CÔNG VĂN
CỦA TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO SỐ 133-NCPL
NGÀY 20 THÁNG 12 NĂM 1991 HƯỚNG DẪN ĐƯỜNG LỐI XỬ LÝ
ĐỐI VỚI NGƯỜI TRỐN ĐI NƯỚC NGOÀI Đà TỰ NGUYỆN HỒI HƯƠNG
1. Tại Thông tư liên ngành số 01-TTLN ngày 17-12-1991 Bộ Nội vụ, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và Toà án nhân dân tối cao đã hướng dẫn đường lối xử lý đối với người trốn đi nước ngoài đã tự nguyện hồi hương. Tinh thần chung của Thông tư liên ngành này là chỉ không truy cứu trách nhiệm hình sự người lần đầu trốn đi nước ngoài, người mà ngoài hành vi trốn đi nước ngoài và đã hồi hương còn có hành vi tổ chức người khác trốn đi nước ngoài thuộc trường hợp không có tình tiết tăng nặng định khung hình phạt được quy định ở các khoản 2, 3 Điều 88 Bộ Luật Hình sự. Trong Thông tư này đã nêu rõ là “Đối với người trốn đi nước ngoài đã hồi hương, nếu ngoài việc trốn đi nước ngoài lại có hành vi phạm tội khác, thì không truy cứu trách nhiệm hình sự về tội xuất cảnh trái phép, nhưng vẫn truy cứu trách nhiệm về tội khác mà họ đã thực hiện”. Tinh thần của điểm hướng dẫn này cần phải hiểu là chỉ không truy cứu trách nhiệm người đó về tội xuất cảnh trái phép theo Điều 89 Bộ Luật Hình sự, còn đối với tội phạm khác của họ thì việc truy tố, xét xử vẫn tiến hành bình thường như trường hợp họ không có hành vi xuất cảnh trái phép. Khi xét xử họ về tội khác đáng lẽ có thể coi việc họ trốn ra nước ngoài trong giai đoạn điều tra về tội khác đó là tình tiết để đánh giá xấu về nhân thân của họ, nhưng vì họ đã tự nguyện hồi hương, nên có thể không cần có nhận xét gì về tình tiết này.
2. Tinh thần chung của Thông tư liên ngành số 01-TTLN ngày 17-12-1991 là có sự khoan hồng nhất định đối với người trốn đi nước ngoài đã tự nguyện hồi hương và sự khoan hồng này chỉ thể hiện ở việc không truy cứu trách nhiệm hình sự trong một số trường hợp; do đó, nếu trước khi trốn ra nước ngoài mà họ đã bị kết án (bị phạt tù hoặc các hình phạt khác) thì họ vẫn phải chấp hành bản án theo quy định chung.
CÔNG VĂN
CỦA TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO SỐ 133-NCPL
NGÀY 20 THÁNG 12 NĂM 1991 HƯỚNG DẪN ĐƯỜNG LỐI XỬ LÝ
ĐỐI VỚI NGƯỜI TRỐN ĐI NƯỚC NGOÀI Đà TỰ NGUYỆN HỒI HƯƠNG
1. Tại Thông tư liên ngành số 01-TTLN ngày 17-12-1991 Bộ Nội vụ, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và Toà án nhân dân tối cao đã hướng dẫn đường lối xử lý đối với người trốn đi nước ngoài đã tự nguyện hồi hương. Tinh thần chung của Thông tư liên ngành này là chỉ không truy cứu trách nhiệm hình sự người lần đầu trốn đi nước ngoài, người mà ngoài hành vi trốn đi nước ngoài và đã hồi hương còn có hành vi tổ chức người khác trốn đi nước ngoài thuộc trường hợp không có tình tiết tăng nặng định khung hình phạt được quy định ở các khoản 2, 3 Điều 88 Bộ Luật Hình sự. Trong Thông tư này đã nêu rõ là “Đối với người trốn đi nước ngoài đã hồi hương, nếu ngoài việc trốn đi nước ngoài lại có hành vi phạm tội khác, thì không truy cứu trách nhiệm hình sự về tội xuất cảnh trái phép, nhưng vẫn truy cứu trách nhiệm về tội khác mà họ đã thực hiện”. Tinh thần của điểm hướng dẫn này cần phải hiểu là chỉ không truy cứu trách nhiệm người đó về tội xuất cảnh trái phép theo Điều 89 Bộ Luật Hình sự, còn đối với tội phạm khác của họ thì việc truy tố, xét xử vẫn tiến hành bình thường như trường hợp họ không có hành vi xuất cảnh trái phép. Khi xét xử họ về tội khác đáng lẽ có thể coi việc họ trốn ra nước ngoài trong giai đoạn điều tra về tội khác đó là tình tiết để đánh giá xấu về nhân thân của họ, nhưng vì họ đã tự nguyện hồi hương, nên có thể không cần có nhận xét gì về tình tiết này.
2. Tinh thần chung của Thông tư liên ngành số 01-TTLN ngày 17-12-1991 là có sự khoan hồng nhất định đối với người trốn đi nước ngoài đã tự nguyện hồi hương và sự khoan hồng này chỉ thể hiện ở việc không truy cứu trách nhiệm hình sự trong một số trường hợp; do đó, nếu trước khi trốn ra nước ngoài mà họ đã bị kết án (bị phạt tù hoặc các hình phạt khác) thì họ vẫn phải chấp hành bản án theo quy định chung.
Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào
đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.
Reviews
There are no reviews yet.