QUYẾT ĐỊNH
CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ XÂY DỰNG SỐ 501/BXD/VKT
NGÀY 18 THÁNG 9 NĂM 1996
Về việc ban hành quy định
về chi phí thẩm định và tư vấn đầu tư, xây dựng
BỘ TRƯỞNG BỘ XÂY DỰNG
– Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 02-5-1993 của Chính phủ quy định về nhiệm vụ quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của các Bộ, cơ quan ngang Bộ.
– Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 4-3-1994 của Chính phủ quy định chức năng nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng.
– Căn cứ Nghị định số 42/CP ngày 16-7-1996 của Chính phủ ban hành Điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng;
– Theo đề nghị của Viện trưởng Viện Kinh tế xây dựng,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này bản quy định về chi phí thẩm định và tư vấn đầu tư, xây dựng thay thế cho “Quy định chi phí tư vấn xây dựng” ban hành theo Quyết định số 21-BXD/VKT ngày 10-6-1995 của Bộ Xây dựng.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành thống nhất trong cả nước kể từ ngày 01-10-1996.
Điều 3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chức thi hành Quyết định này.
QUY ĐỊNH
CHI PHÍ THẨM ĐỊNH VÀ TƯ VẤN ĐẦU TƯ, XÂY DỰNG
(Ban hành theo Quyết định số 501-BXD/VKT ngày 18-9-1996
của Bộ trưởng Bộ Xây dựng)
Phần I
QUY ĐỊNH CHUNG
1- Chi phí cho công việc thẩm định và tư vấn đầu tư, xây dựng (sau đây gọi tắt là công việc thẩm định và tư vấn) quy định trong văn bản này được tính trong tổng dự toán và là mức chi tối đa để thực hiện các công việc này. Riêng đối với chi phí tư vấn là căn cứ để xét thầu tuyển chọn tư vấn. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng để chi cho các công việc thẩm định và tư vấn đầu tư, xây dựng theo đúng quy định hiện hành.
2- Mọi đối tượng sử dụng vốn Nhà nước chi cho công tác thẩm định và tư vấn đều phải tuân theo các quy định tại văn bản này. Riêng quy định về chi phí thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi, thẩm định thiết kế kỹ thuật có giá trị áp dụng cả đối với các dự án đầu tư bằng vốn của các thành phần kinh tế khác, nhưng tối đa bằng 70% mức quy định trong văn bản. Chi phí cho thẩm định và tư vấn đối với các dự án đầu tư bằng nguồn vốn nước ngoài có quy định riêng.
3- Trong văn bản này quy định chi phí cho một số công việc thẩm định và tư vấn sau:
3.1- Lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi.
3.2- Lập báo cáo nghiên cứu khả thi.
3.3- Thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi.
3.4- Thẩm định thiết kế kỹ thuật.
3.5- Thẩm định tổng dự toán.
3.6- Lập hồ sơ mời thầu và phân tích đánh giá hồ sơ dự thầu xây lắp.
3.7- Thẩm định hồ sơ mời thầu, tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu, danh sách dự thầu và kết quả đấu thầu xây lắp (sau đây gọi tắt là thẩm định hồ sơ và kết quả đầu thầu xây lắp).
3.8- Lập hồ sơ mời thầu và phân tích đánh giá hồ sơ dự thầu mua sắm vật tư thiết bị.
3.9- Thẩm định hồ sơ mời thầu, tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu, danh sách dự thầu và kết quả đấu thầu mua sắm vật tư thiết bị (sau đây gọi tắt là thẩm định hồ sơ và kết quả đấu thầu mua sắm vật tư thiết bị).
3.10- Giám sát thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị.
Chi phí cho các công việc tư vấn khác như: khảo sát, thiết kế, quản lý dự án, tư vấn về pháp luật xây dựng và hợp đồng kinh tế, lập đơn giá công trình đối với công trình được lập đơn giá riêng, v.v… theo quy định tại điểm 9 và 10 của văn bản này.
Trường hợp cần thiết phải thuê tổ chức, chuyên gia nước ngoài thì phải tuân thủ theo các quy định hiện hành của Nhà nước.
4- Nội dung các công việc thẩm định và tư vấn nêu tại điểm 3 phải theo đúng các quy định sau:
– Đối với các công việc 3.1; 3.2; 3.3; tuân theo quy định hiện hành của Bộ Kế hoạch và Đầu tư “Hướng dẫn về lập, thẩm định dự án đầu tư và quyết định đầu tư”.
– Đối với các công việc 3.4; 3.5; tuân theo quy định hiện hành về “Quy chế lập, thẩm định và xét duyệt thiết kế công trình xây dựng” và “Hướng dẫn việc lập và quản lý giá xây dựng công trình thuộc các dự án đầu tư” của Bộ Xây dựng;
– Đối với các công việc 3.6; 3.7; 3.8; 3.9 tuân theo quy định trong Quy chế đấu thầu ban hành kèm theo Nghị quyết số 43/CP ngày 16-7-1996 của Chính phủ;
– Riêng đối với các công việc giám sát thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị (3.10) thì nội dung và yêu cầu của công việc này là: theo dõi, kiểm tra, xác định khối lượng và chất lượng các công việc trong quá trình thi công công trình để đảm bảo công trình được thi công theo đúng hồ sơ thiết kế kỹ thuật được duyệt và theo đúng các quy trình, quy phạm kỹ thuật hiện hành áp dụng đối với loại công trình tương ứng; thực hiện việc nghiêm thu từng phần trong quá trình xây lắp công trình và nghiệm thu khi hoàn thành công trình (theo Điều lệ quản lý chất lượng công trình xây dựng do Bộ Xây dựng ban hành). Tổ chức nào thực hiện công việc này thì phải chịu trách nhiệm về việc đó theo quy định của pháp luật.
5- Quản lý sử dụng chi phí thẩm định và tư vấn
a) Đối với công việc lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, khả thi, lập hồ sơ mời thầu và phân tích đánh giá hồ sơ dự thầu xây lắp, mua sắm vật tư thiết bị, giám sát thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị do tổ chức tư vấn thực hiện, thì tổ chức tư vấn phải lập dự toán chi phí thực hiện công việc do tổ chức này đảm nhận gửi trong hồ sơ dự thầu để chủ đầu tư có căn cứ xét chọn thầu tư vấn và ký hợp đồng thực hiện công việc. Giá để ký kết hợp đồng không được vượt mức chi phí quy định tại văn bản này.
b) Đối với công nghệ thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi; thẩm định thiết kế kỹ thuật; thẩm định tổng dự toán; thẩm định hồ sơ và kết quả đấu thầu xây lắp, thẩm định hồ sơ và kết quả đấu thầu mua sắm vật tư thiết bị:
– Các công việc thẩm định nêu trên đều do các cơ quan chức năng (chuyên môn) thực hiện có thể sử dụng tổ chức tư vấn, chuyên gia ở lĩnh vực cần thiết, như quy định tại Điều 16 điểm 3 và Điều 27 của Điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 42/CP ngày 16-7-1996 của Chính phủ; các Điều 42 và 43 của Quy chế đấu thầu ban hành kèm theo Nghị định số 43/CP ngày 16-7-1996 của Chính phủ và tại điểm 2 mục XII của Thông tư Liên Bộ Xây dựng – Bộ Kế hoạch và Đầu tư – Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định 42/CP của Chính phủ.
– Cơ quan chức năng theo quy định phải lập dự toán chi phí phần công việc chủ trì thực hiện (dự toán lập theo hướng dẫn tại phụ lục kèm theo văn bản này), đồng thời thống nhất với đầu tư lựa chọn tổ chức tư vấn (nếu có sử dụng) có đủ khả năng để thực hiện việc thẩm tra phần công việc cần phải thẩm tra theo yêu cầu của cơ quan chức năng. Tổng chi phí cho việc thẩm định của cơ quan chức năng và thẩm tra của tổ chức tư vấn không vượt mức quy định tại phần II của văn bản này.
– Dự toán do cơ quan chức năng lập gửi chủ đầu tư để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt (cơ quan phê duyệt dự án, thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán, kết quả đấu thầu…). Riêng dự toán chi phí thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi; thẩm định hồ sơ và kết quả đấu thầu xây lắp, mua sắm vật tư thiết bị thuộc các dự án nhóm A do Thủ tướng Bộ Quản lý ngành hoặc Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, hoặc Thủ tướng cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Chủ đầu tư có trách nhiệm chuyển kinh phí theo dự toán được duyệt cho cơ quan chức năng thực hiện phần việc đảm nhận. – Cơ quan chức năng phải hạch toán theo dõi riêng về thu chi cho các công việc thẩm định theo chế độ kế toán mà cơ quan đang áp dụng; đồng thời quyết toán chi phí đã sử dụng với chủ đầu tư và chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan tài chính có thẩm quyền.
c) Trường hợp chủ đầu tư hoặc Ban Quản lý dự án có đủ năng lực và được cơ quan cấp trên trực tiếp cho phép tự tổ chức thực hiện công việc tư vấn nào đó; thì chủ đầu tư hoặc Ban Quản lý dự án được hưởng chi phí để thực hiện việc này theo dự toán lập và được cơ quan cấp trên phê duyệt nhưng tối đa không lớn hơn 70% mức chi phí đối với công việc tư vấn tương ứng quy định tại văn bản này.
d) Nội dung chi phí cho các công việc tư vấn do tổ chức tư vấn thực hiện (gồm cả việc kiểm tra) bao gồm: chi phí nhân công, vật liệu, máy móc thiết bị, chi phí quản lý, lãi và thuế theo quy định hiện hành.
6- Đối với công trình được phép thành lập Hội đồng nghiệm thu Nhà nước để nghiệm thu công trình: thì cơ quan thường trực của Hội đồng nghiệm thu Nhà nước lập dự toán chi phí cho việc này gửi chủ đầu tư để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Việc quản lý và sử dụng các phí chi của Hội đồng nghiệm thu Nhà nước thực hiện như quy định tại điểm 5, mục b của văn bản này.
7- Chi phí chi cho các công việc thẩm định và tư vấn nói tại điểm 3 trên đây được quy định tại phần II của văn bản này; các mức chi phí được quy định theo nhóm, quy mô công trình và tính bằng tỷ lệ % phù hợp với các giá trị sau:
– Chi phí lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (3.1): tính theo tỷ lệ % giá trị xây lắp và thiết bị công trình trong báo cáo tiền khả thi được duyệt;
– Chi phí lập báo cáo nghiên cứu khả thi (3.2); thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi (3.3); tính theo tỷ lệ % giá trị xây lắp và thiết bị công trình trong báo cáo khả thi được duyệt.
– Chi phí cho các công việc: Thẩm định thiết kế kỹ thuật (3.4); thẩm định tổng dự toán (3.5); lập hồ sơ mời thầu và phân tích, đánh giá hồ sơ dự thầu xây lắp (3.6); thẩm định hồ sơ và kết quả đấu thầu xây lắp (3.7); giám sát thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị (3.10); tính theo tỷ lệ % so với giá trị xây lắp trong tổng dự toán công trình được duyệt;
– Chi phí lập hồ sơ mời thầu và phân tích đánh giá hồ sơ dự thầu mua sắm thiết bị (3.8); thẩm định hồ sơ và kết quả đấu thầu mua sắm vật tư thiết bị (3.9); tính theo tỷ lệ % so với giá trị vật tư thiết bị trong tổng dự toán công trình được duyệt.
Khi xác định các chi phí thẩm định và tư vấn, nếu chưa có các giá trị được duyệt nói trên thì chủ đầu tư và các bên thoả thuận giá trị tạm tính cho đến khi có giá trị được duyệt thì chi phí thẩm định và tư vấn được xác định chính thức theo giá trị được duyệt này. Trong thời gian chưa xác định được chi phí chính thức thì chủ đầu tư chỉ được phép tạm ứng chi phí cho các bên thực hiện tối đa bằng 80% giá trị tạm tính. Riêng đối với công việc tư vấn thực hiện đấu thầu tuyển chọn tư vấn thì chi phí cho công tác tư vấn này được thực hiện theo giá trị trúng thầu.
8- Khi cần xác định chi phí thẩm định và tư vấn trong khoản 2 mức quy định tại các biểu ở phần II của văn bản này thì dùng phương pháp nội suy.
9- Trường hợp không vận dụng được quy định trong văn bản này để xác định chi phí thẩm định, tư vấn cho một công việc nào đó, thì cơ quan có yêu cầu cần làm văn bản gửi Bộ Xây dựng để thống nhất cách giải quyết.
10- Chi phí đối với các công việc tư vấn xây dựng như:
– Chi phí khảo sát xây dựng: Tính theo quy định trong tập: định mức dự toán khảo sát xây dựng kèm theo Quyết định 177-BXD/VKT ngày 17-7-1995 của Thông tư số 22-BXD/VKT ngày 17-7-1995 hướng dẫn việc lập và quản lý giá khảo sát xây dựng của Bộ Xây dựng.
– Chi phí thiết kế công trình: tính theo quy định trong tập giá thiết kế công trình xây dựng ban hành theo Quyết định só 179-BXD/VKT ngày 17-7-1995 của Bộ Xây dựng.
– Chi phí quản lý dự án: Tính theo Thông tư số 18-BXD/VKT ngày 10-6-1995 của Bộ Xây dựng hướng dẫn việc thực hiện các hình thức tổ chức quản lý dự án đầu tư và xây dựng.
11- Các công việc tư vấn đầu tư, xây dựng chưa quy định chi phí trong văn bản này gồm:
– Tư vấn về pháp luật xây dựng và hợp đồng kinh tế;
– Lập đơn giá công trình đối với công trình được lập đơn giá riêng;
– Kiểm định chất lượng xây dựng công trình xây dựng;
– Đánh giá tài sản, thiết bị là sản phẩm xây dựng để cho các bên góp vốn khi lập dự án đầu tư;
– Lập hồ sơ mời thầu tư vấn và đánh giá hồ sơ dự thầu tư vấn.
– Các công việc tư vấn khác.
Đối với các công việc nêu trên thì chi phí tư vấn được xác định trên cơ sở lập dự toán chi phí, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và có thoả thuận của Bộ Xây dựng đối với dự toán chi phí từ 100 triệu đồng trở lên.
12- Bản quy định này áp dụng làm căn cứ để lập dự toán chi phí hoặc ký kết hợp đồng kinh tế các công việc thẩm định và tư vấn đầu tư, xây dựng thực hiện từ ngày 01-10-1996.
Phần II
BẢNG CHI PHÍ THẨM ĐỊNH VÀ TƯ VẤN ĐẦU TƯ, XÂY DỰNG
A. CHI PHÍ TÍNH THEO TỶ LỆ % SO VỚI GIÁ TRỊ XÂY LẮP
VÀ THIẾT BỊ CÔNG TRÌNH
Reviews
There are no reviews yet.