Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Quyết định 67/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển giao nhiệm vụ quản lý Nhà nước về đào tạo từ Bộ Giáo dục và đào tạo sang Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 67/1998/QĐ-TTG

NGÀY 26 THÁNG 3 NĂM 1998 VỀ VIỆC CHUYỂN GIAO NHIỆM VỤ

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ TỪ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO SANG BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Để thực hiện Quyết định của Bộ Chính trị về việc chuyển nhiệm vụ quản lý Nhà nước về đào tạo nghề từ Bộ Giáo dục và Đào tạo sang Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;

Theo đề nghị của Bộ trưởng, Trưởng ban Ban Tổ chức – Cán bộ Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Chuyển giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về đào tạo nghề từ Bộ Giáo dục và Đào tạo sang Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Từ ngày 01 tháng 7 năm 1998 trở đi, tất cả các trường, trung tâm và cơ sở có hoạt động đào tạo nghề đều chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về đào tạo nghề.

Điều 2. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm bàn giao cho Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội :

1. Các nhiệm vụ cụ thể về quản lý nhà nước, hồ sơ, tài liệu và ngân sách trong lĩnh vực đào tạo nghề từ Bộ Giáo dục và Đào tạo sang Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; đồng thời, chỉ đạo các cơ quan quản lý nhà nước ở các cấp thuộc ngành giáo dục và đào tạo trong cả nước bàn giao các nhiệm vụ cụ thể về quản lý nhà nước, ngân sách và những điều kiện cần thiết khác trong lĩnh vực đào tạo nghề sang các cơ quan quản lý nhà nước tương ứng thuộc ngành Lao động – Thương binh và Xã hội.

2. Số cán bộ, công chức đang làm công tác quản lý đào tạo nghề từ Bộ Giáo dục và Đào tạo chuyển sang Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (danh sách số cán bộ được điều chuyển do hai Bộ bàn thống nhất). ở các địa phương, trong trường hợp xét thấy cần thiết, ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ thẩm quyền được giao, quyết định việc bàn giao theo hướng dẫn của hai Bộ Giáo dục và Đào tạo và Lao động – Thương binh và Xã hội.

3. Các chương trình, dự án về đào tạo nghề do trong nước hoặc nước ngoài tài trợ từ Bộ Giáo dục và Đào tạo trực tiếp quản lý chuyển sang Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trực tiếp quản lý.
Chỉ những dự án đào tạo nghề đan xen với loại hình đào tạo khác do nước ngoài tài trợ và do Bộ Giáo dục và Đào tạo đang làm chủ dự án, thì Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục quản lý đến khi dự án được hoàn thành.

4. Các trường sư phạm kỹ thuật sau đây từ Bộ Giáo dục và Đào tạo trực tiếp quản lý chuyển sang Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trực tiếp quản lý :
– Trường Trung học Sư phạm Kỹ thuật II – Nam Định.
– Trường Trung học Sư phạm Kỹ thuật III – Vinh (Nghệ An).
– Trường cao đẳng Sư phạm Kỹ thuật IV – Vĩnh Long.

Điều 3. Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm tiếp nhận nội dung bàn giao nói trên của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, cùng Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo, hướng dẫn việc tiếp nhận và bàn giao giữa hai ngành trong cả nước; đồng thời phải tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ mới được giao và báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, giải quyết những vấn đề nảy sinh (nếu có) trong quá trình bàn giao và tiếp nhận của hai Bộ.
Các Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo việc bàn giao và tiếp nhận đầy đủ nhiệm vụ và những điều kiện cần thiết hiện có cho công tác đào tạo nghề từ các cơ quan quản lý giáo dục và đào tạo sang các cơ quan quản lý lao động – thương binh và xã hội thuộc địa phương mình quản lý theo hướng dẫn của Liên Bộ Giáo dục và Đào tạo và Lao động – Thương binh và Xã hội.
Điều 4. Bộ trưởng, Trưởng Ban Tổ chức – Cán bộ Chính phủ chủ trì phối hợp với Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ trưởng Bộ Tài chính cùng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thực hiện việc bàn giao và tiếp nhận nói trên theo đúng quy định và bảo đảm thời gian để từ ngày 1 tháng 7 năm 1998 trở đi Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về đào tạo nghề.
Điều 5. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký. Các quy định trước đây trái với Quyết định này đều bãi bỏ.
Điều 6. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Thuộc tính văn bản
Quyết định 67/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển giao nhiệm vụ quản lý Nhà nước về đào tạo từ Bộ Giáo dục và đào tạo sang Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 67/1998/QĐ-TTg Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Quyết định Người ký: Phan Văn Khải
Ngày ban hành: 26/03/1998 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề , Cơ cấu tổ chức
Tóm tắt văn bản
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 67/1998/QĐ-TTG

NGÀY 26 THÁNG 3 NĂM 1998 VỀ VIỆC CHUYỂN GIAO NHIỆM VỤ

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ TỪ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO SANG BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Để thực hiện Quyết định của Bộ Chính trị về việc chuyển nhiệm vụ quản lý Nhà nước về đào tạo nghề từ Bộ Giáo dục và Đào tạo sang Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;

Theo đề nghị của Bộ trưởng, Trưởng ban Ban Tổ chức – Cán bộ Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Chuyển giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về đào tạo nghề từ Bộ Giáo dục và Đào tạo sang Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Từ ngày 01 tháng 7 năm 1998 trở đi, tất cả các trường, trung tâm và cơ sở có hoạt động đào tạo nghề đều chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về đào tạo nghề.

Điều 2. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm bàn giao cho Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội :

1. Các nhiệm vụ cụ thể về quản lý nhà nước, hồ sơ, tài liệu và ngân sách trong lĩnh vực đào tạo nghề từ Bộ Giáo dục và Đào tạo sang Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; đồng thời, chỉ đạo các cơ quan quản lý nhà nước ở các cấp thuộc ngành giáo dục và đào tạo trong cả nước bàn giao các nhiệm vụ cụ thể về quản lý nhà nước, ngân sách và những điều kiện cần thiết khác trong lĩnh vực đào tạo nghề sang các cơ quan quản lý nhà nước tương ứng thuộc ngành Lao động – Thương binh và Xã hội.

2. Số cán bộ, công chức đang làm công tác quản lý đào tạo nghề từ Bộ Giáo dục và Đào tạo chuyển sang Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (danh sách số cán bộ được điều chuyển do hai Bộ bàn thống nhất). ở các địa phương, trong trường hợp xét thấy cần thiết, ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ thẩm quyền được giao, quyết định việc bàn giao theo hướng dẫn của hai Bộ Giáo dục và Đào tạo và Lao động – Thương binh và Xã hội.

3. Các chương trình, dự án về đào tạo nghề do trong nước hoặc nước ngoài tài trợ từ Bộ Giáo dục và Đào tạo trực tiếp quản lý chuyển sang Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trực tiếp quản lý.
Chỉ những dự án đào tạo nghề đan xen với loại hình đào tạo khác do nước ngoài tài trợ và do Bộ Giáo dục và Đào tạo đang làm chủ dự án, thì Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục quản lý đến khi dự án được hoàn thành.

4. Các trường sư phạm kỹ thuật sau đây từ Bộ Giáo dục và Đào tạo trực tiếp quản lý chuyển sang Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trực tiếp quản lý :
– Trường Trung học Sư phạm Kỹ thuật II – Nam Định.
– Trường Trung học Sư phạm Kỹ thuật III – Vinh (Nghệ An).
– Trường cao đẳng Sư phạm Kỹ thuật IV – Vĩnh Long.

Điều 3. Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm tiếp nhận nội dung bàn giao nói trên của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, cùng Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo, hướng dẫn việc tiếp nhận và bàn giao giữa hai ngành trong cả nước; đồng thời phải tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ mới được giao và báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, giải quyết những vấn đề nảy sinh (nếu có) trong quá trình bàn giao và tiếp nhận của hai Bộ.
Các Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo việc bàn giao và tiếp nhận đầy đủ nhiệm vụ và những điều kiện cần thiết hiện có cho công tác đào tạo nghề từ các cơ quan quản lý giáo dục và đào tạo sang các cơ quan quản lý lao động – thương binh và xã hội thuộc địa phương mình quản lý theo hướng dẫn của Liên Bộ Giáo dục và Đào tạo và Lao động – Thương binh và Xã hội.
Điều 4. Bộ trưởng, Trưởng Ban Tổ chức – Cán bộ Chính phủ chủ trì phối hợp với Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ trưởng Bộ Tài chính cùng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thực hiện việc bàn giao và tiếp nhận nói trên theo đúng quy định và bảo đảm thời gian để từ ngày 1 tháng 7 năm 1998 trở đi Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về đào tạo nghề.
Điều 5. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký. Các quy định trước đây trái với Quyết định này đều bãi bỏ.
Điều 6. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Quyết định 67/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển giao nhiệm vụ quản lý Nhà nước về đào tạo từ Bộ Giáo dục và đào tạo sang Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội”