CÔNG VĂN
CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 1238 TC/HCSN NGÀY 19 THÁNG 4 NĂM 1997
VỀ VIỆC HƯỚNG DẪN PHÂN PHỐI VÀ SỬ DỤNG TIỀN LàI CHO
VAY TỪ QUỸ QUỐC GIA GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM THEO
CÁC DỰ ÁN NHỎ
Kính gửi: – Cơ quan Trung ương các đoàn thể, tổ chức quần chúng trực
thuộc Trung ương
– UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Bộ Tài chính đã có Quyết định số 950 TC/HCSN ngày 17/10/1996 về việc phân phối và sử dụng tiền lãi cho vay từ Quỹ quốc gia về giải quyết việc làm theo các dự án nhỏ; Để tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị tổ chức, thực hiện và sử dụng có hiệu quả, Bộ Tài chính hướng dẫn thêm một số điểm như sau:
I. NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG:
a. Số tiền lãi được phân phối cho các đơn vị là một nguồn kinh phí dùng để hỗ trợ cho công tác hướng dẫn, thẩm định và quản lý các dự án nhỏ giải quyết việc làm của các đơn vị.
b. Việc quản lý và sử dụng nguồn kinh phí từ tiền lãi cho vay được thực hiện theo chế độ quy định như các nguồn kinh phí được cấp phát từ NSNN và phải báo cáo quyết toán thu chi với cơ quan tài chính các cấp.
c. Việc phân phối và sử dụng tiền lãi cho vay quy định tại Điều 1 Quyết định 950 TC/HCSN ngày 17/10/1996 của Bộ Tài chính như sau:
– Các đoàn thể, tổ chức quần chúng thuộc phạm vi đối tượng được Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố quyết định phân phối lãi trong số lãi mà tỉnh, thành phố được hưởng (26% nguồn tiền lãi) thì không trích chuyển về cơ quan Trung ương.
– Các Bộ ngành, các đoàn thể, tổ chức quần chúng ở Trung ương thuộc đối tượng được Liên Bộ quyết định phân phối lãi trong số lãi của các cơ quan quản lý chương trình ở Trung ương (4% nguồn tiền lãi) thì không phân phối lại cho các đoàn thể, tổ chức quần chúng ở địa phương.
– Khoản tiền lãi 30% chuyển về KBNNTƯ để trích lập quỹ dự phòng rủi ro được phân phối, sử dụng theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (sau khi đã thống nhất với Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư).
II. NỘI DUNG CHI TIÊU VÀ QUYẾT TOÁN SỐ KINH PHÍ
TỪ NGUỒN TIỀN LàI ĐƯỢC CẤP
1. Đối với khoản tiền lãi 40% dành bù đắp chi phí quản lý cho vay, thu hồi vốn vay và thông tin báo cáo của hệ thống Kho bạc nhà nước được thực hiện theo Công văn số 768 KB/ĐT ngày 06/11/1996 của Kho bạc nhà nước Trung ương về việc hướng dẫn sửa đổi bổ sung phân phối và sử dụng lãi cho vay Quỹ quốc gia giải quyết việc làm.
2. Đối với khoản tiền lãi 26% dành cho các đơn vị quản lý chương trình ở địa phương (không kể Kho bạc nhà nước) và khoản tiền lãi 4% dành cho các cơ quan, đơn vị quản lý chương trình ở Trung ương được lập dự toán chi tiêu và quyết toán như sau:
a. Lập dự toán chi:
Hàng năm, quý căn cứ số tiền được phân phối theo quyết định của UBND tỉnh, thành phố (đối với các cơ quan, đơn vị ở địa phương) hoặc theo quyết định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (đối với các cơ quan ở Trung ương), các cơ quan đơn vị lập dự toán chi tiết đến từng mục chi theo quy định của Mục lục NSNN hiện hành gửi cơ quan Kho bạc, Tài chính đồng cấp (ở địa phương gửi Kho bạc nhà nước và Sở Tài chính vật giá tỉnh, thành phố; ở Trung ương gửi Kho bạc nhà nước Trung ương và Bộ Tài chính) làm cơ sở xem xét cấp kinh phí.
b. Nội dung chi tiêu:
Kinh phí từ nguồn tiền lãi được sử dụng theo một số nội dung chủ yếu sau đây:
+ Chi hỗ trợ về văn phòng phẩm, in ấn tài liệu phục vụ triển khai tập huấn nghiệp vụ hướng dẫn xây dựng dự án, xét duyệt thẩm định dự án, thông tin báo cáo và quản lý các dự án.
+ Chi hướng dẫn nghiệp vụ (nếu có), sơ kết, tổng kết công tác cho vay giải quyết việc làm. Mức chi thực hiện theo chế độ đối với Hội nghị do Nhà nước quy định.
+ Chi cho công tác tuyên truyền, hướng dẫn trên các phương tiện thông tin đại chúng…
+ Chi làm thêm giờ, công tác phí cho cán bộ trực tiếp thẩm định, kiểm tra theo dõi, quản lý dự án. Mức chi theo chế độ Nhà nước quy định.
+ Chi lương cho cán bộ hợp đồng trực tiếp làm nhiệm vụ thẩm định, kiểm tra, theo dõi quản lý dự án (nếu có) theo mức lương quy định của Nhà nước.
+ Chi mua sắm, sửa chữa tài sản, dụng cụ phục vụ công tác cho vay giải quyết việc làm như: chi phí về xăng xe, bàn ghế, tủ, máy vi tính… phục vụ công tác điều hành, kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện các dự án.
+ Chi cho công tác khảo sát, điều tra đánh giá chương trình, nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện chính sách, soạn thảo và ban hành văn bản hướng dẫn chương trình.
+ Chi khen thưởng cho đơn vị, cá nhân có nhiều thành tích trong công tác hướng dẫn, tổ chức cho vay và thu hồi vốn vay của chương trình. Mức chi tối đa đối với 1 đơn vị là 200.000 đồng/6 tháng, cá nhân là 100.000 đồng/6 tháng. Cơ quan có thẩm quyền quyết định khen thưởng đối với các đơn vị ở địa phương do UBND tỉnh, thành phố ra quyết định; đối với các Bộ ngành, Hội đoàn thể tổ chức quần chúng ở Trung ương do Bộ trưởng, Chủ tịch TW Hội đoàn thể quần chúng quyết định.
Để sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm có hiệu quả nguồn kinh phí này Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính Vật giá phối hợp chặt chẽ với hệ thống Kho bạc nhà nước để giúp Chủ tịch UBND theo dõi, phân phối, quản lý theo nguyên tắc chi tiêu có dự toán trong phạm vi được phân phối, phục vụ thiết thực cho công tác cho vay giải quyết việc làm, không được sử dụng sai nội dung mục đích nêu trên.
c. Quyết toán:
Hàng quý, năm các đơn vị quyết toán nguồn lãi được trích và kinh phí sử dụng với cơ quan kho bạc và cơ quan tài chính đồng cấp theo đúng quy định tại Quyết định 950 TC/HSCN ngày 17/10/1996 của Bộ Tài chính và các văn bản quy định hiện hành.
Việc chi tiêu phải theo đúng dự toán được duyệt, trường hợp điều chỉnh nội dung chi tiêu trong phạm vi số vốn được duyệt, đơn vị phải có công văn gửi cơ quan Kho bạc, Tài chính đồng cấp để xin điều chỉnh. Mọi trường hợp chi tiêu ngoài dự toán được duyệt đều không được chấp nhận quyết toán. Những đơn vị không báo cáo quyết toán quý, năm, cơ quan tài chính và Kho bạc có quyền đình chỉ chuyển tiền lãi cho đơn vị cho đến khi đơn vị có báo cáo quyết toán mới được chuyển tiền lãi đợt tiếp theo.
3. Đối với khoản tiền lãi 30% chuyển về Kho bạc nhà nước Trung ương để trích lập quỹ dự phòng rủi ro:
a. Nội dung chi tiêu: thực hiện theo quy định tại điểm c, Điều 1, Quyết định 950 TC/HCSN ngày 17/10/1996 của Bộ Tài chính.
b. Cấp phát và quyết toán:
b.1. Đối với các khoản vốn vay bị rủi ro bất khả kháng Liên Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội – Tài chính – Kế hoạch và Đầu tư sẽ có hướng dẫn riêng về thủ tục, quy trình xử lý, cấp phát và quyết toán.
b.2. Đối với các khoản vốn vay nợ quá hạn khó đòi: KBNN đã đôn đốc nhiều lần nhưng chủ dự án cố tình dây dưa không chịu trả, buộc phải chuyển hồ sơ dự án sang cơ quan Công an, pháp luật để phối hợp thu nợ, sau khi chủ dự án trả nợ (vốn gốc và lãi, kể cả lãi phạt quá hạn) Kho bạc nhà nước chi trả bồi dưỡng cho cơ quan công an số tiền bằng 5% trên tổng số vốn gốc thu được.
– Về nguồn chi trả cho các cơ quan công an phối hợp thu nợ: Kho bạc nhà nước địa phương ứng trước kinh phí để chi trả đồng thời báo cáo với Kho bạc nhà nước Trung ương (gửi kèm bản photo chứng từ gốc như: hợp đồng thu nợ vốn vay Quỹ quốc gia giải quyết việc làm, các chứng từ có liên quan về việc bồi dưỡng cho cơ quan công an ghi rõ tên, chữ ký người nhận tiền, dấu của cơ quan công an và Kho bạc nhà nước và gửi kèm giấy xác nhận thu hồi vốn vay từ quỹ quốc gia giải quyết việc làm của Kho bạc Nhà nước) để làm cơ sở cho Kho bạc nhà nước Trung ương (phối hợp với Ban Quản lý điều hành Quỹ quốc gia giải quyết việc làm) xét duyệt và chuyển kinh phí bù đắp các chi phí thu nợ trên để hoàn trả lại số kinh phí Kho bạc địa phương ứng ra và làm căn cứ để quyết toán. Kho bạc nhà nước Trung ương có nhiệm vụ tổng hợp báo cáo quyết toán với Liên Bộ số kinh phí đã cấp để chi phí cho việc thu nợ khó đòi.
b.3. Đối với các dự án nợ quá hạn khó đòi phải chuyển hồ sơ cho Toà án: Kho bạc nhà nước địa phương nộp tiền tạm ứng án phí theo quy định về án phí, lệ phí của Toà án. Sau đó căn cứ quyết định của Toà án, trường hợp Kho bạc nhà nước không phải chịu án phí được hoàn trả lại toàn bộ số tiền tạm ứng án phí, trường hợp phải chịu một phần án phí Kho bạc nhà nước gửi chứng từ nộp án phí và quyết định của Toà án về Kho bạc nhà nước Trung ương để làm cơ sở xét duyệt và chuyển kinh phí hoàn trả chi phí về án phí mà Kho bạc nhà nước địa phương đã ứng ra.
Đề nghị các cơ quan Trung ương, đoàn thể, tổ chức, quần chúng trực thuộc Trung ương, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các ngành chức năng thực hiện đúng nội dung hướng dẫn của Thông tư này. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc đề nghị phản ánh để Bộ Tài chính xem xét giải quyết.
Reviews
There are no reviews yet.