Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Thông tư 122/1998/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc quy định chế độ quản lý tài chính đối với vòng Cúp Tiger Việt Nam 98

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 122/1998/TT-BTC NGÀY 4 THÁNG 9 NĂM 1998
QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI VÒNG CHUNG KẾT CÚP TIGER VIỆT NAM ’98

– Căn cứ Nghị định số 87/CP ngày 19/12/1996 của Chính Phủ “Hướng dẫn thi hành việc phân cấp quản lý, lập chấp hành và quyết toán ngân sách Nhà nước theo Luật Ngân sách Nhà nước”.

– Căn cứ ý kiến chỉ đạo của Phó thủ tướng Chính phủ Phạm Gia Khiêm tại Công văn số 2496/VPCP-KGVX ngày 3/7/1998 của Văn phòng Chính phủ về việc đăng cai giải bóng đá Tiger Cúp lần thứ II năm 1998.

– Để tăng cường công tác quản lý thu, chi tài chính đối với vòng chung kết Cúp Tiger Việt Nam ’98, Bộ Tài chính quy định chế độ chi tiêu và quản lý tài chính như sau:

I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG:

1. Vòng chung kết Cúp Tiger Việt Nam ’98 được tổ chức theo lễ hội truyền thống văn hoá – thể thao quốc tế, kết hợp với truyền thống văn hoá của Việt Nam, bảo đảm hiệu quả về chuyên môn, thể hiện được tinh thần bình đẳng, đoàn kết, hiểu biết lẫn nhau giữa các nước trong khu vực Đông Nam á.

2. Vòng chung kết Cúp Tiger tổ chức theo nguyên tắc tự bảo đảm kinh phí để trang trải mọi chi tiêu, Ngân sách Nhà nước không hỗ trợ.

3. Toàn bộ các nguồn thu, chi phải đảm bảo đúng mục đích theo đúng quy định tại Thông tư này, đồng thời đảm bảo thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

4. Tài sản, trang thiết bị mua sắm phục vụ vòng chung kết Cúp Tiger Việt Nam 1998 phải được quản lý theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước.

II. NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ:

1. Nguồn kinh phí của giải:

Các nguồn kinh phí của giải bao gồm:

– Các khoản tài trợ bằng tiền, bằng hiện vật của Liên đoàn Bóng đá Đông Nam á (gọi tắt là AFF).

– Thu tiền bán vé vào xem các trận thi đấu bóng đá theo hợp đồng giữa Ban tổ chức của Trung ương và Ban tổ chức của thành phố Hà Nội và của thành phố Hồ Chí Minh.

– Các khoản đóng góp, ủng hộ của các tổ chức, đoàn thể, hội quần chúng, cơ quan, doanh nghiệp trong và ngoài nước.

– Thu từ hoạt động quảng cáo.

– Nguồn thu khác (nếu có).

2. Nội dung chi:

Các nguồn kinh phí nêu trên được sử dụng chi cho những nội dung sau:

– Chi tuyên truyền cổ động, quảng cáo (in ấn panô, áp phích, giấy mời, phù hiệu, quay phim, chụp ảnh).

– Chi cho lễ khai mạc, bế mạc, tổng kết giải.

– Chi tập luyện cho khối nghi thức, diễu hành đồng diễn, ca múa nhạc, trang trí.

– Chi mua sắm trang phục, băng cờ, khẩu hiệu, văn phòng phẩm.

– Chi cho hoạt động của Ban tổ chức.

– Chi cho công tác bảo vệ, anh ninh, trật tự, y tế, vệ sinh.

– Chi mua sắm trang thiết bị, dụng cụ thi đấu, thuê địa điểm tập luyện.

– Chi ăn, ở, đi lại, bồi dưỡng làm nhiệm vụ cho các quan khách, trọng tài, giám sát, huấn luyện viên, vận động viên, Ban chỉ đạo, Ban tổ chức và nhân viên phục vụ.

– Chi các cuộc hội nghị, hội thảo, họp báo quốc tế trong thời gian tổ chức giải.

– Các khoản chi khác.

3. Mức chi:

1. Đối với người nước ngoài:

Chi ăn, ở, đi lại bồi dưỡng làm nhiệm vụ đối với quan chức là người nước ngoài, trọng tài, giám sát (trong đó, có người Việt Nam), các đội bóng tham dự giải theo quy định chung của AFF.

2. Đối với người Việt Nam là thành viên ban tổ chức giải, làm việc cả ban đêm, ngày lễ, chủ nhật được hưởng tiền bồi dưỡng theo các mức sau:

+ Thành viên ban chỉ đạo, trưởng, phó ban tổ chức: 150.000 đồng/ngày/người.

+ Trưởng phó tiểu ban: 100.000 đồng/ngày/người.

+ Thành viên các tiểu ban: 80.000 đồng/ngày/người.

+ Nhân viên phục vụ: 50.000 đồng/ngày/người.

Số ngày được hưởng tiền bồi dưỡng làm nhiệm vụ của thành viên Ban chỉ đạo, Ban tổ chức và các tiểu ban được tính từ ngày 23/8 đến ngày 6/9/1998. Trường hợp đặc biệt do công việc phải triển khai sớm hoặc kết thúc muộn sẽ được Trưởng ban tổ chức xem xét quyết định tính thêm thời gian được hưởng tiền bồi dưỡng, nhưng không vượt quá 10 ngày, mỗi ngày được bồi dưỡng bằng 50% mức bồi dưỡng tương ứng đã quy định tại điểm 3.2. mục II trên đây.

Trong một ngày, một người làm nhiều nhiệm vụ khác nhau chỉ được hưởng một mức bồi dưỡng cao nhất.

Thành viên của Ban tổ chức đi công tác thì được hưởng chế độ công tác phí theo quy định tại Thông tư số 94/1998/TT-BTC ngày 30/6/1998 của Bộ Tài chính. Trường hợp người không được hưởng lương từ NSNN thì hưởng mức khoán: 150.000 đ/ngày/người để tự thu xếp chỗ ăn, nghỉ, đi lại.

3. Những nhân viên hợp đồng làm phiên dịch, hướng dẫn các đoàn nước ngoài được hưởng tiền công hợp đồng theo mức từ 50.000 đ đến 80. 000 đ/ngày/người.

4. Dự toán kinh phí, thanh quyết toán các khoản thu, chi.

Nguồn kinh phí để chi cho toàn giải này được huy động từ nhiều nguồn ngoài NSNN, nhưng phải được quản lý như nguồn ngân sách Nhà nước cấp. Đối với các tài sản mua sắm phục vụ vòng chung kết Cúp Tiger ’98 phải được quản lý sử dụng theo quy định hiện hành của Nhà nước.

Uỷ ban Thể dục – Thể thao có trách nhiệm lập dự toán đầy đủ mọi khoản thu, chi tài chính của giải theo đúng chế độ tài chính hiện hành của Nhà nước, đồng thời tổ chức quản lý thu, chi theo nội dung quy định tại Thông tư này.

Các khoản thu, chi được hạch toán vào loại 16 khoản 11 (sự nghiệp Thể dục Thể thao) và quyết toán theo chế độ kế toán tài chính quy định tại Quyết định số 999-TC/QĐ-CĐKT ngày 2/11/1996 của Bộ Tài chính.

Sau khi kết thúc giải chậm nhất 30 ngày, Uỷ ban TD-TT tổng hợp quyết toán tài chính của giải, gửi Bộ Tài chính.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Thông tư này chỉ áp dụng cho tổ chức Cúp Tiger Việt Nam ’98.

Thuộc tính văn bản
Thông tư 122/1998/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc quy định chế độ quản lý tài chính đối với vòng Cúp Tiger Việt Nam 98
Cơ quan ban hành: Bộ Tài chính Số công báo: Đang cập nhật
Số hiệu: 122/1998/TT-BTC Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Thông tư Người ký: Nguyễn Thị Kim Ngân
Ngày ban hành: 04/09/1998 Ngày hết hiệu lực: Đã biết
Áp dụng: Đang cập nhật Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Tài chính-Ngân hàng , Văn hóa-Thể thao-Du lịch
Tóm tắt văn bản
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 122/1998/TT-BTC NGÀY 4 THÁNG 9 NĂM 1998
QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI VÒNG CHUNG KẾT CÚP TIGER VIỆT NAM ’98

– Căn cứ Nghị định số 87/CP ngày 19/12/1996 của Chính Phủ “Hướng dẫn thi hành việc phân cấp quản lý, lập chấp hành và quyết toán ngân sách Nhà nước theo Luật Ngân sách Nhà nước”.

– Căn cứ ý kiến chỉ đạo của Phó thủ tướng Chính phủ Phạm Gia Khiêm tại Công văn số 2496/VPCP-KGVX ngày 3/7/1998 của Văn phòng Chính phủ về việc đăng cai giải bóng đá Tiger Cúp lần thứ II năm 1998.

– Để tăng cường công tác quản lý thu, chi tài chính đối với vòng chung kết Cúp Tiger Việt Nam ’98, Bộ Tài chính quy định chế độ chi tiêu và quản lý tài chính như sau:

I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG:

1. Vòng chung kết Cúp Tiger Việt Nam ’98 được tổ chức theo lễ hội truyền thống văn hoá – thể thao quốc tế, kết hợp với truyền thống văn hoá của Việt Nam, bảo đảm hiệu quả về chuyên môn, thể hiện được tinh thần bình đẳng, đoàn kết, hiểu biết lẫn nhau giữa các nước trong khu vực Đông Nam á.

2. Vòng chung kết Cúp Tiger tổ chức theo nguyên tắc tự bảo đảm kinh phí để trang trải mọi chi tiêu, Ngân sách Nhà nước không hỗ trợ.

3. Toàn bộ các nguồn thu, chi phải đảm bảo đúng mục đích theo đúng quy định tại Thông tư này, đồng thời đảm bảo thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

4. Tài sản, trang thiết bị mua sắm phục vụ vòng chung kết Cúp Tiger Việt Nam 1998 phải được quản lý theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước.

II. NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ:

1. Nguồn kinh phí của giải:

Các nguồn kinh phí của giải bao gồm:

– Các khoản tài trợ bằng tiền, bằng hiện vật của Liên đoàn Bóng đá Đông Nam á (gọi tắt là AFF).

– Thu tiền bán vé vào xem các trận thi đấu bóng đá theo hợp đồng giữa Ban tổ chức của Trung ương và Ban tổ chức của thành phố Hà Nội và của thành phố Hồ Chí Minh.

– Các khoản đóng góp, ủng hộ của các tổ chức, đoàn thể, hội quần chúng, cơ quan, doanh nghiệp trong và ngoài nước.

– Thu từ hoạt động quảng cáo.

– Nguồn thu khác (nếu có).

2. Nội dung chi:

Các nguồn kinh phí nêu trên được sử dụng chi cho những nội dung sau:

– Chi tuyên truyền cổ động, quảng cáo (in ấn panô, áp phích, giấy mời, phù hiệu, quay phim, chụp ảnh).

– Chi cho lễ khai mạc, bế mạc, tổng kết giải.

– Chi tập luyện cho khối nghi thức, diễu hành đồng diễn, ca múa nhạc, trang trí.

– Chi mua sắm trang phục, băng cờ, khẩu hiệu, văn phòng phẩm.

– Chi cho hoạt động của Ban tổ chức.

– Chi cho công tác bảo vệ, anh ninh, trật tự, y tế, vệ sinh.

– Chi mua sắm trang thiết bị, dụng cụ thi đấu, thuê địa điểm tập luyện.

– Chi ăn, ở, đi lại, bồi dưỡng làm nhiệm vụ cho các quan khách, trọng tài, giám sát, huấn luyện viên, vận động viên, Ban chỉ đạo, Ban tổ chức và nhân viên phục vụ.

– Chi các cuộc hội nghị, hội thảo, họp báo quốc tế trong thời gian tổ chức giải.

– Các khoản chi khác.

3. Mức chi:

1. Đối với người nước ngoài:

Chi ăn, ở, đi lại bồi dưỡng làm nhiệm vụ đối với quan chức là người nước ngoài, trọng tài, giám sát (trong đó, có người Việt Nam), các đội bóng tham dự giải theo quy định chung của AFF.

2. Đối với người Việt Nam là thành viên ban tổ chức giải, làm việc cả ban đêm, ngày lễ, chủ nhật được hưởng tiền bồi dưỡng theo các mức sau:

+ Thành viên ban chỉ đạo, trưởng, phó ban tổ chức: 150.000 đồng/ngày/người.

+ Trưởng phó tiểu ban: 100.000 đồng/ngày/người.

+ Thành viên các tiểu ban: 80.000 đồng/ngày/người.

+ Nhân viên phục vụ: 50.000 đồng/ngày/người.

Số ngày được hưởng tiền bồi dưỡng làm nhiệm vụ của thành viên Ban chỉ đạo, Ban tổ chức và các tiểu ban được tính từ ngày 23/8 đến ngày 6/9/1998. Trường hợp đặc biệt do công việc phải triển khai sớm hoặc kết thúc muộn sẽ được Trưởng ban tổ chức xem xét quyết định tính thêm thời gian được hưởng tiền bồi dưỡng, nhưng không vượt quá 10 ngày, mỗi ngày được bồi dưỡng bằng 50% mức bồi dưỡng tương ứng đã quy định tại điểm 3.2. mục II trên đây.

Trong một ngày, một người làm nhiều nhiệm vụ khác nhau chỉ được hưởng một mức bồi dưỡng cao nhất.

Thành viên của Ban tổ chức đi công tác thì được hưởng chế độ công tác phí theo quy định tại Thông tư số 94/1998/TT-BTC ngày 30/6/1998 của Bộ Tài chính. Trường hợp người không được hưởng lương từ NSNN thì hưởng mức khoán: 150.000 đ/ngày/người để tự thu xếp chỗ ăn, nghỉ, đi lại.

3. Những nhân viên hợp đồng làm phiên dịch, hướng dẫn các đoàn nước ngoài được hưởng tiền công hợp đồng theo mức từ 50.000 đ đến 80. 000 đ/ngày/người.

4. Dự toán kinh phí, thanh quyết toán các khoản thu, chi.

Nguồn kinh phí để chi cho toàn giải này được huy động từ nhiều nguồn ngoài NSNN, nhưng phải được quản lý như nguồn ngân sách Nhà nước cấp. Đối với các tài sản mua sắm phục vụ vòng chung kết Cúp Tiger ’98 phải được quản lý sử dụng theo quy định hiện hành của Nhà nước.

Uỷ ban Thể dục – Thể thao có trách nhiệm lập dự toán đầy đủ mọi khoản thu, chi tài chính của giải theo đúng chế độ tài chính hiện hành của Nhà nước, đồng thời tổ chức quản lý thu, chi theo nội dung quy định tại Thông tư này.

Các khoản thu, chi được hạch toán vào loại 16 khoản 11 (sự nghiệp Thể dục Thể thao) và quyết toán theo chế độ kế toán tài chính quy định tại Quyết định số 999-TC/QĐ-CĐKT ngày 2/11/1996 của Bộ Tài chính.

Sau khi kết thúc giải chậm nhất 30 ngày, Uỷ ban TD-TT tổng hợp quyết toán tài chính của giải, gửi Bộ Tài chính.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Thông tư này chỉ áp dụng cho tổ chức Cúp Tiger Việt Nam ’98.

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Thông tư 122/1998/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc quy định chế độ quản lý tài chính đối với vòng Cúp Tiger Việt Nam 98”