Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Thông tư hướng dẫn xây dựng tiêu chuẩn và thi nâng ngạch viên chức chuyên môn, nghiệp vụ trong doanh nghiệp Nhà nước

THÔNG TƯ

CỦA BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ Xà HỘI
SỐ 04/1998/TT-BLĐTBXH NGÀY 04 THÁNG 04 NĂM 1998 HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN VÀ THI NÂNG NGẠCH VIÊN CHỨC
CHUYÊN MÔN, NGHIỆP VỤ TRONG DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

Thi hành Nghị định số 26/CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ quy định tạm thời chế độ tiền lương mới trong các doanh nghiệp, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn xây dựng tiêu chuẩn và thi nâng ngạch viên chức chuyên môn, nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước như sau:

A. XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN VIÊN CHỨC CHUYÊN MÔN,
NGHIỆP VỤ.

I. CÁC CHỨC DANH PHẢI XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN.

1. Các chức danh viên chức xếp lương theo bảng lương viên chức chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ ở các doanh nghiệp quy định tại Nghị định số 26/CP ngày 23/05/1993 của Chính phủ phải xây dựng tiêu chuẩn, gồm:

– Chuyên viên cao cấp, kinh tế viên cao cấp, kỹ sư cao cấp;

– Chuyên viên chính, kinh tế viên chính, kỹ sư chính;

– Chuyên viên, kinh tế viên, kỹ sư;

– Cán sự, kỹ thuật viên;

– Nhân viên văn thư; – Nhân viên phục vụ.

Riêng đối với viên chức chuyên môn, nghiệp vụ ở một số doanh nghiệp được xếp lương theo các bảng lương quy định tại Nghị định số 25/CP ngày 23/05/1993 của Chính phủ thì áp dụng tiêu chuẩn nghiệp vụ ngạch công chức theo hướng dẫn của Ban Tổ chức – Cán bộ Chính phủ, không phải xây dựng tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ quy định tại Thông tư này.

2. Đối với các chức danh chuyên môn, nghiệp vụ khác được xếp lương theo các bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ quy định tại Nghị định số 26/CP ngày 23/05/1993 của Chính phủ, như: kinh tế viên, kiểm soát viên… có hệ số lương bậc 1 của các ngạch tương đương với các chức danh: cán sự, kỹ thuật viên, chuyên viên, kỹ sư, chuyên viên chính, kỹ sư chính; chuyên viên cao cấp, kỹ sư cao cấp thì doanh nghiệp xây dựng tiêu chuẩn cụ thể của các chức danh tương ứng với nội dung hướng dẫn tại Thông tư này và gửi cơ quan cấp trên trực tiếp thẩm định.

II. NỘI DUNG TIÊU CHUẨN

Tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ là những quy định cụ thể về chức trách, nhiệm vụ, phạm vi trách nhiệm, những hiểu biết cần thiết và trình độ yêu cầu đối với từng chức danh nghề viên chức. Tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của mỗi chức danh nghề viên chức, gồm 4 phần:

1. Chức trách: quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của từng chức danh nghề đầy đủ của viên chức.

2. Hiểu biết: quy định kiến thức cần thiết và kinh nghiệm về chuyên môn, nghiệp vụ để hoàn thành các nhiệm vụ được giao của từng chức danh nghề đầy đủ của viên chức.

3. Làm được: quy định những công việc cụ thể phải làm được theo yêu cầu.

4. Yêu cầu trình độ: quy định trình độ cần thiết đạt được (gồm: văn bằng, chứng chỉ qua các cấp đào tạo) của từng chức danh nghề đầy đủ của viên chức để thực hiện được công việc theo yêu cầu.

III. PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN

Căn cứ nội dung tiêu chuẩn quy định trên và “bản tiêu chuẩn viên chức chuyên môn, nghiệp vụ” gốc do Nhà nước ban hành kèm theo Thông tư này, các doanh nghiệp xây dựng tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ cho từng chức danh nghề đầy đủ của viên chức phù hợp với tổ chức công nghệ, tổ chức sản xuất, kinh doanh và tổ chức lao động của doanh nghiệp mình.

Việc xây dựng tiêu chuẩn viên chức chuyên môn, nghiệp vụ trong doanh nghiệp được tiến hành theo các bước sau:

1. Theo từng bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ (phòng hoặc ban), trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao, tiến hành thống kê đầy đủ tất cả các công việc phải thực hiện.

2. Căn cứ vào bản tiêu chuẩn gốc, tiến hành đánh giá, phân loại mức độ phức tạp của các công việc được thống kê theo 4 cấp trình độ sau:

– Cán sự, kỹ thuật viên;

– Chuyên viên, kỹ sư;

– Chuyên viên chính, kỹ sư chính;

– Chuyên viên cao cấp, kỹ sư cao cấp.

3. Trên cơ sở kết quả đánh giá phân loại công việc, tiến hành xác định chức danh nghề đầy đủ của viên chức.

Ví dụ:

– Chuyên viên lao động, tiền lương bưu điện;

– Chuyên viên chính lao động, tiền lương bưu điện;

– Kỹ sư chính bưu điện truyền thông,….

4. Xác định phần chức trách đối với từng chức danh nghề đầy đủ của viên chức.

5. Quy định phần hiểu biết của từng chức danh nghề đầy đủ của viên chức.

6. Quy định các công việc đòi hỏi phải làm được đối với từng chức danh nghề đầy đủ của viên chức.

7. Quy định phần yêu cầu trình độ đối với từng chức danh nghề đầy đủ của viên chức.

8. Tổng hợp và cân đối tiêu chuẩn giữa các chức danh nghề đầy đủ của viên chức theo 4 cấp trình độ bảo đảm tính hợp lý, tránh sai sót.

9. Tổ chức lấy ý kiến trong doanh nghiệp và hoàn thiện tiêu chuẩn.

IV. TỔ CHỨC XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ TIÊU CHUẨN.

1. Tổ chức xây dựng tiêu chuẩn:

a. Để có căn cứ cân đối chung và làm cơ sở cho các doanh nghiệp xây dựng chức danh nghề đầy đủ và tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành kèm theo Thông tư này “Bản tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ” gốc đối với các chức danh viên chức: cán sự, kỹ thuật viên; chuyên viên, kỹ sư, chuyên viên chính, kỹ sư chính; chuyên viên cao cấp, kỹ sư cao cấp.

b. Căn cứ vào Bản tiêu chuẩn gốc và phương pháp xây dựng tiêu chuẩn hướng dẫn nêu trên, Giám đốc doanh nghiệp phải tổ chức việc xây dựng các chức danh nghề đầy đủ của viên chức và tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ cho từng chức danh nghề đầy đủ của viên chức để thi nâng ngạch, sắp xếp lại lao động, đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho viên chức, thực hiện việc trả lương gắn với năng lực, trách nhiệm và công việc được giao.

Tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của các ngạch viên chức trong doanh nghiệp phải quy định cụ thể tiêu chuẩn gốc ban hành kèm theo Thông tư này phù hợp với điều kiện cụ thể của doanh nghiệp nhưng không được thấp hơn quy định của tiêu chuẩn gốc.

2. Quản lý tiêu chuẩn:

a. Sau khi doanh nghiệp xây dựng tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ thì tiến hành đăng ký với cơ quan có thẩm quyền theo phân cấp quản lý trước khi áp dụng.

b. Các cơ quan quản lý khi nhận được tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của doanh nghiệp cần thẩm định, yêu cầu doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung hoàn chỉnh tiêu chuẩn và có ý kiến chính thức để doanh nghiệp áp dụng. Trường hợp, doanh nghiệp điều chỉnh hoặc xây dựng thêm tiêu chuẩn mới thì chỉ phải đăng ký phần tiêu chuẩn điều chỉnh hoặc xây dựng mới.

c. Phân cấp quản lý tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ như sau:

– Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tiếp nhận đăng ký tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của các doanh nghiệp được xếp hạng đặc biệt theo Quyết định số 185/TTg ngày 28/03/1996 của Thủ tướng Chính phủ.

– Bộ quản lý ngành, lĩnh vực tiếp nhận đăng ký tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của các doanh nghiệp thuộc quyền quản lý và phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tiếp nhận đăng ký tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của các doanh nghiệp thành lập theo Quyết định số 90/TTg ngày 07/03/1994 của Thủ tướng chính phủ được xếp hạng đặc biệt.

– Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tiếp nhận đăng ký tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của các doanh nghiệp thuộc quyền quản lý.

d. Hồ sơ đăng ký tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ, gồm:

– Công văn đề nghị;

– Bản tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ.

B. THI NÂNG NGẠCH

I. ĐỐI TƯỢNG

Đối tượng áp dụng thi nâng ngạch là viên chức chuyên môn, nghiệp vụ trong các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp nhà nước, xếp lương theo bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ; bảng lương B21, B23, B24 quy định tại Nghị định số 26/CP ngày 23/05/1993 của Chính phủ và viên chức chuyên môn, nghiệp vụ ở một số doanh nghiệp đặc thù được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép áp dụng xếp lương theo các bảng lương quy định tại Nghị định số 25/CP ngày 23/05/1993 của Chính phủ.

II. ĐIỀU KIỆN THI NÂNG NGẠCH

1. Doanh nghiệp tổ chức thi nâng ngạch phải có đủ các điều kiện sau đây:

– Đã đăng ký tiêu chuẩn chức danh chuyên môn, nghiệp vụ với cơ quan có thẩm quyền theo phân cấp quản lý quy định tại điểm 2, mục IV, phần A của Thông tư này.

– Xác định được nhu cầu công việc đòi hỏi sử dụng viên chức chuyên môn, nghiệp vụ ở các ngạch cần thi.

2. Viên chức phải có đủ các điều kiện sau đây mới xem xét thi nâng ngạch:

– Có đủ thời gian thâm niên ở ngạch hiện giữ theo quy định của tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ doanh nghiệp.

– Không vi phạm nội quy lao động của doanh nghiệp.

– Có đơn xin thi nâng ngạch và được Hội đồng thi nâng ngạch của doanh nghiệp chấp thuận.

III. TỔ CHỨC THI NÂNG NGẠCH.

Để tổ chức thi nâng ngạch thực sự dân chủ trong doanh nghiệp, Giám đốc cần thực hiện các việc sau:

1. Công bố nhu cầu số lượng viên chức chuyên môn, nghiệp vụ ở từng ngạch cần thi.

2. Thành lập Hội đồng thi nâng ngạch của doanh nghiệp:

a. Thành phần Hội đồng thi nâng ngạch, gồm:

– Giám đốc (Tổng Giám đốc) doanh nghiệp là Chủ tịch Hội đồng.

– Các Uỷ viên Hội đồng:

+ Viên chức lãnh đạo công tác Lao động – Tiền lương là Uỷ viên thường trực;

+ Đại diện của tổ chức công đoàn cùng cấp;

+ Các Uỷ viên khác do Chủ tịch Hội đồng thi nâng ngạch quyết định.

b. Nhiệm vụ của Hội đồng thi nâng ngạch:

– Quy định quy chế; nội dung thi; tài liệu tham khảo cho người dự thi.

Quy chế thi nâng ngạch của doanh nghiệp phải có các nội dung quy định về đề thi, tổ chức thi, chấm thi, công bố kết quả thi.

– Duyệt và thông báo công khai danh sách những người dự thi;

– Ra đề thi (bao gồm thi viết, thi vấn đáp, thi thực hành nếu cần thiết) và đáp án
thi;

– Thành lập Ban giám khảo để coi thi và chấm thi;

– Duyệt kết quả thi;

– Báo cáo kết quả thi với tổ chức ra quyết định thành lập Hội đồng thi và công bố
công khai kết quả thi.

IV. XẾP LƯƠNG ĐỐI VỚI VIÊN CHỨC CHUYÊN MÔN,
NGHIỆP VỤ ĐƯỢC LÊN NGẠCH

1. Căn cứ kết quả thi và nhu cầu sử dụng viên chức chuyên môn, nghiệp vụ, doanh nghiệp ra quyết định nâng ngạch và xếp lương cho viên chức được lên ngạch hoặc làm hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền thoả thuận hoặc ra quyết định theo phân cấp quản lý.

Nguyên tắc chuyển xếp lương là xếp lên bậc lương có hệ số cao hơn liền kề của ngạch viên chức thi đạt.

Trường hợp chênh lệch giữa 2 bậc lương này bằng hoặc lớn hơn 70% khoảng chênh lệch của 2 bậc liền kề ngạch viên chức thi đạt thì thời điểm nâng bậc lần sau tính từ khi có quyết định xếp lương mới, nếu thấp hơn 70% thì thời điểm nâng bậc lần sau tính từ khi có quyết định xếp mức lương cũ.

2. Hồ sơ đề nghị xếp nâng ngạch, gồm:

– Công văn đề nghị của doanh nghiệp.

– Danh sách đề nghị nâng ngạch và xếp lương đối với viên chức chuyên môn, nghiệp vụ của doanh nghiệp (biểu mẫu kèm theo).

3. Phân cấp quản lý nâng ngạch.

a. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội:

Thoả thuận nâng ngạch lương cao cấp (chuyên viên cao cấp, kinh tế viên cao cấp, kỹ sư cao cấp) theo đề nghị của các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và của các doanh nghiệp được xếp hàng đặc biệt theo Quyết định số 185/TTg ngày 28/03/1996 của Thủ tướng Chính phủ.

b. Bộ quản lý ngành, lĩnh vực:

– Quyết định nâng ngạch lương chính (chuyên viên chính, kinh tế viên chính, kỹ sư chính) đối với các viên chức chuyên môn, nghiệp vụ của các doanh nghiệp thuộc quyền quản lý.

– Đề nghị Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thoả thuận, trước khi ra quyết định nâng ngạch lương cao cấp đối với viên chức chuyên môn, nghiệp vụ của các doanh nghiệp thuộc quyền quản lý, kể cả doanh nghiệp thành lập theo Quyết định số 90/TTg ngày 07/03/1994 của Thủ tướng Chính phủ được xếp hạng đặc biệt.

c. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

– Quyết định nâng ngạch lương chính (chuyên viên chính, kinh tế viên chính, kỹ sư chính) đối với các viên chức chuyên môn, nghiệp vụ của các doanh nghiệp thuộc quyền quản lý theo đề nghị của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

– Đề nghị Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thoả thuận trước khi quyết định nâng ngạch lương cao cấp đối với viên chức chuyên môn, nghiệp vụ của các doanh nghiệp thuộc quyền quản lý.

d. Đối với doanh nghiệp được xếp hạng đặc biệt theo Quyết định số 185/TTg:

– Quyết định nâng ngạch lương chính (chuyên viên chính, kinh tế viên chính, kỹ sư chính) đối với viên chức chuyên môn, nghiệp vụ của các doanh nghiệp thuộc quyền quản lý.

– Đề nghị Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thoả thuận trước khi quyết định nâng ngạch lương cao cấp đối với viên chức chuyên môn, nghiệp vụ của doanh nghiệp.

e. Đối với các doanh nghiệp còn lại:

Quyết định và đề nghị nâng ngạch đối với các viên chức chuyên môn, nghiệp vụ còn lại thuộc quyền quản lý.

C. TỔ CHỨC THỰC HIỆN.

1. Căn cứ vào nội dung hướng dẫn và quy định tại Thông tư này, các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Chủ tịch Hội đồng quản trị (đối với doanh nghiệp có Hội đồng quản trị) hướng dẫn, chỉ đạo các doanh nghiệp xây dựng tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ, quy chế thi nâng ngạch và tổ chức thi nâng ngạch.

2. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký. Những văn bản ban hành trước đây trái với Thông tư này đều bãi bỏ.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc gì đề nghị các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các doanh nghiệp nhà nước phản ánh về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội xem xét, giải quyết.

Thuộc tính văn bản
Thông tư hướng dẫn xây dựng tiêu chuẩn và thi nâng ngạch viên chức chuyên môn, nghiệp vụ trong doanh nghiệp Nhà nước
Cơ quan ban hành: Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Số công báo: Đang cập nhật
Số hiệu: 04/1998/TT-BLĐTBXH Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Thông tư Người ký: Lê Duy Đồng
Ngày ban hành: 04/04/1998 Ngày hết hiệu lực: Đã biết
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực:
Tóm tắt văn bản
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

THÔNG TƯ

CỦA BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ Xà HỘI
SỐ 04/1998/TT-BLĐTBXH NGÀY 04 THÁNG 04 NĂM 1998 HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN VÀ THI NÂNG NGẠCH VIÊN CHỨC
CHUYÊN MÔN, NGHIỆP VỤ TRONG DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

Thi hành Nghị định số 26/CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ quy định tạm thời chế độ tiền lương mới trong các doanh nghiệp, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn xây dựng tiêu chuẩn và thi nâng ngạch viên chức chuyên môn, nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước như sau:

A. XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN VIÊN CHỨC CHUYÊN MÔN,
NGHIỆP VỤ.

I. CÁC CHỨC DANH PHẢI XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN.

1. Các chức danh viên chức xếp lương theo bảng lương viên chức chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ ở các doanh nghiệp quy định tại Nghị định số 26/CP ngày 23/05/1993 của Chính phủ phải xây dựng tiêu chuẩn, gồm:

– Chuyên viên cao cấp, kinh tế viên cao cấp, kỹ sư cao cấp;

– Chuyên viên chính, kinh tế viên chính, kỹ sư chính;

– Chuyên viên, kinh tế viên, kỹ sư;

– Cán sự, kỹ thuật viên;

– Nhân viên văn thư; – Nhân viên phục vụ.

Riêng đối với viên chức chuyên môn, nghiệp vụ ở một số doanh nghiệp được xếp lương theo các bảng lương quy định tại Nghị định số 25/CP ngày 23/05/1993 của Chính phủ thì áp dụng tiêu chuẩn nghiệp vụ ngạch công chức theo hướng dẫn của Ban Tổ chức – Cán bộ Chính phủ, không phải xây dựng tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ quy định tại Thông tư này.

2. Đối với các chức danh chuyên môn, nghiệp vụ khác được xếp lương theo các bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ quy định tại Nghị định số 26/CP ngày 23/05/1993 của Chính phủ, như: kinh tế viên, kiểm soát viên… có hệ số lương bậc 1 của các ngạch tương đương với các chức danh: cán sự, kỹ thuật viên, chuyên viên, kỹ sư, chuyên viên chính, kỹ sư chính; chuyên viên cao cấp, kỹ sư cao cấp thì doanh nghiệp xây dựng tiêu chuẩn cụ thể của các chức danh tương ứng với nội dung hướng dẫn tại Thông tư này và gửi cơ quan cấp trên trực tiếp thẩm định.

II. NỘI DUNG TIÊU CHUẨN

Tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ là những quy định cụ thể về chức trách, nhiệm vụ, phạm vi trách nhiệm, những hiểu biết cần thiết và trình độ yêu cầu đối với từng chức danh nghề viên chức. Tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của mỗi chức danh nghề viên chức, gồm 4 phần:

1. Chức trách: quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của từng chức danh nghề đầy đủ của viên chức.

2. Hiểu biết: quy định kiến thức cần thiết và kinh nghiệm về chuyên môn, nghiệp vụ để hoàn thành các nhiệm vụ được giao của từng chức danh nghề đầy đủ của viên chức.

3. Làm được: quy định những công việc cụ thể phải làm được theo yêu cầu.

4. Yêu cầu trình độ: quy định trình độ cần thiết đạt được (gồm: văn bằng, chứng chỉ qua các cấp đào tạo) của từng chức danh nghề đầy đủ của viên chức để thực hiện được công việc theo yêu cầu.

III. PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN

Căn cứ nội dung tiêu chuẩn quy định trên và “bản tiêu chuẩn viên chức chuyên môn, nghiệp vụ” gốc do Nhà nước ban hành kèm theo Thông tư này, các doanh nghiệp xây dựng tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ cho từng chức danh nghề đầy đủ của viên chức phù hợp với tổ chức công nghệ, tổ chức sản xuất, kinh doanh và tổ chức lao động của doanh nghiệp mình.

Việc xây dựng tiêu chuẩn viên chức chuyên môn, nghiệp vụ trong doanh nghiệp được tiến hành theo các bước sau:

1. Theo từng bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ (phòng hoặc ban), trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao, tiến hành thống kê đầy đủ tất cả các công việc phải thực hiện.

2. Căn cứ vào bản tiêu chuẩn gốc, tiến hành đánh giá, phân loại mức độ phức tạp của các công việc được thống kê theo 4 cấp trình độ sau:

– Cán sự, kỹ thuật viên;

– Chuyên viên, kỹ sư;

– Chuyên viên chính, kỹ sư chính;

– Chuyên viên cao cấp, kỹ sư cao cấp.

3. Trên cơ sở kết quả đánh giá phân loại công việc, tiến hành xác định chức danh nghề đầy đủ của viên chức.

Ví dụ:

– Chuyên viên lao động, tiền lương bưu điện;

– Chuyên viên chính lao động, tiền lương bưu điện;

– Kỹ sư chính bưu điện truyền thông,….

4. Xác định phần chức trách đối với từng chức danh nghề đầy đủ của viên chức.

5. Quy định phần hiểu biết của từng chức danh nghề đầy đủ của viên chức.

6. Quy định các công việc đòi hỏi phải làm được đối với từng chức danh nghề đầy đủ của viên chức.

7. Quy định phần yêu cầu trình độ đối với từng chức danh nghề đầy đủ của viên chức.

8. Tổng hợp và cân đối tiêu chuẩn giữa các chức danh nghề đầy đủ của viên chức theo 4 cấp trình độ bảo đảm tính hợp lý, tránh sai sót.

9. Tổ chức lấy ý kiến trong doanh nghiệp và hoàn thiện tiêu chuẩn.

IV. TỔ CHỨC XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ TIÊU CHUẨN.

1. Tổ chức xây dựng tiêu chuẩn:

a. Để có căn cứ cân đối chung và làm cơ sở cho các doanh nghiệp xây dựng chức danh nghề đầy đủ và tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành kèm theo Thông tư này “Bản tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ” gốc đối với các chức danh viên chức: cán sự, kỹ thuật viên; chuyên viên, kỹ sư, chuyên viên chính, kỹ sư chính; chuyên viên cao cấp, kỹ sư cao cấp.

b. Căn cứ vào Bản tiêu chuẩn gốc và phương pháp xây dựng tiêu chuẩn hướng dẫn nêu trên, Giám đốc doanh nghiệp phải tổ chức việc xây dựng các chức danh nghề đầy đủ của viên chức và tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ cho từng chức danh nghề đầy đủ của viên chức để thi nâng ngạch, sắp xếp lại lao động, đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho viên chức, thực hiện việc trả lương gắn với năng lực, trách nhiệm và công việc được giao.

Tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của các ngạch viên chức trong doanh nghiệp phải quy định cụ thể tiêu chuẩn gốc ban hành kèm theo Thông tư này phù hợp với điều kiện cụ thể của doanh nghiệp nhưng không được thấp hơn quy định của tiêu chuẩn gốc.

2. Quản lý tiêu chuẩn:

a. Sau khi doanh nghiệp xây dựng tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ thì tiến hành đăng ký với cơ quan có thẩm quyền theo phân cấp quản lý trước khi áp dụng.

b. Các cơ quan quản lý khi nhận được tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của doanh nghiệp cần thẩm định, yêu cầu doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung hoàn chỉnh tiêu chuẩn và có ý kiến chính thức để doanh nghiệp áp dụng. Trường hợp, doanh nghiệp điều chỉnh hoặc xây dựng thêm tiêu chuẩn mới thì chỉ phải đăng ký phần tiêu chuẩn điều chỉnh hoặc xây dựng mới.

c. Phân cấp quản lý tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ như sau:

– Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tiếp nhận đăng ký tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của các doanh nghiệp được xếp hạng đặc biệt theo Quyết định số 185/TTg ngày 28/03/1996 của Thủ tướng Chính phủ.

– Bộ quản lý ngành, lĩnh vực tiếp nhận đăng ký tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của các doanh nghiệp thuộc quyền quản lý và phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tiếp nhận đăng ký tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của các doanh nghiệp thành lập theo Quyết định số 90/TTg ngày 07/03/1994 của Thủ tướng chính phủ được xếp hạng đặc biệt.

– Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tiếp nhận đăng ký tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của các doanh nghiệp thuộc quyền quản lý.

d. Hồ sơ đăng ký tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ, gồm:

– Công văn đề nghị;

– Bản tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ.

B. THI NÂNG NGẠCH

I. ĐỐI TƯỢNG

Đối tượng áp dụng thi nâng ngạch là viên chức chuyên môn, nghiệp vụ trong các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp nhà nước, xếp lương theo bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ; bảng lương B21, B23, B24 quy định tại Nghị định số 26/CP ngày 23/05/1993 của Chính phủ và viên chức chuyên môn, nghiệp vụ ở một số doanh nghiệp đặc thù được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép áp dụng xếp lương theo các bảng lương quy định tại Nghị định số 25/CP ngày 23/05/1993 của Chính phủ.

II. ĐIỀU KIỆN THI NÂNG NGẠCH

1. Doanh nghiệp tổ chức thi nâng ngạch phải có đủ các điều kiện sau đây:

– Đã đăng ký tiêu chuẩn chức danh chuyên môn, nghiệp vụ với cơ quan có thẩm quyền theo phân cấp quản lý quy định tại điểm 2, mục IV, phần A của Thông tư này.

– Xác định được nhu cầu công việc đòi hỏi sử dụng viên chức chuyên môn, nghiệp vụ ở các ngạch cần thi.

2. Viên chức phải có đủ các điều kiện sau đây mới xem xét thi nâng ngạch:

– Có đủ thời gian thâm niên ở ngạch hiện giữ theo quy định của tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ doanh nghiệp.

– Không vi phạm nội quy lao động của doanh nghiệp.

– Có đơn xin thi nâng ngạch và được Hội đồng thi nâng ngạch của doanh nghiệp chấp thuận.

III. TỔ CHỨC THI NÂNG NGẠCH.

Để tổ chức thi nâng ngạch thực sự dân chủ trong doanh nghiệp, Giám đốc cần thực hiện các việc sau:

1. Công bố nhu cầu số lượng viên chức chuyên môn, nghiệp vụ ở từng ngạch cần thi.

2. Thành lập Hội đồng thi nâng ngạch của doanh nghiệp:

a. Thành phần Hội đồng thi nâng ngạch, gồm:

– Giám đốc (Tổng Giám đốc) doanh nghiệp là Chủ tịch Hội đồng.

– Các Uỷ viên Hội đồng:

+ Viên chức lãnh đạo công tác Lao động – Tiền lương là Uỷ viên thường trực;

+ Đại diện của tổ chức công đoàn cùng cấp;

+ Các Uỷ viên khác do Chủ tịch Hội đồng thi nâng ngạch quyết định.

b. Nhiệm vụ của Hội đồng thi nâng ngạch:

– Quy định quy chế; nội dung thi; tài liệu tham khảo cho người dự thi.

Quy chế thi nâng ngạch của doanh nghiệp phải có các nội dung quy định về đề thi, tổ chức thi, chấm thi, công bố kết quả thi.

– Duyệt và thông báo công khai danh sách những người dự thi;

– Ra đề thi (bao gồm thi viết, thi vấn đáp, thi thực hành nếu cần thiết) và đáp án
thi;

– Thành lập Ban giám khảo để coi thi và chấm thi;

– Duyệt kết quả thi;

– Báo cáo kết quả thi với tổ chức ra quyết định thành lập Hội đồng thi và công bố
công khai kết quả thi.

IV. XẾP LƯƠNG ĐỐI VỚI VIÊN CHỨC CHUYÊN MÔN,
NGHIỆP VỤ ĐƯỢC LÊN NGẠCH

1. Căn cứ kết quả thi và nhu cầu sử dụng viên chức chuyên môn, nghiệp vụ, doanh nghiệp ra quyết định nâng ngạch và xếp lương cho viên chức được lên ngạch hoặc làm hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền thoả thuận hoặc ra quyết định theo phân cấp quản lý.

Nguyên tắc chuyển xếp lương là xếp lên bậc lương có hệ số cao hơn liền kề của ngạch viên chức thi đạt.

Trường hợp chênh lệch giữa 2 bậc lương này bằng hoặc lớn hơn 70% khoảng chênh lệch của 2 bậc liền kề ngạch viên chức thi đạt thì thời điểm nâng bậc lần sau tính từ khi có quyết định xếp lương mới, nếu thấp hơn 70% thì thời điểm nâng bậc lần sau tính từ khi có quyết định xếp mức lương cũ.

2. Hồ sơ đề nghị xếp nâng ngạch, gồm:

– Công văn đề nghị của doanh nghiệp.

– Danh sách đề nghị nâng ngạch và xếp lương đối với viên chức chuyên môn, nghiệp vụ của doanh nghiệp (biểu mẫu kèm theo).

3. Phân cấp quản lý nâng ngạch.

a. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội:

Thoả thuận nâng ngạch lương cao cấp (chuyên viên cao cấp, kinh tế viên cao cấp, kỹ sư cao cấp) theo đề nghị của các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và của các doanh nghiệp được xếp hàng đặc biệt theo Quyết định số 185/TTg ngày 28/03/1996 của Thủ tướng Chính phủ.

b. Bộ quản lý ngành, lĩnh vực:

– Quyết định nâng ngạch lương chính (chuyên viên chính, kinh tế viên chính, kỹ sư chính) đối với các viên chức chuyên môn, nghiệp vụ của các doanh nghiệp thuộc quyền quản lý.

– Đề nghị Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thoả thuận, trước khi ra quyết định nâng ngạch lương cao cấp đối với viên chức chuyên môn, nghiệp vụ của các doanh nghiệp thuộc quyền quản lý, kể cả doanh nghiệp thành lập theo Quyết định số 90/TTg ngày 07/03/1994 của Thủ tướng Chính phủ được xếp hạng đặc biệt.

c. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

– Quyết định nâng ngạch lương chính (chuyên viên chính, kinh tế viên chính, kỹ sư chính) đối với các viên chức chuyên môn, nghiệp vụ của các doanh nghiệp thuộc quyền quản lý theo đề nghị của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

– Đề nghị Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thoả thuận trước khi quyết định nâng ngạch lương cao cấp đối với viên chức chuyên môn, nghiệp vụ của các doanh nghiệp thuộc quyền quản lý.

d. Đối với doanh nghiệp được xếp hạng đặc biệt theo Quyết định số 185/TTg:

– Quyết định nâng ngạch lương chính (chuyên viên chính, kinh tế viên chính, kỹ sư chính) đối với viên chức chuyên môn, nghiệp vụ của các doanh nghiệp thuộc quyền quản lý.

– Đề nghị Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thoả thuận trước khi quyết định nâng ngạch lương cao cấp đối với viên chức chuyên môn, nghiệp vụ của doanh nghiệp.

e. Đối với các doanh nghiệp còn lại:

Quyết định và đề nghị nâng ngạch đối với các viên chức chuyên môn, nghiệp vụ còn lại thuộc quyền quản lý.

C. TỔ CHỨC THỰC HIỆN.

1. Căn cứ vào nội dung hướng dẫn và quy định tại Thông tư này, các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Chủ tịch Hội đồng quản trị (đối với doanh nghiệp có Hội đồng quản trị) hướng dẫn, chỉ đạo các doanh nghiệp xây dựng tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ, quy chế thi nâng ngạch và tổ chức thi nâng ngạch.

2. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký. Những văn bản ban hành trước đây trái với Thông tư này đều bãi bỏ.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc gì đề nghị các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các doanh nghiệp nhà nước phản ánh về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội xem xét, giải quyết.

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Thông tư hướng dẫn xây dựng tiêu chuẩn và thi nâng ngạch viên chức chuyên môn, nghiệp vụ trong doanh nghiệp Nhà nước”