.
2.2. Trách nhiệm của đại lý thuế:
a- Đại lý thuế phải lập hợp đồng bằng văn bản với tổ chức, cá nhân nộp thuế về phạm vi công việc thủ tục về thuế được uỷ quyền, thời hạn được uỷ quyền, trách nhiệm của các bên và các nội dung khác do hai bên thoả thuận và được ghi trong hợp đồng không trái với quy định của pháp luật. Các đại lý thuế đã đăng ký hành nghề với Tổng cục Thuế và có tên trên danh sách công khai các đại lý thuế đã đăng ký hành nghề trên Website của Tổng cục Thuế mới được thực hiện ký hợp đồng dịch vụ làm thủ tục về thuế.
b- Thông báo bằng văn bản cho cơ quan Thuế quản lý trực tiếp người nộp thuế về hợp đồng dịch vụ làm thủ tục về thuế: phạm vi công việc thủ tục về thuế được uỷ quyền, thời hạn uỷ quyền.
c- Khai thuế, nộp thuế, quyết toán thuế, lập hồ sơ đề nghị số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm, số tiền thuế được hoàn theo quy định của Luật Quản lý thuế và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
– Khi làm thủ tục về thuế, đại lý thuế chịu trách nhiệm kê khai hồ sơ thuế, có chữ ký của người đại diện theo pháp luật của đại lý thuế, đóng dấu trên tờ khai thuế, chứng từ nộp thuế, hồ sơ thuế, hồ sơ quyết toán thuế, hồ sơ hoàn thuế, hồ sơ miễn thuế, giảm thuế và trên hồ sơ thuế phải có cả chữ ký của nhân viên đại lý thuế trực tiếp thực hiện dịch vụ trên cơ sở hợp đồng đã ký giữa đại lý thuế với tổ chức, cá nhân nộp thuế. Khi ký tên trên các hồ sơ thuế, nhân viên đại lý thuế phải ghi rõ họ, tên và số chứng chỉ hành nghề do Tổng cục Thuế cấp.
d- Cung cấp cho cơ quan quản lý thuế các tài liệu, chứng từ để chứng minh tính chính xác của việc khai thuế, nộp thuế, quyết toán thuế, đề nghị số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm, số tiền thuế được hoàn của người nộp thuế.
e- Không được thông đồng với công chức quản lý thuế, người nộp thuế để trốn thuế, gian lận thuế. Trường hợp đại lý thuế có hành vi thông đồng với tổ chức cá nhân nộp thuế hoặc tự thực hiện các hành vi trốn thuế, khai thiếu thuế, vi phạm thủ tục về thuế thì tổ chức, cá nhân nộp thuế vẫn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung sai phạm trên. Đại lý thuế phải liên đới chịu trách nhiệm và phải chịu bồi thường theo hợp đồng đã ký kết với tổ chức, cá nhân nộp thuế.
f- Đại lý thuế có trách nhiệm báo cáo với cơ quan Thuế trong các trường hợp sau:
– Chậm nhất vào ngày 31 tháng 3 hàng năm, đại lý thuế thực hiện gửi báo cáo tình hình hoạt động của năm trước bằng văn bản tới Tổng cục Thuế (theo mẫu số 03 ban hành kèm Thông tư này) và cơ quan Thuế nơi đại lý thuế có trụ sở chính về tình hình hoạt động của đại lý thuế, những tồn tại, cách khắc phục và các kiến nghị với cơ quan Thuế.
– Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế và các thông tin cần thiết khác phục vụ cho hoạt động quản lý khi Tổng cục Thuế yêu cầu đột xuất bằng văn bản.
– Khi có sự thay đổi tên gọi, địa chỉ trụ sở chính, văn phòng giao dịch, nội dung đăng ký kinh doanh đại lý thuế và thay đổi nhân viên đại lý thuế phải thông báo bằng văn bản cho Tổng cục Thuế chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày thay đổi.
g- Hàng năm, đại lý thuế cử nhân viên đại lý thuế tham gia khoá học cập nhật kiến thức do Tổng cục Thuế tổ chức.
IV. TỔ CHỨC THI, CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ DỊCH VỤ LÀM THỦ TỤC VỀ THUẾ
1. Điều kiện dự thi:
Người dự thi lấy Chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế phải có các điều kiện sau:
1.1. Có lý lịch rõ ràng, có phẩm chất, đạo đức tốt, trung thực, có ý thức chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật và không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2, Mục II Thông tư này.
1.2. Có bằng cao đẳng trở lên thuộc các chuyên ngành kinh tế, tài chính, kế toán, kiểm toán, luật và đã có thời gian làm việc từ hai năm trở lên trong lĩnh vực này.
1.3. Nộp đầy đủ hồ sơ dự thi theo quy định tại khoản 2, Mục IV Thông tư này.
2. Hồ sơ dự thi:
2.1 Hồ sơ đăng ký dự thi lần đầu để lấy Chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế gồm:
a- Đơn đăng ký dự thi (đối với trường hợp miễn thi cả 2 môn thì làm đơn theo Mẫu số 09 ban hành kèm theo Thông tư này).
b- Sơ yếu lý lịch có xác nhận của cơ quan quản lý lao động có thẩm quyền hoặc Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú.
c- Bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên thuộc một trong các chuyên ngành quy định (bản sao có chứng thực).
d- Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu (đối với người nước ngoài) là bản sao có công chứng hoặc chứng thực.
e- 03 ảnh mầu cỡ 4 x 6 chụp trong thời gian 6 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ dự thi, hai phong bì có dán tem và ghi rõ họ, tên, địa chỉ người nhận thông báo thi, lịch thi, kết quả thi.
f- Giấy xác nhận năm công tác và các giấy tờ theo quy định được miễn môn thi (nếu có).
2.2. Hồ sơ đăng ký dự thi lại các môn thi chưa đạt hoặc đăng ký thi các môn chưa thi gồm:
a- Đơn đăng ký dự thi.
b- Bản sao có chứng thực giấy Chứng nhận điểm thi do Hội đồng thi thông báo (theo Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư này).
c- Ảnh và phong bì như quy định tại điểm 2.1.e, khoản 2, Mục IV Thông tư này.
3. Tổ chức thi, cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế:
3.1. Nội dung thi cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế bao gồm:
a- Môn thi thứ nhất: Pháp luật về thuế.
Nội dung môn thi Pháp luật về thuế bao gồm: Thuế giá trị gia tăng; Thuế tiêu thụ đặc biệt; Thuế tài nguyên; Thuế thu nhập doanh nghiệp; Thuế thu nhập cá nhân; Các loại thuế khác; Phí và lệ phí; Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.
b- Môn thi thứ hai: Kế toán (kiến thức thi tương đương với trình độ trung cấp).
Nội dung môn thi Kế toán bao gồm: Luật Kế toán và các văn bản hướng dẫn thi hành; các chuẩn mực kế toán Việt Nam; các chế độ kế toán đối với hoạt động kinh doanh; lập báo cáo tài chính của đơn vị kế toán.
3.2. Hình thức thi: Thi viết, thi trắc nghiệm hoặc thi vấn đáp; thời gian cho mỗi môn thi phụ thuộc vào hình thức thi từ 30 phút đến 180 phút.
3.3. Tổ chức thi:
a- Cơ quan tổ chức thi: Bộ Tài chính giao Tổng cục Thuế tổ chức Hội đồng thi cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế tập trung trong cả nước.
b- Để chuẩn bị cho việc thi tuyển, người dự thi có thể tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ do Trường nghiệp vụ thuế, hội nghề nghiệp hoặc các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng có đăng ký và được Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) công nhận cho tổ chức theo chương trình thống nhất do Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) quy định.
c- Thời gian tổ chức thi: Hội đồng thi tổ chức mỗi năm 1 kỳ thi vào quý III hoặc quý IV hàng năm. Trước ngày thi tuyển ít nhất 3 tháng, Hội đồng thi thông báo chính thức trên Website của Tổng cục Thuế và trên các phương tiện thông tin đại chúng về điều kiện, tiêu chuẩn, thời gian, địa điểm thi và các thông tin khác liên quan đến kỳ thi.
d- Địa điểm tổ chức thi do Tổng cục Thuế quyết định phù hợp với tình hình thực tế và số lượng thí sinh đăng ký dự thi, đảm bảo thuận lợi cho đối tượng đăng ký dự thi.
e- Công bố kết quả thi: Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ thi tuyển, Hội đồng thi phải công bố kết quả thi và thông báo cho người dự thi.
3.4. Kết quả thi, bảo lưu kết quả thi và phúc khảo kết quả thi:
a- Môn thi đạt yêu cầu là môn thi đạt điểm từ 5 điểm trở lên chấm theo thang điểm 10.
b- Thí sinh có kết quả thi đạt yêu cầu bao gồm:
– Thí sinh dự thi đạt yêu cầu cả 2 môn thi.
– Thí sinh dự thi đạt yêu cầu 1 môn thi (đối với trường hợp được miễn 1 môn thi).
c- Người dự thi chưa dự thi đủ các môn thi hoặc có môn thi chưa đạt được Chủ tịch Hội đồng thi cấp giấy Chứng nhận điểm thi làm cơ sở để lập hồ sơ thi tiếp môn chưa thi hoặc thi chưa đạt tại các kỳ thi tiếp.
d- Bảo lưu kết quả thi: Các môn thi đạt yêu cầu được bảo lưu 3 năm liên tục tính từ kỳ thi đầu tiên.
e- Phúc khảo kết quả thi: Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày công bố kết quả thi, nếu người dự thi có đơn đề nghị phúc khảo thì Hội đồng thi có trách nhiệm phúc khảo bài thi và thông báo kết quả phúc khảo cho thí sinh đó trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đơn phúc khảo. Kết quả phúc khảo phải được Chủ tịch Hội đồng thi phê duyệt trước khi thông báo cho người có đơn đề nghị phúc khảo. Đơn đề nghị phúc khảo gửi chậm sau thời hạn quy định trên sẽ không được giải quyết.
3.5. Cấp Chứng chỉ hành nghề:
– Chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế do Tổng cục Thuế thống nhất phát hành và quản lý (theo Mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư này).
– Tổng cục Thuế tổ chức cấp Chứng chỉ cho các thi sinh có kết quả thi đạt yêu cầu sau 15 ngày, kể từ ngày công bố kết quả thi chính thức cho các thí sinh và cấp Chứng chỉ cho các thí sinh được miễn cả 2 môn thi sau 15 ngày, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ theo hướng dẫn tại điểm 2.1, Mục IV Thông tư này.
– Miễn môn thi:
+ Người đăng ký dự thi đã có Chứng chỉ hành nghề kế toán, Chứng chỉ kiểm toán viên do Bộ Tài chính cấp thì được miễn môn thi kế toán.
+ Công chức thuế có ngạch công chức từ chuyên viên thuế, kiểm soát viên thuế, thanh tra viên thuế trở lên và có thời gian công tác trong ngành thuế từ 5 năm trở lên, nếu sau khi thôi công tác trong ngành thuế mà đăng ký dự thi để lấy Chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế trong thời hạn 3 năm, kể từ ngày có quyết định chuyển công tác, nghỉ hưu hoặc nghỉ việc thì được miễn môn thi pháp luật về thuế.
+ Công chức thuế có ngạch công chức từ chuyên viên thuế, kiểm soát viên thuế, thanh tra viên thuế trở lên và có thời gian công tác liên tục trong ngành thuế từ 10 năm trở lên, nếu sau khi thôi công tác trong ngành thuế thì được đăng ký với Tổng cục Thuế để xét cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế mà không cần dự thi. Thời gian đăng ký để được cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế tối đa không quá 3 năm, kể từ ngày có quyết định chuyển công tác, nghỉ hưu hoặc nghỉ việc.
+ Người đã làm việc trong lĩnh vực kế toán tại các tổ chức như: cơ quan quản lý Nhà nước, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp có trình độ từ đại học trở lên thuộc chuyên ngành kế toán hoặc kiểm toán và có thời gian công tác trong lĩnh vực kế toán liên tục từ 5 năm trở lên, nếu sau khi thôi làm việc trong cơ quan quản lý Nhà nước mà đăng ký dự thi để lấy Chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế trong thời hạn 3 năm, kể từ ngày có quyết định chuyển công tác, nghỉ hưu hoặc nghỉ việc thì được miễn môn thi kế toán.
+ Người đã làm giảng viên của môn học về thuế hoặc kế toán tại các trường đại học, cao đẳng có thời gian công tác liên tục từ 5 năm trở lên, nếu sau khi thôi làm giảng viên mà đăng ký dự để lấy Chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế trong thời hạn 3 năm, kể từ ngày có quyết định chuyển công tác, nghỉ hưu hoặc nghỉ việc thì được miễn thi môn đã tham gia giảng dạy.
V. KHIẾU NẠI, TỐ CÁO, XỬ PHẠT VÀ KHEN THƯỞNG
1. Khiếu nại, tố cáo:
1.1. Nhân viên đại lý thuế và đại lý thuế có quyền khiếu nại công chức thuế, cơ quan thuế không thực hiện đúng các quy định của pháp luật gây khó khăn, cản trở hoạt động dịch vụ làm thủ tục về thuế của đại lý thuế và nhân viên đại lý thuế.
1.2. Nhân viên đại lý thuế có quyền tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật của công chức thuế, cơ quan Thuế gây khó khăn, cản trở hoạt động dịch vụ làm thủ tục về thuế.
2. Xử lý vi phạm :
2.1. Xử lý vi phạm đối với đại lý thuế.
a- Đại lý thuế làm thủ tục về thuế thay người nộp thuế nếu có hành vi vi phạm pháp luật về thuế thì bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định số 98/2007/NĐ-CP ngày 07/6/2007 của Chính phủ về xử lý vi phạm pháp luật về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.
b- Đại lý thuế bị tạm đình chỉ hoạt động dịch vụ làm thủ tục về thuế và xoá tên trên danh sách công khai đại lý thuế đã đăng ký hành nghề làm dịch vụ về thuế trên Website của Tổng cục Thuế trong các trường hợp sau:
– Không còn đủ điều kiện hành nghề theo quy định tại khoản 4, Điều 20 Luật Quản lý thuế và quy định tại Thông tư này.
– Không cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan Thuế, không nộp báo cáo về tình hình hoạt động theo quy định.
c- Hình thức tạm đình chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế:
Tổng cục Thuế ra quyết định tạm đình chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế và xoá tên khỏi danh sách hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế và thông báo công khai trên Website của Tổng cục Thuế.
2.2. Xử lý vi phạm đối với nhân viên đại lý thuế:
a- Nhân viên đại lý thuế bị thu hồi vĩnh viễn và công bố công khai Chứng chỉ hành nghề không còn giá trị trong các trường hợp sau:
– Có hành vi thông đồng, giúp người nộp thuế trốn thuế, gian lận thuế bị kết án bằng một bản án có hiệu lực về tội trốn thuế (được quy định tại Điều 161 Bộ luật Hình sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 15/1999/QH10 ngày 21/12/1999).
– Phát hiện sử dụng văn bằng, Chứng chỉ giả trong hồ sơ thi cấp Chứng chỉ hành nghề.
b- Nhân viên đại lý thuế bị tạm đình chỉ hành nghề và xoá tên trong danh sách đăng ký hành nghề 1 năm trong các trường hợp sau:
– Cho người khác mượn hoặc sử dụng Chứng chỉ hành nghề hoặc hành nghề tại 02 đại lý thuế trở lên trong cùng một khoảng thời gian.
– Hành nghề khi chưa có tên trong danh sách công bố công khai nhân viên đại lý thuế đã đăng ký hành nghề.
c- Hình thức thu hồi, tạm đình chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế:
Tổng cục Thuế ra Quyết định thu hồi, tạm đình chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế và xóa tên khỏi danh sách đăng ký hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế và thông báo công khai đến cơ quan thuế các cấp và trên Website của Tổng cục Thuế.
2.3. Đại lý thuế bị tạm đình chỉ hành nghề, nhân viên đại lý thuế bị tạm đình chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế đã bị xoá tên khi hết thời hạn tạm đình chỉ nếu tiếp tục hành nghề thì phải đăng ký lại theo quy định.
3. Khen thưởng:
Đại lý thuế, nhân viên đại lý thuế thực hiện tốt các quy định pháp luật về thuế và quy định tại Thông tư này sẽ được khen thưởng theo chế độ chung của Nhà nước.
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Thông tư này có hiệu thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu hướng dẫn bổ sung./.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Trương Chí Trung
(Mẫu số 01)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
|
|
ĐƠN ĐĂNG KÝ NHÂN VIÊN ĐẠI LÝ THUẾ
Kính gửi: Đại lý thuế ………………………………
Họ và tên (chữ in hoa):……………………………………..Nam/Nữ…………………………..
Ngày tháng năm sinh:………………………………………………………………………………..
CMT(hoặc hộ chiếu) số………………..cấp ngày……… Cấp tại………………………….
Quê quán (hoặc quốc tịch đối với người nước ngoài):……………………………………
Hiện đang làm việc tại:………………………………………………………………………………
Trình độ chuyên môn:
Tốt nghiệp: Cao đẳng……………………………Chuyên ngành ………………….năm…….
Đại học………………………………Chuyên ngành…………………..năm…….
Chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế số:…………………ngày…………..
Quá trình làm việc:
Thời gian từ……đến …….
|
Công việc-Chức vụ
|
Nơi làm việc
|
|
|
|
|
|
|
Sau khi xem xét có đủ điều kiện, tôi xin đăng ký hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế trong danh sách nhân viên hành nghề của đại lý thuế và cam đoan chấp hành nghiêm chỉnh các quy định đối với nhân viên đại lý thuế theo quy định Luật Quản lý Thuế và Thông tư số /2008/TT-BTC ngày /2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc đăng ký hành nghề và quản lý hoạt động hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế, việc tổ chức thi, cấp, thu hồi Chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế.
Kính đề nghị đại lý thuế xem xét, chấp thuận.
Xác nhận của đại lý thuế ……….., ngày……..tháng……..năm……….
(Chữ ký, họ tên, đóng dấu) Người làm đơn
Nhân viên đại lý thuế nói trên đủ (Ký và ghi rõ họ tên)
điều kiện hành nghề trong năm……….
…………, ngày……tháng…….năm…….
(Mẫu số 02)
Tên đại lý thuế :……………. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Địa chỉ:………………………….. Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
DANH SÁCH NHÂN VIÊN ĐẠI LÝ THUẾ(1)
Kính gửi: Tổng cục Thuế
Đại lý thuế……………………………………………..đăng ký Danh sách nhân viên hành nghề tại Đại lý thuế trong năm………….. như sau:
TT
|
Họ và tên
|
Năm sinh
|
Quê quán (2)
(Quốc tịch)
|
Chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế
|
Thời gian đăng ký hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế
|
Nam
|
Nữ
|
Số
|
Ngày
|
Từ
|
Đến
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Đại lý thuế cam kết các nhân viên đăng ký có đủ điều kiện để hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế và xin chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng nhân viên hành nghề theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước.
……………., ngày………tháng……năm……..
Tổng cục ThuếNgười đại diện theo pháp luật của đại lý thuế
Xác nhận (Ký, họ tên, đóng dấu)
Danh sách nhân viên đại lý thuế nói trên
đã đăng ký hành nghề năm… tại Tổng cục Thuế
……, Ngày …tháng …..năm….
Ghi chú:
(1) Danh sách này được gửi kèm theo hồ sơ của các nhân viên đăng ký hành nghề lần đầu tại đại lý thuế. Danh sách này được lập thành 3 bản sau khi đã được Tổng cục Thuế xác nhận: 1 bản lưu tại Tổng cục Thuế, 1 bản gửi cho đại lý thuế, 1 bản gửi Cục thuế các tỉnh, TP.
(2) Người Việt Nam ghi quê quán (tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương), người nước ngoài ghi quốc tịch.
(Mẫu số 03)
Tên đại lý thuế :……………. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Địa chỉ:………………………….. Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BÁO CÁO TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG NĂM……
Kính gửi:…………………………………
Đại lý thuế ………………………………………………………….xin báo cáo một số chỉ tiêu hoạt động năm……., như sau:
1. Tình hình nhân viên:
Chỉ tiêu
|
Năm báo cáo
|
Năm trước liền kề
|
Số người
|
Tỷ lệ %
|
Số người
|
Tỷ lệ %
|
Tổng số nhân viên
|
|
|
|
|
Trong đó:
|
|
|
|
|
1.Số nhân viên đã đăng ký hành nghề
|
|
|
|
|
Người Việt Nam
|
|
|
|
|
Người nước ngoài
|
|
|
|
|
2.Số nhân viên chưa có Chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế
|
|
|
|
|
2. Tình hình doanh thu:
2.1. Cơ cấu doanh thu theo loại hình dịch vụ:
Đơn vị tính: Nghìn đồng
Chỉ tiêu
|
Năm báo cáo
|
Năm trước liền kề
|
Số tiền
|
Tỷ lệ %
|
Số tiền
|
Tỷ lệ %
|
Tổng doanh thu
|
|
|
|
|
Trong đó:
|
|
|
|
|
1.Làm các thủ tục: đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, quyết toán thuế, làm hồ sơ miễn , giảm thuế, hoàn thuế, khiếu nại về thuế.
|
|
|
|
|
2.Tư vấn thuế
|
|
|
|
|
3.Dịch vụ khác
|
|
|
|
|
2.2. Cơ cấu doanh thu từ dịch vụ làm thủ tục về thuế theo đối tượng khách hàng:
Đơn vị tính: Nghìn đồng
Chỉ tiêu
|
Năm báo cáo
|
Năm trước liền kề
|
Số lượng khách hàng
|
Số tiền
|
Tỷ lệ %
|
Số lượng khách hàng
|
Số tiền
|
Tỷ lệ %
|
Tổng doanh thu
|
|
|
|
|
|
|
Trong đó:
|
|
|
|
|
|
|
1.Doanh nghiệp Nhà nước
|
|
|
|
|
|
|
2.Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài
|
|
|
|
|
|
|
3.Doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã
|
|
|
|
|
|
|
4.Cá nhân, hộ kinh doanh
|
|
|
|
|
|
|
5.Đối tượng khác
|
|
|
|
|
|
|
3. Kết quả kinh doanh chung:
Đơn vị tính: Nghìn đồng
Chỉ tiêu
|
Năm báo cáo
|
Năm trước
|
1.Tổng số vốn kinh doanh
|
|
|
2.Kết quả kinh doanh sau thuế (Lãi +, Lỗ -)
|
|
|
3.Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (%)
|
|
|
4.Tỷ suất lợi nhuận trên vốn (%)
|
|
|
5.Nộp NSNN
|
|
|
– Thuế Giá trị gia tăng
|
|
|
– Thuế Thu nhập doanh nghiệp
|
|
|
– Thuế và các khoản phải nộp khác
|
|
|
4. Những thay đổi trong năm cần báo cáo:
5. Chất lượng dịch vụ: Tổng số hồ sơ làm thủ tục về thuế thực hiện trong năm, trong đó nêu rõ số hồ sơ có vi phạm pháp luật về thuế và Quản lý thuế.
6. Thuận lợi, khó khăn, các kiến nghị, đề xuất hoặc các thông tin khác cung cấp cho cơ quan nhận báo cáo:
……………, ngày……tháng…..năm …….
Người đại điện theo pháp luật của đại lý thuế
(Ký, họ tên, đóng dấu)
(Mẫu số 04)
BỘ TÀI CHÍNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TỔNG CỤC THUẾ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số: /TCT-HĐT Hà nội, ngày tháng năm 200…
GIẤY CHỨNG NHẬN
ĐIỂM THI CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ DỊCH VỤ
LÀM THỦ TỤC VỀ THUẾ NĂM …….
Căn cứ Quyết định số ….ngày ………….của Chủ tịch Hội đồng thi cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế công nhận kết quả thi năm …..tổ chức tại ……
HỘI ĐỒNG THI CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ
DỊCH VỤ LÀM THỦ TỤC VỀ THUẾ CHỨNG NHẬN:
Ông/Bà:…………………………………………………………………
Năm sinh:…………………………Số báo danh:……………………….
CMT(hoặc hộ chiếu) số……………….cấp ngày…………….Cấp tại…………..
Nơi làm việc:……………………………………………………………
Điểm thi các môn kỳ thi năm ………như sau:
Môn thi
|
Điểm thi
|
1. Pháp luật về thuế
|
|
2. Kế toán
|
|
Cộng:
|
|
Giấy chứng nhận điểm thi có giá trị để lập hồ sơ thi tiếp các môn chưa thi, thi lại các môn thi chưa đạt yêu cầu./.
TM. HỘI ĐỒNG
Nơi nhận: CHỦ TỊCH
– Thí sinh;
– Lưu: HĐT. (Chữ ký, dấu của Tổng cục Thuế )
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG
(Họ và tên của Người ký)
(Mẫu số 05)
BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
HỘI ĐỒNG THI CẤP CHỨNG CHỈ
HÀNH NGHỀ DỊCH VỤ LÀM THỦ TỤC VỀ THUẾ
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————————————
Hà Nội, ngày tháng năm
|
GIẤY CHỨNG NHẬN
TRÚNG TUYỂN KỲ THI CẤP CHỨNG CHỈ
HÀNH NGHỀ DỊCH VỤ LÀM THỦ TỤC VỀ THUẾ
HỘI ĐỒNG THI CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ
DỊCH VỤ LÀM THỦ TỤC VỀ THUẾ CHỨNG NHẬN:
Ông/Bà: ……………………………………………………….…………………
Năm sinh:……… Quê quán: ………………………………….…………………
CMT (hoặc hộ chiếu) số……………. cấp ngày…………………… tại……………………
Nơi làm việc:…………………………………………………..…………………
ĐÃ TRÚNG TUYỂN KỲ THI CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ DỊCH VỤ
LÀM THỦ TỤC VỀ THUẾ tổ chức tháng… năm…. tại………. . .Đạt loại…
TM. HỘI ĐỒNG
CHỦ TỊCH
(Chữ ký, dấu của Tổng cục Thuế )
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG
(Họ và tên của Người ký)
Số đăng ký: /HĐT
Ngày tháng năm
(Mẫu số 06)
TỔNG CỤC THUẾ
GENERAL DEPARTMENT OF TAXATION
————————–
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập -Tự do- Hạnh phúc
—————————-
|
Số Chứng chỉ/ No
…………………
Chữ ký của người được
cấp chứng chỉ/ Signature
of certificate receiver:
…………………..
|
CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ
DỊCH VỤ LÀM THỦ TỤC VỀ THUẾ/
CERTIFICATE FOR PRACTISING SERVICE
ON TAX PROCEDURE
TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC THUẾ/ The Director General
of Department of Taxation
Cấp cho Ông (Bà)/Hereby certifies that Mr/Mrs:
……… …………………………………………………………………
Năm sinh/ Date of birth:…………………………………………….
Quê quán (Quốc tịch)/ Nationality:…………………………………
Đạt kết quả loại:……………kỳ thi cấp chứng chỉ hành nghề do
Tổng cục Thuế tổ chức vào tháng……năm …….
/Has passed the examination for the Certificate for practising service
on tax procedure which held by the General Department of Taxation in
(month)…….(year)………
Level: …………………….
Hà Nội, ngày …..tháng…..năm.…..
KT.TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG/Deputy Director General
(Chữ ký, họ tên, đóng dấu)
|
|
(Mẫu số 07)
Tên đại lý thuế :…………….
Địa chỉ:…………………………..
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————————–
|
THÔNG BÁO TĂNG NHÂN VIÊN ĐẠI LÝ THUẾ
Kính gửi:…………………………………
Đại lý thuế…………………………………………….. đăng ký bổ sung nhân viên hành nghề tại đại lý thuế …………..(1) như sau:
TT
|
Họ và tên
|
Năm sinh
|
Quê quán (2)
(Quốc tịch)
|
Chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế
|
Thời gian đã hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế
|
Nam
|
Nữ
|
Số
|
Ngày
|
Từ
|
Đến
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Đại lý thuế cam kết các nhân viên đăng ký hoạt động có đủ điều kiện để hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế và xin chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng nhân viên hành nghề theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước.
……………., ngày………tháng……năm……..
Tổng cục ThuếNgười đại diện theo pháp luật của đại lý thuế
Xác nhận (Ký, họ tên, đóng dấu)
Danh sách nhân viên đại lý thuế nói trên
đã đăng ký hành nghề năm… tại Tổng cục Thuế
……, ngày …tháng …..năm….
Ghi chú:
(1) Danh sách này được lập thành 3 bản sau khi đã được Tổng cục Thuế xác nhận: 1 bản lưu tại Tổng cục Thuế, 1 bản gửi cho đại lý thuế, 1 bản gửi Cục thuế các tỉnh, TP.
(2) Người Việt Nam ghi quê quán (tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương), người nước ngoài ghi quốc tịch.
(Mẫu số 08)
Tên đại lý thuế :…………….
Địa chỉ:…………………………..
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————————–
|
THÔNG BÁO GIẢM NHÂN VIÊN ĐẠI LÝ THUẾ
Kính gửi:…………………………………
Đại lý thuế…………………………………thông báo giảm nhân viên hành nghề tại đại lý thuế …………..(1) như sau:
TT
|
Họ và tên
|
Năm sinh
|
Quê quán (2)
(Quốc tịch)
|
Chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế
|
Nam
|
Nữ
|
Số
|
Ngày
|
|
|
|
|
|
|
|
Đại lý thuế thông báo kể từ ngày …. tháng …. năm … các cá nhân trên không còn làm việc tại ………….
Tổng cục Thuế
Xác nhận
Danh sách nhân viên đại lý thuế nói trên
đã đăng ký hành nghề năm… tại Tổng cục Thuế
……, ngày …tháng …..năm….
|
……………., ngày………tháng……năm……..
Người đại diện theo pháp luật của đại lý thuế
(Ký, họ tên, đóng dấu)
|
Ghi chú:
(1) Danh sách này được lập thành 3 bản sau khi đã được Tổng cục Thuế xác nhận: 1 bản lưu tại Tổng cục Thuế, 1 bản gửi cho đại lý thuế, 1 bản gửi Cục thuế các tỉnh, TP.
(2) Người Việt Nam ghi quê quán (tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương), người nước ngoài ghi quốc tịch.
(Mẫu số 09)
(Dùng cho người được miễn cả 2 môn thi)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
|
|
ĐƠN ĐĂNG KÝ CẤP CHỨNG CHỈ
HÀNH NGHỀ DỊCH VỤ LÀM THỦ TỤC VỀ THUẾ
Kính gửi: Tổng Cục thuế
Họ và tên (chữ in hoa):……………………………………..Nam/Nữ…………………………..
Ngày tháng năm sinh:………………………………………………………………………………..
CMT số………………..cấp ngày……… ………Cấp tại…………………………………………
Quê quán :……………………………………
Trình độ chuyên môn:
Tốt nghiệp: Cao đẳng……………………………Chuyên ngành ………………….năm…….
Đại học………………………………Chuyên ngành…………………..năm…….
Hiện đã nghỉ hưu, nghỉ việc hoặc chuyển công tác từ ngày …..tháng …..năm…….
Quá trình làm việc tại cơ quan thuế:
Thời gian công tác tại
cơ quan thuế
|
Ngạch công chức thuế
|
Ghi chú
|
– Từ năm………
– Đến năm…….
|
|
|
|
|
|
Sau khi xem xét có đủ điều kiện quy định tại Thông tư số…./2008/TT-BTC ngày /2008, tôi làm đơn xin đăng ký cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế. Tôi xin cam đoan chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của Luật Quản lý Thuế và Thông tư số /2008/TT-BTC ngày …/ /2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc đăng ký hành nghề và quản lý hoạt động hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế, việc tổ chức thi, cấp, thu hồi Chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế.
Kính đề nghị Tổng cục Thuế xem xét, chấp thuận.
Xác nhận của cơ quan thuế(1) …………, ngày……..tháng……..năm……….
(Chữ ký, họ tên, đóng dấu) Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
Ghi chú:
(1) Cơ quan thuế các cấp nơi người làm đơn công tác trước khi nghỉ hưu, nghỉ việc hoặc chuyển công tác. Nội dung xác nhận thời gian công tác liên tục từ tháng….năm…. đến tháng ….. năm…..
Reviews
There are no reviews yet.