CÔNG VĂN
CỦA TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO SỐ 40-NCPL
NGÀY 6 THÁNG 5 NĂM 1991 HƯỚNG DẪN VIỆC XÉT XỬ
TỘI LÀM TIỀN GIẢ
Trong thời gian vừa qua đã xảy ra nhiều vụ làm tiền Việt Nam giả, lưu hành tiền Việt Nam giả, trong đó có những vụ có tính chất đặc biệt nghiêm trọng cho nền kinh tế của đất nước. Để góp phần đấu tranh có hiệu quả chống loại tội phạm này, Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn các Toà án các cấp một số điểm như sau:
1. Các trường hợp sau đây bị coi là “phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng” theo khoản 2 Điều 98 Bộ Luật Hình sự:
– Làm tiền giả bằng phương pháp công nghệ (in máy);
– Làm tiền giả với số lượng từ một triệu đồng trở lên;
– Phạm tội có tổ chức, có màng lưới làm giả, lưu hành tiền giả ở nhiều địa phương khác nhau.
2. Đối với những người phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì tuỳ trường hợp cụ thể cần trừng phạt thật nghiêm khắc với mức án cao của khung hình phạt theo khoản 2 Điều 98 Bộ Luật Hình sự (20 năm tù, tù chung thân, tử hình):
– Làm hàng trăm triệu đồng tiền giả;
– Đã lưu hành tiền giả với số lượng từ năm mươi triệu đồng trở lên.
3. Đối với người làm tiền giả đã lưu hành tiền giả do mình làm ra thì kết án với tội danh là “làm tiền giả, lưu hành tiền giả” và chỉ quyết định đối với kẻ phạm tội một hình phạt về tội phạm này.
4. Đối với người bóc tách một vài tờ tiền thật để nghiên cứu khi làm tiền giả mà đã bị truy tố về tội “phá huỷ tiền tệ” thì Toà án cũng kết án họ về tội phạm đó. Nhưng nếu Viện Kiểm sát không truy tố hành vi này về tội “phá huỷ tiền tệ” mà chỉ coi là tình tiết của việc làm tiền giả, thì Toà án không trả hồ sơ vụ án cho Viện Kiểm sát để yêu cầu truy tố thêm về tội “phá huỷ tiền tệ” mà chỉ cần coi hành vi này là tình tiết nghiêm trọng của việc làm tiền giả.
5. Làm tiền nước ngoài để lưu hành ở Việt Nam, lưu hành tiền nước ngoài giả ở Việt Nam cũng bị xử lý như làm giả tiền Việt Nam, lưu hành tiền Việt Nam giả.
CÔNG VĂN
CỦA TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO SỐ 40-NCPL
NGÀY 6 THÁNG 5 NĂM 1991 HƯỚNG DẪN VIỆC XÉT XỬ
TỘI LÀM TIỀN GIẢ
Trong thời gian vừa qua đã xảy ra nhiều vụ làm tiền Việt Nam giả, lưu hành tiền Việt Nam giả, trong đó có những vụ có tính chất đặc biệt nghiêm trọng cho nền kinh tế của đất nước. Để góp phần đấu tranh có hiệu quả chống loại tội phạm này, Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn các Toà án các cấp một số điểm như sau:
1. Các trường hợp sau đây bị coi là “phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng” theo khoản 2 Điều 98 Bộ Luật Hình sự:
– Làm tiền giả bằng phương pháp công nghệ (in máy);
– Làm tiền giả với số lượng từ một triệu đồng trở lên;
– Phạm tội có tổ chức, có màng lưới làm giả, lưu hành tiền giả ở nhiều địa phương khác nhau.
2. Đối với những người phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì tuỳ trường hợp cụ thể cần trừng phạt thật nghiêm khắc với mức án cao của khung hình phạt theo khoản 2 Điều 98 Bộ Luật Hình sự (20 năm tù, tù chung thân, tử hình):
– Làm hàng trăm triệu đồng tiền giả;
– Đã lưu hành tiền giả với số lượng từ năm mươi triệu đồng trở lên.
3. Đối với người làm tiền giả đã lưu hành tiền giả do mình làm ra thì kết án với tội danh là “làm tiền giả, lưu hành tiền giả” và chỉ quyết định đối với kẻ phạm tội một hình phạt về tội phạm này.
4. Đối với người bóc tách một vài tờ tiền thật để nghiên cứu khi làm tiền giả mà đã bị truy tố về tội “phá huỷ tiền tệ” thì Toà án cũng kết án họ về tội phạm đó. Nhưng nếu Viện Kiểm sát không truy tố hành vi này về tội “phá huỷ tiền tệ” mà chỉ coi là tình tiết của việc làm tiền giả, thì Toà án không trả hồ sơ vụ án cho Viện Kiểm sát để yêu cầu truy tố thêm về tội “phá huỷ tiền tệ” mà chỉ cần coi hành vi này là tình tiết nghiêm trọng của việc làm tiền giả.
5. Làm tiền nước ngoài để lưu hành ở Việt Nam, lưu hành tiền nước ngoài giả ở Việt Nam cũng bị xử lý như làm giả tiền Việt Nam, lưu hành tiền Việt Nam giả.
Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào
đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.
Reviews
There are no reviews yet.