QUYẾT ĐỊNH
CỦA BỘ LÂM NGHIỆP SỐ 22-QĐ/KT NGÀY 13 THÁNG 1 NĂM 1987
BAN HÀNH QUY PHẠM KỸ THUẬT GÂY, TRỒNG VÀ KINH DOANH
RỪNG TRÀM TRỒNG VÀ KINH DOANH RỪNG TRÀM
(MÊLALEUCA LEUCADENDRON L)
(QPN 9-96)
BỘ TRƯỞNG BỘ LÂM NGHIỆP
– Căn cứ vào bản quy định nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Bộ trưởng và chức năng của Bộ trong một số lĩnh vực quản lý nhà nước, ban hành kèm theo Nghị định của Hội đồng Chính phủ số 35-CP ngày 9 tháng 2 năm 1981.
– Căn cứ vào Điều lệ về công tác tiêu chuẩn hoá ban hành kèm theo Nghị định số 141-HĐBT ngày 24 tháng 8 năm 1982 của Hội đồng Bộ trưởng.
– Theo đề nghị của các ông Vụ trưởng vụ kỹ thuật, Vụ lâm nghiệp và Viện trưởng Viện lâm nghiệp.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Nay ban hành kèm theo Quyết định này bản “Quy phạm kỹ thuật trồng và kinh doanh rừng tràm” (QPN 9-86).
Điều 2: Quy phạm này áp dụng cho tất cả các cơ sở có trồng rừng tràm và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30-1-1987.
Điều 3: Các ông Chánh văn phòng, Vụ trưởng các Vụ kỹ thuật, Vụ lâm nghiệp, Thủ trưởng các cơ quan chức năng tham mưu, các tổ chức hành chính sự nghiệp của Bộ, các tổ chức sản xuất kinh doanh trực thuộc Bộ, Giám đốc Sở Lâm nghiệp tỉnh, thành phố có liên quan đến việc áp dụng quy phạm chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
QUY PHẠM
KỸ THUẬT GÂY, TRỒNG VÀ KINH DOANH RỪNG TRÀM
(MÊLALEUCA LEUCADENDRON L)
(QPN 9-86)
(Ban hành kèm theo Quyết định số 22-QĐ/KT ngày 13-1-1987 của Bộ Lâm nghiệp)
CHƯƠNG I
ĐIỀU KHOẢN CHUNG
Điều 1: Quy phạm này quy định các biện pháp kỹ thuật gây, trồng, nuôi dưỡng, bảo vệ, khai thác và tái sinh rừng tràm nhằm:
– Đảm bảo rừng trồng khép tán trong vòng 3 đến 5 năm.
– Rừng trồng đạt lượng tăng trưởng bình quân 12 – 15m3/ha/năm.
– Cung cấp gỗ, cừ, củi một cách ổn định, đồng thời phát huy tác dụng của rừng trong việc cải tạo đất phèn giữ nước ngọt, ngăn sóng, chắn gió, bảo vệ sản xuấtnông nghiệp và tạo môi trường thuận lợi cho việc kinh doanh thuỷ sản, phát triển nghề nuôi ong.
Điều 2: Các cơ sở có nhiệm vụ trồng rừng, quản lý và kinh doanh rừng Tràm đều phải có luận chứng kinh tế kỹ thuật với đầy đủ bản đồ chi tiết tỷ lệ 1/10.000 có phân chia tiểu khu và bố trí hệ thống kênh mương hoàn chỉnh, lập lý lịch từng tiểu khu rừng.
Hàng năm trước khi trồng rừng, khai thác rừng phải tiến hành thiết kế sản xuất quy trình thiết kế trồng rừng và quy định tạm thời về khai thác gỗ.
Điều 3: Quy phạm này áp dụng vào việc trồng, chăm sóc, khai thác rừng Tràm ở các tỉnh thuộc Nam bộ cũ, không áp dụng đối với Tràm gió dùng lấy lá cất tinh dầu và trồng cây Tràm phân tán.
PHẦN I
TRỒNG RỪNG
CHƯƠNG II
KỸ THUẬT CHỌN VÀ BẢO QUẢN HẠT GIỐNG
Điều 4: Rừng được chọn để lấy hạt giống phải có tuổi từ 7 đến 20 năm.
Có đường kính bình quân lớn hơn 5cm, chiều cao bình quân lớn hơn 6m, sinh trưởng và phát triển đồng đều không sâu bệnh.
Những cây mẹ mọc lẻ được chọn để lấy hạt giống cũng phải đạt các tiêu chuẩn trên, đồng thời phải có thân thẳng, không phân cành sớm, tán lá thon, hình chóp hoặc tròn đều.
Điều 5: Chỉ được thu hái hạt trong mùa khô từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau.
Điều 6: Cách thu hái hạt tràm.
Chặt những cành có trái già (màu mốc xám). Phơi nắng những cành trên đêm. Không phơi trên sân đất quét sạch. Giữ nhánh và sàng sẩy những hạt được bung ra trong 2 nắng đầu. Những hạt còn sót ở những quả chưa bung ra đều phải huỷ bỏ.
Điều 7: Hạt tràmgiống phải đạt các tiêu chuẩn:
– Màu cánh dán sẫm, bóng
– Độ thuần lớn hơn hoặc bằng 30%
– Tỷ lệ nảy mầm trong phòng lớn hơn hoặc bằng 25%
– Độ ẩm nhỏ hơn hoặc bằng 12%
– 1 kg hạt có 17 – 21 triệu hạt.
Điều 8: Hạttràm giống phải được chứa đựng trong bao vải, bao nilông, bao băng, bồ v.v… và cất giữ nơi cao ráo thoáng mát, tránh nơi ẩm ướt.
Hạt tràm giống phải gieo ngay trong năm đó. Trường hợp cần dự trữ cho những năm sau, trước khi đem gieo cần phải thử lại tỷ lệ nảy mầm và phơi lại một nắng.
Hạt vận chuyển đi xa phải có đủ dụng cụ đảm bảo hạt không bị nóng và ẩm ướt.
CHƯƠNG III
CHỌN ĐẤT VÀ XÁC ĐỊNH PHƯƠNG PHÁP TRỒNG RỪNG
Điều 9: Tất cả các diện tích đất hoang hoá bị nhiễm phèn đều trồng được Tràm (bao gồm các hạng đất Ia, Ib, IIa, IIb và III theo bảng Phụ lục 1).
– Đối với dạng đất Ib, IIa, IIb là hạng đất trồng rừng Tràm thích hợp nhất và cho năng suất cao, hiệu quả kinh tế cao.
– Đối với hạng đất Ia và III là hạng đất trồng Tràm không thích hợp, năng suất thấp, hiệu quả kinh tế thấp, chỉ trồng rừng với mục đích phòng hộ, cải tạo đất.
Điều 10: Căn cứ vào điều kiện lập địa của từng nơi và điều kiện nhân vật lực mà cho phép chọn một trong hai phương pháp trồng rừng sau đây:
+ Trồng rừng bằng sa hạt.
+ Trồng rừng bằng cây con.
MỤC 1:TRỒNG RỪNG BẰNG SA HẠT
Điều 11: Điều kiện đất đai và chế độ nước cho phép sa hạt.
+ Đất gồm các hạng: IIa, IIb thực vật chỉ thị gồm các loài cỏ chiếm ưu thế: Cỏ mờn, cỏ bông, đuôi chồn, lác, năng ngọt.
+ Nước: không bị thối, khôngbị đục (nước trong) nước lưu thông.
Không cho phép sa hạt ở các hạng đất Ia, Ib, III và nơi nước tích tụ không lưu thông, nơi có nhiều rong nhớt, rong đá, rong mềm. Nếu không có biện pháp kỹ thuật xử lý thực bì có hiệu quả để hạt tiếp xúc với đất.
Điều 12: Cách làm đất để sa hạt
+ Phát và đốt sạch thực bì
– Cày 2 lần hoặc cày 1 lần, trục 2 lần.
Việc làm đất phải xong trong mùa khô và phải hoàn tất trước khi sa hạt ít nhất là 10 ngày.
Điều 13: Xác định thời điểm sa hạt tràm căn cứ vào các yếu tố sau:
1/ Vùng ngập do nước mưa : Chỉ sa hạt khi mức nước đã ngập cao hơn mặt đất 20cm.
2/ Vùng ngập do nước lũ: Nước nguồn đổ về khi mức nước ngập cao hơn mặt đất từ 15cm đến dưới 50cm. Nếu mức nước cao hơn 50cm thì ngưng sa hạt.
Điều 14: Xử lý hạt tràm trước khi sa:
Cho hạt vào 2/3 bao, buộc chặt đầu bao và cho xuống nước, ngâm khoảng 12 giờ liền. Sau đó vớt hạt ra để cho ráo nước.
– Trộn hạt với tro, trấu, cát, 1 phần hạt trộn với 5 phần chất độn.
– Nếu dùng trấu làm chất độn, thì phải ngâm trấu 1 tuần vớt lên để ráo nước.
Điều 15: Sa hạt tràm phải tiến hành vào lúc lặng gió.
– Cường độ dòng chảy không đáng kể.
– Người sa hạt phải được hướng dẫn và phải tập thành thạo trước khi sa.
Điều 16: Lượng hạt sa trên 1 ha như sau:
1. Sa để kết hợp tạo cây con nhổ đem trồng: 12 – 16kg/ha.
2. Sa để tạo rừng: 6 – 8kg/ha.
Điều 17: Việc sa khô chỉ thực hiện để tạo cây con. Nơi sa khô phải đủ các điều kiện sau:
– PH của đất trong thời gian sa là 4
– Phải có đủ phương tiện để chống hạn
– Nếu bị ngập nước, nước phải trong, không thối, không đỏ.
– Mặt đất không có than bùn.
MỤC 2: TRỒNG RỪNG TRÀM BẰNG CÂY CON
Điều 18: Điều kiện để trồng rừng tràm bằng cây con
– Các hạng đất Ia, Ib và III
– Ở những nơi nước thối, nước đục
– Ở những nơi có nhiều rong
Điều 19: Xử lý thực bì
+ Đối với cỏ năng, cỏ ống, cỏ mờn … có chiều cao dưới 1 mét không phải phát dọn.
+ Đối với sậy, phải phát sát gốc hoặc dùng máy cày cày sậy lúc nước chưa ngập, sậy chưa ra hoa.
+ Đối với rừng thực bì cây bụi, dây leo… thì phải phát đốt.
Điều 20: Tiêu chuẩn cây tràm con đem đi trồng
+ Tuổi cây: 12 – 18 tháng
+ Đường kính cổ rễ bằng hoặc lớn hơn 0,8cm.
+ Chiều cao đến ngọn trên 60cm
+ Thân thẳng, không xước vỏ, không phân cành
+ Rễ cái dài từ 6cm trở lên, không bị gãy, dập.
Điều 21: Tràm con nhổ xong phải dầm gốc dưới nước để nhú rễ mới được đem trồng.
+ Nơi dầm cây phải ở nơi nước lưu thông, nước không thối, nơi râm mát.
+ Không được chất thành đống hoặc bó đặt nằm trong nước.
Điều 22: Vận chuyển tràm con đi xa phải thực hiện
– Không xếp chặt, phải để thoáng khí
– Không được dẫm đạp lên tràm
– Thời gian vận chuyển không quá 3 ngày
– Không dùng phương tiện vận chuyển lớn.
Điều 23: Mật độ cấy cây tràm từ 30.000 cây đến 40.000 cây/ha.
– Cấy cây tràm phải đảm bảo rễ cái bám được vào đất, rễ không được cong ngược lên.
Điều 24: Thời vụ trồng rừng tràm: quy định chung cho toàn vùng từ tháng 7 đến tháng 12 dương lịch.
Từng địa phương xác định thời điểm bắt đầu đã kết thúc trồng rừng bằng cây con căn cứ vào các yếu tố sau:
Mức nước ngập: không ngập quá đọt cây cấy.
+ Hoàn thành trước khi nước rút cạn ít nhất 15 ngày.
+ Những nơi có nước thối tràn qua phải cấy cây xong trước 20 ngày, trước khi nước thối đổ về hoặc sau khi nước thối rút hết.
CHƯƠNG IV
CHĂM SÓC VÀ BẢO VỆ RỪNG MỚI TRỒNG
MỤC1. CHĂM SÓC RỪNG TRỒNG
Điều 25: Đối với rừng trồng bằng phương pháp sa hạt chăm sóc 2 năm liền.
+ Năm thứ nhất:
– Ngăn chặn mọi hoạt động của người và gia súc gây nước đục trên dòng chảy.
– Không lội ngang qua khu vực sa hạt.
– Vùng có nước lũ: khi mực nước bắt đầu hạ dùng phang phát ngọn cỏ mới mọc, cách mặt đất 20-30cm cao hơn tràm non mới mọc.
+ Năm thứ hai:
a) Dặm cây con ở những nơi trồng có diện tích lớn hơn hoặc bằng 30cm2 chỉ có dưới 4 cây sống.
b) Nhổ tỉa những đám dày cây, trên 15 cây/m2 để lại 4-6 cây/m2.
Điều 26: Chăm sóc đối với rừng trồng bằng cây con.
– Sau khi cấy xong, cấm người đi bộ hoặc xuống đi ngang qua khu vực trồng rừng.
– Năm thứ 2: Phải tiến hành trồng dặm.
a) Những lô trồng có tỷ lệ cây chết dưới 20% thì trồng dặm ở những mảnh đất có cây chết tập trung trên diện tích từ 3m2 trở lên.
b) Những lô rừng có tỷ lệ cây chết từ trên 20% đến dưới 50% thì phải trồng dặm toàn diện.
c) Những lô rừng có tỷ lệ cây chết trên 50% thì phải thanh lý và trồng lại.
MỤC 2: PHÒNG VÀ CHỐNG CHÁY RỪNG
Điều 27: Những biện pháp phòng và chống cháy rừng tràm phải tuân thủ những quy định trong “Quy phạm phòng cháy, chữa cháy rừng thông, rừng tràm và một số loại rừng dễ cháy khác” do Bộ lâm nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số 801-QĐ ngày 26/5/1986.
PHẦN II
KỸ THUẬT TỈA THƯA VÀ KHAI THÁC RỪNG
CHƯƠNG V
TỈA THƯA RỪNG TRỒNG
Điều 28: Một năm sau khi rừng khép tán phải tiến hành tỉa thưa theo biểu sau:
Lần tỉa thưa |
Tuổi |
Số lượng |
Đường kính bình quân (cm) |
Chiều cao bình quân (m) |
Tên sản phẩm lấy |
1 |
4-6 |
20.000 |
4-5 |
5-6 |
Róng |
2 |
6-12 |
10.000 |
6-7 |
6-9 |
Cừ |
3 |
12-15 |
3.000 |
8-10 |
9-11 |
Cừ |
4 |
15-20 |
1.000 |
11-16 |
11-14 |
Cột |
Khai thác trắng |
35 |
|
|
|
|
Biểu này áp dụng cho tất cả các mật độ trồng khác nhau của cả hai loại rừng trồng bằng sa hạt và bằng cây con.
Điều 29: Chặt tỉa phải theo nguyên tắc sau:
– Điều tiết mật độ, đảm bảo cây chừa phân bố trên đất toàn diện tích.
– Chặt cây xấu, chừa cây tốt.
Điều 30: Tiêu chuẩn cây chừa
– Thân thẳng
– Sinh trưởng tốt, không sâu bệnh
Việc chặt tỉa phải tiến hành trong mùa khô.
Điều 31: Sau khi tỉa thưa xong trong vòng 1 tháng phải tổ chức nghiệm thu, lập biên bản.
Nội dung của biên bản phải đánh giá kết quả việc thực hiện quy định về kỹ thuật đối với tỉa thưa và trạng thái rừng sau tỉa thưa.
CHƯƠNG VI
KHAI THÁC VÀ XÚC TIẾN TÁI SINH TỰ NHIÊN
Điều 32: Rừng được đưa vào khai thác phải được tiến hành mọi thủ tục và quy định từ khi thiết kế khai thác cho đến khi kiểm tra và thu hồi khoảng khai thác theo quy định của quy trình tạm thời về khai thác gỗ do Tổng cục lâm nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số 603-LN ngày 24 tháng 8 năm 1963.
Điều 33: Tuổi khai thác chính tuỳ theo loại sản phẩm được quy định theo bảng sau:
Số TT |
Tên sản phẩm |
Tuổi khai thác chính |
1 |
Gỗ |
35 năm |
2 |
Cột |
15 năm |
3 |
Cừ |
08 năm |
Điều 34: Khai thác trắng, xúc tiến tái sinh bằng tái sinh tự nhiên chỉ áp dụng đối với các khu rừng trên các hạng đất IIa, IIb và có đủ số lượng cây mẹ đạt tiêu chuẩn cây giống và đang có hoa quả.
Điều 35: Trình tự tiến hành khai thác trắng xúc tiến tái sinh tự nhiên bằng hạt như sau:
+ Đầu mùa khô, chặt lần 1 chừa lại 50 – 100 cây/ha. Cây khoẻ, đảm bảo tiêu chuẩn cây gieo giống. Cây chừa lại phân bố đều trên toàn diện tích khai thác.
+ Đầu mùa mưa dọn cành nhánh và đốt. Sau đó chặt toàn bộ số cây còn chừa lại gieo giống. Chặt xong phải dọn rừng, phát sạch cỏ, cây bụi, lá khô che phủ mặt đất.
Điều 36: Khai thác trắng, tái sinh chồi chỉ cho phép áp dụng đối với rừng kinh doanh củi xà cừ.
Yêu cầu chặt gốc.
+ Chặt thấp gốc chiều cao gốc chặt không quá 1/3 đường kính gốc cây.
+ Cây chặt không được nứt, toác, bong vỏ phải gọt sạch râu tôm.
Điều 37: Tất cả những khu rừng tràm tự nhiên được quy hoạch với mục đích sản xuất gỗ, củi có trữ lượng gỗ dưới 50m3/ha và độ tàn che 0,3 đều phải được chặt trắng trồng lại.
– Trừ các khu rừng được quy hoạch với các công dụng đặc biệt.
CHƯƠNG VII
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 38: Tất cả các lâm trường, hợp tác xã, tập đoàn sản xuất, nông trường, các hộ gia đình có kinh doanh rừng tràm đều phải chấp hành quy phạm này.
– Các cơ sở sản xuất căn cứ vào điều kiện tự nhiên, điều kiện quản lý kinh tế của mình để xây dựng quy trình nhằm cụ thể hoá quy phạm này, nhưng các nội dung của quy trình không được trái hoặc vượt quá phạm vi quy định của bản quy phạm.
Điều 39: Các quy định trước đây trái với nội dung của bản quy phạm này đều bãi bỏ.
Điều 40: Vụ kỹ thuật, Vụ công nghiệp rừng, Vụ lâm nghiệp Cục kiểm lâm nhân dân, theo chức năng của từng đơn vị chịu trách nhiệm hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện quy phạm này.
Điều 41: Đơn vị hoặc cá nhân không chấp hành nghiêm chỉnh quy phạm này gây ra những thiệt hại về tài sản và công quỹ sẽ bị xử lý theo pháp luật hiện hành.
PHỤ LỤC 1
BẢNG PHÂN HẠNG ĐẤT TRỒNG TRÀM
Ký hiệu |
Ia |
Ib |
IIc |
IIb |
III |
Đặc điểm đất |
– Đất phèn trung bình – Tầng than bùn dày 60-100cm |
Đất phèn trung bình – Tầng than bùn dày 20 á30cm |
Đất phèn trung bình – Không than bùn
– Đất sét |
Đất phèn trung bình – Không than bùn
– Đất sét |
Đất phèn mạnh – Không than bùn |
Chế độ ngập nước |
Ít ngập nước trong mùa mưa hoặc không |
– Ngập sâu từ 20-50cm trong mùa mưa |
Ngập sâu từ >50-100cm trong mùa mưa |
Ngập sâu |
Ngập sâu 30-50cm trong mùa mưa nước trong |
Thực bì chỉ thị |
Dớa, Choai sức sống mạnh |
Sậy ưu tiên |
Cỏ bồ đài, mờn đuôi chồn, u đu |
Năng ngọt Nhân trục |
Năng kim cỏ chắc Bằng |
Reviews
There are no reviews yet.