Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Quyết định 44/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng trọng điểm phía Nam giai đoạn từ nay đến năm 2010

QUYẾT ĐỊNH
CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 44/1998/QĐ-TTG
NGÀY 23 THÁNG 02 NĂM 1998 VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH
TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ – Xà HỘI VÙNG TRỌNG ĐIỂM
PHÍA NAM GIAI ĐOẠN TỪ NAY ĐẾN NĂM 2010

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Xét đề nghị của Chủ tịch Hội đồng thẩm định Nhà nước về các dự án đầu tư tại văn bản số 315/HĐTĐ ngày 16 tháng 1năm 1998,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội vùng kinh tế trọng điểm phía Nam gồm các tỉnh Đồng Nai,Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu và thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn từ nay đến năm 2010 với những nội dung như sau:

I. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CHỦ YẾU:

1. Xây dựng vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trở thành một trong những vùng kinh tế phát triển nhanh, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn so với các vùng khác trong cả nước.

2. Phấn đấu nhịp độ tăng trưởng GDP thời kỳ từ nay đếnnăm 2010, đạt từ 13,5% đến 14,5%, đi đầu trong một số lĩnh vực quan trọng, tạo động lực cho qúa trình phát triển của vùng Nam Bộ và góp phần thúc đẩy nền kinh tế của cả nước.

3. Chuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa của vùng và tòan khu vực phía Nam.

4. Hoàn thiện và bước đầu hiện đại hóa hệ thống cơ sở hạ tầng một cách đồng bộ.

5. Giải quyết cơ bản việc làm cho những người trong độ tuổi lao động.

6. Phát triển kinh tế – xã hội đi đôi với bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái nhất là trong khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên, sử dụng đất đai, trong quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa.

7. Phát triển kinh tế phải gắn liền với tăng cường khả năng bảo đảm an ninh quốc phòng. Chú trọng những trọng điểm phòng thủ và căn cứ hậu cần chiến lược cho vùng và khu vực phía Nam. Giữ vững chủ quyền vùng đất, vùng biển và vùng trời của khu vực có tầm chiến lược rất quan trọng của cả nước.

II. NHỮNG NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN CHỦ YẾU:

1. Về công nghiệp:

– Công nghiệp phải là lĩnh vực trọng yếu, tạo động lực cho phát triển kinh tế xã hội của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, phấn đấu tăng tốc độ phát triển để đạt tỷ trọng 49,0% GDP năm 2000 và 50,4% GDP của vùng năm 2010.

– Phát triển các ngành công nghiệp sạch, kỹ thuật cao tại thành phố Hồ Chí Minh; hình thành các khu công nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương qua Biên Hòa, chạy dọc đường 51 tới Bà Rịa – Vũng Tàu, liên kết thành mạng lưới các khu công nghiệp. Thực hiện song song với việc phát triển các ngành công nghiệp cơ bản và mũi nhọn (như khai thác và chế biến dầu khí, năng lượng điện, cơ khí chế tạo, luyện cán thép, công nghệ thông tin, hóa chất cơ bản và vật liệu… để làm nền tảng công nghiệp hóa các ngành kinh tế quốc dân) với phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuấtkhẩu.

2. Về thương mại, dịch vụ, du lịch:

– Phát triển thương mại – dịch vụ ngang tầm với vai trò vị trí của vùng trong mối quan hệ với khu vực phía Nam, với cả nước và quốc tế, phấn đấu mức tăng trưởng bình quân của ngành thương mại dịch vụ đạt từ 13% đến 15% thời kỳ từ nay đến năm 2010; hình thành một hệ thống các trung tâm thương mại trong đó có một số trung tâm và siêu thị có quy mô và trình độ ngang tầm với các nước trong khu vực.

– Phát triển đa dạng và nâng cao chất lượng, hiệu quả các loại hình du lịch; hình thành các tuyến du lịch hợp lý để thu hút khách, xây dựngđồng bộ cơ sở vật chất kỹ thuật, kết cấu hạ tầng bảo đảm nhu cầu về lưu trú cho khách du lịch trong nước và nước ngoài.

– Đa dạng hóa các hình thức dịch vụ thuộc các lĩnh vực: Tài chính, ngân hàng, viễn thông, dịch vụ cảng… nhằm phục vụ sản xuất và đời sống.

3. Về nông, lâm, ngư nghiệp:

– Về nông nghiệp: từng bước khai thác diện tích đất hoang hóa để sản xuất nông nghiệp. Đẩy mạnh thâm canh, mở rộng các vùng chuyên canh trên các vùng đất thích hợp để tăng khối lượng sản phẩm hàng hóa. Đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới cùng với các chính sách, cơ chế thích hợp để thúc đẩy sản xuất. Đồng thời có kế hoạch, biện pháp phòng chống thiên tai, bão lụt.

– Phát triển lâm nghiệp, phủ xanh đất trống đồi núi trọc (tập trung ở Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai); tăng nhanh và sớm ổn định rừng phòng hộ ven biển, đặc biệt diện tích rừng ngập mặn của huyện Cần Giờ – thành phố Hồ Chí Minh và ven theo biển của Bà Rịa – Vũng Tàu, chú trọng rừng nguyên liệu giấy, rừng quốc gia và rừng đầu nguồn Trị An.

– Phát triển nghề thủy, hải sản trên các lĩnh vực khai thác, nuôi trồng, chế biến và các dịch vụ, hậu cần tiêu thụ trong dân. Nâng cao năng lực khai thác biển, tăng cường đánh bắt thủy sản xa bờ, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất. Đầu tư chiều sâu để nâng cấp các cơ sở dịch vụ phục vụ nghề cá phát triển. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư thúc đẩy ngành thủy hải sản phát triển.

4. Phát triển kết cấu hạ tầng:

– Hoàn thiện và bước đầu hiện đại hóa hệ thống cơ sở hạ tầng là nhiệm vụ cần ưu tiên và đi trước một bước. Xây dựng nhanh các tuyến giao thông huyết mạch trục quốc lộ 51, quốclộ 13, quốc lộ 22 tuyến đường xuyên á, nhanh chóng cải thiện giao thông đô thị, nâng cấp sân bay Tân Sơn Nhất (có tính đến việc xây dựng sân bay quốc tế mới cho toàn vùng sau khi sân bay Tân Sơn Nhất đã qúa tải).

– Nhanh chóng nâng cấp cụm cảng Sài Gòn, nâng cấp và xây dựng mới cụm cảng Thị Vải, cảng Sao Mai – Bến Đình, các cảng sông hiện có.

– Cải tạo khu đầu mối đường sắt thành phố Hồ Chí Minh xây dựng các tuyến đường sắt từ thành phố Hồ Chí Minh đi Vũng Tàu, Phnông Pênh, Tây Nam Bộ và đi Tây Nguyên.

– Nâng cấp, xây dựng mới mạng lưới điện tương ứng nguồn điện, đáp ứng yêu cầu sản xuất và phục vụ đời sống nhân dân.

– Hiện đại hóa mạng lưới thông tin liên lạc, mở rộng thông tin di động, mạng lưới truyền số liệu, bưu chính, thông tin duyên hải, phủ sóng phát thanh, truyền hình toàn địa bàn.

– Cải tạo, nâng cấp và xây dựng hệ thống cấp thoát nước ở các đô thị lớn, các khu công nghiệp tập trung, đảm bảo nhu cầu về nước sạch cho sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt của nhân dân, cải thiện điều kiện ăn ở sinh hoạt và vệ sinh môi trường đô thị và nông thôn.

5. Phát triển các lĩnh vực văn hóa y tế – xã hội:

– Phát triển và nâng cao chất lượng hiệu quả của hệ thống giáo dục và đào tạo để nâng cao dân trí, đáp ứng nguồn nhân lực cho nhu cầu công nghiệp hóa và hiện đại hóa của vùng và cả nước. Hoàn thành xóa nạn mù chữ và phổ cập cấp I cho trẻ em trong độ tuổi vào năm 2000 và phổ cập trung học cơ sở vào năm 2005.

– Phát triển mạng lưới chăm sóc sức khỏe ban đầu, khám chữa bệnh cho nhân dân, đầu tư nâng cấp các bệnh viện hiện có và nâng cao chất lượng phục vụnhân dân. Xây dựng trung tâm chữa bệnh cho người nước ngoài, trước mắt ở thành phố Hồ Chí Minh và Vũng Tàu.

– Thu hút nhiều nguồn vốn và nhiều hình thức đầu tư cho phát triển khoa học, công nghệ của vùng. Mở rộng các hình thức nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ. Phát triển mạnh hệ thống các điểm nghiên cứu thử nghiệm, trình diễn khuyến nông, khuyến công, khuyến lâm và khuyến ngư trên địa bàn.

III. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU:

1. Trên cơ sở những nội dung chính của quy hoạch được phê duyệt, các tỉnh, thành phố thuộc địa bàn vùng kinh tế trọng điểm phía Nam phải cụ thể hóa phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội của quy hoạch bằng các kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn, bằng các chương trình và dự án đầu tư cụ thể. Đồng thời điều chỉnh nội dung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội của các tỉnh, thành phố đã được duyệt cho phù hợp với quy hoạch tổng thể này.

2. Các giải pháp về nguồn vốn, nhân lực, khoa học công nghệ thị trường phải được cụ thể bằng các cơ chế, chính sách phù hợp với điều kiện của từng tỉnh, thành phố. Các giải pháp phải đồng bộ và huy độngđược mọi nguồn lực trong và ngoài nước phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế xã hội của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

3. Trên cơ sở mục tiêu, định hướng phát triển chung của vùng và nhiệm vụ phát triển của các ngành kinh tế trên địa bàn vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, các tỉnh, thành phố trong vùng cần rà soát lại danh mục các chương trình và dự án đầu tư để bố trílại thứ tự ưu tiên một cách hợp lý hơn. Trong quá trình thực hiện cần theo dõi thường xuyên và điều chỉnh kịp thời nhằm đảm bảo hiệu quả đầu tư của mọi nguồn vốn khác nhau.

Điều 2. Chủ tịch y ban nhân dân các tỉnh, thành phố trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có trách nhiệm kiểm tra, theo dõi việc thực hiện quy hoạch này một cách chặt chẽ và thể hiện trongkế hoạch 5 năm, hàng năm và các chương trình, dự án đầu tư phát triển phù hợp với quy hoạch tổng thể của vùng.

Các Bộ, ngành trung ương có trách nhiệm phối hợp hỗ trợ các tỉnh, thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong quá trình lập và thực hiện các chương trình và các dự án đầu tư nhằm bảo đảm thống nhất giữa quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội của từng tỉnh, thành phố với quy hoạch tổng thể của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và quy hoạch chung của cả nước.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quanthuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố vùng kinh tế trọng điểm phía Nam chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Thuộc tính văn bản
Quyết định 44/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng trọng điểm phía Nam giai đoạn từ nay đến năm 2010
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 44/1998/QĐ-TTg Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Quyết định Người ký: Phan Văn Khải
Ngày ban hành: 23/02/1998 Ngày hết hiệu lực: Đã biết
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Chính sách
Tóm tắt văn bản
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

QUYẾT ĐỊNH
CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 44/1998/QĐ-TTG
NGÀY 23 THÁNG 02 NĂM 1998 VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH
TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ – Xà HỘI VÙNG TRỌNG ĐIỂM
PHÍA NAM GIAI ĐOẠN TỪ NAY ĐẾN NĂM 2010

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Xét đề nghị của Chủ tịch Hội đồng thẩm định Nhà nước về các dự án đầu tư tại văn bản số 315/HĐTĐ ngày 16 tháng 1năm 1998,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội vùng kinh tế trọng điểm phía Nam gồm các tỉnh Đồng Nai,Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu và thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn từ nay đến năm 2010 với những nội dung như sau:

I. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CHỦ YẾU:

1. Xây dựng vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trở thành một trong những vùng kinh tế phát triển nhanh, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn so với các vùng khác trong cả nước.

2. Phấn đấu nhịp độ tăng trưởng GDP thời kỳ từ nay đếnnăm 2010, đạt từ 13,5% đến 14,5%, đi đầu trong một số lĩnh vực quan trọng, tạo động lực cho qúa trình phát triển của vùng Nam Bộ và góp phần thúc đẩy nền kinh tế của cả nước.

3. Chuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa của vùng và tòan khu vực phía Nam.

4. Hoàn thiện và bước đầu hiện đại hóa hệ thống cơ sở hạ tầng một cách đồng bộ.

5. Giải quyết cơ bản việc làm cho những người trong độ tuổi lao động.

6. Phát triển kinh tế – xã hội đi đôi với bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái nhất là trong khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên, sử dụng đất đai, trong quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa.

7. Phát triển kinh tế phải gắn liền với tăng cường khả năng bảo đảm an ninh quốc phòng. Chú trọng những trọng điểm phòng thủ và căn cứ hậu cần chiến lược cho vùng và khu vực phía Nam. Giữ vững chủ quyền vùng đất, vùng biển và vùng trời của khu vực có tầm chiến lược rất quan trọng của cả nước.

II. NHỮNG NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN CHỦ YẾU:

1. Về công nghiệp:

– Công nghiệp phải là lĩnh vực trọng yếu, tạo động lực cho phát triển kinh tế xã hội của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, phấn đấu tăng tốc độ phát triển để đạt tỷ trọng 49,0% GDP năm 2000 và 50,4% GDP của vùng năm 2010.

– Phát triển các ngành công nghiệp sạch, kỹ thuật cao tại thành phố Hồ Chí Minh; hình thành các khu công nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương qua Biên Hòa, chạy dọc đường 51 tới Bà Rịa – Vũng Tàu, liên kết thành mạng lưới các khu công nghiệp. Thực hiện song song với việc phát triển các ngành công nghiệp cơ bản và mũi nhọn (như khai thác và chế biến dầu khí, năng lượng điện, cơ khí chế tạo, luyện cán thép, công nghệ thông tin, hóa chất cơ bản và vật liệu… để làm nền tảng công nghiệp hóa các ngành kinh tế quốc dân) với phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuấtkhẩu.

2. Về thương mại, dịch vụ, du lịch:

– Phát triển thương mại – dịch vụ ngang tầm với vai trò vị trí của vùng trong mối quan hệ với khu vực phía Nam, với cả nước và quốc tế, phấn đấu mức tăng trưởng bình quân của ngành thương mại dịch vụ đạt từ 13% đến 15% thời kỳ từ nay đến năm 2010; hình thành một hệ thống các trung tâm thương mại trong đó có một số trung tâm và siêu thị có quy mô và trình độ ngang tầm với các nước trong khu vực.

– Phát triển đa dạng và nâng cao chất lượng, hiệu quả các loại hình du lịch; hình thành các tuyến du lịch hợp lý để thu hút khách, xây dựngđồng bộ cơ sở vật chất kỹ thuật, kết cấu hạ tầng bảo đảm nhu cầu về lưu trú cho khách du lịch trong nước và nước ngoài.

– Đa dạng hóa các hình thức dịch vụ thuộc các lĩnh vực: Tài chính, ngân hàng, viễn thông, dịch vụ cảng… nhằm phục vụ sản xuất và đời sống.

3. Về nông, lâm, ngư nghiệp:

– Về nông nghiệp: từng bước khai thác diện tích đất hoang hóa để sản xuất nông nghiệp. Đẩy mạnh thâm canh, mở rộng các vùng chuyên canh trên các vùng đất thích hợp để tăng khối lượng sản phẩm hàng hóa. Đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới cùng với các chính sách, cơ chế thích hợp để thúc đẩy sản xuất. Đồng thời có kế hoạch, biện pháp phòng chống thiên tai, bão lụt.

– Phát triển lâm nghiệp, phủ xanh đất trống đồi núi trọc (tập trung ở Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai); tăng nhanh và sớm ổn định rừng phòng hộ ven biển, đặc biệt diện tích rừng ngập mặn của huyện Cần Giờ – thành phố Hồ Chí Minh và ven theo biển của Bà Rịa – Vũng Tàu, chú trọng rừng nguyên liệu giấy, rừng quốc gia và rừng đầu nguồn Trị An.

– Phát triển nghề thủy, hải sản trên các lĩnh vực khai thác, nuôi trồng, chế biến và các dịch vụ, hậu cần tiêu thụ trong dân. Nâng cao năng lực khai thác biển, tăng cường đánh bắt thủy sản xa bờ, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất. Đầu tư chiều sâu để nâng cấp các cơ sở dịch vụ phục vụ nghề cá phát triển. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư thúc đẩy ngành thủy hải sản phát triển.

4. Phát triển kết cấu hạ tầng:

– Hoàn thiện và bước đầu hiện đại hóa hệ thống cơ sở hạ tầng là nhiệm vụ cần ưu tiên và đi trước một bước. Xây dựng nhanh các tuyến giao thông huyết mạch trục quốc lộ 51, quốclộ 13, quốc lộ 22 tuyến đường xuyên á, nhanh chóng cải thiện giao thông đô thị, nâng cấp sân bay Tân Sơn Nhất (có tính đến việc xây dựng sân bay quốc tế mới cho toàn vùng sau khi sân bay Tân Sơn Nhất đã qúa tải).

– Nhanh chóng nâng cấp cụm cảng Sài Gòn, nâng cấp và xây dựng mới cụm cảng Thị Vải, cảng Sao Mai – Bến Đình, các cảng sông hiện có.

– Cải tạo khu đầu mối đường sắt thành phố Hồ Chí Minh xây dựng các tuyến đường sắt từ thành phố Hồ Chí Minh đi Vũng Tàu, Phnông Pênh, Tây Nam Bộ và đi Tây Nguyên.

– Nâng cấp, xây dựng mới mạng lưới điện tương ứng nguồn điện, đáp ứng yêu cầu sản xuất và phục vụ đời sống nhân dân.

– Hiện đại hóa mạng lưới thông tin liên lạc, mở rộng thông tin di động, mạng lưới truyền số liệu, bưu chính, thông tin duyên hải, phủ sóng phát thanh, truyền hình toàn địa bàn.

– Cải tạo, nâng cấp và xây dựng hệ thống cấp thoát nước ở các đô thị lớn, các khu công nghiệp tập trung, đảm bảo nhu cầu về nước sạch cho sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt của nhân dân, cải thiện điều kiện ăn ở sinh hoạt và vệ sinh môi trường đô thị và nông thôn.

5. Phát triển các lĩnh vực văn hóa y tế – xã hội:

– Phát triển và nâng cao chất lượng hiệu quả của hệ thống giáo dục và đào tạo để nâng cao dân trí, đáp ứng nguồn nhân lực cho nhu cầu công nghiệp hóa và hiện đại hóa của vùng và cả nước. Hoàn thành xóa nạn mù chữ và phổ cập cấp I cho trẻ em trong độ tuổi vào năm 2000 và phổ cập trung học cơ sở vào năm 2005.

– Phát triển mạng lưới chăm sóc sức khỏe ban đầu, khám chữa bệnh cho nhân dân, đầu tư nâng cấp các bệnh viện hiện có và nâng cao chất lượng phục vụnhân dân. Xây dựng trung tâm chữa bệnh cho người nước ngoài, trước mắt ở thành phố Hồ Chí Minh và Vũng Tàu.

– Thu hút nhiều nguồn vốn và nhiều hình thức đầu tư cho phát triển khoa học, công nghệ của vùng. Mở rộng các hình thức nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ. Phát triển mạnh hệ thống các điểm nghiên cứu thử nghiệm, trình diễn khuyến nông, khuyến công, khuyến lâm và khuyến ngư trên địa bàn.

III. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU:

1. Trên cơ sở những nội dung chính của quy hoạch được phê duyệt, các tỉnh, thành phố thuộc địa bàn vùng kinh tế trọng điểm phía Nam phải cụ thể hóa phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội của quy hoạch bằng các kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn, bằng các chương trình và dự án đầu tư cụ thể. Đồng thời điều chỉnh nội dung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội của các tỉnh, thành phố đã được duyệt cho phù hợp với quy hoạch tổng thể này.

2. Các giải pháp về nguồn vốn, nhân lực, khoa học công nghệ thị trường phải được cụ thể bằng các cơ chế, chính sách phù hợp với điều kiện của từng tỉnh, thành phố. Các giải pháp phải đồng bộ và huy độngđược mọi nguồn lực trong và ngoài nước phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế xã hội của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

3. Trên cơ sở mục tiêu, định hướng phát triển chung của vùng và nhiệm vụ phát triển của các ngành kinh tế trên địa bàn vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, các tỉnh, thành phố trong vùng cần rà soát lại danh mục các chương trình và dự án đầu tư để bố trílại thứ tự ưu tiên một cách hợp lý hơn. Trong quá trình thực hiện cần theo dõi thường xuyên và điều chỉnh kịp thời nhằm đảm bảo hiệu quả đầu tư của mọi nguồn vốn khác nhau.

Điều 2. Chủ tịch y ban nhân dân các tỉnh, thành phố trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có trách nhiệm kiểm tra, theo dõi việc thực hiện quy hoạch này một cách chặt chẽ và thể hiện trongkế hoạch 5 năm, hàng năm và các chương trình, dự án đầu tư phát triển phù hợp với quy hoạch tổng thể của vùng.

Các Bộ, ngành trung ương có trách nhiệm phối hợp hỗ trợ các tỉnh, thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong quá trình lập và thực hiện các chương trình và các dự án đầu tư nhằm bảo đảm thống nhất giữa quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội của từng tỉnh, thành phố với quy hoạch tổng thể của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và quy hoạch chung của cả nước.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quanthuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố vùng kinh tế trọng điểm phía Nam chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Quyết định 44/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng trọng điểm phía Nam giai đoạn từ nay đến năm 2010”