Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Thông tư hướng dẫn việc tính thời gian công tác cho quân nhân nghĩa vụ để được hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội.

THÔNG TƯ

CỦA BỘ NỘI VỤ SỐ 05/NV NGÀY 27 THÁNG 5 NĂM 1970 HƯỚNG DẪN VIỆC TÍNH THỜI GIAN CÔNG TÁC CHO QUÂN NHÂN NGHĨA VỤ ĐỂ ĐƯỢC HƯỞNG TRỢ CẤP BẢO HIỂM Xà HỘI

Tại Thông tư số 9-LB ngày 17-2-1962 của Liên Bộ Nội vụ – Lao động hướng dẫn việc tính thời gian công tác cho công nhân, viên chức Nhà nước để được hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội, ở điểm 11 về thời gian làm nghĩa vụ quân sự, có đoạn quy định như sau:

– “Thời gian một công dân làm nghĩa vụ quân sự mà tiếp ngay sau đó được lấy vào làm việc cơ quan, xí nghiệp được tính là thời gian công tác nói chung…”

Điểm này, sau đó không phù hợp nữa, theo quy định của Bộ Quốc phòng thì thời gian làm nghĩa vụ quân sự được tính tuổi quân và đã được tính tuổi quân thì được tính trợ cấp khi về nghỉ việc. Do đó, sau khi thống nhất ý kiến với Bộ Quốc phòng, Bộ đã có công văn số 640-TBHT ngày 9/3/1966 hướng dẫn lại là: “Thời gian làm nghĩa vụ quân sự rồi chuyển sang cơ quan xí nghiệp Nhà nước thì được tính là thời gian công tác liên tục để hưởng trợ cấp khi về nghỉ việc”.

Nhưng trong khi thực hiện, ở các địa phương vẫn còn gặp mắc mứu là có một số quân nhân nghĩa vụ được xuất ngũ nhưng không được chuyển sang cơ quan, xí nghiệp Nhà nước ngay mà đã về địa phương một thời gian, sau đó mới được tuyển vào cơ quan, xí nghiệp hoặc lại được tái ngũ. Căn cứ vào quy định trên, thời gian công tác của những anh em nay chỉ được tính từ ngày họ được tuyển vào cơ quan, xí nghiệp Nhà nước hoặc được tái ngũ, còn thời gian đi nghĩa vụ quân sự, sau đó về địa phương thì không được tính.

Nay, sau khi đã thống nhất ý kiến với các Bộ Lao động, Quốc phòng và Tổng Công đoàn Việt Nam, Bộ Nội vụ hướng dẫn lại như sau:

– “Quân nhân làm nghĩa vụ quân sự khi hết thời hạn, được chuyển ngay sang cơ quan, xí nghiệp Nhà nước hoặc đã về địa phương một thời gian rồi mới được tuyển vào cơ quan, xí nghiệp, đều được cộng cả thời gian công tác liên tục để được hưởng các trợ cấp bảo hiểm xã hội (trợ cấp ốm đau, hưu trí, mất sức lao động, tiền tuất)”.

Trường hợp thanh niên xung phong thoát ly hết thời hạn, đã về địa phương một thời gian rồi mới được tuyển vào cơ quan, xí nghiệp Nhà nước thì nay cũng được giải quyết như trên.

Thuộc tính văn bản
Thông tư hướng dẫn việc tính thời gian công tác cho quân nhân nghĩa vụ để được hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội.
Cơ quan ban hành: Bộ Nội vụ Số công báo: Đang cập nhật
Số hiệu: 05/NV Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Thông tư Người ký: Lê Tất Đắc
Ngày ban hành: 27/05/1970 Ngày hết hiệu lực: Đã biết
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực:
Tóm tắt văn bản
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

THÔNG TƯ

CỦA BỘ NỘI VỤ SỐ 05/NV NGÀY 27 THÁNG 5 NĂM 1970 HƯỚNG DẪN VIỆC TÍNH THỜI GIAN CÔNG TÁC CHO QUÂN NHÂN NGHĨA VỤ ĐỂ ĐƯỢC HƯỞNG TRỢ CẤP BẢO HIỂM Xà HỘI

Tại Thông tư số 9-LB ngày 17-2-1962 của Liên Bộ Nội vụ – Lao động hướng dẫn việc tính thời gian công tác cho công nhân, viên chức Nhà nước để được hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội, ở điểm 11 về thời gian làm nghĩa vụ quân sự, có đoạn quy định như sau:

– “Thời gian một công dân làm nghĩa vụ quân sự mà tiếp ngay sau đó được lấy vào làm việc cơ quan, xí nghiệp được tính là thời gian công tác nói chung…”

Điểm này, sau đó không phù hợp nữa, theo quy định của Bộ Quốc phòng thì thời gian làm nghĩa vụ quân sự được tính tuổi quân và đã được tính tuổi quân thì được tính trợ cấp khi về nghỉ việc. Do đó, sau khi thống nhất ý kiến với Bộ Quốc phòng, Bộ đã có công văn số 640-TBHT ngày 9/3/1966 hướng dẫn lại là: “Thời gian làm nghĩa vụ quân sự rồi chuyển sang cơ quan xí nghiệp Nhà nước thì được tính là thời gian công tác liên tục để hưởng trợ cấp khi về nghỉ việc”.

Nhưng trong khi thực hiện, ở các địa phương vẫn còn gặp mắc mứu là có một số quân nhân nghĩa vụ được xuất ngũ nhưng không được chuyển sang cơ quan, xí nghiệp Nhà nước ngay mà đã về địa phương một thời gian, sau đó mới được tuyển vào cơ quan, xí nghiệp hoặc lại được tái ngũ. Căn cứ vào quy định trên, thời gian công tác của những anh em nay chỉ được tính từ ngày họ được tuyển vào cơ quan, xí nghiệp Nhà nước hoặc được tái ngũ, còn thời gian đi nghĩa vụ quân sự, sau đó về địa phương thì không được tính.

Nay, sau khi đã thống nhất ý kiến với các Bộ Lao động, Quốc phòng và Tổng Công đoàn Việt Nam, Bộ Nội vụ hướng dẫn lại như sau:

– “Quân nhân làm nghĩa vụ quân sự khi hết thời hạn, được chuyển ngay sang cơ quan, xí nghiệp Nhà nước hoặc đã về địa phương một thời gian rồi mới được tuyển vào cơ quan, xí nghiệp, đều được cộng cả thời gian công tác liên tục để được hưởng các trợ cấp bảo hiểm xã hội (trợ cấp ốm đau, hưu trí, mất sức lao động, tiền tuất)”.

Trường hợp thanh niên xung phong thoát ly hết thời hạn, đã về địa phương một thời gian rồi mới được tuyển vào cơ quan, xí nghiệp Nhà nước thì nay cũng được giải quyết như trên.

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Thông tư hướng dẫn việc tính thời gian công tác cho quân nhân nghĩa vụ để được hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội.”