Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Công văn về việc hướng dẫn sử dụng kinh phí CT05/CP-1997

CÔNG VĂN

CỦA BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ Xà HỘI SỐ 1811/PCTNXH-KH NGÀY 26 THÁNG 5 NĂM 1997 VỀ VIỆC HƯỚNG DẪN
SỬ DỤNG KINH PHÍ CT05/CP-1997

Kính gửi: Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

– Căn cứ Quyết định số 75 TC/QĐ/NSNN ngày 31/12/1996 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc giao kế hoạch ngân sách Nhà nước năm 1997;

– Căn cứ Thông tư số 06/TT/LBKH-TC ngày 29/4/1997 của Liên Bộ Kế hoạch và Đầu tư – Tài chính hướng dẫn Quyết định số 531/TTg ngày 8/8/1996 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý các Chương trình quốc gia;

– Căn cứ Thông tư số 39/TT/LB ngày 15/5/1995 của Liên Bộ Tài chính – Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn quản lý, sử dụng kinh phí chương trình phòng chống mại dâm;

– Căn cứ Công văn số 606/TC/HCSN ngày 01/3/1996 của Bộ Tài chính thoả thuận bổ sung một số nội dung chi của kinh phí chương trình phòng chống tệ nạn mại dâm;

– Căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ của chương trình phòng, chống tệ nạn xã hội năm 1997 của Ban chỉ đạo Chính phủ về phòng, chống tệ nạn xã hội.

Sau khi trao đổi thống nhất với Bộ Tài chính, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội – Chủ nhiệm Chương trình quốc gia phòng chống tệ nạn mại dâm (gọi tắt là Chương trình 05/CP) phân bổ cụ thể, chi tiết kinh phí cho các nhiệm vụ (có bảng phân bổ chi tiết kèm theo) và hướng dẫn thực hiện kinh phí năm 1997 như sau:

I. SỬ DỤNG KINH PHÍ:

1. Kinh phí hỗ trợ cho các hoạt động thông tin, tuyên truyền, giáo dục vận động phòng chống tệ nạn mại dâm gồm các nội dung:

1.1. Hỗ trợ các hoạt động thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài, truyền hình, tranh ảnh…

1.2. Hỗ trợ các hoạt động tuyên truyền, giáo dục chiều sâu thông qua các đoàn thể, phường xã, các nhóm hoạt động xã hội để trực tiếp vận động, thuyết phục, cảm hoá đối tượng mại dâm, các đối tượng có nguy cơ cao tại cộng đồng.

1.3. Hỗ trợ tuyên truyền, giáo dục trong các Cơ sở chữa bệnh (CSCB) cho gái mại dâm (bao gồm cả in ấn, mua tài liệu giáo dục…).

2. Trợ cấp theo chế độ cho đối tượng mại dâm:

2.1. Đối với đối tượng mại dâm quản lý trong các Cơ sở chữa bệnh thực hiện theo quy định tại Thông tư số 12/TTLB-LĐTBXH-TC ngày 7/6/1996 của Liên Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội – Tài chính hướng dẫn chế độ trợ cấp đối với người được đưa vào Cơ sở chữa bệnh theo Nghị định 20/CP.

2.2. Đối với đối tượng mại dâm quản lý, giáo dục, chữa bệnh tại cộng đồng (xã phường, huyện quận) thực hiện theo quy định tại Thông tư số 22/TTLB ngày 21/7/1994 của Liên Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội – Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 167/TTg ngày 8/4/1994 của Thủ tướng Chính phủ.

3. Hỗ trợ công tác điều tra, truy quét, triệt phá ổ nhóm, đường dây hoạt động mại dâm:

3.1. Hỗ trợ các đợt điều tra theo yêu cầu chỉ đạo của địa phương hoặc yêu cầu đột xuất của Ban chỉ đạo của Chính phủ, của Chủ nhiệm CTQG 05/CP về tình hình đối tượng tệ nạn mại dâm hoặc các nội dung phòng chống tệ nạn mại dâm.

3.2. Hỗ trợ công tác truy quét, triệt phá tụ điểm ổ nhóm, đường dây tổ chức hoạt động mại dâm. Mức hỗ trợ căn cứ vào đặc điểm, tính chất và quy mô mỗi vụ. Kinh phí chi cho các công việc: trinh sát điều tra, truy quét, thu gom, xét hỏi, lập hồ sơ, đưa đối tượng vào Cơ sở chữa bệnh…

4. Hỗ trợ tái hoà nhập cộng đồng:

Gái mại dâm chấp hành xong thời hạn giáo dục, chữa bệnh tại Cơ sở chữa bệnh trở về nơi cư trú, chưa có việc làm nếu hoàn cảnh kinh tế khó khăn thì được hỗ trợ từ 200.000 đ tới 400.000 đ (tuỳ theo hoàn cảnh cụ thể của đối tượng) để giải quyết công ăn việc làm, ổn định cuộc sống.

Cơ quan Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp chặt chẽ với chính quyền, đoàn thể các cấp để quản lý, xem xét, trợ cấp cho đối tượng bằng các hình thức: cấp trực tiếp cho đối tượng để tạo việc làm; hợp đồng với các doanh nghiệp để đối tượng vào làm việc.

5. Hỗ trợ sửa chữa, nâng cấp cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị dạy nghề sản xuất cho Cơ sở chữa bệnh gồm các nội dung sau:

5.1. Sửa chữa, nâng cấp nhà cửa, thiết bị.

5.2. Mua sắm trang thiết bị dạy nghề.

5.3. Mua sắm công cụ, để tổ chức lao động, sản xuất.

5.4. Mua sắm một số dụng cụ y tế cần thiết cho việc khám, chữa bệnh cho đối tượng.

Việc quản lý, sử dụng kinh phí sửa chữa, nâng cấp cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị dạy nghề, sản xuất thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn số 2738/LĐTBXH ngày 13/7/1994 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

Trong các nội dung trên, ưu tiên kinh phí cho trang bị thiết bị lao động sản xuất, tạo nguồn thu nhập cải thiện đời sống cho đối tượng và cán bộ công nhân viên của Cơ sở chữa bệnh.

6. Hỗ trợ xây dựng và duy trì xã phường lành mạnh không có tệ nạn xã hội:

6.1. Mức hỗ trợ xây dựng 1 xã phường lành mạnh không có tệ nạn xã hội căn cứ vào tình hình và yêu cầu cụ thể của từng xã phường, từng địa phương và do địa phương quyết định nhưng mức hỗ trợ tối đa đối với 1 xã phường trọng điểm phức tạp cũng không quá 10 triệu đồng/năm.

6.2. Mức hỗ trợ để duy trì 1 xã phường lành mạnh, không có tệ nạn xã hội (sau khi đã xây dựng thí điểm) tối đa không quá 5 triệu đồng/năm.

Căn cứ vào yêu cầu ở từng địa phương và tổng mức kinh phí đã bố trí trong cột 4 “Trợ cấp cho đối tượng chữa trị tại Cơ sở chữa bệnh và cộng đồng; tái hoà nhập cộng đồng; xây dựng và duy trì xã phường lành mạnh” (của kế hoạch phân bổ chi tiết kèm theo), các tỉnh, thành phố trích một phần kinh phí trong mục này để hỗ trợ xây dựng và duy trì xã phường lành mạnh không có tệ nạn xã hội. Nếu đối tượng đưa vào Cơ sở chữa bệnh ít, thì đầu tư kinh phí để xây dựng và duy trì xã phường, giải quyết tận gốc môi trường phát sinh tệ nạn xã hội ở địa bàn.

7. Phụ cấp cán sự xã hội làm công tác phòng chống tệ nạn xã hội ở xã phường theo mức tối đa không quá 120.000 đ/người/tháng.

8. Hỗ trợ nâng cao năng lực và điều kiện hoạt động nghiệp vụ của cơ quan chuyên trách phòng chống tệ nạn xã hội gồm:

– Hỗ trợ mua sắm trang thiết bị nghiệp vụ thiết yếu cho Chi cục hoặc Phòng phòng chống tệ nạn xã hội trực thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (đối với các tỉnh, thành phố đã thành lập Chi cục hoặc Phòng phòng, chống tệ nạn xã hội) mà điều kiện hoạt động còn khó khăn, thiếu thốn.

– Nâng cao năng lực nghiệp vụ cho cán bộ chuyên trách Phòng phòng, chống tệ nạn xã hội như mua tài liệu nghiệp vụ, đào tạo, tập huấn, trao đổi, tham quan, học tập kinh nghiệm thực tế…

9. Kinh phí hỗ trợ công tác chỉ đạo, tổng kết, khen thưởng gồm các nội dung:

9.1. Hỗ trợ công tác chỉ đạo: là khoản kinh phí do cơ quan chuyên trách phòng, chống tệ nạn xã hội (Chi cục, Phòng) thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội quản lý và sử dụng để triển khai các hoạt động chỉ đạo như triển khai kế hoạch công tác, tập huấn cán bộ, hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện, biên soạn, in ấn tài liệu, tổng hợp báo cáo, họp Ban chỉ đạo, hỗ trợ công tác chỉ đạo cơ sở… tạo điều kiện tham mưu, giúp việc tốt hơn cho Ban chỉ đạo phòng, chống tệ nạn xã hội tỉnh, thành phố.

9.2. Hỗ trợ tổng kết công tác phòng, chống tệ nạn xã hội của địa phương.

9.3. Hỗ trợ công tác khen thưởng (thường xuyên và đột xuất) cho các tập thể và cá nhân có nhiều thành tích trong công tác phòng, chống tệ nạn mại dâm.

II. LẬP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG KINH PPHÍ, CẤP PHÁT,
KÝ KẾT VÀ THANH LÝ HỢP ĐỒNG:

1. Lập kế hoạch sử dụng kinh phí:

Sở Lao động – Thương binh và Xã hội là cơ quan Thường trực giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố quản lý thống nhất toàn bộ kinh phí Chương trình 05/CP, tổ chức triển khai thực hiện Chương trình quốc gia phòng chống tệ nạn mại dâm ở địa phương. Căn cứ vào chỉ tiêu kinh phí kế hoạch được giao, căn cứ vào hướng dẫn lập dự toán ngân sách của Bộ Tài chính và hướng dẫn dự toán kinh phí theo các nội dung nhiệm vụ của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội – Chủ nhiệm Chương trình 05/CP, các Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có nhiệm vụ lập kế hoạch dự toán chi tiết về sử dụng kinh phí theo mục lục ngân sách Nhà nước và theo đúng nội dung các nhiệm vụ cho từng đơn vị thực hiện (các ngành và các huyện quận) và tiến độ thực hiện kinh phí theo từng quý trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố phê duyệt.

2. Cấp phát kinh phí:

Sau khi được Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố phê duyệt kế hoạch sử dụng, dự toán chi tiết và tiến độ thực hiện kinh phí, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội gửi một bản về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (Cục phòng, chống tệ nạn xã hội), một bản gửi về Bộ Tài chính (Vụ Hành chính sự nghiệp) và một bản gửi cho Sở Tài chính Vật giá. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội căn cứ vào kế hoạch của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội xét chuẩn chi và đề nghị Bộ Tài chính cấp kinh phí uỷ quyền theo tiến độ từng quý qua Sở Tài chính – Vật giá. Căn cứ vào kế hoạch sử dụng đã được duyệt, Sở Tài chính – Vật giá chuyển kinh phí CT 05/CP cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thực hiện.

Căn cứ vào kế hoạch và dự toán chi của Cơ sở chữa bệnh và các đơn vị tham gia phòng, chống tệ nạn mại dâm (các ngành, đoàn thể, huyện quận), Sở Lao động – Thương binh và Xã hội ký hợp đồng trách nhiệm và cấp kinh phí cho các đơn vị thực hiện.

3. Định kỳ (quý, sáu tháng, cả năm) các địa phương báo cáo tình hình hoạt động thực hiện nhiệm vụ kế hoạch phòng chống tệ nạn mại dâm, tình hình cấp phát, sử dụng kinh phí của địa phương về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (Cục phòng chống tệ nạn xã hội) – Chủ nhiệm Chương trình quốc gia 05/CP.

4. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm quyết toán kinh phí CT 05/CP theo quy định tại Thông tư số 09/TC-NSNN ngày 18/3/1997 của Bộ Tài chính và hướng dẫn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

5. Năm 1997 là năm đầu tiên thực hiện kinh phí CT 05/CP theo Luật ngân sách Nhà nước và Quyết định 531/TTg ngày 08/8/1996 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý các CTQG. Vì vậy, các địa phương phải xây dựng kế hoạch sử dụng kinh phí cho các nhiệm vụ đúng theo phân bổ của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho các nội dung nhiệm vụ, tạo điều kiện cho việc cấp kinh phí và thanh quyết toán.

– Những địa phương đã thông qua kế hoạch sử dụng kinh phí CT05/CP-1997 không đúng hướng dẫn và phân bổ cho các nhiệm vụ tại Công văn này thì Sở Lao động – Thương binh và Xã hội báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố điều chỉnh lại cho đúng.

6. Để tăng cường nguồn lực và hiệu quả công tác phòng chống tệ nạn xã hội, đề nghị các địa phương quan tâm huy động ngân sách địa phương và các nguồn kinh phí khác phối hợp với kinh phí chương trình 05/CP.

Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, đề nghị các địa phương kịp thời phản ánh cho Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội xem xét, giải quyết.

PHÂN BỔ KINH PHÍ

CHƯƠNG TRÌNH 05/CP NĂM 1997 THEO NỘI DUNG CÁC NHIỆM VỤ

(Kèm theo Công văn số 1811/PCTNXH-KH ngày 26/5/1997
của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội)

TỈNH…………………….

Số TT

Nội dung nhiệm vụ

Kinh phí (tr.đồng)

1

2

3

Tổng kinh phí

…….

1

Hỗ trợ công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục, vận động phòng chống tệ nạn mại dâm

…….

2

Trợ cấp cho đối tượng chữa trị tại Cơ sở chữa bệnh và tại cộng đồng; tiền tái hoà nhập cộng đồng cho đối tượng; hỗ trợ xây dựng và duy trì xã phường lành mạnh.

…….

3

Hỗ trợ điều tra, kiểm soát, triệt phá ổ nhóm hoạt động mại dâm.

…….

4

Hỗ trợ sửa chữa cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề, lao động sản xuất.

…….

5

Hỗ trợ cấp cán sự xã, phường phòng, chống tệ nạn xã hội.

…….

6

Hỗ trợ nâng cao năng lực và điều kiện hoạt động nghiệp vụ của cơ quan chuyên trách phòng, chống tệ nạn xã hội

…….

7

Hỗ trợ chỉ đạo, khen thưởng, tổng kết

…….

Trong đó:

– Chỉ đạo, tổng kết

– Khen thưởng

Thuộc tính văn bản
Công văn về việc hướng dẫn sử dụng kinh phí CT05/CP-1997
Cơ quan ban hành: Bộ Tài chính Số công báo: Đang cập nhật
Số hiệu: 1811/PCTNXH-KH Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Công văn Người ký: Nguyễn Sinh Hùng
Ngày ban hành: 26/05/1997 Ngày hết hiệu lực: Đã biết
Áp dụng: Đang cập nhật Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực:

CÔNG VĂN

CỦA BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ Xà HỘI SỐ 1811/PCTNXH-KH NGÀY 26 THÁNG 5 NĂM 1997 VỀ VIỆC HƯỚNG DẪN
SỬ DỤNG KINH PHÍ CT05/CP-1997

Kính gửi: Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

– Căn cứ Quyết định số 75 TC/QĐ/NSNN ngày 31/12/1996 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc giao kế hoạch ngân sách Nhà nước năm 1997;

– Căn cứ Thông tư số 06/TT/LBKH-TC ngày 29/4/1997 của Liên Bộ Kế hoạch và Đầu tư – Tài chính hướng dẫn Quyết định số 531/TTg ngày 8/8/1996 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý các Chương trình quốc gia;

– Căn cứ Thông tư số 39/TT/LB ngày 15/5/1995 của Liên Bộ Tài chính – Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn quản lý, sử dụng kinh phí chương trình phòng chống mại dâm;

– Căn cứ Công văn số 606/TC/HCSN ngày 01/3/1996 của Bộ Tài chính thoả thuận bổ sung một số nội dung chi của kinh phí chương trình phòng chống tệ nạn mại dâm;

– Căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ của chương trình phòng, chống tệ nạn xã hội năm 1997 của Ban chỉ đạo Chính phủ về phòng, chống tệ nạn xã hội.

Sau khi trao đổi thống nhất với Bộ Tài chính, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội – Chủ nhiệm Chương trình quốc gia phòng chống tệ nạn mại dâm (gọi tắt là Chương trình 05/CP) phân bổ cụ thể, chi tiết kinh phí cho các nhiệm vụ (có bảng phân bổ chi tiết kèm theo) và hướng dẫn thực hiện kinh phí năm 1997 như sau:

I. SỬ DỤNG KINH PHÍ:

1. Kinh phí hỗ trợ cho các hoạt động thông tin, tuyên truyền, giáo dục vận động phòng chống tệ nạn mại dâm gồm các nội dung:

1.1. Hỗ trợ các hoạt động thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài, truyền hình, tranh ảnh…

1.2. Hỗ trợ các hoạt động tuyên truyền, giáo dục chiều sâu thông qua các đoàn thể, phường xã, các nhóm hoạt động xã hội để trực tiếp vận động, thuyết phục, cảm hoá đối tượng mại dâm, các đối tượng có nguy cơ cao tại cộng đồng.

1.3. Hỗ trợ tuyên truyền, giáo dục trong các Cơ sở chữa bệnh (CSCB) cho gái mại dâm (bao gồm cả in ấn, mua tài liệu giáo dục…).

2. Trợ cấp theo chế độ cho đối tượng mại dâm:

2.1. Đối với đối tượng mại dâm quản lý trong các Cơ sở chữa bệnh thực hiện theo quy định tại Thông tư số 12/TTLB-LĐTBXH-TC ngày 7/6/1996 của Liên Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội – Tài chính hướng dẫn chế độ trợ cấp đối với người được đưa vào Cơ sở chữa bệnh theo Nghị định 20/CP.

2.2. Đối với đối tượng mại dâm quản lý, giáo dục, chữa bệnh tại cộng đồng (xã phường, huyện quận) thực hiện theo quy định tại Thông tư số 22/TTLB ngày 21/7/1994 của Liên Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội – Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 167/TTg ngày 8/4/1994 của Thủ tướng Chính phủ.

3. Hỗ trợ công tác điều tra, truy quét, triệt phá ổ nhóm, đường dây hoạt động mại dâm:

3.1. Hỗ trợ các đợt điều tra theo yêu cầu chỉ đạo của địa phương hoặc yêu cầu đột xuất của Ban chỉ đạo của Chính phủ, của Chủ nhiệm CTQG 05/CP về tình hình đối tượng tệ nạn mại dâm hoặc các nội dung phòng chống tệ nạn mại dâm.

3.2. Hỗ trợ công tác truy quét, triệt phá tụ điểm ổ nhóm, đường dây tổ chức hoạt động mại dâm. Mức hỗ trợ căn cứ vào đặc điểm, tính chất và quy mô mỗi vụ. Kinh phí chi cho các công việc: trinh sát điều tra, truy quét, thu gom, xét hỏi, lập hồ sơ, đưa đối tượng vào Cơ sở chữa bệnh…

4. Hỗ trợ tái hoà nhập cộng đồng:

Gái mại dâm chấp hành xong thời hạn giáo dục, chữa bệnh tại Cơ sở chữa bệnh trở về nơi cư trú, chưa có việc làm nếu hoàn cảnh kinh tế khó khăn thì được hỗ trợ từ 200.000 đ tới 400.000 đ (tuỳ theo hoàn cảnh cụ thể của đối tượng) để giải quyết công ăn việc làm, ổn định cuộc sống.

Cơ quan Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp chặt chẽ với chính quyền, đoàn thể các cấp để quản lý, xem xét, trợ cấp cho đối tượng bằng các hình thức: cấp trực tiếp cho đối tượng để tạo việc làm; hợp đồng với các doanh nghiệp để đối tượng vào làm việc.

5. Hỗ trợ sửa chữa, nâng cấp cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị dạy nghề sản xuất cho Cơ sở chữa bệnh gồm các nội dung sau:

5.1. Sửa chữa, nâng cấp nhà cửa, thiết bị.

5.2. Mua sắm trang thiết bị dạy nghề.

5.3. Mua sắm công cụ, để tổ chức lao động, sản xuất.

5.4. Mua sắm một số dụng cụ y tế cần thiết cho việc khám, chữa bệnh cho đối tượng.

Việc quản lý, sử dụng kinh phí sửa chữa, nâng cấp cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị dạy nghề, sản xuất thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn số 2738/LĐTBXH ngày 13/7/1994 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

Trong các nội dung trên, ưu tiên kinh phí cho trang bị thiết bị lao động sản xuất, tạo nguồn thu nhập cải thiện đời sống cho đối tượng và cán bộ công nhân viên của Cơ sở chữa bệnh.

6. Hỗ trợ xây dựng và duy trì xã phường lành mạnh không có tệ nạn xã hội:

6.1. Mức hỗ trợ xây dựng 1 xã phường lành mạnh không có tệ nạn xã hội căn cứ vào tình hình và yêu cầu cụ thể của từng xã phường, từng địa phương và do địa phương quyết định nhưng mức hỗ trợ tối đa đối với 1 xã phường trọng điểm phức tạp cũng không quá 10 triệu đồng/năm.

6.2. Mức hỗ trợ để duy trì 1 xã phường lành mạnh, không có tệ nạn xã hội (sau khi đã xây dựng thí điểm) tối đa không quá 5 triệu đồng/năm.

Căn cứ vào yêu cầu ở từng địa phương và tổng mức kinh phí đã bố trí trong cột 4 “Trợ cấp cho đối tượng chữa trị tại Cơ sở chữa bệnh và cộng đồng; tái hoà nhập cộng đồng; xây dựng và duy trì xã phường lành mạnh” (của kế hoạch phân bổ chi tiết kèm theo), các tỉnh, thành phố trích một phần kinh phí trong mục này để hỗ trợ xây dựng và duy trì xã phường lành mạnh không có tệ nạn xã hội. Nếu đối tượng đưa vào Cơ sở chữa bệnh ít, thì đầu tư kinh phí để xây dựng và duy trì xã phường, giải quyết tận gốc môi trường phát sinh tệ nạn xã hội ở địa bàn.

7. Phụ cấp cán sự xã hội làm công tác phòng chống tệ nạn xã hội ở xã phường theo mức tối đa không quá 120.000 đ/người/tháng.

8. Hỗ trợ nâng cao năng lực và điều kiện hoạt động nghiệp vụ của cơ quan chuyên trách phòng chống tệ nạn xã hội gồm:

– Hỗ trợ mua sắm trang thiết bị nghiệp vụ thiết yếu cho Chi cục hoặc Phòng phòng chống tệ nạn xã hội trực thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (đối với các tỉnh, thành phố đã thành lập Chi cục hoặc Phòng phòng, chống tệ nạn xã hội) mà điều kiện hoạt động còn khó khăn, thiếu thốn.

– Nâng cao năng lực nghiệp vụ cho cán bộ chuyên trách Phòng phòng, chống tệ nạn xã hội như mua tài liệu nghiệp vụ, đào tạo, tập huấn, trao đổi, tham quan, học tập kinh nghiệm thực tế…

9. Kinh phí hỗ trợ công tác chỉ đạo, tổng kết, khen thưởng gồm các nội dung:

9.1. Hỗ trợ công tác chỉ đạo: là khoản kinh phí do cơ quan chuyên trách phòng, chống tệ nạn xã hội (Chi cục, Phòng) thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội quản lý và sử dụng để triển khai các hoạt động chỉ đạo như triển khai kế hoạch công tác, tập huấn cán bộ, hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện, biên soạn, in ấn tài liệu, tổng hợp báo cáo, họp Ban chỉ đạo, hỗ trợ công tác chỉ đạo cơ sở… tạo điều kiện tham mưu, giúp việc tốt hơn cho Ban chỉ đạo phòng, chống tệ nạn xã hội tỉnh, thành phố.

9.2. Hỗ trợ tổng kết công tác phòng, chống tệ nạn xã hội của địa phương.

9.3. Hỗ trợ công tác khen thưởng (thường xuyên và đột xuất) cho các tập thể và cá nhân có nhiều thành tích trong công tác phòng, chống tệ nạn mại dâm.

II. LẬP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG KINH PPHÍ, CẤP PHÁT,
KÝ KẾT VÀ THANH LÝ HỢP ĐỒNG:

1. Lập kế hoạch sử dụng kinh phí:

Sở Lao động – Thương binh và Xã hội là cơ quan Thường trực giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố quản lý thống nhất toàn bộ kinh phí Chương trình 05/CP, tổ chức triển khai thực hiện Chương trình quốc gia phòng chống tệ nạn mại dâm ở địa phương. Căn cứ vào chỉ tiêu kinh phí kế hoạch được giao, căn cứ vào hướng dẫn lập dự toán ngân sách của Bộ Tài chính và hướng dẫn dự toán kinh phí theo các nội dung nhiệm vụ của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội – Chủ nhiệm Chương trình 05/CP, các Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có nhiệm vụ lập kế hoạch dự toán chi tiết về sử dụng kinh phí theo mục lục ngân sách Nhà nước và theo đúng nội dung các nhiệm vụ cho từng đơn vị thực hiện (các ngành và các huyện quận) và tiến độ thực hiện kinh phí theo từng quý trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố phê duyệt.

2. Cấp phát kinh phí:

Sau khi được Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố phê duyệt kế hoạch sử dụng, dự toán chi tiết và tiến độ thực hiện kinh phí, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội gửi một bản về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (Cục phòng, chống tệ nạn xã hội), một bản gửi về Bộ Tài chính (Vụ Hành chính sự nghiệp) và một bản gửi cho Sở Tài chính Vật giá. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội căn cứ vào kế hoạch của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội xét chuẩn chi và đề nghị Bộ Tài chính cấp kinh phí uỷ quyền theo tiến độ từng quý qua Sở Tài chính – Vật giá. Căn cứ vào kế hoạch sử dụng đã được duyệt, Sở Tài chính – Vật giá chuyển kinh phí CT 05/CP cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thực hiện.

Căn cứ vào kế hoạch và dự toán chi của Cơ sở chữa bệnh và các đơn vị tham gia phòng, chống tệ nạn mại dâm (các ngành, đoàn thể, huyện quận), Sở Lao động – Thương binh và Xã hội ký hợp đồng trách nhiệm và cấp kinh phí cho các đơn vị thực hiện.

3. Định kỳ (quý, sáu tháng, cả năm) các địa phương báo cáo tình hình hoạt động thực hiện nhiệm vụ kế hoạch phòng chống tệ nạn mại dâm, tình hình cấp phát, sử dụng kinh phí của địa phương về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (Cục phòng chống tệ nạn xã hội) – Chủ nhiệm Chương trình quốc gia 05/CP.

4. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm quyết toán kinh phí CT 05/CP theo quy định tại Thông tư số 09/TC-NSNN ngày 18/3/1997 của Bộ Tài chính và hướng dẫn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

5. Năm 1997 là năm đầu tiên thực hiện kinh phí CT 05/CP theo Luật ngân sách Nhà nước và Quyết định 531/TTg ngày 08/8/1996 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý các CTQG. Vì vậy, các địa phương phải xây dựng kế hoạch sử dụng kinh phí cho các nhiệm vụ đúng theo phân bổ của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho các nội dung nhiệm vụ, tạo điều kiện cho việc cấp kinh phí và thanh quyết toán.

– Những địa phương đã thông qua kế hoạch sử dụng kinh phí CT05/CP-1997 không đúng hướng dẫn và phân bổ cho các nhiệm vụ tại Công văn này thì Sở Lao động – Thương binh và Xã hội báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố điều chỉnh lại cho đúng.

6. Để tăng cường nguồn lực và hiệu quả công tác phòng chống tệ nạn xã hội, đề nghị các địa phương quan tâm huy động ngân sách địa phương và các nguồn kinh phí khác phối hợp với kinh phí chương trình 05/CP.

Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, đề nghị các địa phương kịp thời phản ánh cho Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội xem xét, giải quyết.

PHÂN BỔ KINH PHÍ

CHƯƠNG TRÌNH 05/CP NĂM 1997 THEO NỘI DUNG CÁC NHIỆM VỤ

(Kèm theo Công văn số 1811/PCTNXH-KH ngày 26/5/1997
của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội)

TỈNH…………………….

Số TT

Nội dung nhiệm vụ

Kinh phí (tr.đồng)

1

2

3

Tổng kinh phí

…….

1

Hỗ trợ công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục, vận động phòng chống tệ nạn mại dâm

…….

2

Trợ cấp cho đối tượng chữa trị tại Cơ sở chữa bệnh và tại cộng đồng; tiền tái hoà nhập cộng đồng cho đối tượng; hỗ trợ xây dựng và duy trì xã phường lành mạnh.

…….

3

Hỗ trợ điều tra, kiểm soát, triệt phá ổ nhóm hoạt động mại dâm.

…….

4

Hỗ trợ sửa chữa cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề, lao động sản xuất.

…….

5

Hỗ trợ cấp cán sự xã, phường phòng, chống tệ nạn xã hội.

…….

6

Hỗ trợ nâng cao năng lực và điều kiện hoạt động nghiệp vụ của cơ quan chuyên trách phòng, chống tệ nạn xã hội

…….

7

Hỗ trợ chỉ đạo, khen thưởng, tổng kết

…….

Trong đó:

– Chỉ đạo, tổng kết

– Khen thưởng

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Công văn về việc hướng dẫn sử dụng kinh phí CT05/CP-1997”