Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Quyết định ban hành Quy chế thi hết cấp I và cấp II bổ túc văn hoá

QUYẾT ĐỊNH

CỦA BỘ GIÁO DỤC SỐ 905-QĐ NGÀY 25 THÁNG 5 NĂM 1976 BAN
HÀNH BẢN "QUY CHẾ THI HẾT CẤP I VÀ CẤP II BỔ TÚC VĂN HOÁ"

BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC

– Căn cứ Nghị định số 19-CP ngày 29-01-1966 và Nghị định số 6-CP ngày 7-01-1971 của Hội đồng Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Bộ Giáo dục;

– Theo đề nghị của ông Vụ trưởng Vụ Bổ túc văn hoá,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Nay ban hành kèm theo quyết định này quy chế thi hết cấp I và cấp II bổ túc văn hoá.

Điều 2. Các ông Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Bổ túc văn hoá, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Bộ Giáo dục, các ông Chủ tịch uỷ ban hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc Sở và Trưởng Ty Giáo dục chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

QUY CHẾ

THI HẾT CẤP I VÀ CẤP II BỔ TÚC VĂN HOÁ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 905-QĐ ngày 25 tháng 5 năm 1976
của Bộ Giáo dục)

Chương I
MỤC ĐÍCH VÀ NGUYÊN TẮC CHUNG

Điều 1. Kỳ thi hết cấp I và hết cấp II bổ túc văn hoá nhằm mục đích:

– Đánh giá, xác nhận trình độ văn hoá để đảm bảo quyền lợi và chính sách cho học viên sau khi đã học xong chương trình mỗi cấp;

– Góp phần đánh giá việc thực hiện chương trình của nhà trường, kết quả giảng dạy của giáo viên, học tập của học viên và đẩy mạnh phong trào thi đua “Hai tốt” trong ngành học bổ túc văn hoá;

– Giúp các cấp giáo dục rút kinh nghiệm việc chỉ đạo, nâng cao chất lượng học tập trong các trường bổ túc văn hoá.

Điều 2. Tuỳ tình hình cụ thể, các Sở, Ty Giáo dục và các trường bổ túc văn hoá trực thuộc Bộ Giáo dục quyết định số lượng các kỳ thi trong từng năm học, nhưng mỗi năm học không nên tổ chức quá ba kỳ thi gây khó khăn trong việc chỉ đạo chất lượng và quản lý quy chế thi cử.

Điều 3. Dưới sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục và sự lãnh đạo của Uỷ ban Hành chính tỉnh, thành phố, các Sở, Ty Giáo dục chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý các kỳ thi hết cấp II của tỉnh, thành và kỳ thi hết cấp I của các trường trực thuộc. Các phòng Giáo dục khu, huyện tổ chức quản lý các kỳ thi hết cấp I thuộc địa phương mình phụ trách.

Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Giáo dục, các trường bổ túc văn hoá trực thuộc Bộ chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý các kỳ thi riêng cho học sinh trường mình.

Điều 4. Các trường bổ túc văn hoá chịu trách nhiệm lập hồ sơ cho học viên trường mình (kể cả học viên đã học các khoá trước), nộp cho các Phòng Giáo dục huyện, thị xã, khu phố (trực thuộc thành phố), cho các Sở, Ty Giáo dục theo sự phân cấp quản lý ở Điều 3.

Thí sinh tự do đăng ký thi và nộp hồ sơ trước khi thi 30 ngày tại các Phòng Giáo dục khu, huyện đối với cấp I, hoặc cho Sở, Ty Giáo dục đối với cấp II nơi hiện đang công tác hoặc sản xuất.

Điều 5. Khi vào phòng thi, thí sinh phải xuất trình giấy chứng minh thư hoặc giấy chứng nhận căn cước do cơ quan Công an cấp.

Chương II
ĐIỀU KIỆN DỰ THI

Điều 6. Muốn dự thi hết cấp I hoặc cấp II bổ túc văn hoá thí sinh phải học xong chương trình do Bộ Giáo dục ban hanh đối với cấp học đó.

Những người đã học hết chương trình lớp 4, lớp 7 phổ thông hiện đang công tác trong các cơ quan Nhà nước hoặc tham gia lao động sản xuất ở cơ sở từ 6 tháng trở lên cũng được dự các kỳ thi hết cấp I, cấp II bổ túc văn hoá.

Những người đang trong thời kỳ bị thi hành kỷ luật “không cho thi” của các cơ quan có thẩm quyền của ngành giáo dục thì không được dự thi.

Điều 7. Hồ sơ thí sinh dự thi gồm:

1. Học viên đang ở trường:

– Có tên trong danh sách dự thi do nhà trường nộp lên;

– Học bạ (bản chính) do nhà trường cấp.

2. Thí sinh tự do:

– Đơn xin dự thi;

– Học bạ phổ thông hoặc bổ túc văn hoá do nhà trường cấp hoặc giấy khai quá trình tự học. Giấy này phải có xác nhận về quá trình công tác và tư cách, đạo đức của cơ quan hoặc đơn vị sản xuất quản lý và chỉ có giá trị sử dụng trong kỳ thi, không có giá trị sử dụng như giấy chứng nhận học lực của cơ quan giáo dục cấp;

– Giấy chứng nhận đã trúng tuyển kỳ thi hết cấp I phổ thông hoặc bổ túc văn hoá đối với thí sinh dự thi hết cấp II.

Chương III
CHƯƠNG TRÌNH THI, MÔN THI, ĐỀ THI

Điều 8. Chương trình thi là chương trình cấp I, cấp II bổ túc văn hoá hiện hành áp dụng cho từng loại đối tượng.

Điều 9. Môn thi hoặc bài thi quy định như sau:

Cấp I:

a) Mức phổ cập: thi ba bài

– Học tính: 60 phút;

– Tập viết văn: 60 phút;

– Tập đọc: mỗi học viên đọc to một bài từ 300 đến 500 tiếng chữ in với tốc độ 100 tiếng một phút.

b) Mức hoàn chỉnh: thi ba bài

– Học tính: 90 phút;

– Tập làm văn: 90 phút;

– Tập đọc: mỗi học viên đọc to một bài từ 500 đến 800 tiếng chữ in với tốc độ 130 tiếng một phút.

Cấp II:

Thi bốn môn:

– Toán: 150 phút (bắt buộc);

– Tập làm văn: 150 phút (bắt buộc);

– Ngoài ra, sẽ chọn thi 2 môn nữa trong số các môn học còn lại của lớp 7B đã quy định cho từng kỳ thi, mỗi môn thi trong 90 phút.

Điều 10. Mỗi kỳ thi các Sở, Ty Giáo dục ra quyết định thành lập các hội đồng ra đề thi hết cấp I và cấp II bổ túc văn hoá chung cho tỉnh, thành theo quy định như sau:

A- THÀNH PHẦN HỘI ĐỒNG

– Chủ tịch hội đồng: ông Giám đốc hoặc Phó Giám đốc Sở, ông Trưởng Ty hoặc phó Trưởng ty Giáo dục;

– Phó Chủ tịch: ông trưởng hoặc phó phòng bổ túc văn hoá của Sở, Ty Giáo dục;

– Thư ký hội đồng: cán bộ phụ trách thi bổ túc văn hoá của Sở, Ty Giáo dục;

– Uỷ viên ra đề thi các môn: mỗi môn có hai hoặc ba người là cán bộ chỉ đạo bộ môn của Sở, Ty Giáo dục hoặc giáo viên có năng lực của tỉnh, thành.

Đối với các trường bổ túc văn hoá trực thuộc Bộ Giáo dục, ông Hiệu trưởng ra quyết định thành lập hội đồng ra đề thi cho trường mình theo số lượng thành phần đã quy định ở trên và báo cáo về Bộ. Chủ tịch Hội đồng là Hiệu trưởng, Phó chủ tịch là Hiệu phó, thư ký là Trưởng phòng giáo vụ hoặc một giáo viên.

B- TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA HỘI ĐỒNG

– Quy định các môn thi đã dược phép lựa chọn;

– Ra đề thi, hướng dẫn chấm thi và cho điểm đảm bảo bí mật, chính xác và đúng chương trình.

C- TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA TỪNG THÀNH VIÊN
TRONG HỘI ĐỒNG

1. Chủ tịch Hội đồng:

– Chịu trách nhiệm duyệt toàn bộ đề thi, đáp án, biểu các bộ môn, đảm bảo tính chính xác, tính khoa học, đúng chương trình, sát trình độ học viên;

– Quyết định những vấn đề về bộ môn mà trong nhóm bộ môn chưa nhất trí khi ra đề và hướng dẫn chấm;

– Duyệt lại lần cuối cùng các bản đề thi đã đánh máy, đã in trước khi giao cho các cán bộ bộ môn vào bì và niêm phong.

2. Phó chủ tịch hội đồng: giúp Chủ tịch hội đồng trong các phần việc trên và theo dõi, đôn đốc các Uỷ viên Hội đồng thực hiện đúng kế hoạch ra đề thi đảm bảo bí mật, chính xác và đúng chương trình.

3. Thư ký hội đồng: chịu trách nhiệm tổ chức việc đánh máy, in, vào bì, niêm phong và gửi đề thi cho các hội đồng coi thi, hướng dẫn chấm cho hội đồng chấm thi đảm bảo bí mật, chính xác.

4. Các nhóm ra đề thi:

– Chịu trách nhiệm ra đề thi, hướng dẫn chấm thi và cho điểm các bài thi của bộ môn mình phụ trách đảm bảo bí mật, chính xác, đúng chương trình, sát trình độ học viên.

– Soát lại bản đánh máy, bản in các đề thi, đáp án, biểu điểm đảm bảo đúng như bản thảo đã được lãnh đạo duyệt;

– Vào bì và niêm phong đề thi của bộ môn mình phụ trách trước khi giao cho thư ký hội đồng.

Chương IV

HỘI ĐỒNG COI THI, CHẤM THI VÀ

BAN KIỂM TRA KỲ THI

Điều 11. Tuỳ tình hình cụ thể của mỗi kỳ thi, ông Giám đốc Sở, hoặc Trưởng Ty Giáo dục, ông Hiệu trưởng các trường bổ túc văn hoá trực thuộc Bộ Giáo dục ra quyết định thành lập các hội đồng coi thi, chấm thi cho phù hợp với tình hình thực tế của cơ sở nhằm đảm bảo sự chỉ đạo chặt chẽ, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh dự thi và giáo viên coi thi, chấm thi.

a) Hội đồng coi thi: không tổ chức những hội đồng thi quá nhỏ chỉ có một phòng thi, nhưng cũng không tổ chức những hội đồng quá lớn, tập trung trên 500 thí sinh gây khó khăn cho việc ăn, ở, đi lại của thí sinh.

b) Hội đồng chấm thi:

Cấp I: Mỗi khu, huyện tổ chức một hội đồng chấm thi.

Cấp II: Mỗi tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương thành lập một hội đồng chấm thi.

Mỗi trường bổ túc văn hoá trực thuộc Bộ Giáo dục tổ chức một hội đồng chấm thi chung cho cả cấp I và cấp II.

Điều 12. Trong các kỳ thi (hết cấp I, hết cấp II hoặc chung cả hai cấp) hoặc trong một năm học, ông Giám đốc hoặc Trưởng Ty các Sở, Ty Giáo dục ra quyết định thành lập một ban kiểm tra thi.

Điều 13. Thành phần mỗi hội đồng coi thi, chấm thi gồm:

– Chủ tịch hội đồng,

– Một hoặc hai Phó chủ tịch,

– Một thư ký,

– Một số uỷ viên coi thi, chấm thi đảm bảo ít nhất mỗi phòng thi phải có 2 giáo viên coi thi, mỗi bài thi phải có 2 giáo viên chấm.

Điều 14. Việc thành lập hội đồng coi thi, chấm thi phải đảm bảo một số nguyên tắc sau:

A- HỘI ĐỒNG COI THI

1. Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội đồng phải là cán bộ hoặc giáo viên của ngành giáo dục có trình độ về chuyên môn và hiểu biết về nghiệp vụ thi cử;

2. Trong một hội đồng coi thi phải có ít nhất một nửa số cán bộ lãnh đạo và giáo viên coi thi là người không có thí sinh dự thi ở hội đồng đó. Trong một cặp coi thi không được bố trí hai giáo viên cùng trường.

Đối với các trường bổ túc văn hoá trực thuộc Bộ Giáo dục phải đảm bảo trong một cặp coi thi có một giáo viên không có thí sinh dự thi ở phòng đó.

3. Hội đồng coi thi đặt ở trường nào thì trường đó cử một hiệu trưởng hoặc hiệu phó tham gia Phó chủ tịch hội đồng, phụ trách về cơ sở vật chất và đảm bảo an toàn cho kỳ thi.

B- HỘI ĐỒNG CHẤM THI

1. Chủ tịch Hội đồng:

Cấp I: Chủ tịch hội đồng là cán bộ lãnh đạo của Phòng Giáo dục khu, huyện hoặc hiệu trưởng một trường tập trung của khu, huyện.

Cấp II: Chủ tịch hội đồng là cán bộ lãnh đạo Phòng Bổ túc văn hoá của Sở, Ty Giáo dục hoặc hiệu trưởng trường Bổ túc văn hoá tập trung của tỉnh, thành.

các trường Bổ túc văn hoá trực thuộc Bộ Giáo dục, Chủ tịch Hội đồng là hiệu trưởng của trường (cả cấp I và cấp II).

2. Giáo viên chấm thi:

– Phải là giáo viên toàn cấp;

– Trong một cặp chấm thi không được bố trí 2 giáo viên cùng trường;

– Đối với các trường Bổ túc văn hoá trực thuộc Bộ Giáo dục trong một cặp chấm thi phải có một giáo viên không có học viên dự thi.

Điều 15. Quyền hạn và nhiệm vụ của hội đồng coi thi và chấm thi:

– Các hội đồng coi thi, chấm thi có trách nhiệm coi thi, chấm thi đảm bảo nghiêm túc, khách quan, vô tư, đúng quy định về nghiệp vụ thi cử của Bộ;

– Chủ tịch hội đồng lãnh đạo toàn bộ công việc trong hội đồng thi do mình phụ trách;

– Phó chủ tịch hội đồng giúp lãnh đạo công việc trong phạm vi được chủ tịch phân công;

– Thư ký giúp Chủ tịch làm các giấy tờ, sổ sách và ghi biên bản các cuộc họp hội đồng;

– Giáo viên coi thi, chấm thi phải làm tròn trách nhiệm của mình theo đúng trách nhiệm và quyền hạn đã quy định về nghiệp vụ thi cử.

Điều 16. Hồ sơ của hội đồng coi thi gồm có:

– Toàn bộ hồ sơ thí sinh ghi ở Điều 7;

– Danh sách thí sinh có ghi số báo danh theo vần A, B, C; danh sách này phải được niêm yết tại địa điểm thi một tuần trước khi thi;

– Hai bản gọi tên để thí sinh ký khi thi từng môn (theo mẫu của Bộ quy định);

– Bài làm của thí sinh;

– Biên bản của hội đồng;

– Biên bản và tài liệu vi phạm kỷ luật (nếu có).

Điều 17. Hồ sơ của hội đồng chấm thi gồm:

– Toàn bộ hồ sơ của hội đồng coi thi ghi ở Điều 16;

– Hai bản danh sách thí sinh có ghi điểm thi các môn;

– Hai bản danh sách thí sinh trúng tuyển;

– Biên bản chấm thi các bộ môn kèm theo thống kê điểm thi môn đó;

– Biên bản tổng kết của hội đồng và báo cáo kết quả kỳ thi.

Điều 18. Thành phần của Ban kiểm tra thi:

– Một Phó giám đốc Sở hoặc Phó trưởng Ty Giáo dục làm Trưởng ban;

– Một cán bộ Phòng Bổ túc văn hoá của Sở, Ty làm thư ký;

– Một số uỷ viên từ 3 đến 5 người là cán bộ giáo viên trong ngành.

Điều 19. Quyền hạn và trách nhiệm của Ban kiểm tra thi:

– Kiểm tra mọi công việc về mặt tổ chức của các Hội đồng coi thi và chấm thi trong tỉnh, thành;

– Đề xuất với chính quyền và ngành chuyên môn giải quyết những khó khăn trong quá trình tổ chức thi;

– Đề nghị ngành Giáo dục khen thưởng hoặc kỷ luật những thành viên và hội đồng coi thi, chấm thi tuỳ theo thành tích hoặc thiếu sót của họ.

Chương V
ĐIỀU KIỆN TRÚNG TUYỂN

Điều 20. Những thí sinh dự đầy đủ các môn thi quy định trong một kỳ thi, có trung bình cộng điểm thi của các môn đạt từ 5 trở lên, không có môn thi nào bị điểm 0 (không điểm), được công nhận trúng tuyển.

Những thí sinh thi hết cấp II là cán bộ chủ chốt đứng tuổi (45 tuổi trở lên), học ở các trường phổ thông lao động và nửa tập trung, được phép thi lại các môn dưới điểm trung bình trong năm học đó và, nếu những môn thi lại đạt điểm trung bình trở lên, cũng được công nhận trúng tuyển.

Điều 21. Những thí sinh được đề nghị xét vớt phải có đủ các điều kiện sau đây:

– Học ở các trường bổ túc văn hoá tập trung hoặc bổ túc văn hoá tại chức đã được các Sở, Ty Giáo dục công nhận;

– Điểm tổng kết các môn học năm cuối cấp đạt từ điểm trung bình trở lên;

– Điểm trung bình cộng các môn thi đạt 4,5 điểm trở lên, không có môn thi nào bị điểm 0 (không điểm).

Điều 22. Những học viên ở các trường bổ túc văn hoá tập trung hay tại chức có nền nếp đã học hết chương trình, thái độ học tập, tư cách đạo đức tốt, điểm tổng kết các môn học cuối cấp đạt trung bình trở lên và có đủ điều kiện dự thi nhưng đến ngày thi được điều động đi bộ đội, đi thanh niên xung phong dài hạn theo chế độ bộ đội thì được xét đỗ đặc cách.

Chương VI
XÉT DUYỆT VÀ CÔNG NHẬN KẾT QUẢ

Điều 23. Ông Giám đốc Sở, ông Trưởng Ty Giáo dục xét duyệt, công nhận kết quả các kỳ thi hết cấp I, cấp II và ký giấy chứng nhận trúng tuyển cho các thí sinh.

Trường hợp đặc biệt có thể uỷ quyền cho Phó Giám đốc hoặc Phó Trưởng ty Giáo dục.

Các ông hiệu trưởng hoặc hiệu phó các trường bổ túc văn hoá trực thuộc Bộ Giáo dục xét duyệt, công nhận kết quả kỳ thi và ký giấy chứng nhận trúng tuyển cho thí sinh của trường.

Điều 24. Trách nhiệm và quyền hạn của người duyệt thi:

– Xem xét toàn bộ hồ sơ của các hội đồng coi thi, chấm thi;

– Nếu cần, yêu cầu các hội đồng xét lại việc cho điểm hoặc thành lập hội đồng phúc khảo các kỳ thi;

– Duyệt danh sách thí sinh trúng tuyển, quyết định công nhận kết quả kỳ thi;

– Huỷ bỏ kết quả kỳ thi của từng thí sinh hoặc của cả một hội đồng thi nếu vi phạm nghiêm trọng quy chế thi.

Điều 25. Hồ sơ báo cáo về Bộ:

– Báo cáo toàn bộ quá trình tổ chức các kỳ thi trong năm học kèm theo thống kê kết quả (theo mẫu của Bộ quy định);

– Một bộ đề thi và đáp án của một kỳ thi (cả cấp I và cấp II);

– Bài thi: mỗi môn 9 bài (3 bài khá, 3 bài trung bình, 3 bài kém).

Điều 26. Danh sách thí sinh trúng tuyển (có ghi rõ điểm thi từng môn) phải được công bố chậm nhất 30 ngày sau khi thi. Thí sinh trúng tuyển phải được cấp giấy chứng nhận trong thời hạn 45 ngày sau khi duyệt kết quả thi.

Điều 27. Bảng điểm, danh sách trúng tuyển, sổ cấp giấy chứng nhận của các kỳ thi hết cấp I, cấp II do Sở, Ty Giáo dục quản lý và phải lưu trữ lâu dài. Các hồ sơ còn lại chỉ lưu trữ trong ba năm.

Hồ sơ của các trường Bổ túc văn hoá trực thuộc Bộ Giáo dục do nhà trường quản lý với thời gian như trên. Riêng bảng điểm và danh sách trúng tuyển phải nộp về Bộ mỗi thứ 1 bản.

Chương VII

KHEN THƯỞNG VÀ KỶ LUẬT

Điều 28. Những thành viên hội đồng thi có nhiều cố gắng, tích cực, hoàn thành nhiệm vụ thì được Chủ tịch hội đồng đề nghị các Sở, Ty Giáo dục khen thưởng.

Trường hợp vi phạm quy chế thi trong lúc làm nhiệm vụ hay sau này mới phát hiện được thì các Sở, Ty Giáo dục xét, tuỳ theo lỗi nặng nhẹ, mà có những hình thức kỷ luật thích đáng.

Điều 29. Hội đồng chấm thi xét và đề nghị các Sở, Ty Giáo dục khen thưởng những thí sinh thi đạt loại giỏi.

Những thí sinh vi phạm lỗi trong khi thi, tuỳ theo lỗi nặng nhẹ, hội đồng thi xét và quyết định kỷ luật như: khiển trách, cảnh cáo, đuổi ra khỏi phòng thi, không cho tiếp tục dự thi, không chấm bài thi, không xét duyệt kết quả hoặc đề nghị với Sở, Ty Giáo dục không cho thi một hai kỳ thi.

Những thí sinh phạm lỗi sau này mới phát hiện được sẽ bị thi hành kỷ luật như huỷ bỏ kết quả kỳ thi, thu hồi giấy chứng nhận trúng tuyển.

Điều 30. Những người khác vi phạm quy chế thi như tạo điều kiện cho thí sinh gian lận hồ sơ, thi hộ, bày bài cho thí sinh, phá rối trật tự kỳ thi.. thì, tuỳ theo lỗi nặng nhẹ, mà các hội đồng thi, các phòng giáo dục, các Sở, Ty Giáo dục đề nghị với cấp chính quyền quản lý thi hành kỷ luật thích đáng.

Điều 31. Các trường Bổ túc văn hoá trực thuộc Bộ Giáo dục chịu trách nhiệm khen thưởng và kỷ luật những thí sinh, thành viên trong hội đồng và những người khác như các Sở, Ty Giáo dục.


Chương VIII

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 32. Bản quy chế này có hiệu lực thi hành từ năm học 1976 – 1977; những quy định trước đây trái với quy chế này đều bãi bỏ.

Ông Vụ trưởng Vụ Bổ túc văn hoá có trách nhiệm hướng dẫn thi hành bản quy chế này.

Thuộc tính văn bản
Quyết định ban hành Quy chế thi hết cấp I và cấp II bổ túc văn hoá
Cơ quan ban hành: Bộ Giáo dục Số công báo: Đang cập nhật
Số hiệu: 905-QĐ Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Quyết định Người ký: Hồ Trúc
Ngày ban hành: 25/05/1976 Ngày hết hiệu lực: Đã biết
Áp dụng: Đang cập nhật Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực:
Tóm tắt văn bản
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

QUYẾT ĐỊNH

CỦA BỘ GIÁO DỤC SỐ 905-QĐ NGÀY 25 THÁNG 5 NĂM 1976 BAN
HÀNH BẢN "QUY CHẾ THI HẾT CẤP I VÀ CẤP II BỔ TÚC VĂN HOÁ"

BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC

– Căn cứ Nghị định số 19-CP ngày 29-01-1966 và Nghị định số 6-CP ngày 7-01-1971 của Hội đồng Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Bộ Giáo dục;

– Theo đề nghị của ông Vụ trưởng Vụ Bổ túc văn hoá,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Nay ban hành kèm theo quyết định này quy chế thi hết cấp I và cấp II bổ túc văn hoá.

Điều 2. Các ông Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Bổ túc văn hoá, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Bộ Giáo dục, các ông Chủ tịch uỷ ban hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc Sở và Trưởng Ty Giáo dục chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

QUY CHẾ

THI HẾT CẤP I VÀ CẤP II BỔ TÚC VĂN HOÁ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 905-QĐ ngày 25 tháng 5 năm 1976
của Bộ Giáo dục)

Chương I
MỤC ĐÍCH VÀ NGUYÊN TẮC CHUNG

Điều 1. Kỳ thi hết cấp I và hết cấp II bổ túc văn hoá nhằm mục đích:

– Đánh giá, xác nhận trình độ văn hoá để đảm bảo quyền lợi và chính sách cho học viên sau khi đã học xong chương trình mỗi cấp;

– Góp phần đánh giá việc thực hiện chương trình của nhà trường, kết quả giảng dạy của giáo viên, học tập của học viên và đẩy mạnh phong trào thi đua “Hai tốt” trong ngành học bổ túc văn hoá;

– Giúp các cấp giáo dục rút kinh nghiệm việc chỉ đạo, nâng cao chất lượng học tập trong các trường bổ túc văn hoá.

Điều 2. Tuỳ tình hình cụ thể, các Sở, Ty Giáo dục và các trường bổ túc văn hoá trực thuộc Bộ Giáo dục quyết định số lượng các kỳ thi trong từng năm học, nhưng mỗi năm học không nên tổ chức quá ba kỳ thi gây khó khăn trong việc chỉ đạo chất lượng và quản lý quy chế thi cử.

Điều 3. Dưới sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục và sự lãnh đạo của Uỷ ban Hành chính tỉnh, thành phố, các Sở, Ty Giáo dục chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý các kỳ thi hết cấp II của tỉnh, thành và kỳ thi hết cấp I của các trường trực thuộc. Các phòng Giáo dục khu, huyện tổ chức quản lý các kỳ thi hết cấp I thuộc địa phương mình phụ trách.

Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Giáo dục, các trường bổ túc văn hoá trực thuộc Bộ chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý các kỳ thi riêng cho học sinh trường mình.

Điều 4. Các trường bổ túc văn hoá chịu trách nhiệm lập hồ sơ cho học viên trường mình (kể cả học viên đã học các khoá trước), nộp cho các Phòng Giáo dục huyện, thị xã, khu phố (trực thuộc thành phố), cho các Sở, Ty Giáo dục theo sự phân cấp quản lý ở Điều 3.

Thí sinh tự do đăng ký thi và nộp hồ sơ trước khi thi 30 ngày tại các Phòng Giáo dục khu, huyện đối với cấp I, hoặc cho Sở, Ty Giáo dục đối với cấp II nơi hiện đang công tác hoặc sản xuất.

Điều 5. Khi vào phòng thi, thí sinh phải xuất trình giấy chứng minh thư hoặc giấy chứng nhận căn cước do cơ quan Công an cấp.

Chương II
ĐIỀU KIỆN DỰ THI

Điều 6. Muốn dự thi hết cấp I hoặc cấp II bổ túc văn hoá thí sinh phải học xong chương trình do Bộ Giáo dục ban hanh đối với cấp học đó.

Những người đã học hết chương trình lớp 4, lớp 7 phổ thông hiện đang công tác trong các cơ quan Nhà nước hoặc tham gia lao động sản xuất ở cơ sở từ 6 tháng trở lên cũng được dự các kỳ thi hết cấp I, cấp II bổ túc văn hoá.

Những người đang trong thời kỳ bị thi hành kỷ luật “không cho thi” của các cơ quan có thẩm quyền của ngành giáo dục thì không được dự thi.

Điều 7. Hồ sơ thí sinh dự thi gồm:

1. Học viên đang ở trường:

– Có tên trong danh sách dự thi do nhà trường nộp lên;

– Học bạ (bản chính) do nhà trường cấp.

2. Thí sinh tự do:

– Đơn xin dự thi;

– Học bạ phổ thông hoặc bổ túc văn hoá do nhà trường cấp hoặc giấy khai quá trình tự học. Giấy này phải có xác nhận về quá trình công tác và tư cách, đạo đức của cơ quan hoặc đơn vị sản xuất quản lý và chỉ có giá trị sử dụng trong kỳ thi, không có giá trị sử dụng như giấy chứng nhận học lực của cơ quan giáo dục cấp;

– Giấy chứng nhận đã trúng tuyển kỳ thi hết cấp I phổ thông hoặc bổ túc văn hoá đối với thí sinh dự thi hết cấp II.

Chương III
CHƯƠNG TRÌNH THI, MÔN THI, ĐỀ THI

Điều 8. Chương trình thi là chương trình cấp I, cấp II bổ túc văn hoá hiện hành áp dụng cho từng loại đối tượng.

Điều 9. Môn thi hoặc bài thi quy định như sau:

Cấp I:

a) Mức phổ cập: thi ba bài

– Học tính: 60 phút;

– Tập viết văn: 60 phút;

– Tập đọc: mỗi học viên đọc to một bài từ 300 đến 500 tiếng chữ in với tốc độ 100 tiếng một phút.

b) Mức hoàn chỉnh: thi ba bài

– Học tính: 90 phút;

– Tập làm văn: 90 phút;

– Tập đọc: mỗi học viên đọc to một bài từ 500 đến 800 tiếng chữ in với tốc độ 130 tiếng một phút.

Cấp II:

Thi bốn môn:

– Toán: 150 phút (bắt buộc);

– Tập làm văn: 150 phút (bắt buộc);

– Ngoài ra, sẽ chọn thi 2 môn nữa trong số các môn học còn lại của lớp 7B đã quy định cho từng kỳ thi, mỗi môn thi trong 90 phút.

Điều 10. Mỗi kỳ thi các Sở, Ty Giáo dục ra quyết định thành lập các hội đồng ra đề thi hết cấp I và cấp II bổ túc văn hoá chung cho tỉnh, thành theo quy định như sau:

A- THÀNH PHẦN HỘI ĐỒNG

– Chủ tịch hội đồng: ông Giám đốc hoặc Phó Giám đốc Sở, ông Trưởng Ty hoặc phó Trưởng ty Giáo dục;

– Phó Chủ tịch: ông trưởng hoặc phó phòng bổ túc văn hoá của Sở, Ty Giáo dục;

– Thư ký hội đồng: cán bộ phụ trách thi bổ túc văn hoá của Sở, Ty Giáo dục;

– Uỷ viên ra đề thi các môn: mỗi môn có hai hoặc ba người là cán bộ chỉ đạo bộ môn của Sở, Ty Giáo dục hoặc giáo viên có năng lực của tỉnh, thành.

Đối với các trường bổ túc văn hoá trực thuộc Bộ Giáo dục, ông Hiệu trưởng ra quyết định thành lập hội đồng ra đề thi cho trường mình theo số lượng thành phần đã quy định ở trên và báo cáo về Bộ. Chủ tịch Hội đồng là Hiệu trưởng, Phó chủ tịch là Hiệu phó, thư ký là Trưởng phòng giáo vụ hoặc một giáo viên.

B- TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA HỘI ĐỒNG

– Quy định các môn thi đã dược phép lựa chọn;

– Ra đề thi, hướng dẫn chấm thi và cho điểm đảm bảo bí mật, chính xác và đúng chương trình.

C- TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA TỪNG THÀNH VIÊN
TRONG HỘI ĐỒNG

1. Chủ tịch Hội đồng:

– Chịu trách nhiệm duyệt toàn bộ đề thi, đáp án, biểu các bộ môn, đảm bảo tính chính xác, tính khoa học, đúng chương trình, sát trình độ học viên;

– Quyết định những vấn đề về bộ môn mà trong nhóm bộ môn chưa nhất trí khi ra đề và hướng dẫn chấm;

– Duyệt lại lần cuối cùng các bản đề thi đã đánh máy, đã in trước khi giao cho các cán bộ bộ môn vào bì và niêm phong.

2. Phó chủ tịch hội đồng: giúp Chủ tịch hội đồng trong các phần việc trên và theo dõi, đôn đốc các Uỷ viên Hội đồng thực hiện đúng kế hoạch ra đề thi đảm bảo bí mật, chính xác và đúng chương trình.

3. Thư ký hội đồng: chịu trách nhiệm tổ chức việc đánh máy, in, vào bì, niêm phong và gửi đề thi cho các hội đồng coi thi, hướng dẫn chấm cho hội đồng chấm thi đảm bảo bí mật, chính xác.

4. Các nhóm ra đề thi:

– Chịu trách nhiệm ra đề thi, hướng dẫn chấm thi và cho điểm các bài thi của bộ môn mình phụ trách đảm bảo bí mật, chính xác, đúng chương trình, sát trình độ học viên.

– Soát lại bản đánh máy, bản in các đề thi, đáp án, biểu điểm đảm bảo đúng như bản thảo đã được lãnh đạo duyệt;

– Vào bì và niêm phong đề thi của bộ môn mình phụ trách trước khi giao cho thư ký hội đồng.

Chương IV

HỘI ĐỒNG COI THI, CHẤM THI VÀ

BAN KIỂM TRA KỲ THI

Điều 11. Tuỳ tình hình cụ thể của mỗi kỳ thi, ông Giám đốc Sở, hoặc Trưởng Ty Giáo dục, ông Hiệu trưởng các trường bổ túc văn hoá trực thuộc Bộ Giáo dục ra quyết định thành lập các hội đồng coi thi, chấm thi cho phù hợp với tình hình thực tế của cơ sở nhằm đảm bảo sự chỉ đạo chặt chẽ, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh dự thi và giáo viên coi thi, chấm thi.

a) Hội đồng coi thi: không tổ chức những hội đồng thi quá nhỏ chỉ có một phòng thi, nhưng cũng không tổ chức những hội đồng quá lớn, tập trung trên 500 thí sinh gây khó khăn cho việc ăn, ở, đi lại của thí sinh.

b) Hội đồng chấm thi:

Cấp I: Mỗi khu, huyện tổ chức một hội đồng chấm thi.

Cấp II: Mỗi tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương thành lập một hội đồng chấm thi.

Mỗi trường bổ túc văn hoá trực thuộc Bộ Giáo dục tổ chức một hội đồng chấm thi chung cho cả cấp I và cấp II.

Điều 12. Trong các kỳ thi (hết cấp I, hết cấp II hoặc chung cả hai cấp) hoặc trong một năm học, ông Giám đốc hoặc Trưởng Ty các Sở, Ty Giáo dục ra quyết định thành lập một ban kiểm tra thi.

Điều 13. Thành phần mỗi hội đồng coi thi, chấm thi gồm:

– Chủ tịch hội đồng,

– Một hoặc hai Phó chủ tịch,

– Một thư ký,

– Một số uỷ viên coi thi, chấm thi đảm bảo ít nhất mỗi phòng thi phải có 2 giáo viên coi thi, mỗi bài thi phải có 2 giáo viên chấm.

Điều 14. Việc thành lập hội đồng coi thi, chấm thi phải đảm bảo một số nguyên tắc sau:

A- HỘI ĐỒNG COI THI

1. Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội đồng phải là cán bộ hoặc giáo viên của ngành giáo dục có trình độ về chuyên môn và hiểu biết về nghiệp vụ thi cử;

2. Trong một hội đồng coi thi phải có ít nhất một nửa số cán bộ lãnh đạo và giáo viên coi thi là người không có thí sinh dự thi ở hội đồng đó. Trong một cặp coi thi không được bố trí hai giáo viên cùng trường.

Đối với các trường bổ túc văn hoá trực thuộc Bộ Giáo dục phải đảm bảo trong một cặp coi thi có một giáo viên không có thí sinh dự thi ở phòng đó.

3. Hội đồng coi thi đặt ở trường nào thì trường đó cử một hiệu trưởng hoặc hiệu phó tham gia Phó chủ tịch hội đồng, phụ trách về cơ sở vật chất và đảm bảo an toàn cho kỳ thi.

B- HỘI ĐỒNG CHẤM THI

1. Chủ tịch Hội đồng:

Cấp I: Chủ tịch hội đồng là cán bộ lãnh đạo của Phòng Giáo dục khu, huyện hoặc hiệu trưởng một trường tập trung của khu, huyện.

Cấp II: Chủ tịch hội đồng là cán bộ lãnh đạo Phòng Bổ túc văn hoá của Sở, Ty Giáo dục hoặc hiệu trưởng trường Bổ túc văn hoá tập trung của tỉnh, thành.

các trường Bổ túc văn hoá trực thuộc Bộ Giáo dục, Chủ tịch Hội đồng là hiệu trưởng của trường (cả cấp I và cấp II).

2. Giáo viên chấm thi:

– Phải là giáo viên toàn cấp;

– Trong một cặp chấm thi không được bố trí 2 giáo viên cùng trường;

– Đối với các trường Bổ túc văn hoá trực thuộc Bộ Giáo dục trong một cặp chấm thi phải có một giáo viên không có học viên dự thi.

Điều 15. Quyền hạn và nhiệm vụ của hội đồng coi thi và chấm thi:

– Các hội đồng coi thi, chấm thi có trách nhiệm coi thi, chấm thi đảm bảo nghiêm túc, khách quan, vô tư, đúng quy định về nghiệp vụ thi cử của Bộ;

– Chủ tịch hội đồng lãnh đạo toàn bộ công việc trong hội đồng thi do mình phụ trách;

– Phó chủ tịch hội đồng giúp lãnh đạo công việc trong phạm vi được chủ tịch phân công;

– Thư ký giúp Chủ tịch làm các giấy tờ, sổ sách và ghi biên bản các cuộc họp hội đồng;

– Giáo viên coi thi, chấm thi phải làm tròn trách nhiệm của mình theo đúng trách nhiệm và quyền hạn đã quy định về nghiệp vụ thi cử.

Điều 16. Hồ sơ của hội đồng coi thi gồm có:

– Toàn bộ hồ sơ thí sinh ghi ở Điều 7;

– Danh sách thí sinh có ghi số báo danh theo vần A, B, C; danh sách này phải được niêm yết tại địa điểm thi một tuần trước khi thi;

– Hai bản gọi tên để thí sinh ký khi thi từng môn (theo mẫu của Bộ quy định);

– Bài làm của thí sinh;

– Biên bản của hội đồng;

– Biên bản và tài liệu vi phạm kỷ luật (nếu có).

Điều 17. Hồ sơ của hội đồng chấm thi gồm:

– Toàn bộ hồ sơ của hội đồng coi thi ghi ở Điều 16;

– Hai bản danh sách thí sinh có ghi điểm thi các môn;

– Hai bản danh sách thí sinh trúng tuyển;

– Biên bản chấm thi các bộ môn kèm theo thống kê điểm thi môn đó;

– Biên bản tổng kết của hội đồng và báo cáo kết quả kỳ thi.

Điều 18. Thành phần của Ban kiểm tra thi:

– Một Phó giám đốc Sở hoặc Phó trưởng Ty Giáo dục làm Trưởng ban;

– Một cán bộ Phòng Bổ túc văn hoá của Sở, Ty làm thư ký;

– Một số uỷ viên từ 3 đến 5 người là cán bộ giáo viên trong ngành.

Điều 19. Quyền hạn và trách nhiệm của Ban kiểm tra thi:

– Kiểm tra mọi công việc về mặt tổ chức của các Hội đồng coi thi và chấm thi trong tỉnh, thành;

– Đề xuất với chính quyền và ngành chuyên môn giải quyết những khó khăn trong quá trình tổ chức thi;

– Đề nghị ngành Giáo dục khen thưởng hoặc kỷ luật những thành viên và hội đồng coi thi, chấm thi tuỳ theo thành tích hoặc thiếu sót của họ.

Chương V
ĐIỀU KIỆN TRÚNG TUYỂN

Điều 20. Những thí sinh dự đầy đủ các môn thi quy định trong một kỳ thi, có trung bình cộng điểm thi của các môn đạt từ 5 trở lên, không có môn thi nào bị điểm 0 (không điểm), được công nhận trúng tuyển.

Những thí sinh thi hết cấp II là cán bộ chủ chốt đứng tuổi (45 tuổi trở lên), học ở các trường phổ thông lao động và nửa tập trung, được phép thi lại các môn dưới điểm trung bình trong năm học đó và, nếu những môn thi lại đạt điểm trung bình trở lên, cũng được công nhận trúng tuyển.

Điều 21. Những thí sinh được đề nghị xét vớt phải có đủ các điều kiện sau đây:

– Học ở các trường bổ túc văn hoá tập trung hoặc bổ túc văn hoá tại chức đã được các Sở, Ty Giáo dục công nhận;

– Điểm tổng kết các môn học năm cuối cấp đạt từ điểm trung bình trở lên;

– Điểm trung bình cộng các môn thi đạt 4,5 điểm trở lên, không có môn thi nào bị điểm 0 (không điểm).

Điều 22. Những học viên ở các trường bổ túc văn hoá tập trung hay tại chức có nền nếp đã học hết chương trình, thái độ học tập, tư cách đạo đức tốt, điểm tổng kết các môn học cuối cấp đạt trung bình trở lên và có đủ điều kiện dự thi nhưng đến ngày thi được điều động đi bộ đội, đi thanh niên xung phong dài hạn theo chế độ bộ đội thì được xét đỗ đặc cách.

Chương VI
XÉT DUYỆT VÀ CÔNG NHẬN KẾT QUẢ

Điều 23. Ông Giám đốc Sở, ông Trưởng Ty Giáo dục xét duyệt, công nhận kết quả các kỳ thi hết cấp I, cấp II và ký giấy chứng nhận trúng tuyển cho các thí sinh.

Trường hợp đặc biệt có thể uỷ quyền cho Phó Giám đốc hoặc Phó Trưởng ty Giáo dục.

Các ông hiệu trưởng hoặc hiệu phó các trường bổ túc văn hoá trực thuộc Bộ Giáo dục xét duyệt, công nhận kết quả kỳ thi và ký giấy chứng nhận trúng tuyển cho thí sinh của trường.

Điều 24. Trách nhiệm và quyền hạn của người duyệt thi:

– Xem xét toàn bộ hồ sơ của các hội đồng coi thi, chấm thi;

– Nếu cần, yêu cầu các hội đồng xét lại việc cho điểm hoặc thành lập hội đồng phúc khảo các kỳ thi;

– Duyệt danh sách thí sinh trúng tuyển, quyết định công nhận kết quả kỳ thi;

– Huỷ bỏ kết quả kỳ thi của từng thí sinh hoặc của cả một hội đồng thi nếu vi phạm nghiêm trọng quy chế thi.

Điều 25. Hồ sơ báo cáo về Bộ:

– Báo cáo toàn bộ quá trình tổ chức các kỳ thi trong năm học kèm theo thống kê kết quả (theo mẫu của Bộ quy định);

– Một bộ đề thi và đáp án của một kỳ thi (cả cấp I và cấp II);

– Bài thi: mỗi môn 9 bài (3 bài khá, 3 bài trung bình, 3 bài kém).

Điều 26. Danh sách thí sinh trúng tuyển (có ghi rõ điểm thi từng môn) phải được công bố chậm nhất 30 ngày sau khi thi. Thí sinh trúng tuyển phải được cấp giấy chứng nhận trong thời hạn 45 ngày sau khi duyệt kết quả thi.

Điều 27. Bảng điểm, danh sách trúng tuyển, sổ cấp giấy chứng nhận của các kỳ thi hết cấp I, cấp II do Sở, Ty Giáo dục quản lý và phải lưu trữ lâu dài. Các hồ sơ còn lại chỉ lưu trữ trong ba năm.

Hồ sơ của các trường Bổ túc văn hoá trực thuộc Bộ Giáo dục do nhà trường quản lý với thời gian như trên. Riêng bảng điểm và danh sách trúng tuyển phải nộp về Bộ mỗi thứ 1 bản.

Chương VII

KHEN THƯỞNG VÀ KỶ LUẬT

Điều 28. Những thành viên hội đồng thi có nhiều cố gắng, tích cực, hoàn thành nhiệm vụ thì được Chủ tịch hội đồng đề nghị các Sở, Ty Giáo dục khen thưởng.

Trường hợp vi phạm quy chế thi trong lúc làm nhiệm vụ hay sau này mới phát hiện được thì các Sở, Ty Giáo dục xét, tuỳ theo lỗi nặng nhẹ, mà có những hình thức kỷ luật thích đáng.

Điều 29. Hội đồng chấm thi xét và đề nghị các Sở, Ty Giáo dục khen thưởng những thí sinh thi đạt loại giỏi.

Những thí sinh vi phạm lỗi trong khi thi, tuỳ theo lỗi nặng nhẹ, hội đồng thi xét và quyết định kỷ luật như: khiển trách, cảnh cáo, đuổi ra khỏi phòng thi, không cho tiếp tục dự thi, không chấm bài thi, không xét duyệt kết quả hoặc đề nghị với Sở, Ty Giáo dục không cho thi một hai kỳ thi.

Những thí sinh phạm lỗi sau này mới phát hiện được sẽ bị thi hành kỷ luật như huỷ bỏ kết quả kỳ thi, thu hồi giấy chứng nhận trúng tuyển.

Điều 30. Những người khác vi phạm quy chế thi như tạo điều kiện cho thí sinh gian lận hồ sơ, thi hộ, bày bài cho thí sinh, phá rối trật tự kỳ thi.. thì, tuỳ theo lỗi nặng nhẹ, mà các hội đồng thi, các phòng giáo dục, các Sở, Ty Giáo dục đề nghị với cấp chính quyền quản lý thi hành kỷ luật thích đáng.

Điều 31. Các trường Bổ túc văn hoá trực thuộc Bộ Giáo dục chịu trách nhiệm khen thưởng và kỷ luật những thí sinh, thành viên trong hội đồng và những người khác như các Sở, Ty Giáo dục.


Chương VIII

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 32. Bản quy chế này có hiệu lực thi hành từ năm học 1976 – 1977; những quy định trước đây trái với quy chế này đều bãi bỏ.

Ông Vụ trưởng Vụ Bổ túc văn hoá có trách nhiệm hướng dẫn thi hành bản quy chế này.

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Quyết định ban hành Quy chế thi hết cấp I và cấp II bổ túc văn hoá”