Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Chỉ thị 03/2008/CT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc thúc đẩy sử dụng địa chỉ Internet thế hệ mới IPv6

CHỈ THỊ

CỦA BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG SỐ 03/2008/CT-BTTTT
NGÀY 06 THÁNG 5 NĂM 2008 VỀ VIỆC THÚC ĐẨY SỬ DỤNG
ĐỊA CHỈ INTERNET THẾ HỆ MỚI IPV6

Sau hơn 10 năm chính thức kết nối Internet toàn cầu, Internet Việt Nam đã có bước phát triển nhanh chóng và đóng vai trò ngày càng to lớn trong đời sống xã hội, mang lại nhiều lợi ích cho người sử dụng, cho doanh nghiệp và góp phần quan trọng nâng cao chất lượng cuộc sống người dân và phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Tuy nhiên, sự bùng nổ của Internet trong những năm gần đây đã dẫn đến nguồn tài nguyên địa chỉ Internet IPv4 được tiêu thụ một cách nhanh chóng. Với tổng số khoảng 4 tỷ địa chỉ Ipv4, cộng đồng Internet toàn cầu đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt địa chỉ IPv4 trong khoảng từ 2 đến 4 năm nữa (theo số liệu công bố của Trung tâm Thông tin mạng Châu Á – Thái Bình Dương). Việc chuyển sang sử dụng thế hệ địa chỉ mới IPv6 thay thế cho IPv4 đang là một yêu cầu cấp thiết, vừa để nhằm đảm bảo cho sự phát triển liên tục của hoạt động Internet, vừa phát huy các lợi thế vượt trội về công nghệ mới của IPv6 so với IPv4. Thực tế những năm vừa qua, trong khi nhiểu nước đã triển khai cung cấp dịch vụ trên IPv6 thì tại Việt Nam, nhận thức của nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp về sự cần thiết phải chuyển đổi sang sử dụng IPv6 vẫn còn hạn chế; việc đăng ký sử dụng IPv6 tại Việt Nam còn tiến triển rất chậm.

Để thúc đẩy sử dụng thế hệ địa chỉ mới IPv6, bắt kịp với các công nghệ, dịch vụ mới, đáp ứng kịp thời nhu cầu sử dụng địa chỉ trong thời gian tới, tạo đà đẩy mạnh triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong xã hội và triển khai chính phủ điện tử, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ thị cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thực hiện những công việc trọng tâm sau:

1. Tuyên truyền phổ biến và nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc sử dụng IPv6

Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cần nhận thức rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của việc sử dụng IPv6, coi việc triển khai IPv6 là yếu tố then chốt để phát triển Internet cả về số lượng địa chỉ lẫn các tính năng ưu việt về an toàn bảo mật, định tuyến, quảng bá, phù hợp với các công nghệ mới ứng dụng trên Internet trong tương lai.

Vụ Pháp chế chủ trì phối hợp với Trung tâm Thông tin phổ biến chỉ thị này đến các đơn vị, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thông tin và truyền thông.

Các cơ quan thông tin, báo chí trong ngành thông tin truyền thông tăng cường truyên truyền, phổ biến, đưa tin, bài về tình hình triển khai sử dụng địa chỉ IPv6 tại Việt Nam và trên thế giới; xuất bản các ấn phẩm, tài liệu về IPv6. Mở các diễn đàn để trao đổi thông tin và thu thập ý kiến phản hồi từ xã hội, doanh nghiệp và người sử dụng về IPv6.

Các Sở Thông tin và Truyền thông đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức, ý thức sử dụng IPv6 đối với mạng lưới cơ sở hạ tầng truyền thông của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại địa phương.

2. Nhanh chóng triển khai kết nối, sử dụng và cung cấp các dịch vụ trên nền IPv6

Vụ Tổ chức Cán bộ phối hợp với VNNIC và các đơn vị liên quan, nhanh chóng trình Lãnh đạo Bộ ra quyết định thành lập Ban công tác thúc đẩy phát triển IPv6 (IPv6 Task Force) làm đầu mối nghiên cứu hoạch định chiến lược phát triển và ứng dụng IPv6, xây dựng kế hoạch và lộ trình triển khai việc chuyển đổi IPv4 sang IPv6 tại Việt Nam.

Vụ Kế hoạch – Tài chính nghiên cứu, đề xuất các cơ chế hỗ trợ về phí, lệ phí đăng ký sử dụng IPv6, chính sách hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet triển khai việc kết nối IPv6 qua trạm trung chuyển Internet quốc gia VNIX.

Cục Ứng dụng Công nghệ thông tin nghiên cứu việc đưa ra yêu cầu phải sẵn sàng hỗ trợ đồng thời IPv4 và IPv6 đối với các chương trình, đề án, dự án ứng dụng công nghệ thông tin của các cơ quan Đảng, Nhà nước và các dự án công nghệ thông tin sử dụng ngân sách nhà nước. Ưu tiên ứng dụng IPv6 cho mạng máy tính của các cơ quan Đảng và Nhà nước.

Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) nâng cấp, phát triển mạng IPv6 của mình, tạo điều kiện cho các thành viên địa chỉ kết nối và sử dụng IPv6.

Các Sở Thông tin và Truyền thông nghiên cứu, đề xuất, tham mưu cho Ủy ban nhân dân trong việc xây dựng kế hoạch và từng bước triển khai sử dụng IPv6 cho mạng quản lý điều hành, mạng hành chính công của các cơ quan Nhà nước trên địa bàn, phù hợp với kế hoạch chung của quốc gia về chuyển đổi IPv4 sang IPv6.

Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet nhanh chóng đăng ký, sử dụng địa chỉ IPv6 để cung cấp thử nghiệm các dịch vụ trên nền IPv6. Xây dựng lộ trình triển khai IPv6 trong kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng, mạng lưới cung cấp dịch vụ các hoạt động kinh doanh của đơn vị mình, phù hợp với kế hoạch chung của quốc gia về chuyển đổi IPv4 sang IPv6.

Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet thiết lập hệ thống thiết bị và kết nối với trạm trung chuyển Internet quốc gia VNIX trên nền địa chỉ IPv6 để thử nghiệm và từng bước hình thành mạng cơ sở hạ tầng IPv6 quốc gia.

3. Tăng cường các hoạt động nghiên cứu, đào tạo, hợp tác quốc tế về IPv6.

Vụ Khoa học – Công nghệ chủ trì, phối hợp với các viện nghiên cứu, doanh nghiệp để triển khai các chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học về những giải pháp triển khai các ứng dụng, cung cấp dịch vụ trên nền IPv6, sản xuất thiết bị ứng dụng IPv6, thiết bị chuyển đổi IPv4 – IPv6.

Vụ Hợp tác Quốc tế chủ trì, trên cơ sở phối hợp với các đơn vị liên quan, xúc tiến và tổ chức các hoạt động hợp tác quốc tế liên quan đến IPv6.

Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet tăng cường đào tạo nhân lực triển khai nghiên cứu việc cung cấp các dịch vụ mới trên nền IPv6. Tăng cường hợp tác với các nước trong việc liên danh, liên kết cung cấp các dịch vụ trên IPv6.

4. Tổ chức thực hiện

Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố, các doanh nghiệp công nghệ thông tin và Internet có trách nhiệm phổ biến, quán triệt tinh thần của chỉ thị, tổ chức triển khai và báo cáo kết quả thực hiện về Bộ Thông tin và Truyền thông trước ngày 30 tháng 11 hàng năm.

Trung tâm Internet Việt Nam có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chỉ thị này; phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan để giải quyết kịp thời những vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện và tổng hợp báo cáo Bộ trưởng kết quả.

BỘ TRƯỞNG

Lê Doãn Hợp

Thuộc tính văn bản
Chỉ thị 03/2008/CT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc thúc đẩy sử dụng địa chỉ Internet thế hệ mới IPv6
Cơ quan ban hành: Bộ Nội vụ; Bộ Thông tin và Truyền thông Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 03/2008/CT-BTTTT Ngày đăng công báo: Đã biết
Loại văn bản: Chỉ thị Người ký: Lê Doãn Hợp
Ngày ban hành: 06/05/2008 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Khoa học-Công nghệ
Tóm tắt văn bản
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

CHỈ THỊ

CỦA BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG SỐ 03/2008/CT-BTTTT
NGÀY 06 THÁNG 5 NĂM 2008 VỀ VIỆC THÚC ĐẨY SỬ DỤNG
ĐỊA CHỈ INTERNET THẾ HỆ MỚI IPV6

Sau hơn 10 năm chính thức kết nối Internet toàn cầu, Internet Việt Nam đã có bước phát triển nhanh chóng và đóng vai trò ngày càng to lớn trong đời sống xã hội, mang lại nhiều lợi ích cho người sử dụng, cho doanh nghiệp và góp phần quan trọng nâng cao chất lượng cuộc sống người dân và phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Tuy nhiên, sự bùng nổ của Internet trong những năm gần đây đã dẫn đến nguồn tài nguyên địa chỉ Internet IPv4 được tiêu thụ một cách nhanh chóng. Với tổng số khoảng 4 tỷ địa chỉ Ipv4, cộng đồng Internet toàn cầu đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt địa chỉ IPv4 trong khoảng từ 2 đến 4 năm nữa (theo số liệu công bố của Trung tâm Thông tin mạng Châu Á – Thái Bình Dương). Việc chuyển sang sử dụng thế hệ địa chỉ mới IPv6 thay thế cho IPv4 đang là một yêu cầu cấp thiết, vừa để nhằm đảm bảo cho sự phát triển liên tục của hoạt động Internet, vừa phát huy các lợi thế vượt trội về công nghệ mới của IPv6 so với IPv4. Thực tế những năm vừa qua, trong khi nhiểu nước đã triển khai cung cấp dịch vụ trên IPv6 thì tại Việt Nam, nhận thức của nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp về sự cần thiết phải chuyển đổi sang sử dụng IPv6 vẫn còn hạn chế; việc đăng ký sử dụng IPv6 tại Việt Nam còn tiến triển rất chậm.

Để thúc đẩy sử dụng thế hệ địa chỉ mới IPv6, bắt kịp với các công nghệ, dịch vụ mới, đáp ứng kịp thời nhu cầu sử dụng địa chỉ trong thời gian tới, tạo đà đẩy mạnh triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong xã hội và triển khai chính phủ điện tử, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ thị cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thực hiện những công việc trọng tâm sau:

1. Tuyên truyền phổ biến và nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc sử dụng IPv6

Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cần nhận thức rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của việc sử dụng IPv6, coi việc triển khai IPv6 là yếu tố then chốt để phát triển Internet cả về số lượng địa chỉ lẫn các tính năng ưu việt về an toàn bảo mật, định tuyến, quảng bá, phù hợp với các công nghệ mới ứng dụng trên Internet trong tương lai.

Vụ Pháp chế chủ trì phối hợp với Trung tâm Thông tin phổ biến chỉ thị này đến các đơn vị, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thông tin và truyền thông.

Các cơ quan thông tin, báo chí trong ngành thông tin truyền thông tăng cường truyên truyền, phổ biến, đưa tin, bài về tình hình triển khai sử dụng địa chỉ IPv6 tại Việt Nam và trên thế giới; xuất bản các ấn phẩm, tài liệu về IPv6. Mở các diễn đàn để trao đổi thông tin và thu thập ý kiến phản hồi từ xã hội, doanh nghiệp và người sử dụng về IPv6.

Các Sở Thông tin và Truyền thông đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức, ý thức sử dụng IPv6 đối với mạng lưới cơ sở hạ tầng truyền thông của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại địa phương.

2. Nhanh chóng triển khai kết nối, sử dụng và cung cấp các dịch vụ trên nền IPv6

Vụ Tổ chức Cán bộ phối hợp với VNNIC và các đơn vị liên quan, nhanh chóng trình Lãnh đạo Bộ ra quyết định thành lập Ban công tác thúc đẩy phát triển IPv6 (IPv6 Task Force) làm đầu mối nghiên cứu hoạch định chiến lược phát triển và ứng dụng IPv6, xây dựng kế hoạch và lộ trình triển khai việc chuyển đổi IPv4 sang IPv6 tại Việt Nam.

Vụ Kế hoạch – Tài chính nghiên cứu, đề xuất các cơ chế hỗ trợ về phí, lệ phí đăng ký sử dụng IPv6, chính sách hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet triển khai việc kết nối IPv6 qua trạm trung chuyển Internet quốc gia VNIX.

Cục Ứng dụng Công nghệ thông tin nghiên cứu việc đưa ra yêu cầu phải sẵn sàng hỗ trợ đồng thời IPv4 và IPv6 đối với các chương trình, đề án, dự án ứng dụng công nghệ thông tin của các cơ quan Đảng, Nhà nước và các dự án công nghệ thông tin sử dụng ngân sách nhà nước. Ưu tiên ứng dụng IPv6 cho mạng máy tính của các cơ quan Đảng và Nhà nước.

Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) nâng cấp, phát triển mạng IPv6 của mình, tạo điều kiện cho các thành viên địa chỉ kết nối và sử dụng IPv6.

Các Sở Thông tin và Truyền thông nghiên cứu, đề xuất, tham mưu cho Ủy ban nhân dân trong việc xây dựng kế hoạch và từng bước triển khai sử dụng IPv6 cho mạng quản lý điều hành, mạng hành chính công của các cơ quan Nhà nước trên địa bàn, phù hợp với kế hoạch chung của quốc gia về chuyển đổi IPv4 sang IPv6.

Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet nhanh chóng đăng ký, sử dụng địa chỉ IPv6 để cung cấp thử nghiệm các dịch vụ trên nền IPv6. Xây dựng lộ trình triển khai IPv6 trong kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng, mạng lưới cung cấp dịch vụ các hoạt động kinh doanh của đơn vị mình, phù hợp với kế hoạch chung của quốc gia về chuyển đổi IPv4 sang IPv6.

Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet thiết lập hệ thống thiết bị và kết nối với trạm trung chuyển Internet quốc gia VNIX trên nền địa chỉ IPv6 để thử nghiệm và từng bước hình thành mạng cơ sở hạ tầng IPv6 quốc gia.

3. Tăng cường các hoạt động nghiên cứu, đào tạo, hợp tác quốc tế về IPv6.

Vụ Khoa học – Công nghệ chủ trì, phối hợp với các viện nghiên cứu, doanh nghiệp để triển khai các chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học về những giải pháp triển khai các ứng dụng, cung cấp dịch vụ trên nền IPv6, sản xuất thiết bị ứng dụng IPv6, thiết bị chuyển đổi IPv4 – IPv6.

Vụ Hợp tác Quốc tế chủ trì, trên cơ sở phối hợp với các đơn vị liên quan, xúc tiến và tổ chức các hoạt động hợp tác quốc tế liên quan đến IPv6.

Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet tăng cường đào tạo nhân lực triển khai nghiên cứu việc cung cấp các dịch vụ mới trên nền IPv6. Tăng cường hợp tác với các nước trong việc liên danh, liên kết cung cấp các dịch vụ trên IPv6.

4. Tổ chức thực hiện

Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố, các doanh nghiệp công nghệ thông tin và Internet có trách nhiệm phổ biến, quán triệt tinh thần của chỉ thị, tổ chức triển khai và báo cáo kết quả thực hiện về Bộ Thông tin và Truyền thông trước ngày 30 tháng 11 hàng năm.

Trung tâm Internet Việt Nam có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chỉ thị này; phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan để giải quyết kịp thời những vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện và tổng hợp báo cáo Bộ trưởng kết quả.

BỘ TRƯỞNG

Lê Doãn Hợp

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Chỉ thị 03/2008/CT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc thúc đẩy sử dụng địa chỉ Internet thế hệ mới IPv6”