CÔNG VĂN
CỦA BỘ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG SỐ 51/TTR
NGÀY 01 THÁNG 12 NĂM 1993
Kính gửi:Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường
tỉnh thành phố trực thuộc trung ương
Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường đã có công văn số 1541/TCCB ngày 17/9/1993 hướng dẫn nhiệm vụ, tổ chức của Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường (KH,CN và MT) các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Tại phần II “Về tổ chức bộ máy, biên chế” có giới thiệu mô hình bộ máy Sở, trong đó Thanh tra Sở là một bộ phận độc lập. Đây là vấn đề mới đối với các sở, nên Thanh tra Bộ KH,CN và MT hướng dẫn thêm như sau:
1. Vị trí, sự cần thiết tổ chức thanh tra Sở KH,CN và MT:
Pháp lệnh Thanh tra quy định hệ thống Thanh tra Nhà nước bao gồm: “Thanh tra Nhà nước, Thanh tra Bộ, Thanh tra tỉnh, thành phố, Thanh tra Sở, Thanh tra quận, huyện”. Nghị định số 244/HĐBT ngày 30/6/1990 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về tổ chức của Hệ thống Thanh tra Nhà nước và biện pháp bảo đảm hoạt động thanh tra đã có quy định về tổ chức thanh tra của các Sở trực thuộc Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố. Thông tư số 124/TTNN ngày 18/7/1990 của Thanh tra Nhànước hướng dẫn: “Những cơ quan thực hiện chức năng quản lý Nhà nước từ cấp huyện trở lên đều phải thành lập tổ chức thanh tra chuyên trách, không sát nhập với tổ chức khác và ngược lại”. Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học Nhà nước (nay là Bộ KH,CN và MT) đã ra quyết định số 308/QĐ ngày 4/5/1992 ban hành: “Quy chế về tổ chức và hoạt động thanh tra của Uỷ ban KhHNN” (nay là Bộ KH,CN và MT) trong đó quy định: Thanh tra Sở KH,CN và MT thuộc hệ thống Thanh tra Nhà nước về khoa học và công nghệ.
Thông tư Liên Bộ số 1450/LB-TT của Bộ KH,CN và MT và Ban TCCBCP hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Sở KH,CN và MT tại Mục III điểm 8 có xác định chức năng Thanh tra Nhà nước về khoa học, công nghệ và môi trường của Sở.
Hiện nay, nhiệm vụ thanh tra trong lĩnh vực KH,CN và MT thuộc thẩm quyền quản lý Nhà nước của Sở ngày càng nhiều. Do vậy, việc tổ chức bộ phận Thanh tra Sở độc lập trong bộ máy của Sở KH,CN và MT là phù hợp với quy định chung của Nhà nước, đáp ứng yêu cầu tăng cường hiệu lực công tác quản lý Nhà nước về KH,CN và MT ở địa phương.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức của thanh tra Sở:
Điều 19 Pháp lệnh Thanh tra, Điều 4, Điều 5 Nghị định 244/HĐBT ngày 30/6/1990, Mục IV của Thông tư 124/TT.TTr ngày 18/7/1990 của Thanh tra Nhà nước đã quy định chung về nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức của thanh tra Sở. Thanh tra Bộ KH,CN và MT nhắc lại một số điểm chủ yếu thuộc nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra trong lĩnh vực KH-CN như sau:
2.1. Nhiệm vụ:
– Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về KH-CN đối với cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, xã hội và công dân thuộc thẩm quyền quản lý Nhà nước của Sở.
– Kiến nghị Giám đốc Sở giải quyết khiếu nại, tố cáo về KH-CN thuộc thẩm quyềngiải quyết của Giám đốc Sở.
2.2. Quyền hạn:
– Thực hiện các quyền hạn quy định tại khoản 1,2,3,4,5,8,9 Điều 9 Pháp lệnh Thanh tra và khoản 1,2,3 Điều 5 Nghị định số 244/HĐBT trong phạm vi quản lý Nhà nước của Sở.
2.3. Tổ chức:
– Thanh tra Sở có Chánh Thanh tra (có thể do Phó giám đốc Sở kiêm nhiệm), 1 Phó Chánh thanh tra (chuyên trách) và một số Thanh tra viên. Chánh thanh tra chịu trách nhiệm trực tiếp trước Giám đốc Sở và Chánh thanh tra tỉnh, thành phố về toàn bộ công tác thanh tra trong phạm vi quảnlý Nhà nước.
– Chánh Thanh tra Sở do Giám đốc Sở đề nghị, Chánh thanh tra tỉnh, thành phố trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố quyết định bổ nhiệm và miễn nhiệm. Phó Chánh Thanh tra Sở do Giám đốc Sở bổ nhiệm và miễn nhiệm theo đề nghị của Chánh thanh tra Sở.
– Thanh tra Sở được sử dụng con dấu riêng trong hoạt động thanh tra.
2.4. Biên chế:
– Căn cứ vào khối lượng công việc quản lý Nhà nước của Sở để quyết định biên chế của thanh tra Sở. (Đề nghị tham khảo Phần IV “Tổ chức thanh tra Sở” của thông tư số 124/TT.TTr ngày 18/7/1990 của Thanh tra Nhà nước).
2.5. Mối quan hệ trong hệ thống các tổ chức thanh tra:
– Với Thanh tra tỉnh, thành phố: Thanh tra Sở chịu sự chỉ đạo của Thanh tra tỉnh, thành phố về công tác, tổ chức, nghiệp vụ thanh tra.
– Với Thanh tra Bộ KH,CN và MT: Thanh tra Sở chịu sự hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành khoa học – công nghệ và môi trường và cử Thanh tra viên tham gia các đoàn công tác thanh tra của Bộ KH,CN và MT tại địa phương khi có yêu cầu.
3. Nguyên tắc, nội dung kiểm tra, thanh tra khoa học-công nghệ (KH-CN):
Thanh tra Nhà nước về bảo vệ môi trường sẽ quy định cụ thể sau khi Quốc hội thông qua dự thảo Luật bảo vệ môi trường. Phần này đề cập về thanh tra khoa học – công nghệ.
3.1. Nguyên tắc:
– Thanh tra Nhà nước về KH-CN chỉ tuân theo Pháp luật, đảm bảo chính xác, khách quan, công khai, dân chủ, kịp thời. Tôn trọng quyền chủ động và những lợi ích chính đáng của các tổ chức và cá nhân trong hoạt động KH-CN, đồng thời bảo đảm kỷ cương pháp luật trong quản lý KH-CN.
3.2. Nội dung kiểm travà Thanh tra Nhà nước về Khoa học và Công nghệ:
Theo các Nghị định số 15-CP ngày 02/3/1993 và Nghị định số 22-CP ngày 22/5/1993 của Chính phủ thì nội dung Thanh tra Nhà nước về KH-CN bao gồm:
– Thanh tra việc chấp hành quy chế quản lý và việc tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch và dự án nghiên cứu khoa học và triển khai ở địa phương do Sở quản lý.
– Thanh tra việc chấp hành quy chế trong hoạt động chuyển giao công nghệ vào địa phương, cũng như từ địa phương đi của các cơ sở của địa phương.
– Thanh tra việc chấp hành quy chế quản lý kỹ thuật trong hoạt động công nghệ.
– Thanh tra việc thực hiện các quy định về đăng ký hoạt động của các tổ chức nghiên cứu khoa học và pháttriển công nghệ và hoạt động của các tổ chức đó theo sự phân cấp.
– Thanh tra việc thi hành các quy định của Nhà nước về các hoạt động sở hữu công nghiệp, phối hợp với các cơ quan bảo vệ pháp luật trong việc bảo vệ các quyền sở hữu công nghiệp hợp pháp của các tổ chức, cá nhân ở địa phương.
– Thanh tra việc chấp hành các quy định của Nhà nước về Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng (do Tổng cục TC-ĐL-CL hướng dẫn).
Từ những nội dung cơ bản trên, các Sở KH,CN và MT căn cứ tình hìnhcụ thể của địa phương để xác định nội dung thanh tra KH-CN cụ thể đối với địa phương mình.
Đối với các tổ chức và cá nhân có hoạt động KH-CN ở địa phương có thể thanh tra theo các nội dung cụ thể như:
– Về đăng ký hoạt động:
+Thực hiện các thủ tục đăng ký, giấy chứng nhận đăng ký.
+Lĩnh vực hoạt động theo đăng ký.
+Duy trì và phát triển các điều kiện để thực hiện hoạt động theo đăng ký (cơ sở vật chất, vốn, cán bộ).
– Các quy định cụ thể trong quản lý KH-CN:
+ Hợp đồng kinh tế trong KH-CN.
+ Tổ chức việc đấu thầu trong KH-CN.
+ Các quy định về đánh giá nghiệm thu kết quả.
+ Các quy định về đăng ký đề tài, đăng ký kết quả.
+Các quy định về quản lý và sử dụng kinh phí (nguồn từ ngân sách và nguồn tài trợ quốc tế).
– Thực hiện các chế độ, chính sách liên quan:
+ Chế độ bảo mật.
+ Chế độ quan hệ quốc tế.
+ Chế độ thuế.
Tuỳ theo yêu cầu thanh tra cũng như tính chất và đặc điểm của đối tượng thanh tra, có thể tiến hành thanh tra toàn diện nhiều nội dung, thanh tra chuyên đề hoặc vụ việc.
3.3. Phương thức thanh tra (chế độ thanh tra):
Có 2 phương thức:
– Thanh tra định kỳ theo kế hoạch.
– Thanh tra bất thường do yêu cầu đột xuất cần thiết.
Cả 2 phương thức trên được tiến hành tại chỗ và theo trình tự chung gồm 3 bước:
+ Chuẩn bị thanh tra.
+ Tiến hành thanh tra.
+ Kết thúc thanh tra (kết luận, kiến nghị giải quyết và xử lý…).
3.4. Đối tượng thanh tra:
Sở KH, CN và MT và Thanh tra Sở tổ chức thanh tra về KH-CN đối với:
– Các cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, xã hội và công dân thuộc quản lý Nhà nước của Sở.
Các tổ chức KH-CN thuộc diện đăng ký ở địa phương.
Trong quá trình triển khai những nội dung liên quan tới công tác thanh tra của Sở KH,CN và MT, nếu có khó khăn quý Sở thông báo cho Thanh tra Bộ biết để cùng phối hợp giải quyết.
Đề nghị quý Sở thông báo danh sách Chánh, Phó Chánh Thanh tra Sở cho Thanh tra Bộ KH,CN và MT biết để có kế hoạchhướng dẫn và trao đổi nghiệp vụ về thanh tra.
Reviews
There are no reviews yet.