CÔNG VĂN
CỦA TỔNG CỤC CẢNH SÁT NHÂN DÂN BỘ NỘI VỤ
SỐ 19/C11 (C13) NGÀY 8-2-1993 HƯỚNG DẪN VIỆC KHẮC DẤU
CHO TỔ CHỨC KINH TẾ, Xà HỘI
Kính gửi: Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Thời gian qua, nhiều địa phương hỏi về việc giải quyết khắc dấu cho một số cơ quan tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội để phù hợp việc Nhà nướccóquy định thay đổi bổ sung các loại hình kinh tế và một số tổ chức khác. Sau khi trao đổi với các cơ quan các ngành có liên quan, tiếp theo các hướng dẫn trước đây. Nay Tổng cục Cảnh sát nhân dân hướng dẫn thêm một số vấn dề sau:
I- CON DẤU CỦA CÁC TỔ CHỨC KINH TẾ
1- Đối với các đơn vị trực thuộc doanh nghiệp Nhà nước (xí nghiệp,công ty, cửa hàng …) trực thuộc các Tổngcông ty, liên hiệp các xí nghiệp … muốn khắc con dấu phải đảm bảo các điều kiện sau:
a) Có quyết định của cấp có thẩm quyền cho phép thành lập và được sử dụng con dấu riêng.
b) Có giấy phépđăng ký kinh doanh của Trọng tài kinh tế , tỉnh, thành phố.
c) Trường họp trong quyết địnhthành lập đơn vị cấp trên trực tiếp đã nói rõ các đơn vị trực thuộc trong cơ cấu tổ chức chung thì chỉ cần có 1 đăng ký kinh doanh của Trọng tài kinh tế tỉnh, thành phố cấp và quyết địnhcủa cấp có thẩm quyền cho phép đơn vị được sử dụng con dấu riêng.
Chỉ khi đảm bảo đủ các điều kiện trên thì công an các địa phương mới giải quyết khắc dấu.
2- Đối với các tổ chức kinh tế ngoài quốc doanh ( Công ty cổ phần,công ty trách nhiệm hữu hạn)
Nếu có yêu cầu sử dụng con dấu riêng cho các đơn vị trực thuộc. Công an địa phương chỉ giải quyết khắc dấu khi có các điều kiện:
a) Có giấy phép của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố cho đơn vị được sử dụng con dấu riêng.
b) Có giấy phép đăng kýkinh doanh của Trọng tài kinh tế tỉnh, thành phố.
3- Mẫu con dấu 9dùng chung cho các đơn vị kinh tế trực thuộc doanh nghiệp Nhà nước và trực thuộc cáccông ty nói ở điêm 1,2) vận dụng giải quyết theo công văn số 655 ngày 29-01-1992 và số 172 ngày 24-6-1992 của Tổng cục đã hướng dẫn.
Để phân biệt giữa đơnvịquản lý trực tiếp với các đơn vị trực thuộc. Con dấu cuả các đơn vị trực thuộc được khắc thêm tên đơn vị trực tiếpquản lý ở phía dưới.
Ví dụ 1: Dấu của xí nghiệp A trực thuộc Liên hiệp gang thép Thái Nguyên, tỉnh Bắc Thái, khắc:
– Vành ngoài phía trên “SĐKKD…DNNN”
– Vành ngoài phía dưới: “UBND tỉnh Bắc Thái”
– Giữa dấu khắc: Xí nghiệp A Liên hiệp gang thép Thái Nguyên
(Xem mẫu số 1 kèm theo).
Ví dụ 2: Con dấu của cửa hàngkinh doanh vàng bạc, đá quý số 1 thuộc Ngân hàng cổ phần thương mại Việt Nam đóng ở Hải Phòng khắc:
– Vành ngoài phía trên “SĐKKD…C.T.CP”
– Vành ngoài phía dưới: “Thành phố Hải Phòng”
– Giữa dấu khắc: cửa hàngkinh doanh vàng bạc, đá quý số 1 thuộc Ngân hàng cổ phần thương mại Việt Nam
(Xem mẫu số 2 kèm theo).
II- CÁC ĐƠN VỊ KINH TẾ ĐƯỢC THÀNH LẬP THEO
QUYẾT ĐỊNH SỐ 268/CT NGÀY 30-7-1990
Công an các địa phương cần nắm lại tình hình sắp xếp tổ chức, chuyển đổi các đơn vị kinh tế cũ thànhkinh doanh Nhà nước,công ty cổ phần,công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân hoặc cá nhân và nhómkinh doanh. Khi sắp xếp lại, những đơn vị không đủ điều kiện chuyển đổi theo Quyết định số 196/CTT ngày 5-6-1992 cua Hội đồng Bộ trưởng,thì Công an địa phương đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố ra thông báo đình chỉ hoạt động và phải nộp lại con dấu cho cơ quan công an tỉnh,thành phố. PC13 Công an các địa phương có trách nhiệm thu hồi vàquản lý các con dấu nói trên.
III- HỆ THỐNG CON DẤU CỦA NGÂN HÀNG CHUYÊN DOANH
Các Ngân hàng chuyên doanh gồm:“Ngân hàng phát triển nông nghiệp, Ngân hàng đầu tư và xây dựng, Ngân hàng thương mại quốc doanh, Ngân hàng ngoại thương, Tổng công ta vàng bạc đá quý… và các chi nhánh của nó”. Khi khắc dấu phải có:
1- Giấy phép thành lập của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
2- Giấy phépđăng ký kinh doanh của Trọng tài kinh tế tỉnh, thành phố nơiđơn vị đặt trụ sở hoạt động.
3- Mẫucon dấu khắc theo công văn số 172/C11 ngày 24-6-1992 của Tổng cục Cảnh sát nhân dân đã hướng dẫn.
4- Đối với cácCông ty cổ phần thương mại đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố cấp giấy phép thành lập và đã có giấy phép đăng ký kinh doanhcủa Trọng tài kinh tế tỉnh, thành phố thì giải quyết khắc dấu theo công văn số 655 ngày 29-11-1992 của Tổng cục Cảnh sát nhân dân đã hướng dẫn.
Riêng các tổ chức kinh tế cá nhân và nhómkinh doanh được thành lập và hoạt động theo Nghị định số 221 và 222 của Hội đồng Bộ trưởng sẽ có văn bản hướng dẫn về việc khắc và sử dụng con dấu khi cóquy định của Chính phủ.
IV- NHỮNG ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP CÓ MỘT SỐ CHỨC NĂNGKINH DOANH, CÓ SỰ BẢO TRỢ CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC ĐƯỢC CẤP MỘT PHẦN KINH PHÍ ĐỂ HOẠT ĐỘNG THÌ ĐƯỢC VẬN DỤNG KHẮC DẤU NHƯ CƠ QUAN SỰ NGHIỆP.
Ví dụ: Trung tâm đào tạo bồi dưỡng cán Bộ Giao thông vận tải, con dấu khắc như sau:
– Vành ngoài phía trên “tên nước”
– Vành ngoài phía dưới: “Bộ giao thông vận tải”
– Giữa dấu: “Trung tâm đào tạo bồi dưỡng cán bộ”.
V- VỀ CON DẤU CỦA CÁC TỔ CHỨC HỘI QUẦN CHÚNG
Đề nghị Công an các địa phương báo cáo kết quả việc thực hiện thông tư số 02/BNV ngày 1-4-1992 của Bộ về việc giải quyết khắc vàquản lý con dấu cho các tổ chức hội quần chúng về Bộ (C13). Báo cáo cần nêu rõ có gì khó khăn vướng mắc và ý kiếnđề xuất của địa phương gửi về Bộ để nghiên cứu giải quyết.
Nhận được hướng dẫn này, đề nghị công an địa phương khẩn trương tổ chức thực hiện. Có vấn đề gì chưa rõ cần sớm phản ánh về Tổng cục sẽ hướng dẫn tiếp.
Ví dụ:
Mẫu số 1:
Mẫu số 2:
Reviews
There are no reviews yet.