Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Thông tư hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp độc hại phóng xạ đối với công chức, viên chức làm việc tại viện nghiên cứu hạt nhân (Đà Lạt).

THÔNG TƯ

CỦA BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ Xà HỘI SỐ 26/LĐTBXH-TT NGÀY 21 THÁNG 12 NĂM 1994 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ
PHỤ CẤP ĐỘC HẠI PHÓNG XẠ ĐỐI VỚI CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC
LÀM VIỆC TẠI VIỆN NGHIÊN CỨU HẠT NHÂN (ĐÀ LẠT)

Thi hành Quyết định số 603/TTg ngày 21-10-1994 của Thủ tướng Chính phủ quy định chế độ phụ cấp độc hại phóng xạ đối với công chức, viên chức làm việc tại Viện nghiên cứu hạt nhân (Đà Lạt), sau khi có ý kiến của Bộ Tài chính tại công văn số 3339TC/CĐTC ngày 16 tháng 12 năm 1994 và của Bộ Khoa học – Công nghệ và Môi trường tại Công văn số 2936/TCCBKH ngày 20 tháng 12 năm 1994 Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện như sau:

I. MỨC PHỤ CẤP VÀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG

a. Mức 30% tính trên mức lương theo ngạch, bậc áp dụng đối với công chức, viên chức thường xuyên làm các công việc sau dây:

1. Vận hành lò phản ứng, bảo dưỡng các thiết bị và các hệ công nghệ của lò phản ứng.

2. Sử dụng các nguồn phóng xạ liều cao (chùm nơtron, gamma…).

3. Sản xuất và sử dụng các chất đồng vị phóng xạ.

4. Đo liều phóng xạ kiểm xạ cá nhân và môi trường của lò phản ứng.

5. Xử lý thải phóng xạ, tẩy xạ và vệ sinh phóng xạ.

6. Phân tích các mẫu phóng xạ (gia công mẫu, nghiền giã).

7. Điều hành việc bảo đảm an toàn hạt nhân và bức xạ lò.

b. Mức 20% tính trên mức lương theo ngạch, bậc công chức, viên chức, áp dụng cho đối tượng sau:

1. Cán bộ nghiên cứu làm việc với bực xạ và sử dụng chất phóng xạ không thường xuyên.

2. Thủ kho bảo quản các nguồn và mẫu phóng xạ.

3. Cán bộ, công nhân viên làm việc trong vùng bán kính 300m của lò phản ứng là vùng có nguy cơ nhiễm xạ.

c. Mức 10% tính trên mức lương theo ngạch, bậc công chức, viên chức, áp dụng cho các đối tượng còn lại của Viện nghiên cứu hạt nhân (Đà Lạt).

II. CÁCH TRẢ PHỤ CẤP

1. Phụ cấp độc hại phóng xạ được tính trả theo tháng và được trả cùng kỳ lương hàng tháng.

2. Phụ cấp độc hại phóng xạ do ngân sách Nhà nước chi trả theo phân cấp hiện hành.

3. Khoản phụ cấp này không dùng tính các chế độ bảo hiểm xã hội.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

– Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 21 tháng 10 năm 1994.

– Bộ Khoa học – Công nghệ và Môi trường chịu trách nhiệm hướng dẫn Viện năng lượng Nguyên tử Việt Nam và Viện nghiên cứu hạt nhân (Đà Lạt) rà soát các đối tượng hưởng chế độ phụ cấp độc hại phóng xạ theo đúng chức danh trong Thông tư hướng dẫn.

Thuộc tính văn bản
Thông tư hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp độc hại phóng xạ đối với công chức, viên chức làm việc tại viện nghiên cứu hạt nhân (Đà Lạt).
Cơ quan ban hành: Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Số công báo: Đang cập nhật
Số hiệu: 26/LĐTBXH-TT Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Thông tư Người ký: Lê Duy Đồng
Ngày ban hành: 21/12/1994 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực:
Tóm tắt văn bản
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

THÔNG TƯ

CỦA BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ Xà HỘI SỐ 26/LĐTBXH-TT NGÀY 21 THÁNG 12 NĂM 1994 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ
PHỤ CẤP ĐỘC HẠI PHÓNG XẠ ĐỐI VỚI CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC
LÀM VIỆC TẠI VIỆN NGHIÊN CỨU HẠT NHÂN (ĐÀ LẠT)

Thi hành Quyết định số 603/TTg ngày 21-10-1994 của Thủ tướng Chính phủ quy định chế độ phụ cấp độc hại phóng xạ đối với công chức, viên chức làm việc tại Viện nghiên cứu hạt nhân (Đà Lạt), sau khi có ý kiến của Bộ Tài chính tại công văn số 3339TC/CĐTC ngày 16 tháng 12 năm 1994 và của Bộ Khoa học – Công nghệ và Môi trường tại Công văn số 2936/TCCBKH ngày 20 tháng 12 năm 1994 Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện như sau:

I. MỨC PHỤ CẤP VÀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG

a. Mức 30% tính trên mức lương theo ngạch, bậc áp dụng đối với công chức, viên chức thường xuyên làm các công việc sau dây:

1. Vận hành lò phản ứng, bảo dưỡng các thiết bị và các hệ công nghệ của lò phản ứng.

2. Sử dụng các nguồn phóng xạ liều cao (chùm nơtron, gamma…).

3. Sản xuất và sử dụng các chất đồng vị phóng xạ.

4. Đo liều phóng xạ kiểm xạ cá nhân và môi trường của lò phản ứng.

5. Xử lý thải phóng xạ, tẩy xạ và vệ sinh phóng xạ.

6. Phân tích các mẫu phóng xạ (gia công mẫu, nghiền giã).

7. Điều hành việc bảo đảm an toàn hạt nhân và bức xạ lò.

b. Mức 20% tính trên mức lương theo ngạch, bậc công chức, viên chức, áp dụng cho đối tượng sau:

1. Cán bộ nghiên cứu làm việc với bực xạ và sử dụng chất phóng xạ không thường xuyên.

2. Thủ kho bảo quản các nguồn và mẫu phóng xạ.

3. Cán bộ, công nhân viên làm việc trong vùng bán kính 300m của lò phản ứng là vùng có nguy cơ nhiễm xạ.

c. Mức 10% tính trên mức lương theo ngạch, bậc công chức, viên chức, áp dụng cho các đối tượng còn lại của Viện nghiên cứu hạt nhân (Đà Lạt).

II. CÁCH TRẢ PHỤ CẤP

1. Phụ cấp độc hại phóng xạ được tính trả theo tháng và được trả cùng kỳ lương hàng tháng.

2. Phụ cấp độc hại phóng xạ do ngân sách Nhà nước chi trả theo phân cấp hiện hành.

3. Khoản phụ cấp này không dùng tính các chế độ bảo hiểm xã hội.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

– Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 21 tháng 10 năm 1994.

– Bộ Khoa học – Công nghệ và Môi trường chịu trách nhiệm hướng dẫn Viện năng lượng Nguyên tử Việt Nam và Viện nghiên cứu hạt nhân (Đà Lạt) rà soát các đối tượng hưởng chế độ phụ cấp độc hại phóng xạ theo đúng chức danh trong Thông tư hướng dẫn.

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Thông tư hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp độc hại phóng xạ đối với công chức, viên chức làm việc tại viện nghiên cứu hạt nhân (Đà Lạt).”