Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Thông tư 118/1998/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn lập dự toán, cấp pháp, và quyết toán kinh phí ngân sách Nhà nước cấp cho kiểm kê rừng toàn quốc

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 118/1998/TT-BTC NGÀY 22 THÁNG 8 NĂM 1998 HƯỚNG DẪN LẬP DỰ TOÁN, CẤP PHÁT, VÀ QUYẾT TOÁN KINH PHÍ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP CHO KIỂM KÊ RỪNG TOÀN QUỐC

Căn cứ Chỉ thị số 286/TTg ngày 2/5/1997 của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp cấp bách quản lý bảo vệ rừng.

Căn cứ Quyết định số 451/CP-KTN ngày 22/4/1998 của Chính phủ về việc Tổng kiểm kê rừng toàn quốc.

Sau khi có ý kiến thoả thuận của Bộ Nông nghiệp và PTNT tại Công văn số 2815/BNN-TCKT ngày 22/7/1998; Bộ Tài chính hướng dẫn việc lập dự toán, cấp phát và quyết toán kinh phí ngân sách Nhà nước cấp cho tổng kiểm kê rừng toàn quốc như sau:

I. NGUYÊN TẮC CHUNG

1. Kinh phí kiểm kê rừng toàn quốc để chi phí cho kiểm kê rừng tự nhiên và rừng trồng thuộc tất cả các đơn vị có rừng, hoặc được giao quản lý rừng như: Công ty, lâm trường, hợp tác xã, Chi cục kiểm lâm, các Ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, các hộ gia đình.

2. Diệc tích rừng kiểm kê theo mức độ I và mức độ II do Bộ Nông nghiệp và PTNT phân bổ cho các tỉnh, thành phố, các Bộ có rừng.

3. Kinh phí chi cho Tổng kiểm kê rừng toàn quốc ngân sách Trung ương bảo đảm bằng kinh phí sự nghiệp kinh tế.

4. Các Bộ, địa phương thực hiện kiểm kê rừng phải bảo đảm sử dụng kinh phí kiểm kê rừng tiết kiệm, có hiệu quả theo đúng chế độ chi tiêu tài chính hiện hành và trong phạm vi dự toán ngân sách đã được cấp có thẩm quyền phân bổ.

II. NỘI DUNG CHI CỤ THỂ:

1. Chi xây dựng phương án kiểm kê rừng, biện pháp kỹ thuật, xây dựng biểu mẫu kiểm kê.

2. Chi hội nghị tập huấn kiểm kê rừng, hội nghị tổng kết kiểm kê rừng, in ấn tài liệu kiểm kê, mua bản đồ mảnh phục vụ kiểm kê rừng.

3. Chi phí kiểm kê diện tích rừng thực tế theo mức độ I và mức độ II, bao gồm; chi phí kiểm kê rừng ngoại nghiệp và nội nghiệp (gồm vật liệu, nhân công, xăng xe đi lại, công tác phí, chi phí chung và chi phí kiểm tra).

4. Chi tổng hợp, xử lý kết quả kiểm kê lập ngân hàng dữ liệu về kiểm kê rừng.

5. Chi phí cho Ban chỉ đạo kiểm kê rừng các cấp gồm: tiền công tác phí, lưu trú, xăng dầu, vé tàu xe đi kiểm tra chỉ đạo, chi phí phúc tra, kiểm tra thành quả, in xuất bản kết quả kiểm kê, văn phòng phẩm.

Các khoản chi phí trên đây phải tuân theo chế độ chi tiêu tài chính hiện hành được cơ quan có thẩm quyền ban hành.

III. LẬP DỰ TOÁN, CẤP PHÁT VÀ QUYẾT TOÁN KINH PHÍ CHI CHO TỔNG KIỂM KÊ RỪNG TOÀN QUỐC

1. Lập và phân bổ dự toán kinh phí kiểm kê rừng:

a. ở địa phương: Uỷ ban nhân tỉnh, thành phố căn cứ vào số liệu thống kê diện tích rừng hiện có của địa phương mình, mức chi theo từng mức độ kiểm kê được cấp có thẩm quyền phê duyệt, lập dự toán kinh phí cho việc kiểm kê rừng có chi tiết theo:

– Tổng diện tích rừng: trong đó diện tích kiểm kê theo mức độ I, diện tích kiểm kê theo mức độ II.

– Tổng kinh phí cho kiểm kê rừng: trong đó kinh phí kiểm kê theo mức độ I, kinh phí kiểm kê theo mức độ II.

– Lập dự toán kinh phí kiểm kê rừng của năm 1998 và năm 1999 gửi Bộ Nông nghiệp và PTNT. Riêng đối với tỉnh có diện tích rừng cần kiểm kê nhỏ, kinh phí ít thì đề nghị lập dự toán kinh phí thực hiện kiểm kê rừng của địa phương xong trong năm 1998.

b. Đối với kinh phí kiểm kê rừng do Bộ Nông nghiệp và PTNT thực hiện bao gồm: kinh phí kiểm kê rừng thí điểm 2 tỉnh Kon Tum và Gia Lai, kinh phí của Ban chỉ đạo kiểm kê rừng Trung ương, kinh phí xây dựng phương án, tập huấn kiểm kê rừng, hội nghị tổng kết kiểm kê rừng, in ấn tài liệu kiểm kê… thì Bộ Nông nghiệp và PTNT lập dự toán kinh phí và tổng hợp vào dự toán kiểm kê rừng chung toàn quốc gửi Bộ Tài chính.

c. Đối với việc kiểm kê rừng của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an:

Căn cứ vào số liệu thống kê diện tích rừng hiện có của từng đơn vị trực thuộc và mức chi theo từng mức độ kiểm kê, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an lập dự toán kinh phí cho kiểm kê rừng của Bộ mình chia thành 2 năm: 1998 và 1999, trong đó chi tiết theo tổng diện tích rừng: kiểm kê theo mức độ I, kiểm kê theo mức độ II, tổng dự toán: kinh phí kiểm kê theo mức độ I, kinh phí kiểm kê theo mức độ II, gửi Bộ Nông nghiệp và PTNT.

Bộ Nông nghiệp và PTNT có trách nhiệm phê duyệt và phân bổ dự toán kinh phí tổng kiểm kê rừng cho từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các Bộ, ngành có quản lý rừng trong phạm vi tổng kinh phí đã được phê duyệt tại Quyết định số 451/CP-KTN ngày 22/4/1998 của Thủ tướng Chính phủ, chia ra từng mức độ kiểm kê từng năm 1998, 1999; chi tiết theo mục chi của mục lục ngân sách nhà nước (quý, năm), và tổng hợp gửi Bộ Tài chính để làm căn cứ cấp phát kinh phí hàng năm (theo biểu đính kèm).

Việc phân bổ dự toán kinh phí kiểm kê rừng cho các địa phương và các Bộ, ngành phải đảm bảo phù hợp với dự toán kinh phí đã được Chính phủ giao và sau khi có ý kiến thoả thuận của Bộ Tài chính.

2. Cấp phát kinh phí kiểm kê rừng:

Căn cứ để cơ quan tài chính cấp phát kinh phí:

– Dự toán kinh phí kiểm kê rừng của Bộ, ngành, địa phương được Bộ Nông nghiệp và PTNT phân bổ.

– Dự toán chi tiết theo mục lục ngân sách của các đơn vị (quý, năm).

– Tiến độ thực hiện công việc kiểm kê rừng của các đơn vị.

Căn cứ vào dự toán kinh phí kiểm kê rừng hàng quý của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Tài chính cấp phát theo hình thức như sau:

a. Đối với kinh phí kiểm kê rừng của 2 tỉnh Gia Lai, Kon Tum và chi cho Ban chỉ đạo kiểm kê rừng Trung ương của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Tài chính sẽ cấp phát kinh phí bằng hạn mức cho Bộ Nông nghiệp và PTNT để cấp cho đơn vị sử dụng ngân sách theo tiến độ thực hiện công việc kiểm kê rừng.

b. Đối với kinh phí kiểm kê rừng của các tỉnh, thành phố:

Bộ Tài chính thực hiện cấp phát bằng hạn mức kinh phí uỷ quyền cho các địa phương qua Sở Tài chính – Vật giá. Căn cứ vào kinh phí do ngân sách Trung ương chuyển về và dự toán chi của Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài chính – Vật giá cấp phát cho Sở Nông nghiệp và PTNT theo tiến độ thực hiện về kiểm kê rừng.

c. Đối với kinh phí kiểm kê rừng của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an:

Bộ Tài chính thực hiện cấp phát kinh phí cho Bộ Quốc phòng, Bộ Công an theo dự toán được phân bổ và theo tiến độ thực hiện công việc kiểm kê rừng.

Kho bạc Nhà nước Trung ương và Kho bạc Nhà nước các tỉnh, thành phố nơi đơn vị mở tài khoản giao dịch có trách nhiệm kiểm soát và chi trả kinh phí kiểm kê rừng theo đúng quy định tại Thông tư số 40/1998/TT-BTC ngày 31/3/1998 của Bộ Tài chính “Hướng dẫn chế độ quản lý, cấp phát, thanh toán các khoản chi Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước”

Cuối năm, Bộ Nông nghiệp và PTNT, Ban chỉ đạo kiểm kê rừng các tỉnh, thành phố, hoặc Sở Nông nghiệp và PTNT (đối với tỉnh có diện tích rừng ít không thành lập Ban chỉ đạo kiểm kê rừng địa phương), các Bộ có rừng phải tổ chức nghiệm thu và bàn giao thành quả kiểm kê rừng để làm căn cứ quyết toán kinh phí.

3. Quyết toán kinh phí:

Việc quyết toán kinh phí kiểm kê rừng toàn quốc thực hiện theo quy định về quyết toán ngân sách nhà nước tại Thông tư số 09 TC/NSNN ngày 18/3/1997 của Bộ Tài chính và theo đúng biểu mẫu quy định tại Quyết định số 999 TC/QĐ/CĐKT ngày 2/11/1996 của Bộ Tài chính ban hành chế độ kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp.

a. Đối với kinh phí của Ban chỉ đạo kiểm kê rừng Trung ương và kinh phí kiểm kê rừng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện:

Cuối quý, năm Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm thẩm tra xét duyệt quyết toán kinh phí kiểm kê rừng của các đơn vị trực thuộc Bộ (kể cả kinh phí kiểm kê rừng của 2 tỉnh Gia Lai và Kon Tum) và tổng hợp vào báo cáo quyết toán năm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gửi Bộ Tài chính để xem xét tổng hợp vào quyết toán ngân sách nhà nước. Báo cáo quyết toán kinh phí kiểm kê rừng phải trên cơ sở có biên bản nghiệm thu và bàn giao thành quả kiểm kê rừng của Ban chỉ đạo kiểm kê rừng Trung ương.

Riêng kinh phí kiểm kê rừng thí điểm khu vực Tây Nguyên cấp cuối năm 1997 cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo Chỉ thị số 286/TTg của Thủ tướng Chính phủ để hoàn thành trong quý 1/1998 thì quyết toán vào năm 1998.

b. Đối với kinh phí kiểm kê rừng cấp uỷ quyền qua Sở Tài chính – Vật giá:

Cuối quý, năm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải lập báo cáo quyết toán kinh phí kiểm kê rừng của địa phương gửi Sở Tài chính – Vật giá đồng gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Báo cáo quyết toán kinh phí kiểm kê rừng phải trên cơ sở có biên bản nghiệm thu thành quả kiểm kê rừng tương ứng với khối lượng công việc được giao của Ban chỉ đạo kiểm kê rừng hoặc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Sở Tài chính – Vật giá các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm xét duyệt báo cáo quyết toán năm về kinh phí kiểm kê rừng do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lập và gửi Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Bộ Tài chính có trách nhiệm phối hợp với Bộ Nông nghiệp và PTNT thẩm tra xem xét báo cáo quyết toán kinh phí uỷ quyền về kiểm kê rừng của Sở Tài chính – Vật giá các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

c. Đối với kinh phí kiểm kê rừng của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an:

Cuối quý, năm, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm xét duyệt quyết toán kinh phí kiểm kê rừng của các đơn vị trực thuộc và lập báo cáo quyết toán kinh phí kiểm kê rừng của Bộ mình gửi Bộ Tài chính; đồng gửi cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để theo dõi. Báo cáo quyết toán năm về kiểm kê rừng phải trên cơ sở có biên bản nghiệm thu thành quả kiểm kê rừng của Ban chỉ đạo kiểm kê rừng.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Thông tư này chỉ thực hiện trong 2 năm 1998 và 1999 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/1998. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Tài chính để xem xét sửa đổi cho phù hợp.

Thuộc tính văn bản
Thông tư 118/1998/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn lập dự toán, cấp pháp, và quyết toán kinh phí ngân sách Nhà nước cấp cho kiểm kê rừng toàn quốc
Cơ quan ban hành: Bộ Tài chính Số công báo: Đang cập nhật
Số hiệu: 118/1998/TT-BTC Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Thông tư Người ký: Nguyễn Thị Kim Ngân
Ngày ban hành: 22/08/1998 Ngày hết hiệu lực: Đã biết
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Nông nghiệp-Lâm nghiệp
Tóm tắt văn bản
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 118/1998/TT-BTC NGÀY 22 THÁNG 8 NĂM 1998 HƯỚNG DẪN LẬP DỰ TOÁN, CẤP PHÁT, VÀ QUYẾT TOÁN KINH PHÍ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP CHO KIỂM KÊ RỪNG TOÀN QUỐC

Căn cứ Chỉ thị số 286/TTg ngày 2/5/1997 của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp cấp bách quản lý bảo vệ rừng.

Căn cứ Quyết định số 451/CP-KTN ngày 22/4/1998 của Chính phủ về việc Tổng kiểm kê rừng toàn quốc.

Sau khi có ý kiến thoả thuận của Bộ Nông nghiệp và PTNT tại Công văn số 2815/BNN-TCKT ngày 22/7/1998; Bộ Tài chính hướng dẫn việc lập dự toán, cấp phát và quyết toán kinh phí ngân sách Nhà nước cấp cho tổng kiểm kê rừng toàn quốc như sau:

I. NGUYÊN TẮC CHUNG

1. Kinh phí kiểm kê rừng toàn quốc để chi phí cho kiểm kê rừng tự nhiên và rừng trồng thuộc tất cả các đơn vị có rừng, hoặc được giao quản lý rừng như: Công ty, lâm trường, hợp tác xã, Chi cục kiểm lâm, các Ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, các hộ gia đình.

2. Diệc tích rừng kiểm kê theo mức độ I và mức độ II do Bộ Nông nghiệp và PTNT phân bổ cho các tỉnh, thành phố, các Bộ có rừng.

3. Kinh phí chi cho Tổng kiểm kê rừng toàn quốc ngân sách Trung ương bảo đảm bằng kinh phí sự nghiệp kinh tế.

4. Các Bộ, địa phương thực hiện kiểm kê rừng phải bảo đảm sử dụng kinh phí kiểm kê rừng tiết kiệm, có hiệu quả theo đúng chế độ chi tiêu tài chính hiện hành và trong phạm vi dự toán ngân sách đã được cấp có thẩm quyền phân bổ.

II. NỘI DUNG CHI CỤ THỂ:

1. Chi xây dựng phương án kiểm kê rừng, biện pháp kỹ thuật, xây dựng biểu mẫu kiểm kê.

2. Chi hội nghị tập huấn kiểm kê rừng, hội nghị tổng kết kiểm kê rừng, in ấn tài liệu kiểm kê, mua bản đồ mảnh phục vụ kiểm kê rừng.

3. Chi phí kiểm kê diện tích rừng thực tế theo mức độ I và mức độ II, bao gồm; chi phí kiểm kê rừng ngoại nghiệp và nội nghiệp (gồm vật liệu, nhân công, xăng xe đi lại, công tác phí, chi phí chung và chi phí kiểm tra).

4. Chi tổng hợp, xử lý kết quả kiểm kê lập ngân hàng dữ liệu về kiểm kê rừng.

5. Chi phí cho Ban chỉ đạo kiểm kê rừng các cấp gồm: tiền công tác phí, lưu trú, xăng dầu, vé tàu xe đi kiểm tra chỉ đạo, chi phí phúc tra, kiểm tra thành quả, in xuất bản kết quả kiểm kê, văn phòng phẩm.

Các khoản chi phí trên đây phải tuân theo chế độ chi tiêu tài chính hiện hành được cơ quan có thẩm quyền ban hành.

III. LẬP DỰ TOÁN, CẤP PHÁT VÀ QUYẾT TOÁN KINH PHÍ CHI CHO TỔNG KIỂM KÊ RỪNG TOÀN QUỐC

1. Lập và phân bổ dự toán kinh phí kiểm kê rừng:

a. ở địa phương: Uỷ ban nhân tỉnh, thành phố căn cứ vào số liệu thống kê diện tích rừng hiện có của địa phương mình, mức chi theo từng mức độ kiểm kê được cấp có thẩm quyền phê duyệt, lập dự toán kinh phí cho việc kiểm kê rừng có chi tiết theo:

– Tổng diện tích rừng: trong đó diện tích kiểm kê theo mức độ I, diện tích kiểm kê theo mức độ II.

– Tổng kinh phí cho kiểm kê rừng: trong đó kinh phí kiểm kê theo mức độ I, kinh phí kiểm kê theo mức độ II.

– Lập dự toán kinh phí kiểm kê rừng của năm 1998 và năm 1999 gửi Bộ Nông nghiệp và PTNT. Riêng đối với tỉnh có diện tích rừng cần kiểm kê nhỏ, kinh phí ít thì đề nghị lập dự toán kinh phí thực hiện kiểm kê rừng của địa phương xong trong năm 1998.

b. Đối với kinh phí kiểm kê rừng do Bộ Nông nghiệp và PTNT thực hiện bao gồm: kinh phí kiểm kê rừng thí điểm 2 tỉnh Kon Tum và Gia Lai, kinh phí của Ban chỉ đạo kiểm kê rừng Trung ương, kinh phí xây dựng phương án, tập huấn kiểm kê rừng, hội nghị tổng kết kiểm kê rừng, in ấn tài liệu kiểm kê… thì Bộ Nông nghiệp và PTNT lập dự toán kinh phí và tổng hợp vào dự toán kiểm kê rừng chung toàn quốc gửi Bộ Tài chính.

c. Đối với việc kiểm kê rừng của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an:

Căn cứ vào số liệu thống kê diện tích rừng hiện có của từng đơn vị trực thuộc và mức chi theo từng mức độ kiểm kê, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an lập dự toán kinh phí cho kiểm kê rừng của Bộ mình chia thành 2 năm: 1998 và 1999, trong đó chi tiết theo tổng diện tích rừng: kiểm kê theo mức độ I, kiểm kê theo mức độ II, tổng dự toán: kinh phí kiểm kê theo mức độ I, kinh phí kiểm kê theo mức độ II, gửi Bộ Nông nghiệp và PTNT.

Bộ Nông nghiệp và PTNT có trách nhiệm phê duyệt và phân bổ dự toán kinh phí tổng kiểm kê rừng cho từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các Bộ, ngành có quản lý rừng trong phạm vi tổng kinh phí đã được phê duyệt tại Quyết định số 451/CP-KTN ngày 22/4/1998 của Thủ tướng Chính phủ, chia ra từng mức độ kiểm kê từng năm 1998, 1999; chi tiết theo mục chi của mục lục ngân sách nhà nước (quý, năm), và tổng hợp gửi Bộ Tài chính để làm căn cứ cấp phát kinh phí hàng năm (theo biểu đính kèm).

Việc phân bổ dự toán kinh phí kiểm kê rừng cho các địa phương và các Bộ, ngành phải đảm bảo phù hợp với dự toán kinh phí đã được Chính phủ giao và sau khi có ý kiến thoả thuận của Bộ Tài chính.

2. Cấp phát kinh phí kiểm kê rừng:

Căn cứ để cơ quan tài chính cấp phát kinh phí:

– Dự toán kinh phí kiểm kê rừng của Bộ, ngành, địa phương được Bộ Nông nghiệp và PTNT phân bổ.

– Dự toán chi tiết theo mục lục ngân sách của các đơn vị (quý, năm).

– Tiến độ thực hiện công việc kiểm kê rừng của các đơn vị.

Căn cứ vào dự toán kinh phí kiểm kê rừng hàng quý của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Tài chính cấp phát theo hình thức như sau:

a. Đối với kinh phí kiểm kê rừng của 2 tỉnh Gia Lai, Kon Tum và chi cho Ban chỉ đạo kiểm kê rừng Trung ương của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Tài chính sẽ cấp phát kinh phí bằng hạn mức cho Bộ Nông nghiệp và PTNT để cấp cho đơn vị sử dụng ngân sách theo tiến độ thực hiện công việc kiểm kê rừng.

b. Đối với kinh phí kiểm kê rừng của các tỉnh, thành phố:

Bộ Tài chính thực hiện cấp phát bằng hạn mức kinh phí uỷ quyền cho các địa phương qua Sở Tài chính – Vật giá. Căn cứ vào kinh phí do ngân sách Trung ương chuyển về và dự toán chi của Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài chính – Vật giá cấp phát cho Sở Nông nghiệp và PTNT theo tiến độ thực hiện về kiểm kê rừng.

c. Đối với kinh phí kiểm kê rừng của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an:

Bộ Tài chính thực hiện cấp phát kinh phí cho Bộ Quốc phòng, Bộ Công an theo dự toán được phân bổ và theo tiến độ thực hiện công việc kiểm kê rừng.

Kho bạc Nhà nước Trung ương và Kho bạc Nhà nước các tỉnh, thành phố nơi đơn vị mở tài khoản giao dịch có trách nhiệm kiểm soát và chi trả kinh phí kiểm kê rừng theo đúng quy định tại Thông tư số 40/1998/TT-BTC ngày 31/3/1998 của Bộ Tài chính “Hướng dẫn chế độ quản lý, cấp phát, thanh toán các khoản chi Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước”

Cuối năm, Bộ Nông nghiệp và PTNT, Ban chỉ đạo kiểm kê rừng các tỉnh, thành phố, hoặc Sở Nông nghiệp và PTNT (đối với tỉnh có diện tích rừng ít không thành lập Ban chỉ đạo kiểm kê rừng địa phương), các Bộ có rừng phải tổ chức nghiệm thu và bàn giao thành quả kiểm kê rừng để làm căn cứ quyết toán kinh phí.

3. Quyết toán kinh phí:

Việc quyết toán kinh phí kiểm kê rừng toàn quốc thực hiện theo quy định về quyết toán ngân sách nhà nước tại Thông tư số 09 TC/NSNN ngày 18/3/1997 của Bộ Tài chính và theo đúng biểu mẫu quy định tại Quyết định số 999 TC/QĐ/CĐKT ngày 2/11/1996 của Bộ Tài chính ban hành chế độ kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp.

a. Đối với kinh phí của Ban chỉ đạo kiểm kê rừng Trung ương và kinh phí kiểm kê rừng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện:

Cuối quý, năm Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm thẩm tra xét duyệt quyết toán kinh phí kiểm kê rừng của các đơn vị trực thuộc Bộ (kể cả kinh phí kiểm kê rừng của 2 tỉnh Gia Lai và Kon Tum) và tổng hợp vào báo cáo quyết toán năm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gửi Bộ Tài chính để xem xét tổng hợp vào quyết toán ngân sách nhà nước. Báo cáo quyết toán kinh phí kiểm kê rừng phải trên cơ sở có biên bản nghiệm thu và bàn giao thành quả kiểm kê rừng của Ban chỉ đạo kiểm kê rừng Trung ương.

Riêng kinh phí kiểm kê rừng thí điểm khu vực Tây Nguyên cấp cuối năm 1997 cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo Chỉ thị số 286/TTg của Thủ tướng Chính phủ để hoàn thành trong quý 1/1998 thì quyết toán vào năm 1998.

b. Đối với kinh phí kiểm kê rừng cấp uỷ quyền qua Sở Tài chính – Vật giá:

Cuối quý, năm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải lập báo cáo quyết toán kinh phí kiểm kê rừng của địa phương gửi Sở Tài chính – Vật giá đồng gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Báo cáo quyết toán kinh phí kiểm kê rừng phải trên cơ sở có biên bản nghiệm thu thành quả kiểm kê rừng tương ứng với khối lượng công việc được giao của Ban chỉ đạo kiểm kê rừng hoặc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Sở Tài chính – Vật giá các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm xét duyệt báo cáo quyết toán năm về kinh phí kiểm kê rừng do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lập và gửi Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Bộ Tài chính có trách nhiệm phối hợp với Bộ Nông nghiệp và PTNT thẩm tra xem xét báo cáo quyết toán kinh phí uỷ quyền về kiểm kê rừng của Sở Tài chính – Vật giá các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

c. Đối với kinh phí kiểm kê rừng của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an:

Cuối quý, năm, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm xét duyệt quyết toán kinh phí kiểm kê rừng của các đơn vị trực thuộc và lập báo cáo quyết toán kinh phí kiểm kê rừng của Bộ mình gửi Bộ Tài chính; đồng gửi cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để theo dõi. Báo cáo quyết toán năm về kiểm kê rừng phải trên cơ sở có biên bản nghiệm thu thành quả kiểm kê rừng của Ban chỉ đạo kiểm kê rừng.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Thông tư này chỉ thực hiện trong 2 năm 1998 và 1999 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/1998. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Tài chính để xem xét sửa đổi cho phù hợp.

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Thông tư 118/1998/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn lập dự toán, cấp pháp, và quyết toán kinh phí ngân sách Nhà nước cấp cho kiểm kê rừng toàn quốc”