Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Chỉ thị về việc tăng cường quản lý, lập lại kỷ cương pháp luật trong khai thác tài nguyên khoáng sản

CHỈ THỊ

CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG SỐ 334-CT
NGÀY 17 THÁNG 9 NĂM 1992 VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ,
LẬP LẠI KỶ CƯƠNG LUẬT PHÁP TRONG KHAI THÁC
TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN

Ngày 24-7-1992 tại địa phận xã Quang Trung, huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng, sau một đợt mưa lũ kéo dài đã xảy ra trượt lở hàng vạn mét khối đất đá thải của một khu khai thác quặng măng gan đã ngừng hoạt động 18 năm. Tai biến này đã chôn vùi hơn 40 lều lán, làm thiệt mạng trên 200 người tạm trú ở đó để hoạt động khai thác và mua bán quặng măng gan trái phép. Đây là tai nạn nghiêm trọng nhất từ trước tới nay ở nước ta, không chỉ đơn thuần do thiên tai mà còn là hậu quả của việc buông lỏng quản lý khai thác tài nguyên khoáng sản, đặc biệt là đối với số người tự do đào đãi, kinh doanh khoáng sản trái phép, buông lỏng quản lý trật tự và an toàn xã hội của các Bộ, ngành có liên quan, của chính quyền địa phương các cấp trên địa bàn hai tỉnh Cao Bằng và Bắc Thái.

Tai nạn nghiêm trọng này và tình trạng tự phát của nhân dân đào bới các khu mỏ đang gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng tài nguyên, môi trường bị tàn phá nặng nề; nhiều người bị thiệt mạng hoặc bị tàn tật; tệ nạn xã hội và các hoạt động phạm pháp xảy ra ngày càng phổ biến và rất nghiêm trọng ở các tụ điểm khai thác – mua bán khoáng sản trái phép; nhân dân các địa phương sở tại đang phải gánh chịu hậu quả về các mặt: trật tự an toàn xã hội sút kém; sông suối, đồng ruộng bị ô nhiễm nặng nề, thậm chí có nơi còn không có nguồn nước sạch để ăn uống và sản xuất, bệnh tật phát sinh, giá cả đảo lộn, v.v… pháp luật và kỷ cương Nhà nước bị vi phạm nghiêm trọng.

Để nhanh chóng chấm dứt tình trạng khai thác và buôn bán khoáng sản trái phép, trước hết nhằm bảo đảm an toàn tính mạng của nhân dân, bảo vệ tài nguyên, môi trường, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng chỉ thị:

1. Nghiêm cấm mọi hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác, đào đãi, mua bán, xuất khẩu khoáng sản không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét, cấp giấy phép theo Pháp lệnh về tài nguyên khoáng sản và Nghị định 95-HĐBT ngày 25-3-1992 của Hội đồng Bộ trưởng.

Bộ Công nghiệp nặng chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan khẩn trương hoàn thành hệ thống văn bản pháp quy để hướng dẫn thi hành Nghị định 95-HĐBT.

2. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố, nơi có các vùng tài nguyên khoáng sản bị xâm phạm trái phép, theo chức trách đã được phân cấp, tiến hành ngay các đợt kiểm tra tư cách pháp nhân của các tổ chức, cá nhân khai thác, kinh doanh khoáng sản; áp dụng các biện pháp có hiệu lực để giải toả các tụ điểm khác, mua bán khoáng sản trái phép.

3. Những cá nhân khai thác khoáng sản ở các điểm quặng nhỏ phân bố gần các mỏ đang được phép khai thác phải có hợp đồng kinh tế với các chủ doanh nghiệp đang khai thác mỏ có giấy phép. Các chủ doanh nghiệp này phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về công nghệ, kỹ thuật khai thác mỏ, an toàn và bảo hộ lao động, bảo vệ tài nguyên và môi trường cho doanh nghiệp mình và cho các cá nhân có quan hệ hợp đồng.

4. Bộ Thương mại và Du lịch đình chỉ ngay việc cấp giấy phép mới và thu hồi tất cả số giấy phép đã cấp cho các tổ chức và cá nhân xuất khẩu tiểu ngạch qua biên giới đối với các loại quặng măng gan, đồng, chì – kẽm, antimoan và các loại khoáng sản quý hiếm khác.

5. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Công nghiệp nặng, Uỷ ban Khoa học Nhà nước, Thanh tra Nhà nước, tổ chức một đợt tổng kiểm tra từ nay cho đến hết năm 1992 về việc chấp hành các quy trình, quy phạm an toàn trong khu vực khai thác mỏ, bãi thải, trước hết là đối với các mỏ quan trọng của các Bộ: Năng lượng, Công nghiệp nặng, Giao thông – Vận tải và Bưu điện, Xây dựng, Quốc phòng và của các địa phương. Các xí nghiệp khai thác mỏ phải tạo điều kiện thuận lợi cho các đoàn kiểm tra làm nhiệm vụ. Các Bộ chủ quản và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố phải chỉ đạo các xí nghiệp khai thác mỏ tổ chức thực hiện nghiêm túc các kiến nghị của đoàn kiểm tra. Trong những trường hợp phát hiện các quy phạm an toàn bị vi phạm nghiêm trọng, nguy hiểm đến tính mạng của người lao động, đoàn kiểm tra có quyền kiến nghị đình chỉ khai thác cho đến khi thực hiện đầy đủ các biện pháp bảo đảm an toàn.

Kết thúc đợt kiểm tra, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phải báo cáo kết quả lên Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.

6. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh nơi có mỏ và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh nơi có người tự ý đi khai thác mỏ, phải chịu trách nhiệm trực tiếp trước Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về các tai nạn mỏ chết người còn xảy ra trên địa phương mình và công dân của địa phương mình.

7. Uỷ ban Khoa học Nhà nước với tư cách là cơ quan chủ trì tiểu ban công tác của Hội đồng Bộ trưởng theo Quyết định của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng trong thông báo số 106-TB ngày 4-8-1992 có trách nhiệm xem xét hậu quả, nguyên nhân và trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân liên quan trong vụ tai nạn tại mỏ măng gan ở huyện Trà Lĩnh tỉnh Cao Bằng và kiến nghị hình thức xử lý trình Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng quyết định.

Bộ Thuỷ lợi chủ trì phối hợp với Bộ Y tế thực hiện phương án khai thông nguồn nước ở thung lũng bị đất đá vùi lấp, bảo đảm nguồn nước cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân phía hạ lưu, bảo vệ môi trường.

8. Bộ Nội vụ phối hợp với Ban quản lý thị trường Trung ương và chính quyền địa phương và các cấp áp dụng các biện pháp hành chính và kinh tế xử phạt các tổ chức và cá nhân đã và đang thuê lao động khai thác, chế biến (tuyển), mua bán khoáng sản trái phép, kể cả việc truy tố trước pháp luật tuỳ theo mức độ, phạm vi vi phạm và gây hậu quả nghiêm trọng.

9. Bộ Công nghiệp nặng phối hợp với chính quyền nhân dân các cấp và các cơ quan thông tin đại chúng tổ chức thường xuyên việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản, làm cho nhân dân thấy được hậu quả nghiêm trọng nhiều mặt của các hoạt động khai thác, mua bán khoáng sản trái phép, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, góp phần lập lại trật tự, kỷ cương pháp luật trong lĩnh vực khai thác tài nguyên khoáng sản.

Trên đây là những việc hết sức cần thiết và cấp bách; các Bộ, Uỷ ban Nhà nước, cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm khẩn trương thi hành Chỉ thị này.

Thuộc tính văn bản
Chỉ thị về việc tăng cường quản lý, lập lại kỷ cương pháp luật trong khai thác tài nguyên khoáng sản
Cơ quan ban hành: Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Số công báo: Đang cập nhật
Số hiệu: 334-CT Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Chỉ thị Người ký: Phan Văn Khải
Ngày ban hành: 17/09/1992 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đang cập nhật Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực:
Tóm tắt văn bản
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

CHỈ THỊ

CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG SỐ 334-CT
NGÀY 17 THÁNG 9 NĂM 1992 VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ,
LẬP LẠI KỶ CƯƠNG LUẬT PHÁP TRONG KHAI THÁC
TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN

Ngày 24-7-1992 tại địa phận xã Quang Trung, huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng, sau một đợt mưa lũ kéo dài đã xảy ra trượt lở hàng vạn mét khối đất đá thải của một khu khai thác quặng măng gan đã ngừng hoạt động 18 năm. Tai biến này đã chôn vùi hơn 40 lều lán, làm thiệt mạng trên 200 người tạm trú ở đó để hoạt động khai thác và mua bán quặng măng gan trái phép. Đây là tai nạn nghiêm trọng nhất từ trước tới nay ở nước ta, không chỉ đơn thuần do thiên tai mà còn là hậu quả của việc buông lỏng quản lý khai thác tài nguyên khoáng sản, đặc biệt là đối với số người tự do đào đãi, kinh doanh khoáng sản trái phép, buông lỏng quản lý trật tự và an toàn xã hội của các Bộ, ngành có liên quan, của chính quyền địa phương các cấp trên địa bàn hai tỉnh Cao Bằng và Bắc Thái.

Tai nạn nghiêm trọng này và tình trạng tự phát của nhân dân đào bới các khu mỏ đang gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng tài nguyên, môi trường bị tàn phá nặng nề; nhiều người bị thiệt mạng hoặc bị tàn tật; tệ nạn xã hội và các hoạt động phạm pháp xảy ra ngày càng phổ biến và rất nghiêm trọng ở các tụ điểm khai thác – mua bán khoáng sản trái phép; nhân dân các địa phương sở tại đang phải gánh chịu hậu quả về các mặt: trật tự an toàn xã hội sút kém; sông suối, đồng ruộng bị ô nhiễm nặng nề, thậm chí có nơi còn không có nguồn nước sạch để ăn uống và sản xuất, bệnh tật phát sinh, giá cả đảo lộn, v.v… pháp luật và kỷ cương Nhà nước bị vi phạm nghiêm trọng.

Để nhanh chóng chấm dứt tình trạng khai thác và buôn bán khoáng sản trái phép, trước hết nhằm bảo đảm an toàn tính mạng của nhân dân, bảo vệ tài nguyên, môi trường, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng chỉ thị:

1. Nghiêm cấm mọi hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác, đào đãi, mua bán, xuất khẩu khoáng sản không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét, cấp giấy phép theo Pháp lệnh về tài nguyên khoáng sản và Nghị định 95-HĐBT ngày 25-3-1992 của Hội đồng Bộ trưởng.

Bộ Công nghiệp nặng chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan khẩn trương hoàn thành hệ thống văn bản pháp quy để hướng dẫn thi hành Nghị định 95-HĐBT.

2. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố, nơi có các vùng tài nguyên khoáng sản bị xâm phạm trái phép, theo chức trách đã được phân cấp, tiến hành ngay các đợt kiểm tra tư cách pháp nhân của các tổ chức, cá nhân khai thác, kinh doanh khoáng sản; áp dụng các biện pháp có hiệu lực để giải toả các tụ điểm khác, mua bán khoáng sản trái phép.

3. Những cá nhân khai thác khoáng sản ở các điểm quặng nhỏ phân bố gần các mỏ đang được phép khai thác phải có hợp đồng kinh tế với các chủ doanh nghiệp đang khai thác mỏ có giấy phép. Các chủ doanh nghiệp này phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về công nghệ, kỹ thuật khai thác mỏ, an toàn và bảo hộ lao động, bảo vệ tài nguyên và môi trường cho doanh nghiệp mình và cho các cá nhân có quan hệ hợp đồng.

4. Bộ Thương mại và Du lịch đình chỉ ngay việc cấp giấy phép mới và thu hồi tất cả số giấy phép đã cấp cho các tổ chức và cá nhân xuất khẩu tiểu ngạch qua biên giới đối với các loại quặng măng gan, đồng, chì – kẽm, antimoan và các loại khoáng sản quý hiếm khác.

5. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Công nghiệp nặng, Uỷ ban Khoa học Nhà nước, Thanh tra Nhà nước, tổ chức một đợt tổng kiểm tra từ nay cho đến hết năm 1992 về việc chấp hành các quy trình, quy phạm an toàn trong khu vực khai thác mỏ, bãi thải, trước hết là đối với các mỏ quan trọng của các Bộ: Năng lượng, Công nghiệp nặng, Giao thông – Vận tải và Bưu điện, Xây dựng, Quốc phòng và của các địa phương. Các xí nghiệp khai thác mỏ phải tạo điều kiện thuận lợi cho các đoàn kiểm tra làm nhiệm vụ. Các Bộ chủ quản và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố phải chỉ đạo các xí nghiệp khai thác mỏ tổ chức thực hiện nghiêm túc các kiến nghị của đoàn kiểm tra. Trong những trường hợp phát hiện các quy phạm an toàn bị vi phạm nghiêm trọng, nguy hiểm đến tính mạng của người lao động, đoàn kiểm tra có quyền kiến nghị đình chỉ khai thác cho đến khi thực hiện đầy đủ các biện pháp bảo đảm an toàn.

Kết thúc đợt kiểm tra, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phải báo cáo kết quả lên Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.

6. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh nơi có mỏ và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh nơi có người tự ý đi khai thác mỏ, phải chịu trách nhiệm trực tiếp trước Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về các tai nạn mỏ chết người còn xảy ra trên địa phương mình và công dân của địa phương mình.

7. Uỷ ban Khoa học Nhà nước với tư cách là cơ quan chủ trì tiểu ban công tác của Hội đồng Bộ trưởng theo Quyết định của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng trong thông báo số 106-TB ngày 4-8-1992 có trách nhiệm xem xét hậu quả, nguyên nhân và trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân liên quan trong vụ tai nạn tại mỏ măng gan ở huyện Trà Lĩnh tỉnh Cao Bằng và kiến nghị hình thức xử lý trình Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng quyết định.

Bộ Thuỷ lợi chủ trì phối hợp với Bộ Y tế thực hiện phương án khai thông nguồn nước ở thung lũng bị đất đá vùi lấp, bảo đảm nguồn nước cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân phía hạ lưu, bảo vệ môi trường.

8. Bộ Nội vụ phối hợp với Ban quản lý thị trường Trung ương và chính quyền địa phương và các cấp áp dụng các biện pháp hành chính và kinh tế xử phạt các tổ chức và cá nhân đã và đang thuê lao động khai thác, chế biến (tuyển), mua bán khoáng sản trái phép, kể cả việc truy tố trước pháp luật tuỳ theo mức độ, phạm vi vi phạm và gây hậu quả nghiêm trọng.

9. Bộ Công nghiệp nặng phối hợp với chính quyền nhân dân các cấp và các cơ quan thông tin đại chúng tổ chức thường xuyên việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản, làm cho nhân dân thấy được hậu quả nghiêm trọng nhiều mặt của các hoạt động khai thác, mua bán khoáng sản trái phép, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, góp phần lập lại trật tự, kỷ cương pháp luật trong lĩnh vực khai thác tài nguyên khoáng sản.

Trên đây là những việc hết sức cần thiết và cấp bách; các Bộ, Uỷ ban Nhà nước, cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm khẩn trương thi hành Chỉ thị này.

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Chỉ thị về việc tăng cường quản lý, lập lại kỷ cương pháp luật trong khai thác tài nguyên khoáng sản”